Tình huống giao tiếp giả định

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 26 - 55)

2.1.1.1. Tình huống giao tiếp

Tình huống và tình hình

Tình huống, theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ – Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, 2003, tr.796) là: “sự diễn biến của tình hình, về mặt cần đối phó” (ví dụ: dự kiến hết mọi tình huống có thể

xảy ra). Có thể diễn đạt lại nghĩa của tình huống như sau: Sự diễn biến của

tình hình làm xuất hiện vấn đề cần được giải quyết được gọi là tình huống. Vậy tình hình là gì? Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Tình hình là tổng thể nói

chung những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó cho thấy tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật”. Khi “tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật” trong một không

gian và thời gian nào đó mà chưa rõ, thay thế vào đó lại xuất hiện vấn đề cần giải quyết thì tình hình trở thành tình huống cần giải quyết.

Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau.

Ngữ huống của cuộc giao tiếp

Quan hệ liên cá nhân, các tiền giả định bách khoa, thoại trường của một cuộc giao tiếp không nhất thành bất biến đối với một cuộc giao tiếp. Những yếu tố của các nhân tố, nhân vật giao tiếp, của hiện thực ngoài diễn ngôn thay đổi liên tục trong xuất quá trình giao tiếp. Chúng ta nói tác động tổng hợp của

các yếu tố của ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp là các ngữ huống của cuộc giao tiếp. Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn

ngôn. Ngữ cảnh là một khái niệm động, không phải là tĩnh. Bất cứ cái gì muốn trở thành ngữ cảnh của một cuộc giao tiếp thì chúng phải được nhân vật giao tiếp ý thức, phải thành hiểu biết của nhân vật giao tiếp. Do đó sự thay

đổi của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh phải được những người giao tiếp ý thức thì mới được gọi là ngữ huống. Qua hiểu biết tạo nên ngữ huống mà ngữ cảnh

(nói chính xác hơn là hiểu biết về ngữ cảnh) tác động vào diễn ngôn. Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, ngữ huống giao tiếp có hai đặc điểm:

• Thứ nhất, tác động tổng hợp của các yếu tố của ngữ cảnh ở từng thời điểm giao tiếp.

• Thứ hai, sự thay đổi của ngữ cảnh phải được những người giao tiếp ý thức.

Tình huống giao tiếp (bằng ngôn ngữ)

Tình huống giao tiếp là tác động tổng thể của những yếu tố của ngữ

cảnh ở thời điểm nào đó của cuộc trao đổi, tiếp xúc đang diễn ra, được các nhân vật giao tiếp ý thức, trong đó xuất hiện các vấn đề cần giải quyết.

Tình huống hội thoại (dạng đặc biệt của tình huống giao tiếp) là tình

huống cụ thể, xác định, được các nhân vật tham gia hội thoại ý thức và làm nảy sinh cuộc hội thoại.

Tình huống hội thoại có các đặc điểm sau:

• Đặc điểm thứ nhất của tình huống hội thoại là tính cụ thể, xác định của nó.

• Đặc điểm thứ hai: Các yếu tố nêu ra ở đặc điểm thứ nhất chỉ tạo nên tình huống hội thoại khi các nhân vật tham gia hội thoại hiểu rõ chúng, ý thức về chúng. Do đó họ thường tham gia vào cuộc hội thoại một cách có ý thức.

• Đặc điểm thứ ba: Tình huống hội thoại không phải là tình huống tĩnh mà là tình huống động.

Tình huống giao tiếp giả định là tình huống giao tiếp do các nhà sư phạm đặt ra, là công cụ để dạy hội thoại. Dù là giả định nhưng các tình huống giao tiếp dùng để học hội thoại cũng bao hàm đầy đủ các yếu tố của ngữ cảnh, cũng thể hiện rõ đích của giao tiếp, nhân vật giao tiếp… trong đó vấn đề cần giải quyết đã xuất hiện. Mỗi tình huống giao tiếp giả định là một bài toán về giao tiếp mà học sinh cần tìm ra lời giải. Mỗi đề bài tập về hội thoại bao giờ cũng chứa một tình huống giao tiếp giả định.

Ví dụ:

SGK Tiếng Việt 2, tập hai, tr.142 đưa ra tình huống giả định sau và yêu cầu HS nói lời đáp:

Bạn em va vào bàn, làm rơi cái lọ. Em nhanh tay đỡ được. Bạn khâm phục: “Cậu nhanh thật đấy!”

Trong tình huống giao tiếp trên, đích của cuộc giao tiếp đã được đặt ra (em phải nói được lời đáp đối với lời khen của bạn), nhân vật giao tiếp đã được xác định (em và bạn em), hoàn cảnh giao tiếp cũng đã rõ (bạn va vào

bàn, cái lọ rơi, em đỡ được)… Vấn đề giao tiếp đã được đặt ra (bạn nói lời khâm phục em. Vậy em phải đáp lại thế nào).

Đây là một tình huống có khả năng xảy ra trong thực tiễn, đưa vào bài tập dạy hội thoại, nó trở thành tình huống giao tiếp giả định.

2.1.1.2. Tình huống giao tiếp đóng và tình huống giao tiếp mở

Đây là hai dạng khác nhau của tình huống giao tiếp giả định, là ngữ liệu cốt lõi để xây dựng nên bài tập dạy hội thoại.

Tình huống giao tiếp đóng là tình huống giao tiếp chỉ đòi hỏi người

tham gia hội thoại thực hiện một lượt lời trao (hay đáp) để hoàn thành cặp thoại và cũng là kết thúc tình huống giao tiếp. Tình huống giao tiếp đóng là tình huống giao tiếp đơn giản có thể dùng để luyện tập từng kĩ năng riêng lẻ như kĩ năng xử dụng các nghi thức lời nói, nghi thức giao tiếp…

Tình huống giao tiếp mở là tình huống giao tiếp đòi hỏi người tham gia

hội thoại thực hiện một đoạn thoại hoặc một cuộc thoại. Thực hiện tình huống giao tiếp mở, cuộc thoại sẽ diễn ra theo trình tự từ mở đầu cuộc thoại đến phát triển đề tài và kết thúc cuộc thoại.

Đây là tình huống giao tiếp phức tạp đòi hỏi người tham gia vận dụng nhiều kĩ năng khác nhau.

2.1.1.3. Cấu trúc tình huống giao tiếp giả định

Trước tiên, tình huống giao tiếp giả định cũng bao gồm đầy đủ các yếu tố của ngữ cảnh (như nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh xã hội, đề tài hội thoại, không gian và thời gian diễn ra hội thoại…)

Tất cả các yếu tố trên phải được mọi đối tượng tham gia hội thoại ý thức được. Điều đó có nghĩa là học sinh (khi tham gia vào tình huống này), giáo viên (khi hướng dẫn học sinh thực hiện tình huống đó) đều phải hiểu rõ và đầy đủ các yếu tố của tình huống giao tiếp giả định để tôn trọng hoặc tuân thủ các yêu cầu do các yếu tố đó quy định.

Thứ hai, trong tình huống giao tiếp giả định, vấn đề cần giải quyết khi giao tiếp phải xuất hiện. Đó có thể là một hành động ứng xử như trong tình huống sau:

Bạn đánh rơi quyển vở nhưng vì hai tay đều cầm đầy giấy, bút, bạn nhờ em nhặt hộ.

Trong tình huống giao tiếp trên, vấn đề đặt ra là em nhặt hay không nhặt hộ bạn quyển vở.

Cách ứng xử đúng đắn nhất lúc đó là em nhặt hộ bạn quyển vở.

Có hai cách trình bày vấn đề đặt ra trong tình huống giao tiếp giả định. Cách thứ nhất là trình bày một cách tường minh. Cách thứ hai là không trình bày tường minh. Người tham gia hội thoại phải tự xác định lấy vấn đề cần giải quyết đặt ra trong tình huống hội thoại.

2.1.2. Phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy các bài tập hội thoại cho học sinh Tiểu học học sinh Tiểu học

2.1.2.1. Đóng vai là phương pháp đặc trưng để dạy hội thoại cho học sinh Tiểu học

Mỗi bài tập dạy hội thoại ở Tiểu học nhằm thực hiện một tình huống giao tiếp giả định.

Mỗi cuộc hội thoại được tạo ra nhờ cách đóng vai thực chất là một lớp kịch hay một màn kịch nhỏ trong đó các nhân vật trao đổi, tranh luận, bàn luận… về một nội dung nào đó do đề bài quy định.

Dù thực hiện một tình huống giả định nào được nêu ra trong các đề bài tập (đơn giản hay phức tạp, ngắn hay dài…) muốn tạo ra cuộc hội thoại như trong thực tiễn thì phương pháp đặc trưng vẫn là phương pháp đóng vai. Nói

đây là phương pháp đặc trưng vì chỉ có nó mới tạo được cuộc hội thoại theo yêu cầu của đề bài. Còn người ta có thể dùng các phương pháp khác (phân

thoại nhưng không bao giờ dựng được cuộc hội thoại như nó phải diễn ra trong thực tiễn.

2.1.2.2. Đặc điểm phương pháp đóng vai

+ Đối tượng tham gia và cách thức tổ chức đóng vai

Đóng vai như một phương pháp dạy hội thoại tuy mang tính chất kịch nhưng không hoàn toàn là một lớp kịch. Đây chỉ là một cách thức, một phương pháp để học sinh học tập. Nó diễn ra ngay trong lớp học, không đòi hỏi sự trang trí hay phông màn phức tạp. Các đoạn thoại kế tiếp nhau để phát triển đề bài hội thoại, thúc đẩy cuộc giao tiếp cũng không tuân theo một kịch bản có sẵn như khi diễn một vở kịch mà tự hình thành và hoàn thiện ngay trong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo.

Người tham gia đóng vai là học sinh trong tổ, trong lớp. Các em đóng vai nhằm tập dượt theo đề bài tập hội thoại, sản phẩm của các lần đóng vai là các màn hội thoại hoặc giao tiếp để sau đó cả lớp cùng phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm. Nhờ đó, các lần tập dượt hội thoại tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn.

Mục đích gần, hẹp của việc đóng vai là hoàn thành một bài tập hội thoại. Mục đích xa, rộng là hình thành kĩ năng hội thoại, tích lũy các kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thực các em sẽ phải trải qua trong cuộc đời.

Có thể huy động học sinh tham gia đóng vai trong các tình huống giao tiếp giả định vì các tình huống đó khai thác kĩ năng và kinh nghiệm hội thoại sẵn có của học sinh, ý thức hóa các kinh nghiệm hội thoại và giao tiếp được học sinh tiếp nhận một cách tự phát trong cuộc sống. Sau đó sẽ nâng cao và phát triển các kĩ năng và kinh nghiệm hội thoại của các em. Điều kiện tiên quyết là tình huống giao tiếp giả định đưa ra dạy ở Tiểu học không được xa lạ với vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh Tiểu học.

Khi đóng vai, học sinh cần chú ý không chỉ tới lời nói mà còn phải chú ý cả các động tác hình thể (tay, chân, thân thể), cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói… tức tất cả các yếu tố khác ngoài ngôn ngữ có tác động đến hiệu quả hội thoại.

+ Phương pháp đóng vai và việc sử dụng các biện pháp dạy học khác

Khi đóng vai thực hiện một tình huống giả định, các nhân vật khi hội thoại có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để phát triển đề tài, thực hiện cuộc thoại như biện pháp hỏi, đáp, phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy, dùng các đồ dùng dạy học…

+ Hội thoại trong phương pháp đóng vai

Hội thoại là xương sống của hoạt động đóng vai.

Theo sự phát triển của tình huống giao tiếp giả định, hội thoại trong hoạt động đóng vai được thực hiện trong mỗi giai đoạn của cuộc giao tiếp với những chức năng nhiệm vụ khác nhau:

- Đoạn thoại mở đầu cuộc giao tiếp bao gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc gặp gỡ, làm quen và các lời thoại giới thiệu đề tài giao tiếp. - Đoạn thoại triển khai đề tài giao tiếp bao gồm những đoạn thoại của các nhân vật để trò chuyện và thương lượng hay trình bày, phân tích trao đổi, thảo luận… về đề tài. Tóm lại gồm các đoạn thoại phát triển đề bài.

- Đoạn thoại kết thúc cuộc giao tiếp bao gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc kết thúc cuộc giao tiếp.

2.2. Một số đặc điểm của học sinh lớp 2 trong quá trình dạy học hội thoại

Học sinh lớp 2 thuộc giai đoạn đầu bậc học, do đặc điểm tâm sinh lí chưa ổn định, khả năng tư duy và nhận thức của các em còn hạn chế. Tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế do vậy việc tổ chức dạy học hội thoại cho các em cần được diễn ra một cách đơn giản và dễ hiểu tránh phức tạp hóa các tình huống giao tiếp. Năng lực chú ý của các em kém bền vững, thường chú ý đến cái

mới lạ, sinh động do vậy dạy hội thoại rất cần thiết phải tạo được không khí lớp học sôi nổi, tránh lặp đi lặp lại một cách nhàm chán các nội dung học tập trong một bài giảng.

Cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh như sử dụng có hiệu quả phương pháp đóng vai vì đây là phương pháp đặc trưng trong dạy học hội thoại. Qua hoạt động đóng vai các em sẽ tích lũy được các kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thực các em sẽ trải qua trong cuộc đời. Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, khả năng tập trung vào bài học chưa cao nên để khắc phục thì đòi hỏi người GV phải linh động trong việc giảng dạy. Bài dạy hội thoại thiết kế không nên mang nặng tính lí thuyết mà chú ý đến thực hành nhiều hơn để HS trực tiếp là đối tượng tham gia hội thoại từ đó thêm mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp.

Như vậy, tư duy của HS lớp 2 chưa thực sự phát triển nên để tổ chức dạy học hội thoại thành công cần kết hợp phương thức dạy hội thoại theo hướng thực hành với biện pháp phân tích hội thoại khi cần thiết nhưng cần chú trọng đến hướng thực hành hội thoại nhiều hơn.

2.3. Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành và hướng thực hành

2.3.1. Tổ chức dạy học hội thoại lớp 2 theo hướng phân tích

2.3.1.1. Dạy học hội thoại theo hướng phân tích hội thoại

- Dạy hội thoại theo hướng phân tích là cách dạy đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về các yếu tố giao tiếp nêu trong đề bài (gồm cả phần lời và phần tranh minh họa). Sự phân tích này nhằm làm rõ:

+ Đích giao tiếp: cái cần đạt được trong mỗi cuộc hội thoại (giao tiếp).

+ Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia hội thoại (giao tiếp).

• Vai hội thoại (giao tiếp): gồm người nói và người nghe

• Quan hệ liên cá nhân: gồm vị thế xã hội (chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, gia đình…), vị thế giao tiếp (mạnh hay yếu), quan hệ thân cận (thân – sơ, thắm thiết – lạnh nhạt, quý mến – xa lạ…)

+ Đề tài giao tiếp: nội dung hiện thực được đề cập đến khi giao tiếp. + Hoàn cảnh giao tiếp: thường là hoàn cảnh hẹp - một số không gian và thời gian mang đặc trưng chung đòi hỏi người ta phải xử sự, nói năng theo những cách thức có tính quy ước đặc thù do xã hội hoặc cộng đồng quy định (cuộc giao tiếp xảy ra vào lúc nào, ở đâu?)

Từ việc làm rõ những yếu tố trên để đưa ra dự kiến các lời hội thoại và lựa chọn những lời hội thoại phù hợp nhất với đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp.

- Việc phân tích các yếu tố giao tiếp nêu ra trong đề bài có thể được tiến hành theo một hệ thống các câu hỏi do giáo viên nêu ra hoặc do học sinh tìm ra qua thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Dù theo biện pháp cho học sinh thảo luận nhóm hay hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra để phân tích các tình huống hội thoại nhằm chỉ ra yếu tố của ngữ cảnh (nhân vật hội thoại, hiện thực bên ngoài hội thoại) và tìm ra lời hội thoại phù hợp cũng là nhìn cuộc thoại một cách tĩnh. Lúc này thật sự cuộc hội thoại chưa diễn ra. Cả thầy và trò đều phỏng đoán về sự diễn biến của cuộc hội thoại. Dạy theo cách này mang tính chất duy lí tư biện, dự báo chứ không thực hiện cuộc giao tiếp và quan sát, đánh giá nó trong diễn tiến thực tế.

- Hướng phân tích hội thoại dùng phương pháp hỏi đáp (giữa thầy và trò hoặc giữa trò và trò) là chính để phân tích tình huống giao tiếp giả định,

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 26 - 55)