Kiến nghị đối với Ngân Hàng TMCP Sài Gò n Hà Nội:

Một phần của tài liệu 268 NGĂN NGỪA và xử lí nợ QUÁ hạn tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn hà nội – CHI NHÁNH ĐÔNG đô (Trang 61 - 64)

1. Tín dụng ngân hàng

3.4Kiến nghị đối với Ngân Hàng TMCP Sài Gò n Hà Nội:

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội có biện pháp chỉ đạo thực hiện chế độ nghiệp vụ sát sao,các văn bản hướng dẫn thực hiện cần ngắn gọn,dễ hiểu,dễ làm,xử lí kịp thời những vướng mắc của chi nhánh.

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa kịp thời những sai sót

Coi trọng công tác cán bộ ,thường xuyên mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ trang bị kiến thức mới cho cán bộ tín dụng,quan tâm đến việc bố trí sắo xếp cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho các chi nhánh.

Làm tốt công tác phòng ngừa và xử lí rủi ro có sự liên lạc thường xuyên giữa thông tin phòng ngừa rủi ro với các chi nhánh,hướng dẫn chi nhánh thực hiện tốt công tác này.

KẾT LUẬN

Trước tình nợ quá hạn đang ở mức khác cao trong hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam trong những năm qua, ngành ngân hàng đã xác định một phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống dưới 3% đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra được an toàn. Không nằm ngoài xu hướng đó, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội phấn đấu trong năm 2021 không có nợ qúa hạn mới phát sinh,đồng thời tiếp tục xử lí nợ quá hạn đã phát sinh trong những năm trước đó để đưa tỉ lệ nợ quá hạn xuống càng thấp càng tốt.Để làm được đó cần có sự kết hợp của chính phủ, NHNN và bản thân ngân hàng từ việc đảm bảo các điều kiện và trong môi trường hoạt động tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường đầy rẫy sự rủi ro hiện nay thì hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là một họat động hàm chứa nhiều rủi ro nhất.Do đó việc nghiên cứu rủi ro trong hoạt động ngân hàng là một công việc tuy rất phức tạp nhưng lại mang nhiều ý nghĩa quan trọng cho hoạt động ngân hàng.Với suy nghĩ đó, em đã đặt trọng tâm nghiên cứu và công tác phòng ngừa và xử lí Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mong góp phần nhỏ bé vào việc phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.

Để có được điều đó ngoài sự cố gắng của bản thân em đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy Nghiêm Văn Bảy và của các cán bộ ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và trình độ hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và của các cán bộ tín dụng Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội để luận văn được hoàn thiện hơn, em xin cam đoan tất cả số liệu trên đây là trung thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng giai đoạn 2018 – 2020 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô 2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Luật số

47/2010/QH12 của Quốc hội: Luật các tổ chức tín dụng. Luât số 17/2017/QH14 năm 2014 sửa đổi, bổ sung.

3. PGS. TS. Đinh Xuân Hạng (2012), Giáo trình “Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại” NXB Tài Chính

4. Văn bản, qui định về chính sách của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

5. www. SHB .com.vn

6. Thông tư số 39/2016/ TT – NHNN: Quy chế cho vay đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu 268 NGĂN NGỪA và xử lí nợ QUÁ hạn tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn hà nội – CHI NHÁNH ĐÔNG đô (Trang 61 - 64)