Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx (Trang 39 - 48)

IV Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư

3.2.Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

3.2.Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

FDI là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển, là một trong nhũng điều kiện tiên quyết để thực hiện chiến lược CNH - HĐH đất nước. Từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho đến nay bình quân mỗi năm FDI thực hiện 1112 triệu USD chiếm khoảng 26,5% tổng số vốn đàu tư của toàn xã

hội. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế cân đối, bền vững theo hướng CNH - HĐH và là động lực cho việc khai thác và phát huy hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

FDI góp phần tạo năng lực sản xuất mới ngành nghề mới, sản phẩm mới làm cho nước ta từng bước chuyển biến theo nền kinh tế thị trường góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số cao hơn so chỉ số phát triển các thành phần kinh tế khác và cao hơn so chỉ số phát triển chung cuả cả nước. Tỉ trọng của khu vực FDI trong tổng sản phẩm cả nước cũng có xu hướng tăng lên ổn định qua các năm. Đối với các ngành công nghiệp các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Đối với ngành nông nghiệp tính đến nay còn 291 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký gần 2 tỷ USD góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chuyển giao nhiều giống cây với chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều công nghệ hiện đại được chuyển giao vào Việt Nam đã tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác dầu khí, viễn thông, công nghệ điện tử, vật liệu xây dựng…

FDI đóng góp ngày càng tăng vào hoạt động ngoại thương góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế. Thông qua thực hiện các dự án đầu tư các nhà đầu tư đã trở thành cầu nối tạo diều kiện để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng bạn hàng và thị phần ở nước ngoài. Nhờ có lợi thế trong hoạt động thị trường thế giới nên tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước. Trong 5 năm 2001 – 2005 khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15,5% GDP. Giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) cũng gia tăng nhanh chóng

qua các năm trong năm 2001 – 2005 đạt trên 34 tỷ USD, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Riêng năm 2006, xuất khẩu đạt 14,6 tỷ USD tăng 30,1% so với năm trước FDI đã giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm. Hiện nay, FDI chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng,… FDI cũng chiếm 60% sản lượng thép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế. FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. FDI chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện.

Đóng góp của FDI cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005 là khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ, với mức tăng nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm 2005.

Các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo ra một khối lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp, tham gia phát triển nguồn nhân lực, đem lại phương thức quản lý, kinh doanh mới, tạo động lực cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoàn thiện năng lực sản xuất của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tính đến nay, các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho khoảng 33 vạn lao động với thu nhập bình quân 70USD/người/tháng, ngoài ra còn tạo ra hàng vạn việc làm gián tiếp. Như vậy số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI và các bộ phận liên quan bằng khoảng 395 tổng số lao động, bình quân hàng năm trong khu vực nhà nước. Trong số lao động này có khoảng 6000 cán bộ quản lý và 2500 cán bộ kỹ thuật.

Một số tồn tại

Hệ thống luật pháp, chính sách của chúng ta đang trong quá trình điều chỉnh nên thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, các biện pháp khuyến khích cũng như hệ thống cơ chế chính sách tài chính, dặc biệt là lĩnh vực thuế chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư ở Việt Nam còn nhiều rủi ro do chính sách hay thay đổi, thiếu rõ ràng, cơ sở hạ tầng yếu kém, khó khăn trong chuyển đổi ngoại tệ , chi phí đắt đỏ. Hiệu quả kinh tế xã hội của khu vực FDI thời gian qua chưa cao. Các dự án FDI còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các địa phương có nhiều thuận lợi, những ngành thu lợi nhuận lớn, thu hồi vốn đầu tư nhanh. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh nhưng thấp hơn nhiều nước trong khu vực, chính sách khuyến khích xuất khẩu chưa hấp dẫn, hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công nên giá trị gia tăng thấp, thiết bị máy móc chuyển giao vào Việt Nam để thực hiện các dự án còn lạc hậu, giá cả cao, nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, lao động trong khu vực FDI phổ biến là lao động thủ công.

Công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch cụ thể trong cả nước cũng như từng vùng, từng địa phương chưa được thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu, điều kiện mới và gắn với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Công tác tuyên truyền vận động, xúc tiến đầu tư còn thụ động, nghiên cứu đối với nước ngoài còn nhiều khuyết điểm do thiếu thông tin.

Công tác quản lý nhà nước đối với FDI còn yếu kém và sơ hở, vừa buông lỏng, vừa gây phiền hà, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI. Thủ tục đầu tư còn phức tạp, còn nhiều tiêu cực gây khó khăn cho quá trình triển khai dự án, tốn kém thời gian, tiền của của nhà đầu tư, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.

Năng lực và trình độ cán bộ phía Việt Nam còn hạn chế, đại bộ phận chưa được đào tạo, thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm vững pháp luật, thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Nhận thức về vai trò, vị trí của lĩnh vực FDI chưa thống nhất, thiếu thông tin trong lĩnh vực quản lý FDI, công tác kiểm tra báo cáo chưa đồng bộ, thiếu kịp thời, chất lượng chưa cao nên ảnh hưởng đến quản lý vĩ mô của nhà nước.

IV - Thực trạng mối quan hệ tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2001 - 2007 (tỷ đồng)

Nguồn vốn từ quá trình tạo lập và thu hút được sử dụng đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế, xã hội, qua đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Từ 2 đồ thị trên ta có thể thấy giá trị tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung có mối quan hệ tỷ lệ thuận, lượng vốn huy động được sử dụng hiệu quả sẽ có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.

Nếu đầu tư không có hiệu quả, thì chẳng những tăng trưởng kinh tế phải tốn nhiều vốn đầu tư hơn, mà còn gây ra lạm phát, xét trên nhiều mặt lạm phát do “chi phí đẩy” và lạm phát do “cầu kéo”.

Bản thân vốn đầu tư sẽ làm cho lạm phát 'cầu kéo'; còn đầu tư kém hiệu quả sẽ làm cho lạm phát do 'chi phí đẩy'. Lạm phát do quan hệ cung - cầu, quan hệ tiền - hàng mất cân đối thường có bề nổi, dễ nhận thấy, nhưng lạm phát do đầu tư không có hiệu quả thì thường là lạm phát ngầm, lúc đầu rất khó nhận thấy, nhưng khi nó bộc phát thì rất cao, rất khó trị và việc trị nó thường phải kèm theo cái giá phải trả không nhỏ, thậm chí còn có thể rơi vào cuộc khủng hoảng.

Mặc dù tỷ lệ huy động vốn từ các nguồn là tốt nhưng ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong việc sử dụng vốn nếu không muốn nói là lãng phí đó là đối với những dự án có vốn đầu tư của nhà nước. Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kể cả ngân sách, nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và ODA. Việc thất thoát ngân sách đã được Chính phủ thừa nhận, Quốc hội bàn thảo, và khiến người dân xót xa.

Còn đối với những dự án của tư nhân họ có lợi ích,vốn do họ bỏ ra nên họ có động lực thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn bị hạn chế do tác động chung của các nguồn lực khác: Cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưu đãi lớn dành cho doanh nghiệp nhà nước. Đáng ra, tư nhân có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn rất nhiều. Tất nhiên,

không phủ nhận sự yếu kém của doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhưng một yếu tố quan trọng chính là môi trường kinh doanh còn quá nhiều nhân tố bất ổn, do chính nhà nước tạo ra.

Về vốn bên ngoài, chúng ta đã nhận được rất nhiều cam kết, nhưng tốc độ giải ngân còn quá thấp. Cam kết FDI 10-16 tỷ USD nhưng thực tế tỉ lệ giải ngân thấp hơn đáng kể, chỉ 4,1 tỷ USD năm ngoái. Các nhà đầu tư vào nhưng chưa đưa được tiền vào.

Về cơ sở hạ tầng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đầu tư nhưng bản thân Việt Nam lại chưa tạo điều kiện đầy đủ. Hình thức BOT đã được luật hóa nhưng chưa có hướng dẫn thực sự để DN nước ngoài tham gia. Cách đây chưa lâu, Phần Lan đã mất 5-7 năm để đàm phán tham gia xây dựng hạ tầng, đạt đến kí kết. Họ lại phải mất thêm 2 năm đàm phán về giá cung cấp điện nhưng không có kết quả. Nước này đã rút dự án khỏi Việt Nam.

Đối với vốn ODA, Việt Nam chưa thực hiện tốt tất cả các công việc cần thiết để giải ngân tốt hơn. Một phần do phức tạp thủ tục, một phần do quy định khác nhau giữa nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam nên khó thống nhất Sau khi chọn được dự án ODA đã khó, việc chuẩn bị của Việt Nam khi có vốn ODA còn chậm, rõ nhất là chuẩn bị mặt bằng, và không có sẵn vốn đối ứng trong các dự án. Điều kiện con người và kinh tế kỹ thuật đã làm chậm quá trình giải ngân. Trong khi đó, mỗi nguồn ODA có thời gian ân hạn nhất định. Nếu không làm việc, chúng ta đã tự tước bỏ đi thời gian ưu đãi ấy. Ví dụ, một dự án ODA quy định trong 10 năm được hưởng lãi suất thấp, hoặc không phải trả lãi. Nhưng vì quá trình giải ngân chậm, khi dự án bắt đầu đi vào sử dụng chỉ còn 2-3 năm. Chúng ta đã tự đánh mất 7 - 8 năm quý giá. Và cái giá của ODA trở nên đắt đỏ hơn. Chưa kể nó sẽ kìm hãm sự phát triển của khu vực, lĩnh vực đưa ODA vào.

Đây là lãng phí kép: tiền của, gánh nợ, thời gian cho phát triển. Đặc biệt, mất thời gian đồng nghĩa với mất đi các cơ hội.

Tạo lập, huy động vốn vượt quá nhu cầu hiện tại sẽ dẫn đến lãng phí thất thoát: Sai phạm về TC (tỷ đồng) Năm Số DA đã thanh tra Tổng vốn ĐT (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 871 2002 17 9.385 13.6 1235 2003 14 8.193 19 1134 2004 64 6.000 18.9 402 2005 84 2054.2 19.6

Chương III - Giải pháp nhằm tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả ở Việt Nam

I - Tạo lập vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx (Trang 39 - 48)