- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS thực hành những
người thân.
+ HS phát biểu tự do theo thực tế của bản thân.
- HS đọc
- HS viết bài trên bưu thiếp (hoặc những tờ giấy nhỏ) - Nhiều HS đọc bài.
điều đã học: Viết bưu thiếp thăm hỏi, nói lời an ủi, chia buồn với mọi người khi họ gặp chuyện không vui.
3.3.2. Thuyết minh giáo án 1
Để tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh, giáo án trên đã biên soạn theo hướng phân tích trong việc giảng dạy nội dung bài tập 1 và bài tập 2. Với bài tập 3 là nội dung rèn kĩ năng viết nên chúng tôi không đi vào phân tích.
Cụ thể, ở bài tập 1 với nội dung ông em (hoặc bà em) bị mệt. Em hãy nói
với ông (hoặc bà) 2, 3 câu để tỏ rõ sự quan tâm của mình.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập này giáo viên dùng một hệ thống các câu hỏi đã được biên soạn giúp học sinh phân tích các yếu tố giao tiếp nêu ra trong đề bài như giáo viên hỏi học sinh: Em nói với ai? Em phải xưng hô như thế nào? Phải có thái độ ra sao? Em nói trong trường hợp nào? Để thể hiện điều gì?
Từ đó, học sinh sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi qua sự hiểu biết và vốn kinh nghiệm sẵn có của bản thân hay qua hoạt động thảo luận nhóm dưới sự điều khiển của giáo viên. Sự phân tích này nhằm làm rõ đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, đề tài giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, sau đó đưa ra dự kiến các lời hội thoại và lựa chọn những lời hội thoại phù hợp nhất với đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Học sinh sẽ tìm ra câu nói để tỏ rõ sự quan tâm của mình đến ông (bà) khi ông (bà) bị mệt. Ví dụ như: “Ông ơi, ông mệt thế nào ạ?” hay “Bà ơi, bà mệt lắm phải không ạ”….
Việc hướng dẫn để học sinh tìm ra câu nói phù hợp là một yêu cầu tất yếu để đạt tới mục tiêu chung của bài dạy. Tuy nhiên, cách tổ chức này có phần hạn chế tính sáng tạo của học sinh. Học sinh phụ thuộc quá nhiều vào giáo
viên và chỉ thấm nhuần trên lý thuyết chứ không được trực tiếp tham gia thực hành đóng vai. Bài giảng trở nên khô và đều đều, khó thu hút được sự quan tâm chú ý từ phía học sinh. Cũng trong bài giảng này, nếu giáo viên hướng dẫn học sinh tìm được 2, 3 câu để nói với ông (bà) sau đó cho học sinh đóng vai, một học sinh đóng vai ông (bà) với nét mặt rất mệt mỏi còn một học sinh đóng vai cháu để nói câu nói tỏ rõ sự quan tâm của mình thì bài giảng sẽ không khô khan và nhàm chán. Học sinh vừa được trực tiếp tham gia tình huống giả định vừa có cái nhìn cụ thể hơn nếu tình huống này xảy ra trong thực tế.
Bài tập 2: Hãy nói lời an ủi của em với ông (bà):
a, Khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết. b, Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.
Để tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh trong bài tập này, giáo án cũng đi theo hướng phân tích với một hệ thống các câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Vậy với cách dạy này có đưa học sinh vào cuộc hội thoại thực sự để nói lời an ủi ông bà chưa? Câu trả lời là chưa. Bài giảng đã tiến hành theo cách học sinh phân tích tình huống giao tiếp đặt ra trong đề bài dựa vào sự gợi mở của giáo viên. Sau đó lựa chọn lời an ủi hợp lý nhất do giáo viên đưa ra. Cuối bài giảng, giáo viên lại hỏi để học sinh đi đến kết luận về hoàn cảnh đưa ra lời an ủi, chia buồn. Cách dạy này, về phương diện sư phạm, học sinh phụ thuộc vào giáo viên, giáo viên dẫn dắt các em từng việc nhỏ. Các em mất quyền chủ động. Có lẽ học sinh chỉ thực sự là mình, chỉ thật sự chủ động khi các em được ít phút tự bộc lộ để kể về những trường hợp mình đã nói lời chia buồn an ủi với một người thân nào đó. Nhưng đó chỉ là lời kể lại chứ không phải là thực hành nói lời an ủi, chia buồn trong quá trình hội thoại. Nếu một tiết dạy hội thoại chỉ dừng lại ở như vậy mà không có hoạt động thực hành đóng vai thì khó mà đạt hiệu quả cao.
Dù theo biện pháp nào thì việc phân tích các tình huống hội thoại để chỉ ra các yếu tố của ngữ cảnh và tìm ra lời hội thoại phù hợp cũng là nhìn cuộc thoại một cách tĩnh. Lúc này thật sự cuộc hội thoại chưa diễn ra. Cả thầy và trò đều phỏng đoán về sự diễn biến của cuộc hội thoại. Cách dạy như vậy mang tính chất duy lý tư biện, dự báo chứ không thực hiện cuộc giao tiếp và quan sát, đánh giá nó trong diễn tiến thực tế.
Nếu như để hướng dẫn học sinh hoàn thành hai bài tập trên, sau khi cho học sinh tìm hiểu và phân tích bài, các em lại được thực hành sắm vai các tình huống, vừa nói lời hỏi thăm, an ủi tới ông bà, vừa bộc lộ thái độ, nét mặt của mình theo đúng những gì mà các em tưởng tượng sẽ xảy ra trong thực tiễn thì tất nhiên bài học sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn, không khí lớp học chắc chắn sẽ sôi nổi, hiệu quả bài học cũng được nâng cao.
Phân tích là một việc làm cần thiết khi tiến hành dạy một nội dung hội thoại bởi chỉ có phân tích mới làm nổi rõ đề tài giao tiếp, đích cần đạt đến trong giao tiếp, tuy nhiên phân tích như thế nào và cần có hoạt động nào nên đi kèm với phân tích vẫn luôn là vấn đề phải chú ý tới.
Như vậy, bài tập 1 và bài tập 2 chính là nội dung dạy hội thoại trong tiết Tập làm văn này, hai bài tập nhằm rèn cho học sinh kĩ năng nghe và nói: biết nói lời chia buồn, an ủi. Đây cũng chính là mục tiêu chung của bài. Hai bài tập được biên soạn theo hướng dạy phân tích với những ưu điểm và hạn chế đã được nói đến ở trên, biết được điều đó cần tìm hiểu và có sự chọn lựa hợp lý trong cách dạy và phương pháp dạy để bài giảng thành công. Giáo viên cần kết hợp một cách hiệu quả và cân đối giữa phân tích hội thoại và thực hành hội thoại trong mỗi tiết học hội thoại.
3.3.3. Giáo án 2 thể nghiệm theo hướng thực hành
Tập làm văn Chia buồn, an ủi
A. MỤC TIÊU BÀI HỌCSau bài học HS nắm được: Sau bài học HS nắm được:
1. Về kiến thức:
- HS biết nói lời chia buồn, an ủi. Biết viết bưu thiếp thăm hỏi.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết nói lời chia buồn, an ủi. - Rèn kĩ năng viết: Biết viết bưu thiếp thăm hỏi.
3. Về thái độ:
- Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lời nói chia buồn, an ủi trong cuộc sống.
- Yêu thích các tiết Tập làm văn. B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mỗi HS mang đến lớp 1 bưu thiếp (hoặc những tờ giấy nhỏ được cắt từ giấy khổ A4).
- Sách giáo viên - Sách giáo khoa