Nguồn kiều hối

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx (Trang 27 - 29)

IV Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư

1.3.Nguồn kiều hối

3. Tác động của sử dụng đối với tạo lập và huy động vốn đầu tư

1.3.Nguồn kiều hối

Bảng 3: Thu hút kiều hối 2001-2007 (tỷ USD)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Kiều hối 1.76 2.15 2.63 3.90 4.29 5.2 5.5

Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng tăng: năm 2001 là 1.76 tỷ USD, năm 2002 là 2.15 tỷ USD, tăng hơn 22.16% so với năm 2001; Năm 2003 là 2.63 tỷ USD, tăng 480 triêu USD so với năm 2002; năm 2004 là 3.9 tỷ USD gấp gần 1.5 lần so với năm 2003; năm 2005 là 4.29 tỷ USD; năm 2006 là 5.2 tỷ USD; năm 2007 lượng kiều hối về Việt Nam tiếp tục gia tăng và đạt mức 5.5 tỷ USD. Tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam giai đoạn 2001- 2007 là 25.43 tỷ USD. Nguồn vốn này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa quan trọng về mạt chính trị - xã hội sâu sắc. Hiện nay có khoảng 3 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, trong đó riêng Mỹ có tới 1.3

triệu người. Hầu hết người Viẹt Nam ở nước ngoài thuộc các thế hệ vẫn giữ được tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước. Tình cảm này được nhà nước Việt Nam trân trọng và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài được về thăm thân nhân hoặc trở về làm ăn sinh sống tại quê hương. Kiều hối gửi về nước được khuyến khích không những bởi sự đơn giản về thủ tục, mà còn cả về số lượng và quyền sử dụng. Lượng kiều hối gia tăng là một trong những thnàh quả của chính sáchđại đoàn kết dân tộc, xoa bỏ ngăn cách và định kiến, hướng sự nỗ lực của cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước vì một nước Việt Nam cường thịnh.

2. Những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thu hút vốn đầu tư cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Cụ thể:

- Cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn chưa đủ hấp dẫn, cơ sở hạ tầng pháp lý còn nhiều bất cập, môi trường đầu tư còn nhiều rủi ro, còn có sự phân biệt đối xử, làm cho các thành phần kinh tế chưa mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư thấp.

Nguyên nhân chủ yếu là quy hoạch yếu; tình trạng thất thoát, đục khoét vốn đầu tư xây dựng, nhất là nguồn ngân sách, nguồn vốn ODA còn phổ biến và nghiêm trọng; tình trạng thi công kéo dài; chi phí giải phóng mặt bằng lớn; tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư theo phong trào, đầu tư tự phát; cơ chế quản lý đầu tư vừa rườm rà phức tạp, lại vừa lỏng lẻo ở tất cả các khâu; hệ thống chính sách thuế còn rườm rà gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư khi quyết định bỏ vốn đầu tư…

- Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với các khó khăn như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thâm hụt ngân sách gia tăng và nguy cơ về mất ổn định tiền tệ… Tình hình trên khiến hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam chuyển từ “ổn định” sang “tiêu cực”. Quy mô nền kinh tế thị trường Việt Nam còn nhỏ so

với hầu hết các nước trong khu vực do thu nhập bình quân đầu người thấp. Quy mô thị trường Việt Nam chỉ bằng 50% của Philippin, 40% của Malaixia, 30% của Thái Lan, 23% của Inđônêxia và 3% của Trung Quốc.

- Chi phí đầu vào tại Việt Nam vẫn còn cao, cao hơn so với một số nước trong khu vực (như phí cảng biển, cước viễn thông, giá điện, phí đăng kiểm, thuế thu nhập và đặc biệt là chi phí giải phóng mặt bằng). Chi phí đầu tư cao là thách thức lớn cho thu hút và giải ngân FDI.

- Nguồn nhân lực của Việt Nam còn có nhiều hạn chế: Thiếu đội ngũ quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp, chất lượng lao động không cao, thể hiện ở chỗ phần lớn số này thiếu kĩ năng chuyên môn như về luật pháp, thị trường trong khi một số khác lại bị hạn chế bởi ngôn ngữ,, sự phân bổ nguồn nhân lực có trình độ không hợp lý…

- Việc cung cấp thông tin còn thiếu và yếu so với nhu cầu khiến cho công tác chỉ đạo điều hành hoạt động đầu tư cũng bị động, thiếu chuẩn xác.

III - Thực trạng sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx (Trang 27 - 29)