IV Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư
3. Tác động của sử dụng đối với tạo lập và huy động vốn đầu tư
1.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng khá
Bảng 1: Thu hút FDI trong giai đoạn 2001- 2007 ( đơn vị: triệu USD)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng Số dự án 555 808 791 811 970 987 1544 6466 Tổng số vốn đăng kí 3143 2999 3191 4548 6840 12004 21348 54073 Tổng số vốn thực hiện 2451 2591 2650 2853 3309 4100 8030 25984
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007 - Tổng cục thống kê NXB Thống kê, Hà Nội 2008)
Trong giai đoạn 2001- 2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP (12 tỉ USD) vốn thực hiện đạt 14,3 tỉ USD tăng 30% so với mục tiêu (11 tỉ USD) năm 2005 vốn cấp mới đạt 6,84 tỉ USD. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn đầu tư nước ngoài cấp mới đều tăng đạt mức cao năm sau so với năm trước (tỉ trọng tăng trung bình 59,5%). Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng khích lệ với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô lớn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nặng (sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đồ điện tử, thép…) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, tư vấn…). Năm 2006 tổng vốn FDI đăng ký 12004 triệu USD, tổng số vốn thực hiện 4100 triệu USD, chiếm 34,16% tổng vốn đăng ký. 12004 triệu USD FDI được ký kết năm 2006 được coi là mức kỷ lục từ khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài. Năm 2007, kỷ lục này bị phá vỡ và thiết lập nên một ký lục mới. Năm 2007 tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm là 21348 triệu USD, cao nhất trong các năm, tăng 77.84% so với năm 2006; tổng số vốn thực hiện là 8030 triệu USD, bằng 37,61% tổng vốn đăng ký.
Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án tăng dần qua các năm. Giai đoạn 2001-2005 đạt 5,2 triệu USD/dự án/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 đều đạt mức trung bình 14,4 triệu USD/dự án/năm.