Nói đến những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Bana ở Hoài Ân, không thể không nói đến đến các lễ hội dân gian mang đậm tính cộng đồng, các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ cồng chiêng, men rượu cần dưới ánh lửa trại, kiến trúc nhà Rông dài có mái cong như hình chiếc rìu và những trang phục thổ cẩm với sắc màu đậm được làm ra từ nghề dệt thủ công truyền thống ở địa phương.Phong tục có lẽ đáng nhắc nhất là cái thú vị trong “cái ăn, cái uống ngày tết” của người Ba na. Không chỉ sự tôn nghiêm của các nghi lễ truyền thống, sự nhộn nhịp lôi cuốn ở các trò chơi dân gian mà ẩm thực độc đáo đó đã làm nên không khí, sắc màu, ý nghĩa ngày tết nơi đây.
Trang 1PHONG TỤC ĂN, UỐNG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI BANA – HOÀI ÂN
Tg Nguyễn Đình Cơ
Hoài Ân là một huyện của tỉnh Bình Định, phía bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía tây giáp huyện An Lão, là huyện trung du, miền núi, nơi có ba dân tộc anh em sinh sống là Kinh, Bana và H're Trải qua hàng trăm năm hình thành, xây dựng và bảo
vệ quê hương, các dân tộc sinh sống trên vùng đất Hoài Ân luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên truyền thống văn hoá đa dạng và phong phú, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc
Người Bana thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme Ngoài tên gọi Bana ra, người Bana ở từng vùng, từng địa phương còn có những tên gọi khác nhau như Gơlar, Tơlô, Giơ lâng (Y lăng), Rơ ngao, K’riêm, Roh, Conkđeh, Bơ nâm … Người Ba na ở Hoài Ân (tập trung chủ yếu ở xã Bok Tới và xã Đăk Mang) mới từ Vĩnh Thạnh chuyển cư sang Qua quá trình tồn tại và phát triển đã trao đổi văn hoá rất mạnh với người Kinh đã hình thành nên trạng thái đan xen văn hoá rất đặc thù Tuy nhiên, họ vẫn còn giữ được nhiều nét văn hoá đặc thù tộc người Bana ở Bình Định
Nói đến những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Bana ở Hoài Ân, không thể không nói đến đến các lễ hội dân gian mang đậm tính cộng đồng, các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ cồng chiêng, men rượu cần dưới ánh lửa trại, kiến trúc nhà Rông dài
có mái cong như hình chiếc rìu và những trang phục thổ cẩm với sắc màu đậm được làm ra từ nghề dệt thủ công truyền thống ở địa phương
Phong tục có lẽ đáng nhắc nhất là cái thú vị trong “cái ăn, cái uống ngày tết”
của người Ba na Không chỉ sự tôn nghiêm của các nghi lễ truyền thống, sự nhộn nhịp lôi cuốn ở các trò chơi dân gian mà ẩm thực độc đáo đó đã làm nên không khí, sắc màu, ý nghĩa ngày tết nơi đây
Thường cuối năm, sau khi vụ mùa đã thu hoạch xong, người Ba na chuẩn bị vào mùa lễ tết như tết Cơm mới, tết Nguyên Đán Đây là dịp để người Bana vui chơi
và để họ thể hiện được tài năng ẩm thực phong phú của mình với những món ăn vô cùng độc đáo
Vào ngày lễ tết, cơm gạo tẻ được thay bằng cơm nếp với cách nấu truyền thống
- Cơm lam Đó là món ăn đầu tiên mang đến hương vị ngày tết của người Ba na Để
nấu được món này họ vào rừng chặt những ống lô ô còn non, giữ lại đầu mấu ở một
Trang 2đầu ống rồi cho gạo nếp và nước vào Xong nút lại khéo léo đốt bằng lửa và than Những ống cơm lam của người Ba na bên ngoài tuy cháy đen nhưng bên trong lại thơm ngon, hấp dẫn
Với những nguyên liệu vốn có của vùng rừng núi, những người phụ nữ Ba na khéo léo chế tác nên những món ăn đặc biệt của riêng mình Trước khi chế biến thức
ăn, họ đem rửa sạch các loại rau, cá, ếch, nhái, các gia súc, gia cầm khác thường thui, nướng Các loại rau rừng, rau gia vị đều được băm nhỏ hoặc thái thành sợi Cá, ếch, nhái mổ bỏ ruột, cắt thịt ra trộn rau rừng, măng rừng, sả, tiêu (giã nhỏ) cho vào ống lô
ô Còn gia súc (trâu, bò, heo, dê ) và gia cầm (gà, vịt) đều được thui trên bếp lửa cho cháy trụi rồi mới cạo hay vặt sạch lông Sau đó mổ bụng, xẻ thịt, chặt từng khúc nhỏ, trộn gia vị cho vào ống lô ô để lên lửa than cây rừng nướng cho đến chín
Các món ăn phục vụ cho lễ hội được người phụ nữ chế biến thường có: cơm lồ
ô nếp trắng, cơm lô nếp than, thịt heo, bò, trộn đều với gia vị nướng lồ ô, cháo (ta bung) nấu thịt, măng đắng nấu với cá trên ống lồ ô, gỏi kiến bóp chua với rau rừng; muối giã với mè, muối giã với lá é và món tráng miệng khoai lang, khoai sắn
Cách trang trí, bày biện cũng hết sức hấp dẫn, khi các món ăn đã được nướng, nấu chín, họ trải lá kbang (lá dầu) trên cái nia và đổ thức ăn từ ống lồ ô lên trên lá Mỗi một món ăn được sắp đặt trên một cái lá Các món được trải kín mặt nia, nhìn vào khá bắt mắt
Bên cạnh các món ăn đó, người Ba na còn có một món ăn rất quý bắt nguồn từ
sở thích ăn phèo trâu, bò, dê Họ lấy phần ruột non chứa nước sữa trắng, rồi cột hai
đầu lại luộc chín Sau đó, thái ra tùng miếng như thái dồi Phần gần ruột già thì trộn với thịt cổ hũ, ướp sả, muối, hành
Theo cách chế biến các món ăn, chúng ta có thể thấy được các nguyên liệu (gia vị) chế biến các món ăn của người Ba na được sử dụng một cách tương sinh hài hoà
với nhau và thường thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển” như món ăn dễ gây
lạnh bụng buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm Rất phù hợp với tiết trời rừng núi Người Ba na không có nhiều món ăn mang tính riêng biệt nhưng với với những nét riêng trong chế biến, người thưởng thức vẫn không thể quên được món ăn của họ
Bên cạnh các món ăn, Rượu cần lại càng không thể thiếu trong ngày Tết của
đồng bào Nếu xem cồng chiêng là ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên, thì cần rượu là điều kiện để con người cởi mở, hòa nhập với nhau Rượu cần vừa rất
Trang 3thực vừa rất thiêng, mọi lễ hội tưng bừng cuối cùng cũng được quy tụ bên những ghè rượu
Đến bất cứ nhà nào của đồng bào Ba na trong ngày Tết, đều có vài ché rượu
cần Rượu cần có ba bộ phận liên quan: Một là, ché rượu còn gọi là ghè rượu, nguyên
liệu của rượu và cần rượu Ghè rượu làm bằng đất, tráng men sành sứ với nhiều hình ảnh, họa tiết mang nét văn hóa riêng của từng dân tộc Ghè càng cổ lại càng quý, đựng rượu càng ngon Tuy nhiên, loại ghè này hiện không còn nhiều, chỉ vài ba nhà còn cất giữ Ngày nay, họ chủ yếu mua các loại ghè bán thông dụng trên thị trường
Hai là, nguyên liệu để làm rượu ghè có nhiều loại: Có thể bằng nếp, bắp, nhưng
bà con Ba na thường dùng loại mì gòn là thứ cây phổ biến dễ trồng, dễ chế biến Men rượu cần thường lấy từ một loại lá rừng giã thành bột, nắn dẹt thành bánh, đem phơi trên dàn bếp càng lâu càng tốt Nấu mì chín vớt ra để nguội rắc men, trộn thật đều rồi đem ủ kín từ hai đến ba ngày Khi thấy mì đã lên men, có mùi thơm thì đem bỏ vào ghè, trên phủ lá chuối, bịt miệng lại rồi cất đi Sau khoảng trên dưới một tháng, có thể
đem ra uống được Ba là, cần rượu chủ yếu làm bằng cây giang ở trên rừng, có lóng
dài trên một mét, lỗ thông hai đầu
Uống rượu cần là một nét đẹp văn hóa của người Ba na Họ rất hiếu khách, trọng nghĩa Mỗi khi có khách, bạn bè đến thăm chơi, trước khi đổ rượu, thường người đàn ông phải xin phép ông bà, cha mẹ hoặc người phụ nữ có vị trí trong gia đình (có lẽ điều này là do quan hệ mẫu hệ vẫn còn ảnh hưởng trong đời sống tâm linh của người Ba na) Ghè rượu được đặt ở giữa nhà hoặc cột dựa vào cột nhà Chủ nhà
mở miệng ghè lấy lá chuối bỏ ra ngoài, cắm cần vào Xong đâu đấy, chủ nhà mới múc nước lã đổ vào ghè cho tràn, rồi uống một hớp trước để tỏ lòng chân thành và tỏ cho khách biết rượu không độc
Nhân dịp năm mới, chủ nhà thay mặt cả gia đình chúc khách sức khỏe, sống lâu
và gặp nhiều may mắn Chủ nhà còn đưa tay phải nắm lấy cần, tay trái đặt tay lên miệng ghè, lâm râm khấn Khấn xong, chủ nhà trịnh trọng đưa cần bằng cả hai tay cho bạn hữu, khách quý Uống rượu cần thường uống theo cặp đôi: chủ và khách, già với trẻ, trai với gái… nên khi nhập cuộc thường có mối giao hòa, thân thiện Khi được mời uống, khách phải đón nhận bằng tay phải hay hai tay, vì với đồng bào miền núi, cầm tay trái là tỏ ra coi thường Để tỏ lòng tôn trọng tình cảm gia đình, bạn hãy vuốt nhẹ cần từ dưới lên trên rồi mới xin phép được uống Lúc uống thì phải uống thật lòng, vì khi cùng uống, chủ nhân thường nhìn thẳng vào mặt khách, có ý xem thử
Trang 4khách có thực tình không và cũng là để tỏ lòng tôn trọng, thiện cảm Cho dù không quen uống rượu, đã ngậm cần là phải uống, đến một mức nào đó có thể xin phép chủ nhân trả lại cần
Mỗi nhà đều có một dụng cụ đo tửu lượng rất độc đáo gọi là cái kham, trông như một cái chén bằng đồng Trên miệng ghè, chủ nhân dùng một thanh tre để làm nấc thang đo tửu lượng từng người Rượu uống đến đâu, nước ở miệng ghè vơi đến
đó, lại tiếp tục đổ thêm nước vào và chuyển cần cho người khác
Nồng độ rượu cần không cay như rượu gạo miền xuôi, nhưng khi đã say thì cũng không kém phần dữ dội Trong cùng một ghè, nhưng có chỗ ngọt hoặc chua, nhạt… Vì vậy, nếu không ưng ý, người uống có thể rút cần và găm vào chỗ khác, ngon hơn
Ngày tết, được nhâm nhi bên ché rượu cần, thưởng thức các món ăn truyền thống và bên âm thanh rộn ràng của cồng chiêng nơi đây, như được hưởng trọn niềm hân hoan của đất trời nơi đại ngàn
Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều phong tục tập quán hay của người Ba Na dần dần mất đi, lễ hội ngày càng thưa kéo theo nhiều món ăn truyền thống cũng bị quên lãng, hương vị đậm đà đúng chất của rượu cần không còn như xưa nữa Chính vì vậy, bên cạnh nhiều lễ hội truyền thống thì cái phong tục về ẩm thực của người Ba Na cần được phục hồi bằng cách giới thiệu rộng rãi xa gần, để khi nhắc tới ẩm thực đó thì không thể không nhắc đến văn hóa rất riêng của người Ba na