Nguồn vốn nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx (Trang 29 - 33)

IV Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư

1. Nguồn vốn nhà nước

1.1. Ngân sách nhà nước

Trước đây ngân sách nhà nước đã cấp vốn một cách tràn lan cho các ngành, các khu vực kinh tế mà nhất là khu vực kinh tế quốc doanh, nhà nước cung ứng vật tư, tìm vốn cho các doanh nghệp với cơ chế phân phối vốn theo kiểu tập trung bao cấp mọi nhu cầu về vốn đã được nhà nước đáp ứng. Thực tế nền kinh tế này đã hạn chế khả năng tăng trưởng kinh tế, làm cho ngân sách nhà nước luôn căng thẳng ở mức quá sức chịu đựng. Với nền kinh tế thị trường đã dần dần đi đến xoá bỏ chế độ bao cấp vốn. Vốn đầu tư của nhà nước chỉ tập trung vào những khâu xung yếu nhất

nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, mở rộng các ngành, các vùng kinh tế trên cơ sở đó giải quyết các vấn đề xã hội và tạo công ăn việc làm, khắc phục nguy cơ bị quá tải khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Với mục đích đó vốn đầu tư tập trung của nhà nước chỉ dùng để :

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

- Đầu tư vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn.

- Đầu tư khai thác các loại nguyên, nhiên vật liệu quan trọng. - Đầu tư cho công nghiệp quốc phòng.

Đầu tư cho các dự án giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi núi trọc đánh bắt hải sản, một số cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm hải sản và dịch vụ xã hội.

Việc điều hành ngân sách của nhà nước ta chủ động hơn không những đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, mà còn để dành một tỷ lệ đáng kể chi cho đầu tư phát triển. Việc điều hành ngân sách của nhà nước ta chủ động hơn không những đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, mà còn để dành một tỷ lệ đáng kể chi cho đầu tư phát triển. Tổng thu Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 -2005 tăng bình quân 15%, tỷ lệ huy động vào Ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm đạt 23%GDP. Tổng chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%. Tỷ lệ chi Ngân sách bình quân bằng 28% GDP. Trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt bình quân 30,2% tổng chi Ngân sách nhà nước. Tính chung cho giai đoạn 2001-2005 tổng số vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước chiếm 22,3% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội (đầu tư cho nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,2%, giao thông, bưu điện 27%, giáo dục, đào tạo 8,9%, y tế - xã hội 6,9%, văn hoá, thể thao 4,3%; khoa học và công nghệ 3,1%).

Nguồn vốn từ ngân sách có một vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước. Đặc biệt, đầu tư công có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung. Do đó, nếu chỉ tính hiệu quả kinh tế đơn thuần thì sẽ không chính xác, mà phải tính hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, an sinh xã hội...

Tuy nhiên, nếu phân tích chi tiết thì chúng ta vẫn thấy được một số điều chưa đạt được như ý muốn. Chẳng hạn, trong tổng vốn đầu tư công hiện nay thì có đến 50% là từ ngân sách Nhà nước, còn 50% là từ các nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, đối với phần vốn thứ hai thì sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân chưa cao. Mới đây, chúng ta đã phải cắt giảm tới hơn 30 nghìn tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư Nhà nước. Điều này chứng tỏ nhiều đơn vị đã đề ra nhiều dự án không mang tính khả thi, hoặc thiếu hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Điều này cũng chứng tỏ trước đây chúng ta kiểm soát chưa tốt. Trên thực tế, việc cắt giảm là đúng nhưng về lâu dài chúng ta phải tính đến những phương án hiệu quả hơn, hoặc phải có cơ chế cụ thể trong phân cấp đầu tư và hình thành vốn cho từng vùng, tránh tình trạng đua tranh giữa các địa phương, dẫn đến giảm tính hiệu quả của đồng vốn.

Việc sử dụng vốn chưa hiệu quả cũng có phần do chúng ta còn nhiều vấn đề trong quản lý, như: nghiệp vụ, cơ chế, phối hợp, tổ chức quản lý, giải phóng mặt bằng…

Chúng ta đã có cơ chế quản lý (Luật Ngân sách, Luật Phòng chống tham nhũng…) cho nên không thể có chuyện tuỳ tiện trong sử dụng ngân sách mà có chăng chỉ là chưa hiệu quả...

Ngoài ra, khâu hậu kiểm của chúng ta còn yếu. Ví dụ, dự toán đầu tư và thực tế đầu tư khác nhau rất lớn, nhưng việc đánh giá kết thúc dự án của chúng ta thường chỉ mang tính nghiệp vụ đơn thuần, cho đủ giấy tờ để thanh toán thôi.

Việc đánh giá chất lượng công trình, tính hiệu quả, báo cáo lên để các cấp các ngành cùng phối hợp với nhau trong tương lai. Quản lý và giám sát vốn đầu tư Nhà nước tại các dự án đang bị buông lỏng. Phần lớn các cơ quan đầu mối như các Bộ, ngành, địa phương và tập đoàn kinh tế không có báo cáo hoặc có nhưng không đạt yêu cầu.

1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lí và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991 - 2000 nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước.

Giai đoạn 1991-1995, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước mới chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 2001 - 2005 đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm tiếp theo, tín dụng đầu tư của nhà nước sẽ có xu hướng cải thiện về mặt chất lượng và phương thức tài trợ nhưng tỷ trọng sẽ không có sự gia tăng đáng kể.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiện hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành vùng lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vụng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài " Mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư " ppsx (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w