1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Giải pháp nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam pdf

42 4,2K 48
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 12 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 14 2.1 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 1

Tiểu luận

Giải pháp nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 3

2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC4

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM 5

1.1 THẾ NÀO LÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 5

1.2 CÁC CHỈ TIÊU CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 5

1.2.1 Căn cứ phương pháp tính năng suất lao động 5

1.2.2 Căn cứ vào đơn vị biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất 6

1.2.3 Căn cứ phạm vi của lao động 7

1.2.4 Căn cứ biểu hiện của lao động hao phí 7

1.3 CÁC CHỈ SỐ CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 8

1.3.1 Chỉ số năng suất lao động bình quân 8

1.3.2 Chỉ số bản thân năng suất lao động 8

1.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 9

1.5 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 12

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 14

2.1 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 14

2.2 MỘT SỐ SO SÁNH, PHÂN TÍCH, NHẬN ĐỊNH VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 18

CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 26

3.1 NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG – BÀI TOÁN KHÓ GIẢI 26

3.2 LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 28

3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ CÔNG TY VIỆT NAM VÀ NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC CHUYÊN GIA 31

3.3.1 Chủ động sáng tạo 31

Trang 3

3.4 DANH SÁCH CÁC 10 CÔNG TY CÓ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CAO 33

PHỤ LỤC 36

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đánh dấu bước tiến dài trongqúa trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, mở ra một chương mới trong kế hoạch đổimới, hiện đại hóa đất nước Thực hiện kế hoạch lớn của đất nước là tới năm 2020Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp Để thực hiện đó thì đất nước đangtiến hành nhiều công cuộc xây dựng đất nước, trong đó có lĩnh vực kinh tế Cácdoanh nghiệp Việt Nam luôn tự hào là mình hoạt động trong thị trường có nhiềutiềm năng như: thị trường rộng lớn, được Nhà Nước đầu tư, hỗ trợ, thu hút nhiềunguồn vốn từ bên ngoài (đặc biệt là vốn FDI và ODA) và đặc biệt là nguồn laođộng dồi dào, rẻ Nhưng khi các doanh nghiệp nước ta còn chưa tận dụng được ưuthế này thì các doanh nghiệp phải đối mặt sự cạnh tranh khắc nghiệt, rất lớn từ cácdoanh nghiệp nước ngoài Các doanh nghiệp Việt Nam luôn tự hào là lao động củanước ta dồi dào, như thế sẽ giúp cho các doanh nghiệp sẽ tận dụng ưu thế này để

có thể cạnh tranh tốt hơn, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp,công ty lớn trên thế giới, nhưng mọi người hãy nhìn lại nguồn lao động của nước tahiện nay xem như thế nào Theo thống kê thì hiện nay thì lao động của Việt Nam

có năng suất thấp, chưa được đào tạo kĩ (có khoảng 37% lao động được đào tạo)còn lại là lao động phổ thông, có năng suất thấp Điều đó ảnh hưởng đến các doanhnghiệp nước ta trong quá trình sản xuất, kinh doanh, gây khó khăn cho quá trìnhđổi mới đất nước của nước ta hiện nay Thấy được thực trạng trên nên chúng emmuốn thông qua quá trình nghiên cứu về vấn đề năng suất lao động của doanhnghiệp Việt Nam để hiểu thêm được tình hình năng suất lao động của người laođộng nước ta và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng suất laođộng của lao động Việt Nam trong quá trình đổi mới, góp phần tích cực vào quátrình đổi mới, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của nước ta Vì vậy chúng em

Trang 5

quyết định chọn đề tài “giải pháp nâng cao năng suất lao động của các doanhnghiệp Việt Nam”.

2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Qua quá trình nghiên cứu đề tài này chúng em đã hiểu thêm về vấn đề lớncủa lao động Việt Nam hiện nay là luôn có năng suất thấp Điều đó là động lực thôithúc chúng em học tập để có thể cải thiện năng suất lao động của Việt Nam, cónhững giải pháp cải thiện năng suất lao động của lao động, điều đó sẽ góp mộtphần sức vào quá trình hội nhập của Việt Nam một cách nhanh hơn, tốt đẹp hơn

Trang 6

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM1.1 THẾ NÀO LÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện hiệu quả sử dụng lao độngtrong doanh nghiệp Nó là cơ sở để nghiên cứu đánh giá kết quả sử dụng lực lượngsản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh

Không ngừng tăng nâng suất lao động là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, giảmgiá thành sản phẩm dịch vụ, tăng lợi nhuận và cải thiện đời sống của người laođộng

1.2 CÁC CHỈ TIÊU CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

1.2.1 Căn cứ phương pháp tính năng suất lao động

Năng suất lao động thuận: phản ánh kết quả tính cho một đơn vị lao động hao

phí

W

Năng suất lao động nghịch: phản ánh lượng lao động hao phí để tạo ra một

đơn vị kết quả

Trang 7

Trong đó:

 Q: kết quả quá trình lao động

 T: lượng lao động hao phí,được biểu diễn bằng thời gian hao phí lao động hoặc số lao động bình quân

1.2.2 Căn cứ vào đơn vị biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất

Năng suất lao động hiện vật: là chỉ tiêu năng suất lao động mà kết quả quá

trình sản xuất được tính theo hiện vật nhhuw lượng sản phấm sản xuất, khối lượngcông việc hoàn thành…

 Ưu điểm : đánh giá trực tiếp năng suất lao động và có thể dùng để so sánhtrực tiếp năng suất lao động giữa các đơn vị cùng sản xuất ra một loại sảnphẩm

 Nhược điểm : không tổng hợp được các loại sản phẩm khác nhau nênkhông thể tính năng suất lao động cho cả doanh nghiệp, không thể hiệntoàn bộ kết quả lao động của đơn vị (như bộ phận sản phẩm dở dang) màchủ yếu chỉ tính cho thành phần sản phẩm, nửa thành phẩm và khốilượng công việc hoàn thành

Năng suất lao động biểu hiện bằng giá trị (tiền): giúp xác định được toàn bộ

kết quả của lao động bao gồm thành phẩm, nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang,dịch vụ…ngoài ra chỉ tiêu này có thể xác định cho một loại sản phẩm hay nhiềuloại sản phẩm

Trang 8

 Chỉ tiêu năng suất lao động biểu hiện bằng tiền được sử dụng rộng rãi ởnước ta hiện nay là giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, giá trị thành phẩmtính cho một đơn vị lao động hao phí.

 Chú ý: chỉ tiêu nắng suất lao động biểu hiện bằng tiền phụ thuộc vào sựbiến động của gía cả, có thể khắc phục bằng cách sử dụng giá so sánhhoặc giá cố định, ngoài ra tỉ trọng lao động quá khứ trong kết quả sản xuấtcủa các ngành khác nhau cùng ảnh hưởng đến tính so sánh của chỉ tiêunăng xuất lao động, năng suất lao động dựa trên giá trị tăng thêm khắcphục được nhược điểm này và là chỉ tiêu năng suất lao động chủ yếu

1.2.3 Căn cứ phạm vi của lao động

Chỉ tiêu năng suất lao động có thể tính cho toàn bộ lao động của đơn vị hoặctính cho lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, lao động từng ngành, từng phânxưởng, từng công việc…

Chý ý khi tính chỉ tiêu này cần phải đảm bảo quan hệ so sánh giữa kết quả sảnxuất và phạm vi lao động

1.2.4 Căn cứ biểu hiện của lao động hao phí

Lượng lao động hao phí của doanh nghiệp trong 1 thời kì được thể hiện bằng

số giờ-người, ngày–người làm việc thực tế, hoặc bằng số lao động bình quântháng, quí, năm do đó năng suất lao động có thể được xác định theo đơn vị thờigian tương ứng

Trang 9

Năng suất lao động ngày= năng suất lao động giờ số giờ làm việc thực tế

bình quân 1 ngày

Hoặc

Năng suất lao động bình quân tháng = số lao động làm việc thực tế bình quân 1

ngày x số ngày làm việc thực tế bình quân tháng (quí, năm).

1.3 CÁC CHỈ SỐ CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Chỉ số năng suất lao động là chỉ tiêu qian trọng để đánh giá biến động và hiệuquả sử dụng lao động và qua đó phản ánh hiệu quả lao động sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp, thống kê sử dụng các chỉ số năng suất lao động sau:

1.3.1 Chỉ số năng suất lao động bình quân

Chỉ số năng suât lao động bình quân: phản ánh biến động năng suất lao động

của cả hiện tượng nghiên cứu

Trang 10

với

1.3.2 Chỉ số bản thân năng suất lao động

Chỉ số bản thân năng suất lao động: phản ánh biến độngvề năng suât của các

bộ phận, đơn vị trong các doanh nghiệp biến động năng suất bình quân chung

Đối với năng suât lao động theo đợn vị tiền tệ, đơn giá có thể tính theo giáhiện hành hoặc giá cố định (trường hợp muốn loại trừ ảnh hưởng của biến động).Đối với năng suất lao động hiện vật chỉ tính cho những lao động sản xuất mộtloại sản phẩm, một loại công việc Trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm ta sửdụng chỉ số của năng suất lao động nghịch với quyền số là sản lượng sản phẩm ở

kì nghiên cứu

Chênh lệch tuyệt đối phản ánh lượng lao động tiết kiệm(+) hay lãm phí (-) do năng suất lao động tăng hoặc giảm

Trang 11

Nếu là thời gian hao phí lao động định mức cho từng sản phẩm, công việc,chỉ số trên phản ánh mức độ hoàn thiện định mức thời gian hao phí lao động củađơn vị.

1.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tếđến việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho tích lũy tái đầu tư và nâng caothu nhập, sức mua có khả năng thanh toán và cải thiện đời sống Việc năng suất laodộng tăng se giúp cho quá trình sản suất được nhanh hơn, tạo ra nhiều sản phẩm cóchất lượng hơn Khi năng suất lao động được cải thiện thì quá trình tuyển chọn laođộng, nhân viên sẽ được triển khai một cách nhanh chóng cà có chất lượng Khôngnhững thế thì khi lao động Việt Nam được cải thiên về năng suất thì se thu hútnhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư nghiên cứu và kinh doanh tại Việt Nam,lúc trước các doanh nghiệp luôn muốn vào nước ta đầu tư xây dựng nhà máy, xínghiệp nhưng vẫn lo lắng về chất lượng lao động của Việt Nam, giải quyết đượctình trạng trên thì nước ta sẽ thu hút được một nguồn vốn rất lớn từ bên ngoài.Hơn nữa, năng suất lao động cao là yếu tố quyết định đến hiệu quả và sứccạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia, tận dụng cơ hội, hạn chế tháchthức khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Các doanh nghiệp ViệtNam luôn bị các đối thủ nước ngoài chèn ép, sức cạnh tranh không cao, mặc dùnước ta có nguồn lao dộng dồi dào (gần 46 triệu lao động) Khi đó, ưu thế của ViệtNam sẽ rất lớn, có thể cạnh tranh với những nước trong khu vực và trên thế giới,tạo ra những thế mạnh lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới

1.5 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 12

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong năng suất lao động của doanhnghiệp:

 Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự coi tăng năng suất lao động như một yếu

tố có tính quyết định đối với doanh nghiệp Họ chưa thấy được những tầmquan trọng mà năng suất của người lao động mang lại, thông thường thì cácdoanh nghiệp thường tuyển nhân viên lao động phổ thông thì ít chú trọngđến việc xem họ có đủ trình độ chuyên môn và năng suất tạo ra sản phẩmcủa lao động mà chỉ cần tuyển dụng đủ số lao động, không những thế thìcác doanh nghiệp cũng ít có chế độ đãi ngộ để cho người lao động có cơhội nâng cao năng suất lao động của mình Hạn chế trong tổ chức, đầu tưthiết bị, công nghệ, sử dụng con người, nắm bắt thị trường, thiếu nguồn laođộng được đào tạo nghề bài bản, chuyên nghiệp… được cho là nhữngnguyên nhân dẫn tới NSLĐ của Việt Nam thấp

 Chất lượng lao động chưa đạt chuẩn, thiếu kỹ năng chuyên môn để đạtnăng suất cao, do vậy, thu nhập của người lao động thấp, không bảo đảmmức sống Hệ lụy là thị trường lao động phát triển lệch pha, biến động và

độ dịch chuyển cao Sự biến động mạnh về giá cả vật tư đầu vào, hay việccung ứng đầu ra còn nhiều trở ngại cũng là những nguyên nhân đáng kểdẫn tới NSLĐ của Việt Nam thấp hơn so các nước trong khu vực

 Sự lạc hậu của công nghệ, máy móc, thiết bị Ngoài những công nghệ tiêntiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễnthông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, thuỷ sản…Nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậukhoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực Tình trạngnày hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trongbối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Ngay Thành phố Hồ ChíMinh, nơi các khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều dự án đầu tư nước

Trang 13

ngoài hoạt động rất hiệu quả, thì trong một kết quả khảo sát “đánh giá trình

độ công nghệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu chế xuấtThành phố Hồ Chí Minh”, tại 429 doanh nghiệp thuộc 17 ngành, nghề khácnhau, năm 2009 cho thấy những điểm rất bất ngờ về trình độ công nghệ.Kết quả chỉ rõ, điểm mạnh của các doanh nghiệp này là yếu tố tổ chức,nhân lực Còn điểm yếu thuộc về thông tin và thiết bị Xét về thiết bị, trong1.300 thiết bị được đánh giá, có 20% thiết bị mới với thời hạn sử dụng dưới

3 năm, 81% thiết bị có thời hạn sử dụng dưới 10 năm 85% thiết bị hoạtđộng bán tự động hoặc tự động hoàn toàn, trên 40% dây chuyền hoàn toànmới khi đầu tư và trên 70% dây chuyền hiện vẫn đang hoạt động tốt Đâymới là khảo sát các doanh nghiệp có quy mô lớn, trang thiết bị nhập khẩuvới nguồn vốn đáng kể, nhưng kết quả vẫn rất khiêm tốn Đối với nhữngdoanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ nhìn chung ở mức lạc hậu, thậm chí

1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Theo những nghiên cứu gần đây thì có nhiều nhân tố tác động đến tăng năngsuất lao động như: chất lượng nguồn nhân lực và tác phong làm việc của người lao

Trang 14

động; khoa học, kỹ thuật và công nghệ; tổ chức và cơ cấu sản xuất; quản lý laođộng; tài nguyên thiên nhiên và khí hậu; ổn định chính trị xã hội quốc gia và ổnđịnh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

Trong các nhân tố đó, chất lượng nguồn nhân lực và tác phong làm việc củangười lao động có tác động mạnh nhất đến năng suất lao động, vì việc kết hợpngười lao động với tư liệu sản xuất và đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩmhàng hoá và dịch vụ xã hội Trình độ lành nghề và tác phong làm việc của ngườilao động được thể hiện ra khi họ sử dụng các công cụ sản xuất thành thạo, đáp ứngnhững yêu cầu về chất lượng sản phẩm, cùng những sản phẩm hàng hoá có tínhchuyên nghiệp hoá Người lao động có trình độ nghề nghiệp không những cần có

kỹ năng lao động mà còn phải có sáng tạo trong quá trình sản xuất Thực tế chothấy chỉ khi nào người lao động, người quản lý có kiến thức và trình độ nghềnghiệp thì mới tiếp cận, nhanh chóng tiếp thu, vận dụng những thành tựu khoa họccông nghệ hiện đại, có ý thức và tinh thần sáng tạo Có thể nói, thành tựu trong sảnxuất nông nghiệp của nước ta trong hơn 20 năm qua quan trọng nhất chính là dotăng năng suất lao động xã hội mà có

Gắn liền với người lao động để tăng năng suất lao động là công cụ sản xuấtvới trang bị công nghệ và kỹ thuật ngày càng cao Đó là máy móc, thiết bị, công cụsản xuất tiên tiến cùng các quy trình sản xuất và quản lý hiện đại, giảm bớt nhữngchi phí trung gian Khoa học, công nghệ, kỹ thuật luôn gắn với tổ chức bộ máyquản lý, quá trình hợp lý hoá sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất mang tính cạnhtranh hơn và người lao động làm việc hiệu quả hơn, sản phẩm nhiều hơn, chấtlượng cao hơn, tiêu thụ được nhiều hơn

Việc tăng năng suất lao động xã hội có tác động rất lớn đến cơ cấu lại nềnkinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới quản lý nền kinh tế và thực hiện nhữngchính sách an sinh xã hội Chính vì vậy mà tăng năng xuất lao động xã hội là yêu

Trang 15

cầu thường xuyên và cấp thiết để nền kinh tế của các quốc gia phát triển nhanh vàbền vững Như Lê-nin từng chỉ rõ: Suy cho cùng thì năng suất lao động là cái bảođảm chắc chắn nhất cho chế độ xã hội này chiến thắng chế độ xã hội khác.

Trang 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắthiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải chú trọng phát triểnchiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó đặc biệt là năng suất laođộng (NSLĐ) Đặc biệt là khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tếquốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải linh hoạt và chủ động trongquá trình đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viênngày càng có chuyên nghiệp hơn, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng tiếpnhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước tiên tiến, phát triểntrước không chỉ thế, khi nền kinh tế thế giới đã dần bước đến ngưỡng cửa bãohòa về giá cả và chất lượng thì các doanh nghiệp cần phải biết phát huy nhữngthế mạnh của mình để có thể cạnh trannh với các nước khác trong khu vực vàtrên thế giới Thế nhưng, khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng đượcnhững ưu thế về lực lượng lao động dồi dào của đất nước thì các doanh nghiệplại phải đối mặt với một thực trạng đáng buồn là trình độ lao động của lao độngViệt Nam thấp, năng suất lao động không cao, luôn bị các đối tác nước ngoàiđánh giâ thấp

Vốn có thể vay được, công nghệ có thể mua được, còn lao động là yếu tốnội lực, lại đang có lợi thế về số lượng dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao, có tínhchịu khó và giá nhân công rẻ Chính vì thế, giải quyết việc làm để sử dụng sốlượng lao động đã và đang là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu để giảmnhanh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm

Tuy nhiên, trước yêu cầu tăng trưởng kinh tế 8,5%, thì dù việc tăng trưởng

Trang 18

số lượng lao động có đạt 2,4% (là tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ2001-2006), thì gánh nặng sẽ dồn cho việc tăng năng suất lao động đã lên đến6%, mới đạt được mục tiêu Nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết địnhtốc độ tăng trưởng kinh tế đến việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho tíchlũy tái đầu tư và nâng cao thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán và cảithiện đời sống Hơn nữa, năng suất lao động cao là yếu tố quyết định đến hiệuquả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia, tận dụng cơ hội,hạn chế thách thức khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội (tínhbằng GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) năm 2006 của ViệtNam là 22,46 triệu đồng/người (trong đó nông, lâm nghiệp 7,09 triệu, thủy sản24,59 triệu, công nghiệp 58,25 triệu, xây dựng 26,45 triệu, thương nghiệp 25,29triệu, khách sạn, nhà hàng 45,78 triệu, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 36,15triệu, văn hóa, y tế, giáo dục 27,37 triệu, các ngành dịch vụ khác 57,55 triệu).Trước hết, năng suất lao động của Việt Nam nếu tính bằng USD theo tỷ giáhối đoái năm 2006 (bình quân khoảng 15.958 VND/USD) đạt 1.407USD/người, còn thấp xa so với mức năng suất lao động năm 2005 của nhiềunước trong khu vực (Indonesia 2.650 USD, Philippines 2.689 USD, Thái Lan2.721 USD, CHND Trung Hoa 2.869 USD, Malaysia 12.571 USD, Hàn Quốc33.237 USD, Singapore 48.162 USD, Brunei 51.500 USD, Nhật Bản 70.237USD )

Nếu chia theo nhóm ngành thì năng suất lao động thuộc nhóm ngành nông,lâm, nghiệp thấp nhất, chỉ bằng một phần ba mức năng suất lao động chung của

cả nước, chỉ bằng một phần tám mức năng suất lao động của nhóm ngành caonhất là ngành công nghiệp, chưa bằng một phần ba mức năng suất lao động củangành thủy sản

Theo số liệu đăng kí kinh doanh, hiện nay có khoảng 250.000 doanhnghiệp trong cả nước Tuy nhiên, theo kết quả điều tra tổng thể doanh nghiệphàng năm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2003 - 2006, thì hiện chỉ có

Trang 19

113.352 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong cả nước, trong đó có 4.086doanh nghiệp nhà nước, 105.569 doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, 3.697doanh nghiệp có vốn nước ngoài Theo lĩnh vực kinh tế, có 2.429 doanh nghiệptrong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; có 40.799 doanh nghiệp trong công nghiệp,xây dựng và có 70.124 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ (Bảng 1).

Bảng 1 Số doanh nghiệp theo khu vực và ngành kinh tế trong cả nước

Trang 20

8,4%/ năm, cao hơnnhiều so với tăng trưởng năng suất lao động toàn bộ nềnkinh tế (khoảng 6%/ năm).

Bảng 2 Năng suất bình quân của các doanh nghiệp, 2000 - 2005

380 triệu đồng/ lao động với mức tăng 18%/ năm, doanh nghiệp tư nhân đạt360,9 triệu đồng/ lao động với mức tăng 3,7%/ năm

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đổi mới tổ chức quản

lí, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sảnxuất, nâng cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho nên

đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về năng suất lao động Tuy nhiên, cần phải nói

Trang 21

thấp NSLĐ của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn 2-5 lần so với các nướcASEAN Năm 1996, năng suất lao động bình quân của Nhật Bản cao gấp 124,6lần của Việt Nam, Thái Lan gấp 26,8 lần, Malaysia gấp 17 lần, Inđônêxia gấp6,9 lần Trong khi đó, chi phí về lao động trên giá trị mới của Việt Nam rấtcao, bằng 47,38%, tương đương với Nhật Bản và Mỹ Chẳng hạn, trong lĩnhvực dệt thoi, một côâng nhân Việt Nam đứng 10 máy, hiệu suất là 80%, trongkhi một công nhân Đài Loan đứng 30 - 40 máy, hiệu suất 90% Năng suất laođộng trong ngành dệt của Việt Nam chỉ bằng 90% của Trung Quốc, 85% củaThái Lan.

2.2 MỘT SỐ SO SÁNH, PHÂN TÍCH, NHẬN ĐỊNH VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Tỷ số người tốt nghiệp các cấp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là 1cao đẳng, đại học/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 học nghề, thì ở nước ta các tỷ

số tương ứng là 1 - 0,98 - 3,03, gây ra tình trạng "thiếu thợ nhiều hơn thiếuthầy" Đó là chưa kể trình độ đào tạo cũng còn không ít vấn đề: lý thuyết nhiềuhơn tay nghề, thực tế; trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ, cao đẳng,đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, còn khoa học ứng dụng còn yếu Ngay cảgiáo sư, tiến sĩ thì có tới gần một phần ba là danh nhiều hơn thực Cán bộ khoahọc, kỹ thuật ở cơ sở, ở thực tiễn thì ít Ngoài ra còn tình trạng mua bán bằngcấp, Trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp

Biểu đồ về năng suất lao động của một số nước khu vực Đông Á,đượcTiến sĩ Christian H.M Ketels, nghiên cứu viên trưởng của Học viện Chiến lược

và Cạnh tranh Harvard, công bố tại hội thảo bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giớiĐông Á 2010, cho thấy trong suốt 25 năm kể từ 1975, Việt Nam và Trung Quốc

là hai nước có năng suất thấp ngang bằng nhau và luôn ở phần đáy, mức năngsuất thấp nhất

Nhưng từ năm 2000, năng suất lao động của hai nước này đã có sự thay

Ngày đăng: 28/06/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam . Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.187 Khác
2. TS. Nguyễn Thanh. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.86 Khác
3. Vũ Minh Mão – Hoàng Xuân Hoà. Dân số và chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế. Tạp chí Cộng sản, số 709, 2004, tr.65 Khác
4. Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.26 Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.94-95 Khác
6. Để nâng cao nâng suất lao động của nguồn lao động, www.sggp.org.vn, Sĩ công, 2009 Khác
7. Việt Nam: Năng suất lao động ở mức thấp, www.xalotintuc.vn , Phạm Thanh, 2010 Khác
8. Làm gì để tăng năng suất lao động ?, www.tinkinhte.com , Phạm Văn Khánh, 10 tháng trước Khác
9. Việt Nam: Năng suất lao động ở mức thấp, www.dantri.vn , Phạm Thanh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w