1. Tín dụng ngân hàng
2.2.3. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân Hàng TMCP Sài Gò n Hà Nội – Ch
Chi nhánh Đông Đô:
2.2.3.1.Hoạt động tín dụng và nợ quá hạn:
Hoạt động tín dụng:
Như đã đề cập ở trên hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng đem lại phần lớn lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng. Do vậy trong định hướng hoạt động của mình tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô luôn chú trọng đến công tác tín dụng tuy vậy việc phát triển hoạt động tín dụng đòi hỏi phải cả lượng và chất.Trong diều kiện nền kinh tế nước ta những năm qua gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng NNoHà Nội vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.
(Đơn vị:Triệu VNĐ) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Mức % Mức % Mức % 1.Doanh số cho va 3034857 3424007 4193540 2.Doanh số thu nợ 3.Tổng dư nợ 2561317 3668286 3761945 *Theo thời hạn -Ngắn hạn 1295447 8 1571150 7 2020709 6 -Trung & dài
hạn 00,6 *Theo thành ph 1132515 7,4 1109269 9.4 1258545 2,8 kinh tế 162932 2,6 461881 734164 7,2 -DNNN -DNNQD 0,5 -Hộ sản xuất 1036922 0,4 126440 0,3 1308372 5,3 -Cho vay khác 145000 1,2 161149 0,1 405553 0,3 45369 0,5 48904 0,2 127097 0,3 68156 0,9 96657 161687 0,1
(Nguồn báo cáo tín dụng các năm 2018,2019,2020)
Nhận xét:
Doanh số cho vay và doanh thu tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô trong năm 2019 tuy có tăng so với năm 2018 nhưng tốc độ tăng còn chưa cao phải sang đến năm 2020 thì mới phục hồi và
tăng trưởng ở mức rất đáng kể . Sở dĩ tăng dần lên là do nền kinh tế đang phục hồi do cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid – 19 cũng như một số yếu tố khác đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam tạo ra tâm lý lo sợ cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước khiến cho họ xin rút giấy phép đầu tư làm ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành lắp máy xây dựng ... là những khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng, do đó trong năm 2018 quan hệ với các khách hàng này còn quá ít, tình hình trả nợ còn gặp nhiều khó khăn. Bước sang năm 2019 tình hình lại khó khăn hơn do nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm kéo theo là giảm phát, Ngân hàng nhà nước liên tục hạ trần lãi suất cho vay làm cho tình hình tài chính của các Ngân hàng thương mại thêm khó khăn hơn. Cạnh tranh Ngân hàng trong năm 2018 bước sang năm 2019 gay gắt chưa từng có, các Ngân hàng thương mại quốc doanh dư thừa vốn nên đua nhau hạ lãi suất cho vay và giành giật khách hàng, nhất là các doanh nghiệp nhà nước lành mạnh. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong năm 2020 Ngân hàng đã đạt được kết quả đáng khích lệ .Trong năm 2020 doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng 22.4% ,doanh số thu nợ tăng 2,5 % so với năm 2019. Kết quả đạt được đấy cũng cho thấy định hướng phát triển của tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô trong những năm qua là đúng đắn. Đó là duy trì khai thác tối đa quan hệ với các doanh nghiệp nhà nước và ngoài quốc doanh lành mạnh có các quan hệ tốt từ trước nhưng không tập trung sức cạnh tranh để lôi kéo các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chưa có quan hệ. Trong khi đó lại tập trung tiếp thị để xây dựng quan hệ với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy nhiên xét về mặt dư nợ thì dư nợ của Ngân hàng liên tục tăng lên trong những năm qua. Năm
2020 dư nợ tăng lên 21,3% so với năm2019 hay tăng 54,6 % so với năm 2018.
Mặt khác tỷ lệ dư nợ cho vay / tiền gửi của khách hàng cũng thường xuyên ở mức 70% (năm 2018 là 62,5%, năm 2019 là 64%, năm 2020 là 68%.) Điều này cho thấy Ngân hàng không ở tình trạng ứ đọng vốn như hầu hết các Ngân hàng khác. Trong đó tỷ trọng trung và dài hạn tăng lên rất nhanh từ 12,6% năm 2018 lên 29,4%năm 2019 và tăng nhanh vào năm 2020 là 37,2% tổng dư nợ
Dư nợ tín dụng và doanh số thu nợ đều tăng trong đó dư nợ trung và dài hạn tăng đều còn dư nợ ngắn hạn lại giảm. Do chủ trương của Ngân hàng trong các năm 2019 trở về trước là mở rộng đầu tư tín dụng cho khối khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh có nhu cầu chủ yếu đầu tư trung và dài hạn vào máy móc thiết bị công nghệ và công nghệ máy móc. Tuy dư nợ ngắn hạn giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao do Ngân hàng chuyên cho vay cá nhân nhiều về mặt tiêu dùng đấy là do đặc thù của Ngân hàng.Tuy nhiên trong năm 2020 ngân hàng đã có chủ trương mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để khai thác tối đa tiềm năng từ khối doanh nghiệp này.
Nếu xét theo các thành phần kinh tế thì có thể thấy rõ năm 2020 Ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay tạo ra một cơ cấu cho vay hợp lý, hơn nữa góp phần làm tăng độ phân tán rủi ro cho ngân hàng và làm cho mức dư nợ của doanh nghiệp nhà nước ngày một tăng lên từ 80% tổng dư nợ năm 2018 lên 80,5% năm 2019 hay tăng 227518 triệu VND và doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng đáng kể.Tuy nhiên quan hệ của ngân hàng với các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất còn chưa được mở rộng lắm do độ rủi ro ẩn chứa cao nhưng cũng là một vấn đề mà Ngân hàng cần có biện pháp để tạo ra một cơ cấu cho vay hợp lý hơn.
Tóm lại có thể thấy nổi bật lên trong quan hệ tín dụng của tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô với khách hàng là quan hệ với các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng cũng đang dần dần từng bước mở rộng quan hệ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
a) Tình hình nợ quá hạn:
Như các nhà quản lý Ngân hàng thường nói, lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro lợi nhuận cáng lớn thì rủi ro càng cao. Do đó bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được cũng giống như các Ngân hàng khác trong những năm qua tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô cũng rơi vào tình trạng NQH cao. Điều này đã làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn cũng như vòng quay của vốn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng,Ban lãnh đạo Ngân hàng đã có những biện pháp hợp lý để ngăn ngừa và xử lý NQH, làm cho tỷ lệ NQH trong tổng dư nợ giảm xuống và có những biểu hiện đáng mừng.
Chúng ta xem xét bảng sau để có cái nhìn tổng quát về tình hình NQH tại tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô:
Bảng 2: Diễn biến nợ quá hạn theo thời hạn vay (Đơn vị :Triệu VND) Chỉ tiêu 201 8 201 9 So sánh 2018 với 2019 202 0 So sánh 2019 với 2020 Mức Tỉ lệ Mức Tỉ lệ * Tổng dư nợ 12954 1571 15 275703 +21,3 20207 09 431559 27,5 - Tổng NQH 722559 1370 01 17825 +79 5640 5 16021 40 + Tổng NQH – NH 13845 574 9 11909 +86 4037 7 14628 56,9 + Tổng NQH, trung 8714 1436 5 5651 +65 1602 8 1663 9,1 dài hạn TổngNQH/Tổng DN 1,7% 2,5 % 2,8 %
(Nguồn báo cáo tổng kết các năm 2018, 2019, 2020 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy NQH trong 3 năm 2018, 2019, 2020 đều tăng dần lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tổng dư nợ năn 2019 tăng 21,3% (275703 triệu) so với năm 2018 nhưng tổng NQH lạI cũng tăng lên một con số khá cao là 79%(17825 triệu). Có thể nói cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực xảy ra năm 1998 vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Kết quả còn ảnh hưởng đó là khiến cho hoạt động tín dụng ngân hàng năm 2020 tuy có khả quan hơn các năm trước nhưng vẫn chưa đạt ở mức cao. Những ảnh hưởng đó còn kéo dài sang năm 2019 và đến tận đầu năm 2020. Bước sang năm 2020, tổng dư nợ của năm 2020 tăng một
cách đáng kể 27,5% (431559 triệu) so với năm 2019. Nhưng kéo theo đó là tổng NQH cũng tiếp tục tăng theo 40%(16022 triệu)
Tuy nhiên thực trạng của vấn đề này là tuy NQH năm 2019, 2020 có tăng dần lên nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay từ những năm trước đã đáo hạn nhưng đến năm 2019 mới hạch toán chuyển sang NQH. Thực chất NQH là nó chỉ mang tình thời điểm chứ không phản ánh được toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Tuy vậy ta thấy tỉ lệ NQH tuy ngày càng tăng nhưng tỉ lệ NQH trong tổng. Dư nợ luôn ở mức dưới 3% điều này cho ta thấy ngân hàng luôn đảm mức dư nợ an toàn tín dụng mà ngân hàng nhà nước cho phép.
Xét một cách tổng thể có thể thấy chất lượng tín dụng của tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô trong năm 2020 đã tăng lên đáng kể. Để đạt được điều đó có một phần không nhỏ của cán bộ nhân viên tín dụng, họ đã có trách nhiệm cao, thực hiện tốt qui chế, thể lệ tín dụng đồng thời phản ánh trình độ của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao.
Đối với tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô khách hàng có quan hệ vay mượn được phân theo thời hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trong cơ chế thị trường Ngân hàng làm nhiệm vụ tiếp sức cho các thành phần kinh tế có vốn hoạt động. Ngân hàng tập trung phát triển ngày càng nhiều khoản cho vay trung và dài hạn tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng lại tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy rủi ro trong tín dụng Ngân hàng rất cao phần lớn nguyên nhân của nợ quá hạn cho vay ngắn hạn cao là do thời hạn vay vốn ngắn Ngân hàng cũng như khách hàng xác định thời gian cho vay không chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua lỗ, do hàng hoá ứ đọng không bán được để thu vốn để trả nợ Ngân hàng dẫn đến bị chiếm dụng vốn, vỡ nợ..,cố tình chây ỳ không trả nợ Ngân hàng để sử dụng vào mục đích
kinh doanh có lợi khác. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho tỷ trọng chovay ngắn hạn của Ngân hàng ngày càng ít đi. Như vậy dự án đầu tư theo kế hoạch dài hạn là tương đối có hiệu quả.
Mặc dù vậy tín dụng trung dài hạn do có thời gian đáo hạn dài nên chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bước vào cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt doanh nghiệp không thể tránh khỏi những khó khăn, gặp không ít thất bại trong kinh doanh dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy tỷ lệ NQH trung và dài hạn trên tổng nợ quá hạn thấp không có nghĩa là các khoản cho vay trung và dài hạn có ít rủi ro bởi các khoản vay này chưa đến ngày đáo hạn. Điều này đỏi hỏi cán bộ tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội – Chi nhánh Đông Đô phải thường xuyên theo dõi các khoản cho vay để sớm phát hiện ra những dấu hiệu xấu.
*Phân loại NQH theo các thành phần kinh tế:
Bảng 3: Cơ cấu NQH theo các thành phần kinh tế:
(Đơn vị :triệu VNĐ) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Mức % Mức %Mức % 1.DNNN 18213 0,7 12 2,956 2,7 2.DNNQD 4100 8,2 6351 16,29293 6,5 3.Hộ sản xuất 98 0,4 100 0,3103 0,2 4.Cho vay khác 148 0,7 241 0,6353 0,6 Tổng 22559 1 40384 56405 1
Qua số liệu trên cho ta thấy nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm2018 là 1823 triệu chiếm 80,7% tổng NQH.Sang đến năm 2019 tiếp tục tăng lên 3351 triệu và chiếm 82,9% tổng nợ quá hạn và năm 2020 tỉ lệ NQH cũng tăng lên là 46566 triệu nhưng lại chỉ chiếm 82,7% Tổng nợ quá hạn.
Điều này cho ta thấy tuy nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhà nước có tăng nhưng không đáng kể bởi xét về mức tăng thì NQH của các DNNN có tăng cao nhưng xét về mặt tỉ lệ thì NQH của các DNNN chỉ giao động từ 2% đến 2,2% mà thôi.Mà như ta đã biết NQH chỉ mang tính chất thời điểm chứ không phản ánh được toàn bộ hoạt động của ngân hàng hơn nữa không chỉ có riêng NQH tăng mà ngay cẩ tổng dư nợ của ngân hàng và mức cho vay của ngân hàng cũng tăng lên đó là một điều tất yếu.
Hơn nữa xét trong mối tương quan với tổng dư nợ của ngân hàng thì ta thấy dư nợ của các DNNN chiếm tỉ trọng cao nhất khoảng từ 70% đến 75% .Nếu xét tỉ lệ NQH/Tổng dư nợ thì tỉ lệ đó lần lượt là :2018-1,9%:năm 2019- 2,7%,năm 2020-3,5%.Đây là tỉ lệ tuy không phải thấp nhưng cũng không phải là cao so với hoạt động của ngân hàng hơn nữa nó vẫn luôn ở dưới mức an toàn cho phép.
Sở dĩ NQH của khối DNNN ở mức khá cao như vậy là do các doanh nghiệp thường xuyên làm an thua lỗ, kém hiệu quả.Điển hình là một số công ty:Công ty thương mại du lịch và dịch vụ hàng không nợ 14160 triệu,công ty kinh doanh và sản xuất vật tư hàng hoá nợ 23415 triệu,công ty thương mại lâm sản Hà Nội nợ 15552 triệu,công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vân tải nợ 8584 triệu…vv. Điều này cho thấy ngân hàng cần cố găng hơn nữa trong việc xử lí các khoản NQH đã phát sinh và công tác phòng ngừa NQH.
Sang đến khoản cho vay đối với các DNNQD thì các khoản NQH ở thành phần kinh tế này luôn chỉ dao động ở mức 16-18%.Tỉ lệ NQH của DNNQD/Tổng NQH lần lượt các năm là:2018-18,2%,2019-16,2%,2020- 16,5%.Trong khi đó tỉ lệ dư nợ của các DNNQD/Tổng Dư Nợ là:2018- 10,3%,2019-10,2%,2020-
20,3%.Như vậy tỉ lệ NQH tỉ lệ thuận với tổng dư nợ tức tổng dư nợ càng tăng thì tỉ lệ NQH cũng tăng theo.
Ở năm 2018 tỉ lệ NQH đạt ở mức cao nhất là do thực tế các khoản cho vay đối với các DNNQD đã đến hạn từ năm 1999 và nhiều khoản chưa trả nợ được nhưng sang năm 2018 mới hạch toán. Sở dĩ như vậy là do trong những năm qua Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập một cách ồ ạt mở rộng quy mô song lại tách rời khả nănng tài chính các doanh nghiệp còn quá ít vốn thậm chí còn không có vốn hoạt động kinh doanh hay ra đời bằng vốn ảo ( chủ yếu hoạt động bằng vốn vay hay vốn đi chiếm dụng ), không tự chủ được về vốn nên kinh doanh thua lỗ, đó chưa kể rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Cùng với sự phát triển của đất nứơc, trong những năm qua nước ta có thêm nhiều công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn, tuy nhiên công ty cổ phần do mới thành lập hay do chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang và đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động vẫn chưa thực sự có kết quả do vậy tỷ lệ các khoản nợ quá hạn của thành phần kinh tế này còn cao.Do vậy trước tình hình NQH của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát sinh,ngân hàng đã tiến hành nhiều biện pháp thu hồi nợ nên cuối cùng đã đạt được những kết quả đáng mừng trong năm 2020.Điều này chứng tỏ ngân hàng đã thấy được tiềm năng và nội lực của thành phần kinh tế này và có xu hướng đầu tư một cách có hiệu quả.
Các khoản nợ của các hộ sản xuất và cho vay khác ở ngân hàng không chiếm tỉ trọng cao cả về dư nợ lẫn tỉ lệ NQH.Chứng tỏ ngân hàng không chú trọng lắm đến việc mở rộng các khoản cho vay với thành phần kinh tế này.Tuy nhiên ngân hàng cũng nên xem xét để khai thác tiềm năng từ thành phần kinh tế này và cần nâng cao kĩ năng,nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để luôn hạn chế rủi ro và tỉ lệ NQH ở mức thấp nhất có thể.