1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành

77 4K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 382 KB

Nội dung

Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành 1. Lí do chọn đề tài Hội thoại có vai trò quan trọng trong đời sống. Nó là hoạt động thường xuyên và phổ biến của loài người khi sử dụng ngôn ngữ. Nếu thống kê, hội thoại chiếm khoảng 70 – 80% thời gian con người sử dụng ngôn ngữ trong một ngày. Không có hoạt động ngôn ngữ, mọi sự giao lưu sẽ đình trệ. Vì thế hội thoại cũng là hình thức chủ yếu của hoạt động giao tiếp. Có thể khẳng định rằng chúng ta không thể sống nếu như thiếu hội thoại vì đây là nhu cầu tất yếu, giúp chúng ta trao đổi tâm tư, tình cảm, những nhu cầu, hiểu biết của bản thân từ đó nâng cao mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng và thêm cái nhìn rộng mở ra thế giới bên ngoài để trưởng thành hơn và sống tốt hơn. Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại thì nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin càng trở nên cấp bách và cần thiết. Hội thoại là chìa khóa để chúng ta mở ra cánh cửa văn minh tiếp cận tri thức của loài người. Hội thoại có vai trò quan trọng như thế, vậy mà có thời gian, người ta không quan tâm đến việc dạy hội thoại cho học sinh. Người ta nghĩ rằng, trẻ dùng được tiếng mẹ đẻ đương nhiên đã biết nói và nghe, đã biết hội thoại. Trong nhà trường tuy hội thoại cũng là nội dung được dạy nhưng lại bị bỏ quên. Nội dung dạy hội thoại chưa được chú ý đúng mức, chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà giáo dục. Ở Việt Nam, việc đưa hội thoại chính thức dạy trong nhà trường chậm hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ từ cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, hội thoại mới được đưa vào chương trình môn Tiếng Việt, được dạy thử nghiệm rồi dạy chính thức ở các cấp học. Hiểu biết của giáo viên về hội thoại sơ lược, kinh nghiệm dạy hội thoại của giáo viên còn ít ỏi, nhiều giáo viên đang gặp khó khăn khi dạy vấn đề này. Vì thế tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy hội thoại trong trường học và tính cần thiết phải đưa hội thoại trở thành một nội dung giảng dạy cơ bản. Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, việc dạy hội thoại giữ một vai trò quan trọng. Vì các em thuộc giai đoạn đầu bậc học, vừa chuyển từ chơi sang học, khả năng nhận thức còn hạn chế, tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế nên cần phải uốn nắn và tạo được nền tảng vững chắc phục vụ cho việc học ở những lớp cao hơn. Hội thoại sẽ giúp các em hình thành năng lực giao tiếp, những kĩ năng cơ bản khi thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh. Tuy nhiên để dạy hội thoại thành công thì cần nhiều yếu tố, trước tiên phải có phương pháp, cách tổ chức dạy học phù hợp. Hiện nay hai cách tổ chức dạy hội thoại thường dùng là dạy theo hướng phân tích và dạy theo hướng thực hành. Vậy bản chất của hai cách dạy này là như thế nào, nó có những ưu điểm và hạn chế gì? Cách áp dụng nó trong một bài giảng tiến hành ra sao? Nhằm trả lời những câu hỏi đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu hội thoại Trên thế giới hội thoại đã được nhắc đến từ lâu và là vấn đề đã được nghiên cứu trong suốt một thời gian dài. Đầu tiên, hội thoại được Xã hội học, Xã hội ngôn ngữ học, Dân tộc ngôn ngữ học Mĩ nghiên cứu. Từ 1970 nó là đối tượng chính thức của một phân ngành ngôn ngữ học Mĩ, phân ngành phân tích hội thoại (conversation analysis). Sau đó phân tích hội thoại được tiếp nhận ở Anh với tên gọi phân tích diễn ngôn (discourse analysis), ở Pháp (khoảng 1980) và ở các nước thuộc cựu lục địa. Cho đến nay thì ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bàn đến hội thoại. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu và tìm hiểu về hội thoại chưa nhiều. Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, Nxb Giáo dục, 2008) có đề cập đến những vấn đề cơ bản về lý thuyết hội thoại. Tác giả chú trọng và đi sâu vào phân tích những yếu tố cấu thành cuộc thoại, các phương châm hội thoại… để có cái nhìn khái quát nhất về hội thoại. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến việc dạy hội thoại trong nhà trường, chưa nói về cách tổ chức và hướng dạy hội thoại hiện nay. 2.2. Lịch sử nghiên cứu dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học Ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới việc nghiên cứu và dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học diễn ra từ khá lâu và được duy trì và phát triển triển đến tận ngày nay. Ở Việt Nam, việc đưa hội thoại chính thức dạy trong nhà trường chậm hơn. Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học ban hành năm 2001 mới đưa việc học hội thoại thành một nội dung quan trọng. Chương trình ban hành năm 2006 tiếp tục khẳng định phương hướng trên. Sách Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI đã có nhiều loại bài tập và bài học dạy hội thoại. Đó là bước tiến mới trong lịch sử dạy tiếng Việt. Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học (Nxb Giáo dục, 2009) và cuốn Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học (Nxb Giáo dục, 2008) có đề cập vấn đề dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học. Trong hai cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra được nội dung và phương pháp dạy hội thoại ở Tiểu học đồng thời nêu ra các kiểu bài tập dạy hội thoại ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5 và quy trình chung cho một bài dạy hội thoại. Đề cập đến vấn đề tổ chức dạy học hội thoại, tác giả Nguyễn Trí có đề cập đến hai hướng là hướng phân tích và hướng thực hành. Tuy nhiên tác giả chỉ dừng lại ở việc đưa ra lý thuyết và một số ví dụ minh họa tiêu biểu chứ không đi vào nghiên cứu sâu ở bất kì lớp nào. Như vậy, hội thoại là một vấn đề đã được thế giới nghiên cứu trong thời gian dài. Vấn đề dạy học hội thoại cho học sinh Tiểu học cũng được đề cập đến, tuy nhiên dạy hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành là nội dung chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Đây là cơ sở để chúng tôi đi sâu tìm hiểu và phát triển. 3. Mục đích nghiên cứu Nắm vững việc tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành. Vận dụng hai hướng phân tích và thực hành vào trong tổ chức dạy học hội thoại lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng dạy học hội thoại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Vận dụng hướng phân tích và hướng thực hành vào tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2. Phạm vi: Trong khuôn khổ, giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ xin nghiên cứu sự vận dụng trong giảng dạy một số nội dung hội thoại ở lớp 2. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài. Vận dụng hai hướng phân tích và thực hành trong tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2. Thiết kế một số giáo án thể nghiệm hai hướng phân tích và thực hành. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chung: quy nạp, diễn dịch Phương pháp cụ thể: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận + Phương pháp phân tích ngôn ngữ + Phương pháp so sánh – tổng hợp + Phương pháp hệ thống 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Nội dung của đề tài bao gồm: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành Chương 3: Thể nghiệm dạy học hội thoại lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hội thoại có vai trò quan trọng trong đời sống Nó là hoạt động thường

xuyên và phổ biến của loài người khi sử dụng ngôn ngữ Nếu thống kê, hộithoại chiếm khoảng 70 – 80% thời gian con người sử dụng ngôn ngữ trongmột ngày Không có hoạt động ngôn ngữ, mọi sự giao lưu sẽ đình trệ Vì thếhội thoại cũng là hình thức chủ yếu của hoạt động giao tiếp

Có thể khẳng định rằng chúng ta không thể sống nếu như thiếu hộithoại vì đây là nhu cầu tất yếu, giúp chúng ta trao đổi tâm tư, tình cảm, nhữngnhu cầu, hiểu biết của bản thân từ đó nâng cao mối quan hệ với mọi ngườitrong cộng đồng và thêm cái nhìn rộng mở ra thế giới bên ngoài để trưởngthành hơn và sống tốt hơn Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ cànghiện đại thì nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin càng trở nên cấp bách và cầnthiết Hội thoại là chìa khóa để chúng ta mở ra cánh cửa văn minh tiếp cận trithức của loài người

Hội thoại có vai trò quan trọng như thế, vậy mà có thời gian, người takhông quan tâm đến việc dạy hội thoại cho học sinh Người ta nghĩ rằng, trẻdùng được tiếng mẹ đẻ đương nhiên đã biết nói và nghe, đã biết hội thoại.Trong nhà trường tuy hội thoại cũng là nội dung được dạy nhưng lại bị bỏ

quên Nội dung dạy hội thoại chưa được chú ý đúng mức, chưa nhận được

nhiều sự quan tâm từ các nhà giáo dục

Ở Việt Nam, việc đưa hội thoại chính thức dạy trong nhà trường chậmhơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới Chỉ từ cuối thế kỉ XX vànhững năm đầu thế kỉ XXI, hội thoại mới được đưa vào chương trình mônTiếng Việt, được dạy thử nghiệm rồi dạy chính thức ở các cấp học Hiểu biếtcủa giáo viên về hội thoại sơ lược, kinh nghiệm dạy hội thoại của giáo viên

Trang 2

còn ít ỏi, nhiều giáo viên đang gặp khó khăn khi dạy vấn đề này Vì thế tôi

nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy hội thoại trong trường học và tính cần thiết phải đưa hội thoại trở thành một nội dung giảng dạy cơ bản.

Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, việc dạy hộithoại giữ một vai trò quan trọng Vì các em thuộc giai đoạn đầu bậc học, vừachuyển từ chơi sang học, khả năng nhận thức còn hạn chế, tư duy cụ thể vẫnchiếm ưu thế nên cần phải uốn nắn và tạo được nền tảng vững chắc phục vụcho việc học ở những lớp cao hơn Hội thoại sẽ giúp các em hình thành nănglực giao tiếp, những kĩ năng cơ bản khi thiết lập mối quan hệ với mọi ngườixung quanh Tuy nhiên để dạy hội thoại thành công thì cần nhiều yếu tố, trướctiên phải có phương pháp, cách tổ chức dạy học phù hợp Hiện nay hai cách tổchức dạy hội thoại thường dùng là dạy theo hướng phân tích và dạy theohướng thực hành Vậy bản chất của hai cách dạy này là như thế nào, nó cónhững ưu điểm và hạn chế gì? Cách áp dụng nó trong một bài giảng tiến hành

ra sao? Nhằm trả lời những câu hỏi đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tổ

chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành”.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu hội thoại

Trên thế giới hội thoại đã được nhắc đến từ lâu và là vấn đề đã đượcnghiên cứu trong suốt một thời gian dài

Đầu tiên, hội thoại được Xã hội học, Xã hội ngôn ngữ học, Dân tộcngôn ngữ học Mĩ nghiên cứu Từ 1970 nó là đối tượng chính thức của mộtphân ngành ngôn ngữ học Mĩ, phân ngành phân tích hội thoại (conversationanalysis) Sau đó phân tích hội thoại được tiếp nhận ở Anh với tên gọi phântích diễn ngôn (discourse analysis), ở Pháp (khoảng 1980) và ở các nước

Trang 3

thuộc cựu lục địa Cho đến nay thì ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia trênthế giới đều bàn đến hội thoại.

Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu và tìm hiểu về hội thoạichưa nhiều

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, Nxb

Giáo dục, 2008) có đề cập đến những vấn đề cơ bản về lý thuyết hội thoại.Tác giả chú trọng và đi sâu vào phân tích những yếu tố cấu thành cuộc thoại,các phương châm hội thoại… để có cái nhìn khái quát nhất về hội thoại Tuynhiên tác giả chưa đề cập đến việc dạy hội thoại trong nhà trường, chưa nói vềcách tổ chức và hướng dạy hội thoại hiện nay

2.2 Lịch sử nghiên cứu dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học

Ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới việc nghiên cứu và dạy hộithoại cho học sinh Tiểu học diễn ra từ khá lâu và được duy trì và phát triểntriển đến tận ngày nay

Ở Việt Nam, việc đưa hội thoại chính thức dạy trong nhà trường chậmhơn Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học ban hành năm 2001 mới đưa việchọc hội thoại thành một nội dung quan trọng Chương trình ban hành năm

2006 tiếp tục khẳng định phương hướng trên Sách Tiếng Việt đầu thế kỉ XXIđã có nhiều loại bài tập và bài học dạy hội thoại Đó là bước tiến mới tronglịch sử dạy tiếng Việt

Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo

quan điểm giao tiếp ở Tiểu học (Nxb Giáo dục, 2009) và cuốn Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học (Nxb Giáo dục, 2008) có đề cập vấn đề

dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học Trong hai cuốn sách này, tác giả đã chỉ

ra được nội dung và phương pháp dạy hội thoại ở Tiểu học đồng thời nêu racác kiểu bài tập dạy hội thoại ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5 và quy trình chung chomột bài dạy hội thoại

Trang 4

Đề cập đến vấn đề tổ chức dạy học hội thoại, tác giả Nguyễn Trí có đềcập đến hai hướng là hướng phân tích và hướng thực hành Tuy nhiên tác giảchỉ dừng lại ở việc đưa ra lý thuyết và một số ví dụ minh họa tiêu biểu chứkhông đi vào nghiên cứu sâu ở bất kì lớp nào.

Như vậy, hội thoại là một vấn đề đã được thế giới nghiên cứu trong thờigian dài Vấn đề dạy học hội thoại cho học sinh Tiểu học cũng được đề cậpđến, tuy nhiên dạy hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích vàhướng thực hành là nội dung chưa nhận được sự quan tâm thích đáng Đây là

cơ sở để chúng tôi đi sâu tìm hiểu và phát triển

3 Mục đích nghiên cứu

- Nắm vững việc tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theohướng phân tích và hướng thực hành

- Vận dụng hai hướng phân tích và thực hành vào trong tổ chức dạy họchội thoại lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng dạy học hội thoại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Vận dụng hướng phân tích và hướng thực hành vào tổchức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2

- Phạm vi: Trong khuôn khổ, giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ xinnghiên cứu sự vận dụng trong giảng dạy một số nội dung hội thoại ở lớp 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài

- Vận dụng hai hướng phân tích và thực hành trong tổ chức dạy học hộithoại cho học sinh lớp 2

- Thiết kế một số giáo án thể nghiệm hai hướng phân tích và thực hành

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu chung: quy nạp, diễn dịch

- Phương pháp cụ thể:

Trang 5

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận

+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ

+ Phương pháp so sánh – tổng hợp

+ Phương pháp hệ thống

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Nội dung của đề tài bao gồm: Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tíchvà hướng thực hành

Chương 3: Thể nghiệm dạy học hội thoại lớp 2 theo hướng phân tíchvà hướng thực hành

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Các vấn đề lí thuyết về hội thoại

1.1.1 Khái niệm hội thoại

Khái niệm hội thoại đã được nhiều tác giả đề cập đến Sau đây chúngtôi xin đưa ra một số định nghĩa:

- Theo tác giả Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán trong cuốn “Đại cương

ngôn ngữ học”, tập một (Nxb Giáo dục – Hà nội, 1995 – tr.122) thì “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đề ra”.

- Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học”, tập hai

(Nxb Giáo dục, 2003) cũng đưa ra khái niệm“Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”.

- Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn “Một số vấn đề dạy hội thoại cho học

sinh tiểu học” (Nxb Giáo dục, 2008) đề cập đến hội thoại và cho rằng “Hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời (ở dạng nói hay dạng viết) tối thiểu giữa hai nhân vật về một vấn đề nhằm đạt đích đã đặt ra”

1.1.2 Bản chất của hội thoại

Hội thoại vừa là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ vừa là một hiện tượng xã hội Cả hai bản chất đó đều bộc lộ và chi phối các hoạt động

hội thoại

Sở dĩ nói hội thoại là một hiện tượng giao tiếp bằng ngôn ngữ vì chính

trong hội thoại (và độc thoại), ngôn ngữ mới thực hiện được chức năng quantrọng của nó - chức năng giao tiếp Chính trong hội thoại, ngôn ngữ mới pháthuy đầy đủ đặc điểm, sức mạnh, vẻ đẹp… của nó Nói cách khác thì ngôn ngữ

Trang 7

trở thành ngôn ngữ sống nhờ vào hội thoại Một ngôn ngữ nếu không được aisử dụng để giao tiếp, nó sẽ trở thành ngôn ngữ chết Trên thế giới đã có hàngtrăm ngôn ngữ đi vào “cõi vĩnh hằng” do không còn ai sử dụng chúng để giaotiếp, để hội thoại và nó trở nên mất dần vị trí vốn có Bất kì cuộc hội thoại nàomuốn tiến hành được cũng phải dựa vào một ngôn ngữ cụ thể, cũng sử dụngmột tiếng nói cụ thể.

Nói đến bản chất ngôn ngữ của hội thoại, về mặt sư phạm, là nói đếnmối quan hệ giữa kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và hội thoại củacá nhân học sinh khi bước chân đến trường và yêu cầu dạy hội thoại của nhàtrường Khi vào học lớp 1 cũng như các lớp học trên, mặc dù chưa được họchội thoại nhưng học sinh vẫn sử dụng ngôn ngữ để tham gia trò chuyện vớinhau, với bố mẹ, trao đổi về mọi vấn đề các em gặp phải trong đời sống, đểgiãi bày, yêu cầu, đòi hỏi, ra lệnh, dọa nạt, quát tháo… Dường như các em đãnắm được một phần nào đó các quy tắc, quy luật… về hội thoại

Tuy nhiên đó chỉ là con đường tiếp nhận tự phát, các em chưa ý thức rõràng về sự tiếp nhận của mình Muốn dùng ngôn ngữ cho chính xác, linh hoạt,đúng lúc, đúng chỗ, tế nhị thì các em phải trải qua cả một quá trình rèn luyệnvà trau dồi Học sinh phải được học, được luyện tập về hội thoại Muốn hiểucác quy tắc, quy luật hội thoại sâu, kĩ, tự giác, học sinh phải học tập Do đódạy hội thoại cho học sinh là một yêu cầu tất yếu nhà trường phải thực hiện.Con đường để dạy hội thoại nhanh, có hiệu quả chính là phải từ kinh nghiệmsẵn có của học sinh phát triển lên, luyện tập thêm

Nói đến bản chất ngôn ngữ của hội thoại chính là nói đến tính chất giaotiếp của nó, là phải quan tâm đến các nhân tố tham gia vào cuộc giao tiếp, vàocuộc hội thoại như ngữ cảnh, ngôn ngữ và văn bản

Hội thoại là một hiện tượng xã hội vì nó nảy sinh và tồn tại chỉ trong

các cộng đồng người, trong xã hội loài người Để trao đổi thông tin, giao lưu

Trang 8

tình cảm, gắn kết từng cá thể với nhau tạo thành một cộng đồng, một xã hộithì con người đã sử dụng một công cụ đắc lực chính là hội thoại Nếu khôngcó công cụ này thì có lẽ mọi hoạt động của con người sẽ khó mà diễn ra như ýmuốn Chúng ta sẽ không bộc lộ được suy nghĩ, không giao lưu tình cảm đểgần gũi, thân thiện và thiết lập các mối quan hệ cần thiết trong cuộc sống.

Bàn đến bản chất xã hội của hội thoại là bàn đến chức năng, mục đíchvà nội dung hội thoại, là gắn hội thoại với các hoạt động xã hội

Hoạt động hội thoại là hoạt động giao tiếp gắn rất chặt với các quy tắcứng xử trong xã hội, thể hiện trình độ văn minh của con người Học các quytắc hội thoại, từ quy tắc luân phiên lượt lời đến các phương châm điều hànhnội dung hội thoại, từ phép lịch sự đến việc thực hiện các quy luật cấu trúchội thoại, người học thực ra đã tiếp nhận nhiều quy tắc đạo đức, nhiều phépứng xử văn minh như sự tôn trọng thể diện người hội thoại, sự phối hợp, hợptác trong cuộc sống… Vì thế dạy hội thoại cho học sinh đồng thời cũng là dạyđạo đức, dạy văn hóa ứng xử

Hai bản chất nêu trên của hội thoại gắn chặt với nhau đến mức ở nhiều

nhân tố hoặc nhiều giai đoạn khó tách bạch đâu là tính chất ngôn ngữ, đâu làtính chất xã hội Điều ấy không có nghĩa là không nhận thấy hai bản chất nàytrong hiện tượng hội thoại

1.1.3 Các nhân tố giao tiếp và hội thoại

Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ có vị

trí quan trọng nhất Vì thế các nhân tố tham gia vào cuộc giao tiếp (như ngữ cảnh, ngôn ngữ, văn bản) cũng là các nhân tố tham gia vào cuộc thoại.

Trang 9

Nhân vật hội thoại (giao tiếp)

- Nhân vật hội thoại (giao tiếp) là những người tham gia hội thoại (giaotiếp) Có hai yếu tố của nhân vật hội thoại ảnh hưởng đến cuộc hội thoại là

vai hội thoại (giao tiếp) và quan hệ liên cá nhân.

- Nói đến vai hội thoại (giao tiếp) là nói đến vị trí của nhân vật trong

cuộc hội thoại Có hàng vạn, hàng triệu cuộc giao tiếp, cuộc hội thoại khác

nhau nhưng tham gia vào các cuộc hội thoại đó chỉ có hai vai: người nói và người nghe Thông thường người nói đưa ra lời trao còn người nghe (khi được nói) sẽ đưa ra lời đáp Sau đó, người nói (ban đầu) trở thành người

nghe Nghe xong họ đưa ra lời trao Cuộc hội thoại cứ thế tiếp diễn Như vậyluôn có sự đổi vai trong một cuộc hội thoại Một người có lúc đóng vai ngườinghe, lúc khác lại đóng vai người nói

Tuy nhiên không phải lúc nào cuộc đổi vai này cũng suôn sẻ Lại có lúcngười nghe khi trở thành người nói không đưa ra lời đáp đúng với lời trao họvừa tiếp nhận Ngược lại, họ lại đưa ra lời đáp là một câu hỏi để buộc ngườinói khi trước phải đưa ra câu trả lời

- Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật tham gia hội thoại biểu hiện ở

các phạm vi: vị thế xã hội, vị thế giao tiếp và quan hệ thân cận.

+ Vị thế xã hội của những người tham gia hội thoại phụ thuộc vào

chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, địa vị trong gia đình… củahọ Các yếu tố này thường tác động trực tiếp đến cuộc giao tiếp và hội thoại.Các yếu tố khác như chức quyền, nghề nghiệp, địa vị xã hội… cũng có tácđộng tương tự Tuy nhiên, ở mỗi cuộc hội thoại, các yếu tố này tác động đậmnhạt, mạnh yếu khác nhau Điều đáng chú ý là các yếu tố thể hiện vị thế xãhội của người tham gia không có bất cứ sự thay đổi nào trong suốt cuộc hộithoại

Trang 10

+ Quan hệ thân cận là quan hệ thiên về tình cảm giữa những người

tham gia cuộc hội thoại Quan hệ thân cận biểu hiện trên các mức độ: thânhay sơ, nồng nàn, thắm thiết hay lạnh nhạt, quý mến hay xa lạ… Mối quan hệnày có thể có sự biến đổi trong và sau cuộc hội thoại Có nghĩa là trong hoặcsau cuộc hội thoại, những người tham gia có thể từ sơ thành thân, từ xa lạ trởnên quý mến… hoặc ngược lại

+ Những người tham gia hội thoại còn bị chi phối bởi vị thế giao tiếp Trong một cuộc giao tiếp bao giờ cũng có người ở vị thế mạnh, người ở

vị thế yếu Người ở vị thế giao tiếp mạnh sẽ chi phối một cách tự giác hoặcngẫu nhiên, có chủ đích hoặc không có chủ đích cuộc giao tiếp, cuộc hộithoại Ngược lại, người ở vị thế giao tiếp yếu sẽ bị chi phối, bị lôi theo các nộidung hội thoại do người ở vị thế giao tiếp mạnh nêu ra

Hiện thực bên ngoài hội thoại

Bất kì cuộc hội thoại nào cũng xoay quanh một phạm vi hiện thực nhất

định Phạm vi hiện thực đó trở thành hiện thực – đề tài của hội thoại Các cuộc hội thoại lại diễn ra trong một hoàn cảnh xã hội nào đó, một môi trường hội thoại xác định, một tình huống hội thoại cụ thể Các yếu tố trên hợp thành

hiện thực bên ngoài hội thoại nhưng có tác động quan trọng đến hội thoại Có

yếu tố tác động trên phạm vi rộng, theo cách gián tiếp như hiện thực – đề tài của hội thoại, hoàn cảnh xã hội Có yếu tố tác động trên phạm vi hẹp, theo cách trực tiếp như môi trường hội thoại, tình huống hội thoại.

Các yếu tố hiện thực bên ngoài hội thoại bao gồm:

- Hiện thực – đề tài hội thoại

Hiện thực – đề tài hội thoại bao gồm toàn bộ thế giới tự nhiên và xã

hội, thế giới tâm linh và các biểu hiện tâm lí của con người, ngôn ngữ và việcsử dụng ngôn ngữ… được đưa vào làm đề tài của hội thoại

Trang 11

Mỗi cuộc hội thoại chỉ có thể đề cập đến một bộ phận của hiện thựclàm đề tài hội thoại.

- Hoàn cảnh xã hội

GS Đỗ Hữu Châu gọi hoàn cảnh xã hội là hoàn cảnh giao tiếp rộng.

Như vậy, xét về mặt tên gọi thì hai cách gọi này là khác nhau nhưng chúngđều giống nhau về mặt ý nghĩa

Hoàn cảnh xã hội bao gồm các đặc điểm về lịch sử, địa lí, văn hóa,nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, quân sự, giáo dục, tâm lí dân tộc và xã hội,ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc… của dân tộc, bộ tộc, cộng đồng người… nơidiễn ra hội thoại Các điều kiện trên có ảnh hưởng ít, nhiều, đậm, nhạt khácnhau… đến các cuộc hội thoại

Đối với mỗi cuộc hội thoại, thường chỉ có một vài điều kiện nêu trên đểlại dấu ấn rõ ràng

- Môi trường hội thoại

GS Đỗ Hữu Châu gọi môi trường hội thoại là hoàn cảnh giao tiếp hẹp.

Như vậy, xét về mặt tên gọi thì hai cách gọi này là khác nhau nhưng chúngđều giống nhau về mặt ý nghĩa

Bất kì cuộc thoại nào cũng diễn ra trong một không gian và một thờigian xác định, cụ thể Một số không gian và thời gian mang đặc trưng chungđặc thù (thành văn hay bất thành văn) do xã hội hoặc cộng đồng quy định.Người ta gọi các không gian và thời gian ấy là môi trường hội thoại

Mỗi môi trường hội thoại sẽ quy định một cách thức sử dụng ngôn ngữphù hợp với nó Các quy định này đều có tính đặc thù so với quy định chungcủa xã hội Những người tham gia hội thoại tại các môi trường đó phải hiểuvà tuân theo các quy định đặc thù đó mới có thể thành công trong giao tiếp,đạt đích đề ra trong hội thoại

Trang 12

- Tình huống hội thoại

Tình huống hội thoại (dạng đặc biệt của tình huống giao tiếp) là tìnhhuống cụ thể, xác định được các nhân vật tham gia hội thoại ý thức và làmnảy sinh cuộc hội thoại

1.1.3.2 Ngôn ngữ

Hội thoại là quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao lưu giữangười với người Để có thể sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao trong hộithoại, người tham gia hội thoại cần chú ý đến những vấn đề như: đặc điểmcủa ngôn ngữ nói, ngữ vực và ngôn ngữ cá nhân

Đặc điểm của ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ có hai dạng là ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói Hai dạng củangôn ngữ có nhiều đặc điểm chung (cùng dùng chung kho từ vựng, hệ thốngcác quy tắc ngữ pháp và phong cách, cùng chịu sự chi phối của các đặc điểmvề truyền thống và văn hóa dân tộc), nhưng mỗi dạng ngôn ngữ lại có nhữngđặc điểm riêng khác nhau Ngôn ngữ nói có những đặc thù:

o Có thể sử dụng tất cả các lớp từ trong vốn từ của một ngôn ngữ

o Thường sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản, giản lược… kể cả cáccách diễn đạt đơn giản không theo quy tắc ngữ pháp chuẩn mực, nói tắt…

o Chú trọng sử dụng ngữ điệu để diễn đạt một số nội dung thông tin vànội dung liên quan đến tình cảm, biểu đạt thái độ… của người nói

o Được sự phụ trợ rất có hiệu quả của các yếu tố phi ngôn ngữ của ngườitham gia hội thoại

Ngữ vực

Trong giao tiếp, có những chuẩn mực ngôn ngữ được cả xã hội hoặccộng đồng thừa nhận, bên cạnh đó lại có các phương ngữ địa lí, các loại biệtngữ xã hội… Còn căn cứ vào cách dùng có thể nói đến các ngữ vực khácnhau:

Trang 13

o Ngữ vực quy thức: dùng để nói với những người quen biết ít hoặc chưaquen biết.

o Ngữ vực thân tình: dùng để giao tiếp giữa những người có quan hệthân thiết với nhau

o Ngữ vực quy nghi thức: dùng để giao tiếp giữa những người tuy cóbiết nhau nhưng không thân thiết

Ngôn ngữ cá nhân

Ngôn ngữ mỗi cá nhân dùng khi giao tiếp, hội thoại đều có dấu ấn củangôn ngữ chuẩn mực, của phương ngữ, của ngữ vực, thậm chí của cả biệt ngữxã hội, đồng thời kèm theo là những sáng tạo riêng của cá nhân

1.1.4 Vị trí của hội thoại trong đời sống, trong văn chương và trong nhà trường

1.1.4.1 Vị trí của hội thoại trong đời sống

Hội thoại có vai trò quan trọng trong đời sống Có thể khẳng định rằngchúng ta không thể sống nếu thiếu đi hội thoại vì đó là nhu cầu tất yếu và hoạtđộng thường xuyên của con người Qua hội thoại chúng ta có cơ hội giao lưutình cảm, bày tỏ suy nghĩ, thái độ, quan điểm về các vấn đề xảy ra thườngngày xung quanh cuộc sống Hội thoại giúp chúng ta gần gũi với nhau hơn từđó tạo lập các mối quan hệ trong cộng đồng Xã hội càng phát triển thì nhucầu hội thoại, nhu cầu giao tiếp càng trở nên cần thiết Trong một ngày, mộttháng, một năm, một đời người, thời gian dành cho hội thoại rất lớn, lớn hơnthời gian dành cho độc thoại nhiều lần Con người chủ yếu giao tiếp với nhaubằng hội thoại Ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong hội thoại

Giáo sư Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Hội thoại là hình thức giao tiếpthường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọihoạt động ngôn ngữ khác…”

Trang 14

Nếu thống kê, có lẽ hội thoại chiếm đến 70 – 80% thời gian con ngườisử dụng ngôn ngữ trong một ngày Không có hoạt động ngôn ngữ này, mọi sựgiao lưu sẽ đình trệ Vì thế hội thoại cũng là hình thức chủ yếu của hoạt độnggiao tiếp.

Chúng ta có thể không giao tiếp, không hội thoại trong một giờ, haigiờ… nhưng không thể im lặng trong một tháng, một năm bởi tất nhữngthông tin chúng ta tiếp nhận từ thế giới bên ngoài đều phải qua hội thoại.Ngay cả một đứa trẻ khi tập nói cũng có nghĩa là nó đang muốn hội thoại,muốn nói chuyện với mọi người xung quanh Muốn nhờ cậy, yêu cầu hay bàytỏ lòng biết ơn, sự cảm thông của ta đến mọi người trong từng hoàn cảnh tađều phải qua hình thức hội thoại Có thể coi đó là chìa khóa để chúng ta mởcánh cửa cuộc sống

Như vậy, hội thoại thực sự chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong đờisống Chúng ta không thể thay thế hội thoại bằng bất cứ hình thức nào khác.Sự sống còn tồn tại thì hội thoại còn tiếp diễn và sẽ được nâng lên một tầmcao mới phù hợp với sự đổi thay của thời đại

1.1.4.2 Vị trí của hội thoại trong văn chương

Trong văn chương, hội thoại cũng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.Các nhân vật trò chuyện, trao đổi với nhau tạo nên nhiều cuộc hội thoại khácnhau trong dòng diễn biến của cốt truyện Các cuộc hội thoại góp phần bộc lộtính cách nhân vật Tức là với mỗi một cuộc hội thoại giữa các nhân vật hayngay cả khi nhân vật trong truyện độc thoại nội tâm thì phần nào cho độc giảhiểu được tâm trạng của nhân vật và từ đó có thể đánh giá về nhân vật với cáctính cách như hiền hậu, nhu mì, thẳng thắn, trung thành hay độc ác, thâmhiểm… Đối với một số truyện thì có thể trong mỗi cuộc thoại lại thể hiện mộttâm trạng khác nhau của nhân vật như: buồn, vui, lo lắng hay hờn ghen, giậndỗi… Đó là do hoàn cảnh, tình tiết trong cốt truyện tạo nên Tất cả những

Trang 15

cuộc thoại đó góp phần tạo sự đa sắc màu trong tính cách từng nhân vật khiếnngười đọc cảm thấy thu hút và muốn tìm hiểu, theo dõi.

Ngoài ra, các cuộc hội thoại còn nhằm bộc lộ mâu thuẫn, thúc đẩy sựphát triển của tình tiết truyện Mỗi một truyện hay một lớp kịch đều tồn tạinhững mâu thuẫn và tình tiết nhất định, mâu thuẫn, tình tiết càng gay cấn,càng nóng bỏng thì càng lôi cuốn độc giả

Như vậy, mỗi một truyện đều cần thiết phải có những cuộc hội thoại.Dù những cuộc thoại đó có diễn ra trong thời gian ngắn hay dài thì đều có ýnghĩa quan trọng Đó là một yếu tố cơ bản để tạo nên thành công cho truyện.Nếu truyện mà không có các cuộc thoại giữa các nhân vật thì rất buồn tẻ vànhàm chán, khó đi vào nội tâm của người đọc

Cũng qua hội thoại người đọc sẽ phần nào hình dung được bối cảnhgiao tiếp, không gian giao tiếp để có cái nhìn, sự đánh giá khách quan hơn vềthực tế truyện kể Có những cuộc thoại mà tác giả xây dựng thành công tớimức khắc họa rõ ràng đặc điểm, lối sống của một số vùng miền dân tộc quacách nói, qua ngôn ngữ của các nhân vật

Giống như trong đời sống, trong văn chương không thể thiếu đi hộithoại bởi hội thoại chính là linh hồn của tác phẩm Tác phẩm hay phải là tácphẩm xây đựng được tình tiết hấp dẫn, ý tưởng mới lạ… và điều đó chỉ có thểđược tạo nên thông qua các cuộc hội thoại giữa các nhân vật

1.1.4.3 Vị trí của hội thoại trong nhà trường

Trong đời sống và trong văn chương hội thoại có vị trí quan trọng vậytrong nhà trường dạy hội thoại cho học sinh có cần thiết?

Một thời gian dài hội thoại không được giới ngôn ngữ học quan tâmnghiên cứu, không được các nhà sư phạm đưa vào giảng dạy trong nhàtrường Người ta nghĩ rằng trẻ dùng được tiếng mẹ đẻ đương nhiên đã biết nóivà nghe, đã biết hội thoại Vì thế nhà trường nên tập trung dạy đọc, viết, dạy

Trang 16

độc thoại Đó là một quan niệm phiến diện Cần phải dạy cho học sinh cáchnói có văn hóa, lịch sự Học nói là học từ cách phát âm, đến ngữ điệu, giọngđọc, học cả độc thoại và hội thoại.

Hội thoại giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ nói củahọc sinh Học sinh muốn phát triển toàn diện nhất thiết phải có các kĩ nănghội thoại, phải biết hội thoại Đối với học sinh Tiểu học thì việc dạy hội thoạitrong nhà trường lại càng cần thiết bởi các em đang ở độ tuổi hình thành lờinói và các kĩ năng giao tiếp cơ bản Các em cần được dạy hội thoại một cáchcẩn thận và tỉ mỉ để có nền tảng vững chắc phục vụ cho việc thiết lập các mốiquan hệ với mọi người trong xã hội Dạy học hội thoại trong nhà trường làgiúp các em biết chào hỏi, tự giới thiệu bản thân mình, biết đáp lời cảm ơn,xin lỗi, đề nghị, yêu cầu hay an ủi mọi người khi họ gặp chuyện không vui…với thái độ phù hợp

Có thể nói nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất, dạy hội thoại cóhiệu quả nhất đối với học sinh Việc đưa hội thoại vào nhà trường đã tạo ranhững thay đổi quan trọng trong nội dung cũng như phương pháp dạy tiếngmẹ đẻ và dạy ngoại ngữ Chương trình dạy tiếng mẹ đẻ và dạy ngoại ngữ trênthế giới ngày càng chú ý dạy hội thoại, nhờ vậy học sinh giao tiếp ngày cànglinh hoạt, sinh động

Ở Việt Nam, việc đưa hội thoại chính thức dạy trong nhà trường chậmhơn Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học ban hành năm 2001 mới đưa việchọc hội thoại thành một nội dung quan trọng Chương trình ban hành năm

2006 tiếp tục khẳng định phương hướng trên Sách Tiếng Việt đầu thế kỉ XXIđã có nhiều loại bài tập và bài học dạy hội thoại Đó là bước tiến mới tronglịch sử dạy tiếng Việt

Trang 17

1.2 Vấn đề dạy học hội thoại ở lớp 2

1.2.1 Nội dung dạy hội thoại trong chương trình Tiếng Việt lớp 2

Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học năm 2000 đặt mục tiêu “hìnhthành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, nói, nghe,viết) để học tập giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.”

Xuất phát từ mục tiêu trên mà nội dung dạy Tiếng Việt ở tiểu học đãchú trọng đến dạy phát triển lời nói cho học sinh thông qua nội dung dạy hộithoại Lần đầu tiên, chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học đưa hội thoạithành một nội dung học tập Các chương trình này quy định các kĩ năng cầnrèn luyện trong phần nội dung chương trình và mức độ cần đạt được trongphần chuẩn kiến thức và kĩ năng

Chương trình Tiếng Việt lớp 2 ở Tiểu học (ban hành năm 2006) quyđịnh các kiến thức và kĩ năng cần học và rèn luyện phục vụ cho dạy hội thoạinhư sau:

1.2.1.1 Nội dung chương trình

- Kiến thức Tập làm văn

+ Sơ giản về đoạn văn và nội dung của đoạn văn

+ Một số nghi thức lời nói: chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêucầu, đề nghị, tự giới thiệu; đáp lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu,đề nghị, tự giới thiệu

Trang 18

+ Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, đề nghị, tự giới thiệu; đáp lờicảm ơn, xin lỗi, lời mời… trong các tình huống giao tiếp ở trường học, giađình, nơi công cộng.

+ Trả lời và đặt câu hỏi đơn giản

+ Kể một mẩu chuyện hoặc một đoạn của câu chuyện được nghe + Nói lời giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớptheo gợi ý

1.2.1.2 Chuẩn kiến thức và kĩ năng

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú

Tập làm văn

- Nhận biết đoạn văn, ý chính của đoạnvăn

- Biết cách tạo lập một số văn bản thôngthường (danh sách học sinh, tờ khai lí

lịch, thông báo, nội quy, bưu thiếp…)

- Biết một số nghi thức lời nói (chào hỏi,chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề

nghị )

Biết đặt đầu đềcho đoạn văn(theo gợi ý)

Nghe

Nghe - hiểu

Nghe và trả lời được câu hỏi về nhữngmẩu chuyện có nội dung đơn giản, gầngũi với lứa tuổi (kết hợp nhìn hình minhhọa)

Nghe - viết Nghe – viết được bài chính tả có độ dài

khoảng 50 chữ trong khoảng 15 phút

Nói

Sử dụng nghi

thức lời nói

- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ,yêu cầu, bày tỏ sự ngạc nhiên, thán phục;

biết đáp lại những lời nói đó

- Biết dùng từ xưng hô, biết nói đúng vai

Trang 19

trong hội thoại.

Đặt và trả lời

- Biết nói lời nhận xét đơn giản về nhânvật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã

học; bộc lộ được tình cảm, thái độ vớinhân vật

Phát biểu,

thuyết trình

- Biết giới thiệu vài nét về bản thân và

những người xung quanh

Giới thiệu vàinét về bản thân,người thân, bạnbè… thể hiệnđược tình cảm,thái độ trong lờikể; cách nói tựnhiên,mạnh dạn

1.2.2 Các kiểu bài tập dạy hội thoại ở lớp 2

Nội dung dạy hội thoại được phân bố ở SGK Tiếng Việt lớp 2 là học

các nghi thức lời nói Sau đây là các kiểu bài tập dạy hội thoại ở lớp 2.

1.2.2.1 Kiểu bài tập dạy nghi thức lời nói trong hội thoại

Nghi thức lời nói là những lời nói đã được xã hội quy thành chuẩn mựcđược dùng phổ biến trong giao tiếp Dùng sai nghi thức lời nói là vi phạmchuẩn mực trong giao tiếp, điều đó dẫn tới các lỗi lầm, sai phạm trong quan

Trang 20

hệ xã hội, thất bại trong giao tiếp Nghi thức lời nói chủ yếu dùng khi mở đầuvà kết thúc cuộc giao tiếp, nhất là trong các cuộc giao tiếp chính thức.

Dạy nghi thức lời nói là dạy văn hóa giao tiếp, là dạy tác phong vănminh lịch sự trong quan hệ xã hội Việc dạy nghi thức lời nói được thực hiệnbắt đầu từ cuối lớp 1 và tập trung ở lớp 2

Nội dung dạy nghi thức lời nói được phân bố ở lớp 2 như sau:

- Chào hỏi, tự giới thiệu (tuần 1 và tuần 2); đáp lời chào, lời tự giớithiệu (tuần 19)

- Cảm ơn, xin lỗi (tuần 4), đáp lời cảm ơn (tuần 21), đáp lời xin lỗi(tuần 22)

- Nhờ cậy, yêu cầu, mời (tuần 8), đáp lời đồng ý (tuần 25, 26)

- Khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối (tuần 6), đáp lời khẳng định(tuần 23), đáp lời phủ định (tuần 24), đáp lời an ủi (tuần 33)

- Chia vui, chúc mừng, khen ngợi (tuần 16, 25), đáp lời chia vui (tuần

28, 29), đáp lời khen ngợi (tuần 31)

+ Cấu trúc bài tập dạy nghi thức lời nói

Bài tập tập sử dụng nghi thức lời nói:

Đầu bài kiểu bài tập này gồm một lời trao hay lời đáp Cũng có khiSGK dùng tranh ảnh mô tả tình huống giao tiếp, trong đó một nhân vật nói lờitrao hay lời đáp HS sẽ căn cứ vào các dữ kiện đã cho, đóng vai nhân vật cònlại để nói tiếp lời đáp hay lời trao là một nghi thức lời nói

Ví dụ:

Đây là bài tập gồm lời trao, người làm bài cần điền lời đáp là một nghithức lời nói

Viết lời đáp của Nam trong tình huống sau:

Một người lớn tuổi chào Nam:

- Chào cháu.

Trang 21

- …

(SGK Tiếng Việt 2, tập hai, tr.12)

Bài tập lựa chọn nghi thức lời nói phù hợp tình huống giao tiếp:

Đề bài tập gồm vài ba câu miêu tả tình huống giao tiếp Sau đó đề bàiđưa ra yêu cầu HS đưa ra một nghi thức lời nói phù hợp

Đề bài đó có thể có tranh minh họa hay không có tranh minh họa chotình huống giao tiếp

Đề bài đòi hỏi người làm bài đưa ra lời chào:

Ví dụ:

Nói lời của em chào bố mẹ để đi học.

+ Mục đích của bài tập

Bài tập nhằm rèn luyện việc vận dụng các nghi thức lời nói phù hợp vớicác tình huống giao tiếp đề bài đã ra

+ Tình huống giao tiếp

Tình huống giao tiếp chung của kiểu bài tập này có thể mô tả như sau:Giữa các nhân vật xuất hiện những hoạt động (mua bán, trao đổi, tranhluận…) đòi hỏi dùng nghi thức lời nói để giao tiếp Trong hoàn cảnh ấy lờiđáp nên như thế nào nếu người mở đầu dùng nghi thức lời nói đúng chỗ?Hoặc lời trao nên như thế nào nếu người đáp dùng nghi thức lời nói đúngchỗ?

+ Phương pháp đáp lời hay trao lời bằng một nghi thức lời nói

Các bước triển khai: Để xác định đúng nghi thức lời nói đáp lời hay

trao lời, người làm bài cần tiến hành hai bước:

- Xác định hoàn cảnh giao tiếp được mô tả trong đề bài là hoàn cảnhnào? (làm quen, cảm ơn, xin lỗi, đề nghị, yêu cầu…)

- Lựa chọn nghi thức lời nói phù hợp

Trang 22

Công thức của lời trao hay lời đáp gồm: nghi thức dùng trong các hoàncảnh giao tiếp đặt ra (cộng với) lời tỏ rõ phép lịch sự phù hợp quan hệ cá nhâncác nhân vật giao tiếp.

Một số lưu ý

Về cách dùng nghi thức lời nói khi làm quen: theo nguyên tắc chào hỏikhi gặp gỡ hoặc làm quen thì người chào, dùng cách chào nào, người trả lờiphải dùng cách đó để đáp lại

Trong nhiều trường hợp, khi nói xong một nghi thức lời nói, cần nóithêm một vài câu để khơi mào cho đề tài giao tiếp xuất hiện

1.2.2.2 Kiểu bài tập đáp lời hoặc trao lời trong các tình huống giao tiếp

Một cuộc hội thoại bao giờ cũng có lời trao, lời đáp Trong một tìnhhuống giao tiếp, nếu đề bài đã cho lời trao thì học sinh phải đưa ra lời đáphoặc ngược lại Hiểu theo nghĩa trên, kiểu bài tập sử dụng nghi thức lời nói làmột dạng đặc biệt của kiểu bài tập đáp lời hoặc trao lời trong các tình huốnggiao tiếp

+ Cấu trúc bài tập đáp lời hoặc trao lời

Có hai dạng đề bài tập loại này

Dạng đề 1: Cho sẵn các lời trao trong một chuỗi các cặp thoại liên tiếp

nhưng lời đáp thì bỏ trống Nhiệm vụ người làm bài là nói tiếp các lời đápphù hợp

Ví dụ:

Nói hay viết lời đáp trong các trường hợp sau:

- Mẹ ơi, đây có phải con hươu sao không ạ?

- Phải đấy con ạ.

- …

(SGK Tiếng Việt 2, tập hai, tr 49)

Trang 23

Dạng đề 2: Cho một tình huống giao tiếp, yêu cầu người làm bài đưa ra

một lời đáp để hoàn chỉnh đoạn thoại phù hợp tình huống đó

Ví dụ:

Em muốn mượn bạn quyển truyện, bạn bảo “truyện này tớ cũng đi mượn” Em đáp lời thế nào?

+ Phương pháp chuẩn bị lời đáp hoặc lời trao

Ở kiểu bài tập này, người làm phải trải qua bốn bước:

 Bước 1: Rút ra tình huống giao tiếp (với đề dạng 1) hay suy nghĩ vềtình huống giao tiếp (với dạng đề 2)

 Bước 2: Đưa ra lời đáp hoặc lời trao dự kiến

 Bước 3: Xem xét tính phù hợp của lời đáp hoặc lời trao với tình huốnggiao tiếp

 Bước 4: Sửa chữa, hoàn chỉnh lời đáp hoặc lời trao

Ví dụ:

Dự kiến lời đáp của người con trong đoạn thoại sau:

- Mẹ ơi, đây có phải con hươu sao không ạ?

- Phải đấy con ạ.

- …

SGK Tiếng Việt 2, tập hai đưa ra 3 lời đáp để HS lựa chọn:

- Trông nó dễ thương quá!

- Nó giống con hươu trong phim thế, mẹ nhỉ?

- Nó xinh quá!

1.2.3 Hai hướng dạy học hội thoại

Đây là trọng tâm nghiên cứu của đề tài, ở phần này chúng tôi chỉ xinđưa ra một cách khái quát, chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn trong chương 2

1.2.3.1 Dạy hội thoại theo hướng phân tích

Trang 24

Dạy hội thoại theo hướng phân tích là cách dạy đưa ra những lời nhậnxét, đánh giá về các yếu tố giao tiếp nêu trong đề bài (gồm cả phần lời vàphần tranh minh họa) Sự phân tích này nhằm làm rõ đích giao tiếp, nhân vậtgiao tiếp (trong đó có vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân), đề tài giao tiếp(gồm nội dung hiện thực được đề cập đến (khi giao tiếp), hoàn cảnh giao tiếp(thường là hoàn cảnh hẹp): cuộc giao tiếp xảy ra vào lúc nào, ở đâu) Từ đóđưa ra dự kiến các lời hội thoại và lựa chọn những lời hội thoại phù hợp nhấtvới đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp…

1.2.3.2 Dạy hội thoại theo hướng thực hành

Dạy hội thoại theo hướng thực hành là cách dạy dựa trên việc xây dựngcác tình huống giả định theo yêu cầu của đề bài hội thoại, GV tổ chức cho HSthực hiện tình huống giả định đó trên lớp Biện pháp hay phương pháp thíchhợp nhất là phương pháp đóng vai

1.2.4 Quy trình dạy bài hội thoại

Theo PGS.TS Nguyễn Trí trong cuốn “Một số vấn đề dạy hội thoại

cho học sinh tiểu học” (Nxb Giáo dục, 2008) thì dạy hội thoại có thể được

tiến hành theo quy trình ba bước chính như sau:

Bước 1: Phân tích tình huống hội thoại nêu ra trong đề bài.

Các nội dung cần làm rõ: Đề bài hội thoại, nhân vật tham gia hội thoại;hoàn cảnh xã hội, môi trường xảy ra hội thoại; đích của hội thoại; vấn đề cầngiải quyết qua hội thoại

Phương pháp chủ yếu dùng trong bước này có thể là phương pháp đàmthoại thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt của giáo viên hoặc phương phápthảo luận nhóm giải đáp các yêu cầu do giáo viên nêu ra

Bước này không nên kéo dài

Bước 2: Phác họa diễn biến chính cuộc thoại bằng lời.

Trang 25

Bước này cố gắng làm rõ những diễn biến chính theo từng đề tài cuộc thoại

GV cho HS dựa trên kết quả phân tích tình huống hội thoại, mỗi em nêu racách giải quyết vấn đề đặt ra trong đề bài Các em dùng trí tưởng tượng kếthợp với các hiểu biết của bản thân liên quan đến đề tài để nêu ra khái quát cácdiễn biến chính trong cuộc thoại Mỗi đề tài hội thoại theo quy ước xã hội sẽbao gồm một số hoạt động chính

Bước 3: Thực hành hội thoại

Có thể thực hành tối thiểu hai lần hoặc nhiều hơn tùy theo quỹ thời giandành cho bước này Điều quan trọng là sau mỗi lần thực hành, giáo viên vàhọc sinh nhận xét xem các lời thoại có gắn với nội dung cuộc thoại, có phùhợp với hoàn cảnh xã hội, môi trường và nhân vật tham gia hội thoại không,đã giải quyết được vấn đề đặt ra cho cuộc hội thoại chưa, đạt được đích củahội thoại không? Ngoài ra còn có thể nhận xét về cách sử dụng ngữ điệu,các yếu tố phụ trợ cho lời nói, việc thực hiện các quy tắc và phương châm hộithoại…Lần thực hành sau cần phát triển các kết quả đạt được, khắc phục cácnhược điểm của lần thực hành trước sao cho lần sau hoàn chỉnh hơn lần trước

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trong chương 1 chúng tôi đã trình bày các vấn đề lí thuyết vềhội thoại bao gồm: một số vấn đề lí thuyết về hội thoại, vị trí của hội thoạitrong đời sống, trong văn chương và trong nhà trường Đồng thời chúng tôicũng nói tới vấn đề dạy học hội thoại ở lớp 2 với các nội dung: dạy hội thoạitrong chương trình Tiếng Việt lớp 2, các kiểu bài tập dạy hội thoại ở lớp này,hai hướng dạy dạy học hội thoại thường dùng và quy trình dạy bài hội thoại.Đây chính là cơ sở lí luận mà chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu khi thực hiện đềtài này

Chương 2

Trang 26

DẠY HỌC HỘI THOẠI CHO HỌC SINH LỚP 2 THEO HƯỚNG

PHÂN TÍCH VÀ HƯỚNG THỰC HÀNH

Dựa trên cơ sở lí luận đã được xây dựng ở chương 1, trong chương 2,chúng tôi trình bày những vấn đề chính về dạy học hội thoại theo hướng phântích và hướng thực hành

Để có cách nhìn tổng hợp về cuộc hội thoại, trước tiên chúng tôi đưa rathêm một số khái niệm như: khái niệm tình huống giao tiếp giả định, phươngpháp đặc trưng để dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học – phương pháp đóngvai Tiếp theo đó, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích lí thuyết dạy học hội thoạitheo hướng phân tích và hướng thực hành với ví dụ minh họa tiêu biểu chocách dạy hội thoại theo hai hướng này

2.1 Các khái niệm liên quan đến dạy học hội thoại theo hướng phân tích và hướng thực hành

2.1.1 Tình huống giao tiếp giả định

2.1.1.1 Tình huống giao tiếp

Tình huống và tình hình

Tình huống, theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ – Từ điển Tiếng

Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, 2003, tr.796) là: “sự diễn biến của tình hình, về mặt cần đối phó” (ví dụ: dự kiến hết mọi tình huống có thể

xảy ra) Có thể diễn đạt lại nghĩa của tình huống như sau: Sự diễn biến của tình hình làm xuất hiện vấn đề cần được giải quyết được gọi là tình huống Vậy tình hình là gì? Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Tình hình là tổng thể

nói chung những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó cho thấy tình trạng hoặc xu thế phát triển của

sự vật” Khi “tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật” trong một không

Trang 27

gian và thời gian nào đó mà chưa rõ, thay thế vào đó lại xuất hiện vấn đề cần

giải quyết thì tình hình trở thành tình huống cần giải quyết.

Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau.

Ngữ huống của cuộc giao tiếp

Quan hệ liên cá nhân, các tiền giả định bách khoa, thoại trường của mộtcuộc giao tiếp không nhất thành bất biến đối với một cuộc giao tiếp Nhữngyếu tố của các nhân tố, nhân vật giao tiếp, của hiện thực ngoài diễn ngôn thay

đổi liên tục trong xuất quá trình giao tiếp Chúng ta nói tác động tổng hợp của các yếu tố của ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn

ngôn Ngữ cảnh là một khái niệm động, không phải là tĩnh Bất cứ cái gìmuốn trở thành ngữ cảnh của một cuộc giao tiếp thì chúng phải được nhân vật

giao tiếp ý thức, phải thành hiểu biết của nhân vật giao tiếp Do đó sự thay đổi của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh phải được những người giao tiếp ý thức thì mới được gọi là ngữ huống Qua hiểu biết tạo nên ngữ huống mà ngữ cảnh

(nói chính xác hơn là hiểu biết về ngữ cảnh) tác động vào diễn ngôn

Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, ngữ huống giao tiếp có hai đặc điểm:

 Thứ nhất, tác động tổng hợp của các yếu tố của ngữ cảnh ở từng thờiđiểm giao tiếp

 Thứ hai, sự thay đổi của ngữ cảnh phải được những người giao tiếp ýthức

Tình huống giao tiếp (bằng ngôn ngữ)

Tình huống giao tiếp là tác động tổng thể của những yếu tố của ngữ

cảnh ở thời điểm nào đó của cuộc trao đổi, tiếp xúc đang diễn ra, được cácnhân vật giao tiếp ý thức, trong đó xuất hiện các vấn đề cần giải quyết

Trang 28

Tình huống hội thoại (dạng đặc biệt của tình huống giao tiếp) là tình

huống cụ thể, xác định, được các nhân vật tham gia hội thoại ý thức và làmnảy sinh cuộc hội thoại

Tình huống hội thoại có các đặc điểm sau:

 Đặc điểm thứ nhất của tình huống hội thoại là tính cụ thể, xác định củanó

 Đặc điểm thứ hai: Các yếu tố nêu ra ở đặc điểm thứ nhất chỉ tạo nêntình huống hội thoại khi các nhân vật tham gia hội thoại hiểu rõ chúng, ý thứcvề chúng Do đó họ thường tham gia vào cuộc hội thoại một cách có ý thức

 Đặc điểm thứ ba: Tình huống hội thoại không phải là tình huống tĩnhmà là tình huống động

Tình huống giao tiếp giả định là tình huống giao tiếp do các nhà sư

phạm đặt ra, là công cụ để dạy hội thoại Dù là giả định nhưng các tình huốnggiao tiếp dùng để học hội thoại cũng bao hàm đầy đủ các yếu tố của ngữ cảnh,cũng thể hiện rõ đích của giao tiếp, nhân vật giao tiếp… trong đó vấn đề cầngiải quyết đã xuất hiện Mỗi tình huống giao tiếp giả định là một bài toán vềgiao tiếp mà học sinh cần tìm ra lời giải Mỗi đề bài tập về hội thoại bao giờcũng chứa một tình huống giao tiếp giả định

Trang 29

bàn, cái lọ rơi, em đỡ được)… Vấn đề giao tiếp đã được đặt ra (bạn nói lờikhâm phục em Vậy em phải đáp lại thế nào).

Đây là một tình huống có khả năng xảy ra trong thực tiễn, đưa vào bàitập dạy hội thoại, nó trở thành tình huống giao tiếp giả định

2.1.1.2 Tình huống giao tiếp đóng và tình huống giao tiếp mở

Đây là hai dạng khác nhau của tình huống giao tiếp giả định, là ngữ liệucốt lõi để xây dựng nên bài tập dạy hội thoại

Tình huống giao tiếp đóng là tình huống giao tiếp chỉ đòi hỏi người

tham gia hội thoại thực hiện một lượt lời trao (hay đáp) để hoàn thành cặpthoại và cũng là kết thúc tình huống giao tiếp Tình huống giao tiếp đóng làtình huống giao tiếp đơn giản có thể dùng để luyện tập từng kĩ năng riêng lẻnhư kĩ năng xử dụng các nghi thức lời nói, nghi thức giao tiếp…

Tình huống giao tiếp mở là tình huống giao tiếp đòi hỏi người tham gia

hội thoại thực hiện một đoạn thoại hoặc một cuộc thoại Thực hiện tình huốnggiao tiếp mở, cuộc thoại sẽ diễn ra theo trình tự từ mở đầu cuộc thoại đến pháttriển đề tài và kết thúc cuộc thoại

Đây là tình huống giao tiếp phức tạp đòi hỏi người tham gia vận dụngnhiều kĩ năng khác nhau

2.1.1.3 Cấu trúc tình huống giao tiếp giả định

Trước tiên, tình huống giao tiếp giả định cũng bao gồm đầy đủ các yếu

tố của ngữ cảnh (như nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh xã hội, đề tài hội thoại,không gian và thời gian diễn ra hội thoại…)

Tất cả các yếu tố trên phải được mọi đối tượng tham gia hội thoại ýthức được Điều đó có nghĩa là học sinh (khi tham gia vào tình huống này),giáo viên (khi hướng dẫn học sinh thực hiện tình huống đó) đều phải hiểu rõvà đầy đủ các yếu tố của tình huống giao tiếp giả định để tôn trọng hoặc tuânthủ các yêu cầu do các yếu tố đó quy định

Trang 30

Thứ hai, trong tình huống giao tiếp giả định, vấn đề cần giải quyết khi

giao tiếp phải xuất hiện Đó có thể là một hành động ứng xử như trong tìnhhuống sau:

Bạn đánh rơi quyển vở nhưng vì hai tay đều cầm đầy giấy, bút, bạn nhờ em nhặt hộ.

Trong tình huống giao tiếp trên, vấn đề đặt ra là em nhặt hay khôngnhặt hộ bạn quyển vở

Cách ứng xử đúng đắn nhất lúc đó là em nhặt hộ bạn quyển vở

Có hai cách trình bày vấn đề đặt ra trong tình huống giao tiếp giả định

Cách thứ nhất là trình bày một cách tường minh Cách thứ hai là khôngtrình bày tường minh Người tham gia hội thoại phải tự xác định lấy vấn đềcần giải quyết đặt ra trong tình huống hội thoại

2.1.2 Phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy các bài tập hội thoại cho học sinh Tiểu học

2.1.2.1 Đóng vai là phương pháp đặc trưng để dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học

Mỗi bài tập dạy hội thoại ở Tiểu học nhằm thực hiện một tình huốnggiao tiếp giả định

Mỗi cuộc hội thoại được tạo ra nhờ cách đóng vai thực chất là một lớpkịch hay một màn kịch nhỏ trong đó các nhân vật trao đổi, tranh luận, bànluận… về một nội dung nào đó do đề bài quy định

Dù thực hiện một tình huống giả định nào được nêu ra trong các đề bàitập (đơn giản hay phức tạp, ngắn hay dài…) muốn tạo ra cuộc hội thoại như

trong thực tiễn thì phương pháp đặc trưng vẫn là phương pháp đóng vai Nói đây là phương pháp đặc trưng vì chỉ có nó mới tạo được cuộc hội thoại theo yêu cầu của đề bài Còn người ta có thể dùng các phương pháp khác (phân

tích trên giấy, trên phiếu bài tập, thậm chí cả cách hỏi đáp) để xử lí bài tập hội

Trang 31

thoại nhưng không bao giờ dựng được cuộc hội thoại như nó phải diễn ratrong thực tiễn.

2.1.2.2 Đặc điểm phương pháp đóng vai

+ Đối tượng tham gia và cách thức tổ chức đóng vai

Đóng vai như một phương pháp dạy hội thoại tuy mang tính chất kịchnhưng không hoàn toàn là một lớp kịch Đây chỉ là một cách thức, mộtphương pháp để học sinh học tập Nó diễn ra ngay trong lớp học, không đòihỏi sự trang trí hay phông màn phức tạp Các đoạn thoại kế tiếp nhau để pháttriển đề bài hội thoại, thúc đẩy cuộc giao tiếp cũng không tuân theo một kịchbản có sẵn như khi diễn một vở kịch mà tự hình thành và hoàn thiện ngaytrong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo

Người tham gia đóng vai là học sinh trong tổ, trong lớp Các em đóngvai nhằm tập dượt theo đề bài tập hội thoại, sản phẩm của các lần đóng vai làcác màn hội thoại hoặc giao tiếp để sau đó cả lớp cùng phân tích, nhận xét, rútkinh nghiệm Nhờ đó, các lần tập dượt hội thoại tiếp theo đạt hiệu quả caohơn, tốt hơn

Mục đích gần, hẹp của việc đóng vai là hoàn thành một bài tập hộithoại Mục đích xa, rộng là hình thành kĩ năng hội thoại, tích lũy các kinhnghiệm ứng xử trong hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thựccác em sẽ phải trải qua trong cuộc đời

Có thể huy động học sinh tham gia đóng vai trong các tình huống giaotiếp giả định vì các tình huống đó khai thác kĩ năng và kinh nghiệm hội thoạisẵn có của học sinh, ý thức hóa các kinh nghiệm hội thoại và giao tiếp đượchọc sinh tiếp nhận một cách tự phát trong cuộc sống Sau đó sẽ nâng cao vàphát triển các kĩ năng và kinh nghiệm hội thoại của các em Điều kiện tiênquyết là tình huống giao tiếp giả định đưa ra dạy ở Tiểu học không được xa lạvới vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh Tiểu học

Trang 32

Khi đóng vai, học sinh cần chú ý không chỉ tới lời nói mà còn phải chúý cả các động tác hình thể (tay, chân, thân thể), cách biểu cảm trên nét mặt,trong giọng nói… tức tất cả các yếu tố khác ngoài ngôn ngữ có tác động đếnhiệu quả hội thoại.

+ Phương pháp đóng vai và việc sử dụng các biện pháp dạy học khác

Khi đóng vai thực hiện một tình huống giả định, các nhân vật khi hộithoại có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để phát triển đề tài, thực hiệncuộc thoại như biện pháp hỏi, đáp, phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy,dùng các đồ dùng dạy học…

+ Hội thoại trong phương pháp đóng vai

Hội thoại là xương sống của hoạt động đóng vai

Theo sự phát triển của tình huống giao tiếp giả định, hội thoại tronghoạt động đóng vai được thực hiện trong mỗi giai đoạn của cuộc giao tiếp vớinhững chức năng nhiệm vụ khác nhau:

- Đoạn thoại mở đầu cuộc giao tiếp bao gồm những nghi thức lời nóidùng trong lúc gặp gỡ, làm quen và các lời thoại giới thiệu đề tài giao tiếp

- Đoạn thoại triển khai đề tài giao tiếp bao gồm những đoạn thoại củacác nhân vật để trò chuyện và thương lượng hay trình bày, phân tích trao đổi,thảo luận… về đề tài Tóm lại gồm các đoạn thoại phát triển đề bài

- Đoạn thoại kết thúc cuộc giao tiếp bao gồm những nghi thức lời nóidùng trong lúc kết thúc cuộc giao tiếp

2.2 Một số đặc điểm của học sinh lớp 2 trong quá trình dạy học hội thoại

Học sinh lớp 2 thuộc giai đoạn đầu bậc học, do đặc điểm tâm sinh líchưa ổn định, khả năng tư duy và nhận thức của các em còn hạn chế Tư duycụ thể vẫn chiếm ưu thế do vậy việc tổ chức dạy học hội thoại cho các em cầnđược diễn ra một cách đơn giản và dễ hiểu tránh phức tạp hóa các tình huốnggiao tiếp Năng lực chú ý của các em kém bền vững, thường chú ý đến cái

Trang 33

mới lạ, sinh động do vậy dạy hội thoại rất cần thiết phải tạo được không khílớp học sôi nổi, tránh lặp đi lặp lại một cách nhàm chán các nội dung học tậptrong một bài giảng.

Cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huytối đa tính sáng tạo của học sinh như sử dụng có hiệu quả phương pháp đóngvai vì đây là phương pháp đặc trưng trong dạy học hội thoại Qua hoạt độngđóng vai các em sẽ tích lũy được các kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại đểchuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thực các em sẽ trải qua trong cuộc đời Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, khả năng tập trung vào bài họcchưa cao nên để khắc phục thì đòi hỏi người GV phải linh động trong việcgiảng dạy Bài dạy hội thoại thiết kế không nên mang nặng tính lí thuyết màchú ý đến thực hành nhiều hơn để HS trực tiếp là đối tượng tham gia hội thoạitừ đó thêm mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp

Như vậy, tư duy của HS lớp 2 chưa thực sự phát triển nên để tổ chứcdạy học hội thoại thành công cần kết hợp phương thức dạy hội thoại theohướng thực hành với biện pháp phân tích hội thoại khi cần thiết nhưng cầnchú trọng đến hướng thực hành hội thoại nhiều hơn

2.3 Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành

2.3.1 Tổ chức dạy học hội thoại lớp 2 theo hướng phân tích

2.3.1.1 Dạy học hội thoại theo hướng phân tích hội thoại

- Dạy hội thoại theo hướng phân tích là cách dạy đưa ra những lời nhậnxét, đánh giá về các yếu tố giao tiếp nêu trong đề bài (gồm cả phần lời vàphần tranh minh họa) Sự phân tích này nhằm làm rõ:

+ Đích giao tiếp: cái cần đạt được trong mỗi cuộc hội thoại (giao tiếp) + Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia hội thoại (giao tiếp).

Có hai yếu tố của nhân vật hội thoại ảnh hưởng đến cuộc hội thoại là:

Trang 34

 Vai hội thoại (giao tiếp): gồm người nói và người nghe

 Quan hệ liên cá nhân: gồm vị thế xã hội (chức quyền, tuổi tác,nghề nghiệp, địa vị xã hội, gia đình…), vị thế giao tiếp (mạnh hay yếu), quanhệ thân cận (thân – sơ, thắm thiết – lạnh nhạt, quý mến – xa lạ…)

+ Đề tài giao tiếp: nội dung hiện thực được đề cập đến khi giao tiếp.

+ Hoàn cảnh giao tiếp: thường là hoàn cảnh hẹp - một số không gian và

thời gian mang đặc trưng chung đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theonhững cách thức có tính quy ước đặc thù do xã hội hoặc cộng đồng quy định(cuộc giao tiếp xảy ra vào lúc nào, ở đâu?)

Từ việc làm rõ những yếu tố trên để đưa ra dự kiến các lời hội thoại vàlựa chọn những lời hội thoại phù hợp nhất với đích giao tiếp và hoàn cảnhgiao tiếp

- Việc phân tích các yếu tố giao tiếp nêu ra trong đề bài có thể đượctiến hành theo một hệ thống các câu hỏi do giáo viên nêu ra hoặc do học sinhtìm ra qua thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên

- Dù theo biện pháp cho học sinh thảo luận nhóm hay hệ thống câu hỏigiáo viên đưa ra để phân tích các tình huống hội thoại nhằm chỉ ra yếu tố củangữ cảnh (nhân vật hội thoại, hiện thực bên ngoài hội thoại) và tìm ra lời hộithoại phù hợp cũng là nhìn cuộc thoại một cách tĩnh Lúc này thật sự cuộc hộithoại chưa diễn ra Cả thầy và trò đều phỏng đoán về sự diễn biến của cuộchội thoại Dạy theo cách này mang tính chất duy lí tư biện, dự báo chứ khôngthực hiện cuộc giao tiếp và quan sát, đánh giá nó trong diễn tiến thực tế

- Hướng phân tích hội thoại dùng phương pháp hỏi đáp (giữa thầy vàtrò hoặc giữa trò và trò) là chính để phân tích tình huống giao tiếp giả định,phân tích cuộc hội thoại dự báo sẽ diễn ra (nhưng thực sự không có cuộc hộithoại nào theo yêu cầu của đề bài được thực hiện)

Trang 35

- Nếu dùng duy nhất các biện pháp phân tích tình huống giao tiếp đểtiến hành cả giờ dạy thì không nên Còn coi phân tích đề tài hội thoại như mộtbiện pháp dạy học mở đầu tiết dạy, (để chỉ rõ các yếu tố của tình huống giaotiếp, đích của giao tiếp), sau đó phần chính của tiết học lại tổ chức thực hànhhội thoại theo đề tài thì biện pháp phân tích hội thoại lại cần thiết và hữu ích.

2.3.1.2 Một số ví dụ tổ chức dạy học hội thoại theo hướng phân tích

Ví dụ 1:

Trong tiết Tập làm văn lớp 2, tuần 11 với chủ đề chia buồn, an ủi có 3

nội dung học tập trong đó nội dung thứ hai là:

Hãy nói lời an ủi của em với ông bà:

a, Khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết.

b, Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.

(Tiếng Việt 2, tập một, trang 94)

Sau đây là cách tổ chức dạy học nội dung trên theo hướng phân tích hộithoại:

Hoạt động dạy Hoạt động học

GV hỏi:

- Em nói với ai?

- Nói với ông (bà) em sẽ xưng hô

như thế nào?

- Em nói với ông (bà) trong trường

hợp nào?

- Em nói để thể hiện điều gì?

- Nói với ông (bà) em có thái độ thế

HS trả lời:

- Em nói với ông (bà)

- Em xưng hô cháu – ông (bà)

- Trong trường hợp:

+ Cây hoa do ông (bà) trồng bị chết.

+ Kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.

- Em nói để tỏ rõ sự thông cảm củamình

- Em có thái độ lễ phép

Trang 36

- Em sẽ nói như thế nào với ông (bà)

GV mở băng bài tập (nếu có) hoặc

đọc các lời nói đã chuẩn bị trên

phiếu

- Yêu cầu HS tìm ra câu nói có thể

dùng để an ủi ông bà

- Nhận xét kết quả làm bài tập của

HS

- Yêu cầu HS thảo luận xem tại sao

lời nói 1 trong đoạn băng thứ nhất

(phiếu phần a), lời nói 1 và 3 trong

đoạn băng thứ hai (phiếu phần b) là

sai

- HS lắng ngheLời nói trong trường hợp thứ nhất(phần a)

1 Bà ơi, sao cây hoa chết thế?

2 Ông đừng tiếc nữa Cháu với ông sẽ trồng cây hoa khác.

Lời nói trong trường hợp thứ hai(phần b)

1 Bà ơi sao kính vỡ thế ạ?

2 Thôi bà đừng buồn, chiếc kính này cũ lắm rồi bà ạ.

3 Cháu đã nói bà đừng để chỗ đó dễ bị vỡ lắm.

Hai câu sau có thể dùng để an ủi ông(bà):

- Thôi bà đừng buồn, chiếc kính này cũ lắm rồi.

- Ông (bà) đừng tiếc nữa Cháu với ông (bà) sẽ trồng cây khác.

- HS nhận xét theo hướng dẫn củaGV

- HS thảo luận

Trong đoạn băng thứ nhất (phiếuphần a), lời nói 1 là câu hỏi muốnbiết nguyên nhân làm cho cây hoachết

Trang 37

GV kết luận:

- Khi nào chúng ta nói lời chia buồn?

- Nếu chúng ta không nói có được

không? Vì sao?

- Hàng ngày, có bạn nào đã nói lời

chia buồn chưa? Nói với ai? Trong

trường hợp nào?

Trong đoạn băng thứ hai (phiếu phầnb), lời 1 là câu hỏi muốn biết nguyênnhân kính vỡ, lời 3 là câu nói có ýtrách bà gây ra việc vỡ kính

- Khi có người thân (người xungquanh) có chuyện không vui

- Không được, vì ta phải biết tỏ sựthông cảm, quan tâm đến mọi người

- HS phát biểu tự do

Ví dụ 2:

Trong tiết Tập làm văn lớp 2, tuần 4 với chủ đề cảm ơn, xin lỗi có 3

nội dung học tập trong đó nội dung thứ nhất là:

Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:

a, Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

b, Cô giáo cho em mượn quyển sách.

c, Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.

(Tiếng Việt 2, tập một, trang 38)

Sau đây là cách tổ chức dạy học nội dung trên theo hướng phân tích hộithoại:

Hoạt động dạy Hoạt động học

GV hỏi:

- Em nói với ai?

- Em nói với mọi người trong trường

Trang 38

hợp nào?

- Em sẽ xưng hô với mọi người như

thế nào trong từng trường hợp?

- Em nói để thể hiện điều gì?

- Nói với bạn bè, cô giáo, với em bé

em có thái độ thế nào?

- Em sẽ nói lời cảm ơn của mình tới

mọi người như thế nào trong mỗi

trường hợp?

GV cho học sinh thảo luận theo

nhóm để tìm ra câu nói phù hợp

- Trường hợp nói với bạn cho đi

chung áo mưa

+ Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

+ Cô giáo cho em mượn quyển sách.

+ Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.

- Em xưng hô:

Mình – bạn

Em – cô Anh (chị) - em

- Em nói để thể hiện lòng biết ơn củamình tới mọi người

- Nói với bạn bè em có thái độ chânthành, thân mật

Nói với cô giáo em có thái độ lễphép, kính trọng

Nói với em bé em có thái độ thân ái

- HS thảo luận theo nhóm sau đó nốitiếp nhiều HS trình bày trước lớp:

- Lời nói cảm ơn với bạn:

+ Cảm ơn bạn!

+ Mình cảm ơn bạn!

+ Cảm ơn bạn nhé!

+ May quá, không có bạn thì mình ướt hết!

Ngày đăng: 22/07/2014, 10:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn ngữ học (tập một), Nxb Giáo dục – Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học (tập một)
Nhà XB: Nxb Giáo dục – Hà Nội
2. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập hai: Ngữ dụng học), Nxb Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học (tập hai: Ngữ dụng học)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. Nguyễn Trí, Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học, Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
4. Nguyễn Trí, Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 (tập một), Nxb Giáo dục, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 (tập một)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 (tập hai), Nxb Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 (tập hai)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (tập một), Nxb Giáo dục, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (tập một)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (tập hai), Nxb Giáo dục. 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 (tập hai)
Nhà XB: Nxb Giáo dục. 2009
9. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và trung tâm từ điển học, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng và trung tâm từ điển học

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w