Hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx (Trang 57 - 61)

IV Các giải pháp chung

3. Hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ

Cải cách hệ thống thuế: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập, không lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế. Từng bước thực hiện phương pháp tính thuế, quản lý thu thuế, xử lý các vi phạm về thuế theo thông lệ quốc tế; hiện đại hóa công tác quản lý hành chính thuế và phát triển dịch vụ tư vấn thuế.

Chính sách chi ngân sách: Chi cho đầu tư là khoản chi có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế. Vì vậy, tăng chi cho đầu tư phát triển được coi là khuynh hướng tích cực. Giải pháp cơ bản là: Triệt để xóa bỏ bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước thông qua ngân sách; Thực hiện triệt để tiết kiệm chi ngân sách; Thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, thể thao, văn hóa..., đảm

bảo công bằng xã hội; Phân bổ và lựa chọn hướng ưu tiên chi cho đầu tư phát triển một cách hợp lý có hiệu quả.

Tăng cường quản lý nợ: Cần có chính sách vay và trả nợ đúng đắn để tránh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Chính sách cơ bản là: Xây dựng hạn mức nợ nước ngoài của quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn được quốc tế thừa nhận và gắn với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô lành mạnh; Ngân sách nhà nước chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho tiêu dùng; Nền kinh tế phải tăng khả năng xuất khẩu và nguồn thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, tránh tình trạng nợ quá hạn; Thiết lập cơ chế giám sát tài chính, tiền tệ nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, kiểm soát chặt chẽ các luồng vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn; Xử lý nợ, lành mạnh hóa tài chính của các doanh nghiệp nhà nước; Có quy chế giám sát nợ trong giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước.

KẾT LUẬN

Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển, đến tổng cung tổng cầu, đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước. Hiệu quả của hoạt động đầu tư được thể hiện trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội, đó là hiệu quả tài chính, công ăn việc làm, trình độ cán bộ, công nghệ quốc gia và vấn đề bảo vệ môi trường.

Thực tế hiện nay là tỷ lệ huy động vốn cho hoạt động đầu tư còn rất thấp mà hiệu quả sử dụng vốn thì chưa cao. Do đó, để đạt được mục tiêu của Đảng đã đề ra nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư và cần có các biện pháp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và công tác này chỉ thực sự được thực hiện tốt khi có ý thức đồng lòng, quyết tâm, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, vì một mục tiêu chung, đó là làm cho đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh, tươi đẹp hơn.

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Từ Quang Phương và TS. Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế đầu tư. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Năm 2007.

2. Giáo trình Kinh tế phát triển. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng. NXB Lao động - Xã hội. Năm 2006.

3. Giáo trình Kinh tế Việt Nam. GS.TS. Nguyễn Văn Thường. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội. TS. Ngô Thắng Lợi. NXB Thống kê. Năm 2006.

5. Giáo trình Lập dự án đầu tư. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt. NXB Thống kê. Năm 2005.

6. Giáo trình Kinh tế vĩ mô. NXB Lao động. Năm 2007.

7. Kinh tế Việt Nam năm đầu tiên gia nhập tổ chức thương mại thế giới. GS.TS. Nguyễn Văn Thường & Nguyễn Kế Tuấn. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Năm 2008.

8. Tạp chí Kinh tế và dự báo.

9. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia. Năm 2006.

10. Luật Đầu tư 2005.

11. Niên giám thống kê các năm 2007, 2006, 2005...

12. Trang web trường đại học Kinh tế quốc dân, mục Thông tin kinh tế xã hội, chuyên mục 3: Đầu tư.

Nhóm 10 lớp 2 - Sinh viên lớp Đầu tư 48D. 1. Trịnh Thị Ngân

2. Bùi Thị Mai Phương 3. Nguyễn Thị Hạnh Ngân

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w