KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 75 - 77)

C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

KẾT LUẬN

Hội thoại có một vị trí và vai trò cực kì quan trọng. Có thể khẳng định chúng ta không thể sống mà thiếu hội thoại vì đó là nhu cầu tất yếu của con người. Trong một ngày, một tháng, một năm, một đời người, thời gian dành cho hội thoại rất lớn, lớn hơn thời gian dành cho độc thoại nhiều lần. Ấy vậy mà có thời gian chúng ta chưa thực sự nhìn thấy tầm quan trọng của hội thoại, chưa chú trọng và đưa nó vào trong dạy học cho học sinh. Cần thấy rõ rằng một học sinh ưu tú ngoài trình độ văn hóa đạt chuẩn thì phải có năng lực hội thoại, khả năng giao tiếp tốt với mọi người xung quanh để hòa mình trong các mối quan hệ xã hội thường ngày. Nhận thức được điều đó chúng ta cần thay đổi quan điểm, cách nhìn để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hội thoại trong nhà trường hiện nay.

Học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 2, do trình độ nhận thức còn hạn chế, các em mới chuyển từ chơi sang học nên việc tổ chức dạy hội thoại trong mỗi tiết học phải được tổ chức sao cho hấp dẫn và sinh động có như thế mới thu hút được sự chú ý, ham học hỏi, khám phá tri thức của các em. Với hai hướng tổ chức dạy hội thoại như đã nói ở trên: dạy theo hướng phân tích, dạy theo hướng thực hành, mỗi hướng đều có những thế mạnh riêng và đều được sử dụng để tổ chức dạy hội thoại. Cần nắm rõ bản chất của hai cách dạy này để có thể áp dụng vào trong từng tiết học một cách hiệu quả.

Với đề tài Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân

tích và hướng thực hành, chúng tôi đã trình bày các vấn đề lí thuyết về hội

thoại bao gồm: khái niệm, bản chất, các nhân tố tham gia hội thoại và vị trí vai trò của hội thoại trong đời sống, trong văn chương và trong nhà trường. Nội dung chính của đề tài là dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng

phân tích và hướng thực hành, với các vấn đề là những khái niệm liên quan đến dạy học hội thoại như tình huống giao tiếp giả định, phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy các bài tập hội thoại cho học sinh Tiểu học. Chúng tôi trình bày lí thuyết về hai hướng phân tích và thực hành đồng thời phân tích những ví dụ minh họa để chỉ ra ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp.

Ở chương 3 của đề tài, để có cái nhìn thực tế và khách quan, chúng tôi thiết kế giáo án thể nghiệm cho hai hướng dạy phân tích và thực hành hội thoại từ đó đi vào phân tích cụ thể để chỉ ra mối quan hệ của hai hướng này trong tổ chức dạy học hội thoại.

Qua nghiên cứu tìm hiểu đề tài, chúng tôi nhận thấy để có một tiết học hội thoại thành công thì một trong những vấn đề cốt lõi đặt ra là phải xác định, sử dụng và kết hợp được hướng dạy thích hợp. Nếu có thời gian trở lại đề tài chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng và đi vào tìm hiểu sâu hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 theo hướng phân tích và hướng thực hành (Trang 75 - 77)