Ưu nhược điểm của tiền lương tối thiểu

Một phần của tài liệu Thị truòng lao động Việt Nam định hướng và phát triển - N.doc.DOC (Trang 25 - 30)

4.1 Ưu điểm

Đánh giá việc thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu từ 1993 đến nay có thể thấy những điều chúng ta làm được như sau:

- Từng bước hoàn thiện cơ sở lý thuyết về tiền lương tối thiểu, đã xá định được hệ thống khung lý thuyết về tạô điều kiện cho việc xây dựng, áp dụng, quản lý tiền lương tối thiểu ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới

- Đã xác định được mức lương tối thiểu ngày càng khoa học qua các thời kỳ. Hệ thống tiền lương trong một chừng mực nhất định đã trở thành cơ sở cho việc hoạch định chính sách tiền lương mang đặc thù của Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay, bước đầu làm cơ sở cho việc điều tiết quan hệ lao động trong xã hội cũng như trong các tổ chức doanh nghiệp

- Hoàn thiện dần cơ chế tiền lương tối thiểu. Từ chỗ chỉ có một mức lương duy nhất nay đã được mở rộng theo ngành, theo vùng, theo khu vực. Từ chỗ quy định việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu thuộc quyền của Nhà nước đến chỗ cho phép các doanh nghiệp có thể nâng lương tối thiểu trong khuôn khổ nhất định. Thêm vào đó mức lương tối thiểu không chỉ bị cố định mà được điều chỉnh theo biến động của thị trường

Với kết quả như trên, từng bước phát huy vai trò của tiền lương tối thiểu như là một công cụ của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, điều tiết thu nhập giữa người lao động và người sử dụng lao động, thu hút và điều tiết nguồn nhân lực giữa các ngành, các vùng . Đã thực hiện được tiền tệ hoá tiền lương và loại bỏ dần các khoản bao cấp, phân phối ngoài tiền lương từ ngân sách nhà nước. Đây là điểm thay đổi cơ bản nhất trong cải cách tiền lương năm 1993. Lần đầu tiên mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố được áp dụng trong cả khu vực Nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh làm thay đổi nội dung và bản chất của chế độ tiền lương. Việc cho phép các doanh nghiệp Nhà nước từ năm 1997 được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm theo ngành, vùng so với mức tiền lương tối thiểu chung đã thúc đảy các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức sản xuất, tổ chức lao động tính đúng chi phí tiền lương, tiết kiệm chi phí, tăng tiền lương gắn với tăng lợi nhuận và cũng là một bước tách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh tự lo nguồn trang trải

4.2 Nhược điểm

- Mức độ bao phủ (áp dụng) của tiền lương tối thiểu còn thấp. Việt Nam hiện tại có khoảng 8 triệu người làm công ăn lương, chiếm 20% lao động xã hội. Tuy nhiên, hệ thống tiền lương tối thiểu chỉ áp dụng chủ yếu

trong 2 khu vực là Nhà nước và đầu tư nước ngoài, tức là khoảng 10% lao động xã hội. Thực tế các nước đã chỉ ra rằng, tác động của tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào phạm vi bao phủ. Nếu phạm vi bao phủ của tiền lương tối thiểu thấp, thì việc tăng tiền lương tối thiểu ít có tác dụng trong việc cải thiện vị thế của những người lao động không có trình độ tay nghề trên thị trường cũng như tương quan cung-cầu trên thị trường lao động.

- Thiếu khung pháp lý và bộ máy quản lý cho phép theo dõi, giám sát và điều chỉnh các mức tiền lương tối thiểu. Vai trò của tiền lương tối thiểu chỉ thực sự phát huy nếu có cơ chế giám sát thực hiện. Tuy nhiên, kể từ năm 1993 đến nay, chúng ta vẫn chưa có khung chính sách và thể chế thích hợp để thực hiện việc giám sát tình hình thực hiện các mức tiền lương tối thiểu ban hành.

- Quan điểm ngân sách nặng nề khi thiết kế, điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Một trong những tồn tại lớn (nếu không nói là quyết định) trong khi thiết kế và điều chỉnh tiền lương tối thiểu là gắn quá chặt với việc cân đối ngân sách. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu thường do “sức ép bên ngoài” hơn là do tác động của của các yếu tố có liên quan như giá cả sinh hoạt, trình độ phát triển của mức sống, năng suất lao động...

Theo tổng kết của ILO, việc áp dụng quan điểm ngân sách khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu đã khiến cho tiền lương không phải là đòn bẩy cho các cải cách hành chính và kinh tế, mà trở thành các yếu tố cản trở quá trình cải cách này, là sự minh hoạ, chạy theo đuôi của các nhân tố về tổ chức và quản lý. Bên cạnh đó, quan điểm ngân sách đã bó hẹp bản chất của tiền lương trong phạm trù phân phối đơn thuần, mà không nhìn nhận việc tăng tiền lương (trong đó có tiền lương tối thiểu) như một yếu tố đầu tư (vì lao động là yếu tố đầu vào của sản xuất); Điều này đã tách tiền lương tối thiểu

khỏi các căn cứ kỹ thuật của nó như trình độ phát triển sản xuất, năng suất lao động, các lợi thế cạnh tranh...

- Tiền lương tối thiểu điều chỉnh thấp, không đủ chi cho nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ. Về lý thuyết, khi xây dựng các mức tiền lương tối thiểu, nhu cầu của người lao động được ưu tiên xem xét và tính toán tỷ mỷ. Tuy nhiên, khi ban hành thường không bảo đảm. Ví dụ, tại thời điểm 1/4/1993, mức tiền lương tối thiểu tính toán là 170 nghìn đồng/người/tháng, trong khi đó, mức tiền lương tối thiểu ban hành chỉ có 120 nghìn, bằng 70%. Việc điều chỉnh các mức tiền lương tối thiểu rất chậm, không theo kịp với tốc độ tăng giá cả các mặt hàng thiết yếu, nên khả năng tái sản xuất sức lao động của tiền lương tối thiểu ngày càng bị giảm đi. Ví dụ: Nếu điều chỉnh tương ứng với tốc độ tăng giá cả thì mức tiền lương đủ sống tại thời điểm điều chỉnh lần 1 (năm 1997) phải đạt 289 ngàn; tại lần điều chỉnh thứ 2 (1999) phải đạt 312 ngàn đồng và tại lần điều chỉnh thứ 3 (2001) phải đạt 308 ngàn đồng. Nếu lấy mức tiền lương tối thiểu qui định năm 1993 là 120 ngàn đồng, điều chỉnh với tốc độ trượt qua các năm thì cần phải đạt 200 ngàn (1997); 225 ngàn (1999) và 240 ngàn (2001)

Dưới giác độ kinh tế, chính sách tiền lương tối thiểu “thấp hợp lý” đã hạn chế tính linh hoạt và hiệu quả của các doanh nghiệp, không khuyến khích các cơ sở kinh tế nhà nước sử dụng và bố trí lao động hợp lý, tạo ra sự chia cắt thị trường lao động giả tạo, sự gian dối và lộn xộn trong hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, khiến thất thu ngân sách.

Tiền lương tối thiểu thấp đã tác động tiêu cực đến năng suất lao động. Trong thời kỳ 1993-1998, theo tính toán của một số chuyên gia quốc tế, mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng năng suất lao động (khoảng 8%/năm so với mức tăng NSLĐ khoảng 6%). Nếu coi tiền lương là một trong những chỉ

số phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, thì chỉ tiêu này của Việt Nam vào loại thấp của châu á. Tỷ lệ hoàn trả của tiền lương của Việt Nam đối với mỗi năm học tuy có cao hơn nhưng chỉ đạt khoảng 5% so với mức 11% của các nước châu á, 13% châu Phi và 14% của châu Mỹ la tinh.

Hơn nữa, do tiền lương là một bộ phận chính của thu nhập, việc áp dụng chính sách tiền lương thấp có tác động tiêu cực đến tổng cầu hàng hoá, làm giảm sức mua của dân cư, giảm khả năng mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, kìm hãm giá cả, kết quả là giảm khả năng tích luỹ, đầu tư và do vậy tác động tiêu cực đến khả năng mở rộng việc làm của doanh nghiệp.

- Trong thiết kế, việc gắn tiền lương tối thiểu của khu vực nhà nước với mức tiền lương tối thiểu chung trong điều kiện cơ chế thị trường còn nhiều bất cập

Mặc dù có sự phân định khá rõ vai trò của tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường, nhưng khi thiết kế lại gắn quá chặt với mức tiền lương tối thiểu thấp nhất trong khu vực nhà nước, kết quả là điều chỉnh rất khó khăn. Về bản chất, các yếu tố chi phối mức tiền lương tối thiểu chung và mức tiền lương thấp nhất trong khu vực ngân sách khác nhau. Tiền lương tối thiểu chủ yếu bị điều chỉnh theo quan hệ cung-cầu lao động trên thị trưng, trong khi đó, khu vực hưởng lương từ ngân sách không có quan hệ thị trường. Theo các chuyên gia ILO, việc gắn mức tiền lương tối thiểu chung hệ thống tiền lương trong khu vực nhà nước đã gây các tác động tiêu cực cho cả 2 khu vực. Đối với khu vực có quan hệ thị trường, tiền lương tối thiểu không thực hiện được chức năng “lưới an toàn trong xã hội” do không có các chế tài thực hiện. Đối với khu vực hưởng lương ngân sách, lại gây cản trở việc mở rộng hệ số, bội số thang lương, bảo đảm mức tiền công tương xứng. Nhìn chung, cách làm này đã biến tiền lương tối thiểu trở thành một công cụ kiểm soát các mức chi trả hơn là công cụ bảo vệ người lao động.

- Tương tự, việc gắn tiền lương tối thiểu chung với các chính sách trợ cấp và ưu đãi xã hội đã khiến tiền lương tối thiểu trở thành một công cụ kiểm soát mức chi tiêu xã hội hơn là công cụ để bảo đảm mức sống cho cho các đối tượng này.

Theo kinh nghiệm của ILO, thiết kế các mức trợ cấp trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung đã tạo ra những vòng luẩn quẩn. Một mặt, không thể tăng tiền lương tối thiểu chung do mỗi lần điều chỉnh lại liên quan đến rất nhiều các đối tượng khác nhau, tạo gánh nặng cho ngân sách. Mặt khác, cũng không cho phép sự điều chỉnh các mức trợ cấp và ưu đãi xã hội linh hoạt để bảo đảm mức sống tối thiểu cho các đối tượng thụ hưởng. Kết quả là đời sống của những người hưởng trợ cấp xã hội gặp khó khăn, nhiều người sống dưới mức nghèo khổ.

Một phần của tài liệu Thị truòng lao động Việt Nam định hướng và phát triển - N.doc.DOC (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w