Thay đổi phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung

Một phần của tài liệu Thị truòng lao động Việt Nam định hướng và phát triển - N.doc.DOC (Trang 33 - 40)

II. Phương hướng và giải pháp nâng cao tính hiệu quả của tiền lương tối thiểu

1. Định hướng thay đổi chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta

1.1 Thay đổi phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung

Trên cơ sở hoàn chỉnh các thông số của 4 phương pháp tiếp cận xác định mức lương tối thiểu chung đang được sử dụng ở nước ta nêu trên, cần đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung để có thể áp dụng được một mức lương tối thiểu chung thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp. Khi mức lương tối thiểu chung đạt tới mức bảo đảm được mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết yếu của người lao động (nhiều chuyên gia đánh giá mức này chính là mức lương tối thiểu ở các doanh nghiệp FDI) thì dùng kết quả của phương pháp tiếp cận theo nhu cầu thiết yếu này làm “trung tâm”, trên cơ sở đó ấn định và điều chỉnh mức lương tối thiểu chung (MLmin chung) theo công thức:

MLmin chung = MSmin x k1 x k2 x k3 Trong đó:

- MSmin: Kết quả (mức tiền) của phương pháp tiếp cận từ mức sống tối thiểu theo nhu cầu thiết yếu của người lao động. MSmin cũng cần được điều chỉnh trong từng kế hoạch 5 năm để tiếp cận với chuẩn nghèo trong khu vực và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống theo hướng giảm dần chi cho ăn uống trong tổng chi tiêu cho đời sống;

- Hệ số k1: Hệ số điều chỉnh theo kết quả của phương pháp tiếp cận từ điều tra tiền lương của lao động giản đơn trên thị trường lao động;

- Hệ số k2: Hệ số điều chỉnh theo kết quả của phương pháp tiếp cận từ khả năng của nền kinh tế. Các phương án điều chỉnh (các giá trị k2 khác nhau) trong từng giai đoạn được xác định xoay quanh (thấp hơn, bằng hoặc cao hơn) mức tăng trưởng GDP;

- Hệ số k3: Hệ số điều chỉnh của phương pháp tiếp cận từ chỉ số giá tiêu dùng. Khi lạm phát (k3 > 1,0) thì phải tính đủ để không giảm tiền lương thực tế; khi giảm phát (k3 < 1,0) thì xác định k3 = 1,0 (coi như đã tăng lương thực tế).

Xác định mức lương tối thiểu chung theo công thức nêu trên sẽ thực hiện được chính sách tiền lương tối thiểu linh hoạt, có bảo đảm trong cơ chế thị trường (cơ sở của Luật lương tối thiểu) và tạo thuận lợi để cải cách cơ bản chính sách tiền lương. Phương pháp tích số này khác cơ bản và khắc phục được nhược điểm của việc xác định miền tiền lương tối thiểu theo 4 phương pháp tiếp cận đã thực hiện ở nước ta hiện nay.

2.2. Xác định tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu

Do các yếu tố dùng để xác định mức lương tối thiểu được xác định theo số liệu thống kê hàng năm, vì vậy về nguyên tắc mức lương tối thiểu cũng phải điều chỉnh theo năm. Tuy nhiên, trong trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn do tăng trưởng chậm, khủng hoảng, thiên tai,... thì mức lương tối thiểu có thể điều chỉnh theo giai đoạn trong nhiều năm, nhưng nguyên tắc cao nhất là phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động của người lao động. Đồng thời để duy trì trạng thái cân bằng của thị trường lao động thì tỷ lệ thất nghiệp là căn cứ rất quan trọng để quyết định tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu.

2.3. Thay đổi cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu

Trên cơ sở thay đổi phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung như đề cập ở trên, cần thay đổi cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu theo hướng:

- Đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động:

Tiến tới bãi bỏ cơ chế quy định hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu so với mức lương tối thiểu chung như đang làm hiện nay, tiến tới áp dụng 01 mức lương tối thiểu chung giữa các loại hình doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp FDI). Việc áp dụng mức lương tối thiểu thực trả cao hơn mức lương tối thiểu chung để doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp tự quyết định tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và quyền tự chủ của đơn vị.

- Đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

+ Xem xét sửa đổi lại Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng quy định đóng, hưởng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức lương thực trả thay cho việc tính theo mức lương tối thiểu chung như đang làm hiện nay. Trên cơ sở đó, tiền lương của các đối tượng này được điều chỉnh (tăng, giảm) theo mặt bằng tiền lương thực trả trên thị trường và như vậy có lẽ không cần thiết phải quy định lương tối thiểu đối với các đối tượng này.

+ Trường hợp chưa sửa Luật Bảo hiểm xã hội (vẫn tính đóng, hưởng trên cơ sở mức lương tối thiểu chung) thì để đồng thuận trong xã hội (do lương hưu tính theo % lương tại chức) không nên áp dụng mức lương tối thiểu riêng đối với công chức tại chức cao hơn mức lương tối thiểu chung mà thực hiện theo hướng quy định áp dụng chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức tại chức theo sự thay đổi của tiền lương trên thị trường lao động (mức phụ cấp được xác định bằng chênh lệch giữa mức lương thấp nhất thực trả tính bình quân trên thị trường lao động so với mức lương tối thiểu chung từng thời kỳ).

Thực hiện thống nhất 01 mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp và thực hiện cơ chế điều chỉnh tiền lương của cán bộ, công chức theo mặt bằng tiền lương thực trả trên thị trường lao động chính là cơ sở để thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt (có lên, có xuống) theo thị trường lao động; đồng thời cơ bản khắc phục được bất hợp lý giữa tiền lương của cán bộ, công chức với tiền lương của khu vực doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và chống tham nhũng. Theo định hướng này thì mức lương tối thiểu chung hiện nay cần điều chỉnh tăng tương đối cao (hiện nay mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng cho khu vực trong nước mới đạt khoảng 63% mức lương tối thiểu theo vùng thấp nhất 710.000 đồng của khu

vực FDI, đó là chưa tính trượt giá và tăng trưởng kinh tế hằng năm). Việc tăng lương tối thiểu ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như cơ cấu chi ngân sách nhà nước, thất nghiệp, giá cả, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tương quan mức sống giữa các tầng lớp dân cư,... Đây là thách thức lớn nhất của cải cách cơ bản chính sách tiền lương ở nước ta và chỉ khi tiền lương tối thiểu (nền của chính sách tiền lương) phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng các thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với các đối tượng hưởng lương mới có ý nghĩa đầy đủ trong thực tiễn.

2. Lộ trình thống nhất tiền lương tối thiểu

Khi gia nhập WTO, các cam kết hội nhập sẽ dựa trên nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp (DN). Yêu cầu hội nhập đặt ra là đến năm 2010 chúng ta phải thống nhất một mức lương tối thiểu, không phân biệt loại hình DN, nhằm tuân thủ các cam kết của WTO. Nhà nước không còn can thiệp sâu vào cơ chế tiền lương, hai chế độ lương tối thiểu giữa khu vực DN trong nước và khu vực có vốn nước ngoài sẽ chấm dứt. Hiện nay chúng ta đang tồn tại 2 mức lương tối thiểu riêng cho 3 loại hình DN: DN Nhà nước từ tháng 1/10/2006 là 450.000 đ/tháng. DN tư nhân không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu chung của Nhà nước. DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mức thấp nhất là 710.000đ/tháng, cao nhất là 870.000 đ/tháng. Tính ra khoảng cách này quá lớn giữa 2 khu vực DN. Lương tối thiểu tại khu vực FDI hiện đang gấp 2,02 lần so với khu vực trong nước. Nhưng chúng ta chỉ có vài năm, liệu có thể rút ngắn và ngang bằng khoảng cách đang ngày một tăng giữa 2 mức lương tối thiểu? Nhiều tính toán hiện nay cho biết, trong thời gian ngắn mà phải chi trả số lương cao gấp hơn 2 lần thì các DN vừa và nhỏ hầu như không đủ sức về tài chính để chi trả, mà loại hình DN này ở nước ta có khoảng 200.000 DN. Nếu chi trả được

thì phải có sự tăng tốc "phi mã" mới đạt được 870.000đ/tháng vào năm 2010, tương đương với mức cao nhất ở khu vực DN FDI hiện nay, đây là chưa kể lương tối thiểu ở các DN FDI vẫn tiếp tục tăng vào năm 2008 và 2010. Song, điều đáng nói là lương tối thiểu hiện nay có quá nhiều ràng buộc với hệ thống an sinh. Khác với nước ngoài, lương tối thiểu Việt Nam là cơ sở để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc. Bởi thế, mỗi lần tăng lương tối thiểu là một lần ngân sách Nhà nước (NSNN) oằn mình gánh thêm hàng loạt khoản tăng theo. Đó là lý do vì sao mức lương tối thiểu nhiều năm qua không được cải thiện đáng kể.

Sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động

Với 96% các DN Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Nếu so sánh với các DN vừa và Nhà nước ngoài, thì các DN của ta thuộc dạng siêu nhỏ, cả quy mô tài chính và lao động... Do vậy nếu tăng lương tối thiểu cho tất cả các loại hình DN sẽ ảnh hưởng tới tình trạng việc làm của người lao động trong khối DN này. Bởi khả năng chi trả cho DN là khác nhau. Sẽ có những DN thua lỗ phá sản, mất công nhân và một kịch bản khó tránh khỏi là không ít người lao động bị sa thải bổ sung vào đội ngũ thất nghiệp hoặc chuyển dịch việc làm sang khu vực DN khác. Mặt khác, khi lương tối thiểu tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến việc ra đời thêm các DN tư nhân (những DN này hiện nay tạo việc làm khá nhiều cho lực lượng lao động dôi dư) vì chi phí lao động cao khiến chủ DN phải cân nhắc. Khi cơ hội tìm việc làm ở các DN tư nhân giảm thì cũng có nghĩa là sức ép giải quyết công ăn việc làm cho lao động dôi dư của khu vực DN Nhà nước tăng lên. Điều này gây thêm sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm khu vực Nhà nước.

Một giả thuyết được đưa ra là trong khi có thể có sự chuyển dịch mạnh mẽ nguồn lao động phổ thông thì tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng lại có thể xảy ra. Bởi 2 lý do sau: Thứ nhất, trước sức ép tài chính cho trả

lương, sự thiếu hụt lao động có kỹ năng sẽ dẫn đến một thực tế là DN phải trả mức lương cao để có thể tuyển được lao động có trình độ. Điều này sẽ tốt hơn việc có nhiều lao động phổ thông mà không hiệu quả. Thứ hai, khi lương tối thiểu được nâng lên ở một mặt bằng chung cho tất cả các loại hình DN thì lực lượng lao động có kỹ năng cũng yên tâm khi có đồng lương ổn định và khả năng nhảy việc sẽ ít xảy ra.

Vấn đề đặt ra đối với các DN Việt Nam khi thống nhất lương tối thiểu là: phải duy trì và ổn định được lực lượng lao động, nhất là lực lượng lao động có kỹ thuật, tay nghề. Tuy nhiên, nếu các DN trong nước xem đợt điều chỉnh lương tối thiểu như một cuộc kiểm duyệt thử sức trước khi vào WTO, có lẽ các DN sẽ biết biến áp lực thành động lực để phát triển nâng cao sức cạnh tranh. Việc thay đổi mức LTT chắc chắn có hai tác động lớn, nhất là các DN sử dụng nhiều LĐ. Một là, tăng lương thì người lao động sẽ làm việc tốt hơn và DN sẽ "giữ chân" được LĐ. Nhưng ngược lại, chi phí đầu vào của DN tăng, rồi chi phí đóng bảo hiểm cho NLĐ cũng tăng. Vậy thì DN cần phải tính toán tốt nhất mức tăng chi phí đầu vào và mức tăng năng suất của NLĐ tạo ra để năng suất lao động tạo ra phải cao hơn.

Một phần của tài liệu Thị truòng lao động Việt Nam định hướng và phát triển - N.doc.DOC (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w