Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx

61 1.1K 2
Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 5 Chương I - Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư 7 I - Tạo lập vốn đầu tư 7 1. Khái niệm 7 2. Đặc điểm tạo lập vốn đầu tư 7 3. Vai trò tạo lập vốn đầu tư 8 II - Thu hút vốn đầu tư 8 1. Khái niệm 8 2. Công cụ và chính sách thu hút vốn đầu tư 9 2.1. Công cụ thu hút vốn đầu tư 9 2.1.1. Lãi suất 9 2.1.2. Tỷ giá hối đoái 10 2.1.3. Thuế 11 2.2. Chính sách huy động vốn đầu tư 12 2.2.1. Chính sách tài chính và các khuyến khích tài chính 13 2.2.2. Chính sách tiền tệ 13 2.2.3. Chính sách về cơ cấu đầu tư 14 2.2.4. Chính sách đất đai 14 2.2.5. Chính sách lao động 15 2.2.6. Các chính sách khác 16 III - Sử dụng vốn đầu tư 16 1. Khái niệm 16 2. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 16 2.1. Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển 16 2.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 16 2.1.2. Tài sản cố định huy động 19 2.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 20 2.2.1. Khái niệm: 20 2.2.2. Phân loại 20 2.2.3. Nguyên tắc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư 21 IV - Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư 22 1. Tính tất yếu khách quan phải tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư 22 2. Tác động của tạo lập và thu hút vốn đầu tư đến việc sử dụng vốn đầu tư 22 3. Tác động của sử dụng đối với tạo lập và huy động vốn đầu tư 23 Chương II - Thực trạng tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay 24 I - Thực trạng tạo lập vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay24 1. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế: Vốn đầu tư trong nước. 24 1.1. Vốn nhà nước: 24 1.2. Vốn dân cư và tư nhân: 24 II - Thực trạng thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay 25 1. Những thành tựu đạt được trong thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay 25 1.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng khá 25 1.2. Vốn ODA: Thu hút vốn ODA có chuyển biến tích cực 26 1.3. Nguồn kiều hối 27 2. Những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay 28 III - Thực trạng sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay 29 1. Nguồn vốn nhà nước 29 1.1. Ngân sách nhà nước 29 1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 32 2. Nguồn vốn của dân cư và tư nhân 33 3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 35 3.1. Nguồn ODA 35 3.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 39 IV - Thực trạng mối quan hệ tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay 44 Chương III - Giải pháp nhằm tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả ở Việt Nam 48 I - Tạo lập vốn đầu tư 48 1. Khuyến khích huy động vốn từ tiết kiệm tư nhân 48 2. Khai thác các nguồn lực nhàn rỗi 48 2.1. Lao động dư thừa 48 2.2. Năng lực vốn chưa dùng 48 3. Hoàn thiện hệ thống thuế 49 3.1. Thuế trực thu 49 3.2. Thuế gián thu 49 3.3. Thuế doanh thu 49 4. Phát triển các tổ chức trung gian tài chính 50 4.1. Tăng cường cơ hội đầu tư 50 4.2. Tái phân phối thu nhập 50 5. Kiểm soát lạm phát và tăng cường đầu tư xã hội 50 II. Thu hút vốn đầu tư 51 1. Nhóm giải pháp về quy hoạch 51 2. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách 51 3. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư 52 4. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 53 5. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương 53 6. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính 54 III. Giải pháp sử dụng vốn đầu tư 55 IV - Các giải pháp chung 55 1. Tạo môi trường khuyến khích và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư 56 2. Phát triển thị trường tài chính 57 3. Hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ 57 KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 LỜI MỞ ĐẦU Bức tranh chung của nền kinh tế thế giới ngày nay là toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sôi động và là xu hướng tất yếu của thời đại. Trong dòng thác kinh tế toàn cầu đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương cải cách kinh tế, đưa ra các chính sách về tự do thương mại - đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với việc cải cách kinh tế, Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới về mọi mặt đời sống để có thể hoà nhập với thế giới khi mà ta đã gia nhập APTA và WTO, những sân chơi nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách. Thực tiễn đặt ra như vậy, đòi hỏi nền kinh tế của Việt Nam trong những năm tiếp theo phải thật sự vững mạnh, thật sự phát triển. Khi đó, đầu tư càng đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình này, việc huy động mọi nguồn lực trong nước và tận dụng, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam. Nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư. Liên hệ ở Việt Nam.” Đề tài gồm 3 phần: Chương I - Lý luận chung về tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư. Chương II - Thực trạng tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay. Chương III- Giải pháp nhằm tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả ở Việt Nam. Đây là một vấn đề lớn, quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, những vấn đề trong bài viết chỉ là những nét chính, cơ bản. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chắc hẳn sẽ khó lòng đề cập đầy đủ các khía cạnh của vấn đề đưa ra, và những sai sót là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy nhóm 10 xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu từ thầy cô cùng các bạn. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Từ Quang Phương và TS. Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Chương I - Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư I - Tạo lập vốn đầu tư 1. Khái niệm Tạo lập vốn đầu tư là quá trình tạo ra, gây dựng nên nguồn vốn cho hoạt động đầu tư. Trên góc độ doanh nghiệp đó là nguồn vốn góp ban đầu và lợi nhuận sau mỗi kì kinh doanh, được hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp (vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm. Đối với Nhà nước, nguồn vốn tạo lập là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất xã hội. Nguồn thu quan trọng nhất là thuế, ngoài ra còn có các khoản thu phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước. 2. Đặc điểm tạo lập vốn đầu tư Vốn thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Quá trình tạo lập vốn đầu tư diễn ra trong thời gian dài. Nguồn vốn này thể hiện tiềm lực, khả năng tài chính của chủ thể kinh tế. Nguồn vốn được hình thành, tích luỹ từ nội tại đơn vị kinh tế. Khi đơn vị đó kinh doanh tốt, đạt được lợi nhuận cao thì nguồn vốn tích luỹ được càng lớn, việc mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư sẽ dễ dàng hơn. Theo lý thuyết quĩ đầu tư nội bộ, trong điều kiện bình thường đây là nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nếu chỉ dựa vào nguồn vốn này sẽ bị hạn chế về quy mô đầu tư. Nền kinh tế ổn định, nguồn thu từ thuế được đảm bảo, Nhà nước sẽ tạo lập được nguồn vốn lớn cho đầu tư và chi tiêu của mình. Chính phủ không thể tuỳ ý tăng thuế để bù đắp cho những nguồn chi thâm hụt ngân sách mà phải nghiên cứu, xem xét sao cho phù hợp với tình hình chung của xã hội. 3. Vai trò tạo lập vốn đầu tư Nguồn vốn tạo lập có vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư. Đây là lượng vốn đầu tiên được sử dụng trong hoạt động của dự án, nó chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, và là cơ sở để có thể thu hút vốn từ bên ngoài. Kết quả sử dụng vốn ban đầu tốt sẽ là tiền đề thúc đẩy quá trình hoạt động tiếp sau, từ đó làm cho dự án trở nên khả thi hơn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn tạo lập còn giúp cho các nhà đầu tư độc lập, chủ động hơn trong viêc thực hiện dự án, không phụ thuộc vào chủ nợ, vì đây là phần vốn tích lũy nên có thể sử dụng được ngay và không chịu ảnh hưởng nhiều như những nguồn vốn đi vay. Nhờ có nguồn vốn tự tích luỹ nên khi vốn góp từ bên ngoài chưa chuyển về thì chủ dự án vẫn có thể cho tiến hành những công đoạn đầu của dự án để tiết kiệm thời gian. Nguồn vốn tự tạo lập, tự tích luỹ của các chủ đầu tư càng lớn thì số tiền phải đi vay của họ sẽ ít đi, do đó áp lực bởi vay vốn sẽ giảm, hạn chế rủi ro về tín dụng, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, chi phí cho dự án được hạn chế. II - Thu hút vốn đầu tư 1. Khái niệm Thu hút vốn đầu tư là sự điều động, chuyển dịch, tập trung các nguồn vốn, nguồn lực để thực hiện hoạt động đầu tư. Các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư phát triển cần những nguồn vốn rất lớn. Các dự án khác nhau về quy mô, mục đích, tỷ lệ vốn tự có tham gia trong tổng vốn đầu tư…nên đòi hỏi cần có các nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án đầu tư. Trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia vấn đề huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó các nguồn lực từ bên ngoài có vai trò quan trọng. Thu hút vốn đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài bao gồm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn đầu tư của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. 2. Công cụ và chính sách thu hút vốn đầu tư 2.1. Công cụ thu hút vốn đầu tư Công cụ thu hút vốn đầu tư bao gồm lãi suất, thuế và tỉ giá hối đoái. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư thông qua việc ổn định kinh tế vĩ mô mà còn tác động đến các dòng chảy của các nguồn vốn đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định. 2.1.1. Lãi suất Lãi suất được hiểu theo là giá cả của tín dụng – giá của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người ta sẽ phải trả cho người vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất. Lãi suất còn được gọi là chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt. Ở tầm vĩ mô, lãi suất là cơ sở để cho các tác nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm; đầu tư số vốn tích luỹ được vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác… Mặt khác, lãi suất là một công cụ điều tiết cho vay kinh tế rất nhạy bén và hiệu quả: thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư… Về mặt lý thuyết, lãi suất càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng lớn và từ đó tiềm năng của các nguồn vốn đầu tư càng cao. Bên cạnh đó, nếu mức lãi suất trên thị trường nội địa mà cao hơn mức lãi suất quốc tế thì còn đồng nghĩa với việc hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện toàn cầu hoá và mở cửa của nền kinh tế thế giới, mức lãi suất tương đối cao tại thị trường trong nước còn là công cụ hữu hình để chính phủ bảo vệ được nguồn vốn của nước mình, ngăn chặn được nạn đào thoát vốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, bản thân yếu tố lãi suất cũng có yếu tố hai mặt, đó là khi tăng lãi suất cũng có nghĩa là chi phí sử dụng vốn trong đầu tư cao hơn. Điều này sẽ làm giảm phần lợi nhuận thực của nhà đầu tư. Tác động kích thích huy động vốn với lãi suất cao xét trên góc độ này có chiều hướng ngược lại. Vì vậy, khi sử dụng công cụ lãi suất phải hết sức cẩn trọng để xác định mức lãi suất phù hợp, có tác động tích cực đến hiệu quả huy động vốn. 2.1.2. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ khác. Thực tế cho thấy rằng giá trị của đồng nội tệ càng giảm thì khả năng thu lợi từ nội tệ càng lớn. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào hàng xuất khẩu và khi đó sức hấp dẫn vốn nước ngoài cũng sẽ càng lớn. Một nước có khả năng xuất khẩu cao, khả năng trả nợ của nó cũng được đảm bảo hơn, mức độ rủi ro trong đầu tư giảm xuống và từ đó sẽ khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư và kinh doanh. Tuy nhiên, khi xem xét tỷ giá hối đoái trong chiến lược huy động [...]... cho tạo lập và thu hút vốn đầu tư Khi đã có sự tích tụ và tập trung vốn đến một mức nhất định thông qua quá trình tạo lập và thu hút vốn thì nhà đầu tư đã có được "nguyên liệu" trong tay để tiến hành hoạt động đầu tư Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn 2 Tác động của tạo lập và thu hút vốn đầu tư đến việc sử dụng vốn đầu tư Tạo lập và thu hút vốn đầu tư là đầu vào, là nguồn... động đầu tư cần có vốn đầu tư Tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau: - Tạo lập và thu hút vốn đầu tư là nguồn gốc, cơ sở của sử dụng vốn đầu tư; chỉ khi đã thực hiện được quá trình tạo lập và huy động thì mới có thể có được nguồn vốn để tham gia vào hoạt động đầu tư duy trì và tái sản xuất mở rộng nền kinh tế - Sử dụng vốn đầu tư là kết quả, mục tiêu cho tạo. .. gian trong đầu tư đẻ phản ánh chính xác các kết quả đạt được và những chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư - Cần sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư - Phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư IV - Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư 1 Tính tất yếu khách quan phải tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư Đối với... là nguồn cung của vốn đầu tư Chỉ khi tạo lập và thu hút lượng vốn đầu tư đủ lớn đáp ứng yêu cầu thì quá trình đầu tư mới có thể thực hiện và lượng vốn đầu tư đó được đem vào sử dụng cho mục tiêu phát triển Tạo lập và thu hút vốn rất cần thiết cho hoạt động đầu tư, nếu tạo lập và thu hút được ít vốn sẽ làm cho hoạt động đầu tư khó thực hiện Tuy nhiên tạo lập và huy động được nguồn vốn quá nhiều vượt... khăn trong việc sử dụng, hấp thụ, giải ngân nguồn vốn Khi đó việc kiểm soát vốn đầu tư và hoạt động vốn đầu tư rất khó khăn, hoạt động đầu tư tràn lan thiếu hiệu quả dễ gây ra thất thoát lãng phí 3 Tác động của sử dụng đối với tạo lập và huy động vốn đầu tư Khi biết được nhu cầu về sử dụng vốn đầu tư giúp chúng ta xác định được khối lượng vốn cần tạo lập và thu hút Khi nhu cầu sử dụng vốn lớn thì cần... nghiệp, thu sử dụng đất… Tính hấp dẫn của thu có tác dụng rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư Khi các nhà đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư, họ thường quan tâm và tìm hiểu rất kỹ về những thu n lợi và khó khăn về lĩnh vực họ sẽ đầu tư trong đó có hệ thống thu Thu suất có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Khi thu suất lớn, nhà đầu tư phải... cường tạo lập và thu hút vốn đáp ứng đủ yêu cầu Khi việc sử dụng vốn đạt hiệu quả sẽ làm tăng thêm niềm tin của nhà đầu tư về khả năng sinh lời của số vốn họ bỏ ra Có nghĩa khi vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút của nó càng lớn Do đó đối với các nguồn vốn đầu tư phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài Tuy nhiên, nếu việc sử dụng. .. nếu việc sử dụng vốn thiếu hợp lý không chỉ gây thất thoát, lãng phí, thiếu niềm tin ở nhà đầu tư mà còn là nguyên nhân lớn thúc đẩy lạm phát trong nước dễ đưa nền kinh tế vào tình trạng khó khăn ảnh hưởng lớn tới việc thu hút, tạo lập nguồn vốn do đầu tư mới Chương II - Thực trạng tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay I - Thực trạng tạo lập vốn đầu tư ở Việt Nam giai... đầu tư; hoặc các khoản trợ giúp của chính phủ như: các chi phí tổ chức và tiền vận hành; nếu dùng lợi nhuận để tái đầu tư thì sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định; cho phép một tỷ lệ nhất định của khoản vốn đầu tư không phải chịu những nghĩa vụ về đầu tư trong một thời gian nhất định… III - Sử dụng vốn đầu tư 1 Khái niệm Sử dụng vốn đầu tư là quá trình đưa nguồn vốn đã tích luỹ, huy động được vào đầu. .. nguyên tắc hoàn trả vốn vay Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiện hơn Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh . tầm quan trọng của mối quan hệ tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: Mối quan hệ giữa tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư. Liên hệ ở Việt Nam.” Đề tài. khách quan phải tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư 22 2. Tác động của tạo lập và thu hút vốn đầu tư đến việc sử dụng vốn đầu tư 22 3. Tác động của sử dụng đối với tạo lập và huy động vốn đầu. TẬP Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 5 Chương I - Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng

Ngày đăng: 22/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • Chương I - Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư

      • I - Tạo lập vốn đầu tư

      • 1. Khái niệm

      • 2. Đặc điểm tạo lập vốn đầu tư

      • 3. Vai trò tạo lập vốn đầu tư

      • II - Thu hút vốn đầu tư

      • 1. Khái niệm

      • 2. Công cụ và chính sách thu hút vốn đầu tư

      • 2.1. Công cụ thu hút vốn đầu tư

      • 2.1.1. Lãi suất

      • 2.1.2. Tỷ giá hối đoái

      • 2.1.3. Thuế

      • 2.2. Chính sách huy động vốn đầu tư

      • 2.2.1. Chính sách tài chính và các khuyến khích tài chính

      • 2.2.2. Chính sách tiền tệ

      • 2.2.3. Chính sách về cơ cấu đầu tư

      • 2.2.4. Chính sách đất đai

      • 2.2.5. Chính sách lao động

      • 2.2.6. Các chính sách khác

      • III - Sử dụng vốn đầu tư

      • 1. Khái niệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan