ĐẶT VẤN ĐỀ1. Tính cấp thiết của đề tàiĐất đai là là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia. Vì vậy, sử dụng đất một cách khôn ngoan là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững đối với mỗi quốc gia.Tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam ngày càng cao đã gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai. Cùng với đó là sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng làm cho đất đang dần bị suy thoái. Vấn đề đặt ra là cần phải khai thác sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo sử dụng đất lâu dài.Quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được ghi nhận tại điều 6 Luật Đất đai năm 2003. Để tiến hành lập quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 302004TT BTNMT ngày 01112004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định về quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất các cấp. Trong đó đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một trong các bước quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất. Nhằm giúp công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất đạt kết quả cao và việc lập quy hoạch kế hoạch hoá sử dụng đất có tính khả thi Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 082007TT BTNMT hướng dẫn thực hiện thông kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, và thông tư số 092007TT BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.Huyện Yên Phong trong những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh, có nhiều biến động lớn trong việc sử dụng đất. Vi vậy cần phân bổ quỹ đất hợp lý nhằm sử dụng đất tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao đáp ứng sự phát triển của huyện trong giai đoạn tới.Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của khoa Tài Nguyên và Môi Trường, được sự nhất trí của phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2009 phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Phong Tỉnh Bắc Ninh”
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia. Vì vậy, sử dụng đất một cách khôn ngoan là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững đối với mỗi quốc gia. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày càng cao đã gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai. Cùng với đó là sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng làm cho đất đang dần bị suy thoái. Vấn đề đặt ra là cần phải khai thác sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo sử dụng đất lâu dài. Quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được ghi nhận tại điều 6 - Luật Đất đai năm 2003. Để tiến hành lập quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 30/2004/TT BTN&MT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định về quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất các cấp. Trong đó đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một trong các bước quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất. Nhằm giúp công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất đạt kết quả cao và việc lập quy hoạch - kế hoạch hoá sử dụng đất có tính khả thi Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 08/2007/TT BTN&MT hướng dẫn thực hiện thông kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, và thông tư số 09/2007/TT BTN&MT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 1 Huyện Yên Phong trong những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh, có nhiều biến động lớn trong việc sử dụng đất. Vi vậy cần phân bổ quỹ đất hợp lý nhằm sử dụng đất tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao đáp ứng sự phát triển của huyện trong giai đoạn tới. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của khoa Tài Nguyên và Môi Trường, được sự nhất trí của phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2009 phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh” 2. Mục đích và yêu cầu 2.1 Mục đích - Tìm ra xu thế biến động và nguyên nhân gây ra biến động trong sử dụng đất của huyện giai đoạn 2000 – 2009. - Từ đó tạo cơ sở cho việc lập chiến lược sử dụng đất dài hạn của huyện phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. 2.2 Yêu cầu - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phải đầy đủ, chính xác, đúng hiện trạng và đảm bảo tính khách quan. - Xác định xu thế biến động và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra xu thế biến động đất đai trong những năm qua. 2 Phần 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 1.1.1 Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, là đối tượng sản xuất đồng thời cũng là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm và là nhân tố quan trọng hợp thành môi trường sống. Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (Theo FAO, 1976). Trong quá trình quy hoạch và sử dụng đất thì công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dụng quan trọng, là cơ sở để đưa ra những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất hợp lý cho địa phương. Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất không chỉ đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất tại thời điểm nghiên cứu mà nó còn tạo cơ sở cho các định hướng sử dụng đất bền vững tương trong tương lai. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong nền kinh tế quốc dân. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ đất như nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng. Để từ đó rút ra những nhận định, kết luận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất, làm cơ sở để đề ra những hướng sử dụng đất sao cho hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nó cũng là cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hiện nay, sự gia tăng dân số cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội đã gây ra một áp lực lớn tới đất đai. Trong khi đó tài nguyên đất lại có hạn, vì vậy cần 3 phải sử dụng hợp lý, đảm bảo được sự hiệu quả cũng như sử dụng lâu dài. Để làm được như vậy chúng ta phải đánh giá được tài nguyên đất. 1.1.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai 1.1.2.1 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất Hiện nay việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch là rất quan trọng. Nó không chỉ góp phần làm cho đất đai được sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững mà còn giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tốt hơn. Nhưng để có một phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, có tính khả thi thì người lập phương án quy hoạch phải có sự hiểu biết sâu sắc về hiện trạng sử dụng đất cũng như điều kiện và nguồn lực của vùng lập quy hoạch. Để đáp ứng được điều đó thì phải thực hiện các bước đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Thông qua đánh giá hiện trạng sử dụng đất giúp cho người lập quy hoạch lắm rõ đầy đủ và chính xác hiện trạng sử dụng đất cũng như các biến động về đất đai từ đó đưa ra những nhận định sử dụng đất hợp lý với điều kiện hiện tại và trong tương lai. Vì vậy giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ khăng khít với nhau. 1.1.2.2 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý Nhà nước về đất đai Trong những năm gần đây do nhu cầu đất đai của các ngành đòi hỏi số lượng khá lớn, đã làm cho quỹ đất có nhiều thay đổi, việc chuyển mục đích sử dụng đất, hiện tượng lấn chiếm tranh chấp đất đai xẩy ra thường xuyên đã làm cho công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để quản lý chặt chẽ quỹ đất cần phải nắm bắt được các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất. Công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất giúp cho các nhà quản lý đất đai cập nhật, nắm chắc các thông tin về hiện trạng sử dụng đất một cách chính xác nhất, giúp cho các nhà quản lý chỉnh sửa bổ sung những thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Vì vậy có thể nói 4 công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 1.2.1 Tình hình nghiên cứu về đất đai trên thế giới Trong những thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và cùng với đó là sự bùng nổ về dân số đã gây áp lực rất lớn đối với tài nguyên đất. Để giảm thiểu một cách tối đa sự suy thoái tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm, sự thiếu nhận thức của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo quy hoạch và bền vững trong tương lai. Công tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được thực hiện khá lâu và ngày càng được chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nước phát triển. Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Công tác nghiên cứu đánh giá về đất ngày càng thu hút các nhà khoa học trên thế giới đầu tư về thời gian lẫn chất xám, nó trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu không thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai. Sau đây là một số nghiên cứu về đánh giá đất trên thế giới: - Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới (Inrrigation Land Suitabiliti Classification) của Cục cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 1951. Sau một thời gian nghiên cứu người ta đã phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được đến lớp có thể trồng được một cách có giới hạn và lớp không thể trồng được. Mặc dù chưa được nghiên cứu một cách cụ thể chi tiết nhưng những kết quả của công trình nghiên cứu này đã có những ý nghĩa lớn trong việc sử dụng đất và công tác quản lý về đất đai. Bên cạnh đó yếu tố khả năng của đất cũng được chú trọng trong công tác đánh giá đất ở Hoax Kỳ, do đó Kligebeil và Montgomery Vụ bảo tồn đất đai Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đề nghị năm 1964. Ở đây đơn vị bản đồ đất đai 5 được nhóm lại đưa vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay một loại cây tự nhiên nào đó, chỉ tiêu cơ bản để đánh giá là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng với mục tiêu canh tác dự định áp dụng. - Liên Xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất từ lâu đời. Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính mà tiên phong là hoạt động của Hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ năm 1960 việc phân hạng và đánh giá đất được thực hiện theo 3 bước. + Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng + Đánh giá khả năng của đất + Đánh giá kinh tế đất - Để đáp ứng yêu cầu thực tế về công tác đánh giá đất, các nhà khoa học trên thế giới cùng nhau hợp tác và thành lập tổ chức FAO. Tổ chức này được thành lập nhằm mục đích xây dựng quy trình và tiêu chuẩn về đánh giá đất sử dụng đồng bộ trên thế giới. Sau khi được thành lập tổ chức này đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra dự thảo đầu tiên vào năm 1972, sau đó được Brinkiman và Smyth soạn lại và cho xuất bản năm 1973. Từ bản dự thảo này cùng với các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học hàng đầu của tổ chức FAO đã xây dựng nội dung phương pháp đánh giá đất đầu tiên (A Framewok For Land Evaluation), công bố năm 1976. Phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai được thử nghiệm thực tế trên nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới đã có hiệu quả. Qua nhiều năm sửa đổi bổ sung và đúc rút từ kinh nghiệm thực tế FAO đã đưa ra nhiều tài liệu hướng dẫn cho các đối tượng cụ thể trong công tác đánh giá đất như sau: + Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa năm 1983 + Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới năm 1985 + Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh năm 1989 6 + Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển năm 1990 + Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai năm 1992 Hiện nay con người dần ý thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở hầu hết các quốc gia và trở thành khâu trọng yếu trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất hay trong quy hoạch sử dụng đất, là công cụ cho việc quản lý sử dụng đất bền vững ở mỗi quốc gia. 1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, từ thế kỷ XV những hiểu biết về đất đai đã được chú trọng và đã được tổng hợp thành nhiều tài liệu quốc gia như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, các tài liệu của các nhà khoa học Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Khiêm… Trong thời kỳ Pháp thuộc cũng có nhiều nghiên cứu sau : - Công trình nghiên cứu: “Đất Đông Dương” do E.Mcastagnol thực hiện và ấn hành năm 1842 ở Hà Nội - Công trình nghiên cứu ở miền nam Việt Nam do Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam - Công trình nghiên cứu: “Vấn đề đất và sử dụng đất ở Đông Dương” do E.Mcastagnol thực hiện và ấn hành năm 1950 ở Sài Gòn Từ sau năm 1950 rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất Chiểu, Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước, Cao Liêm, Trương Đình Phú, Thái Công Tụng … và các nhà khoa học nước ngoài như: V.M Fidland, F.E MoOrman, cùng hợp tác nghiên cứu xây dựng bản đồ thổ những Miền Bắc Việt Nam (Tỷ lệ 1:1.000.000), phân vùng địa lý - Thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam. Ngoài ra còn có các nghiên cứu về tính chất vật lý, hoá học đất ở 7 vùng đồng bằng sông Cứu Long, các nghiên cứu về đất sét, đất phèn ở Việt Nam, bước đầu đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc, từng bước nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO đưa ra. - Trong nghiên cứu và đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu năm 1985), phân loại khả năng của FAO đã được áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, phân lớp thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất. - Năm 1993 Tổng Cục Địa chính đã xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Nội dung của báo cáo này chủ yếu đề cập đến khả năng sản xuất thông qua hệ thống thuỷ lợi. Bên cạnh đó Tổng Cục Địa chính đã thực hiện từng bước việc xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau. - Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất (Viện quy hoạch và thiết kế Bộ nông nghiệp năm 1994). - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền là nội dung của đề tài “ KT 02 – 09” (do PSG.TS Trần An Phong làm chủ nhiệm năm 1995). Nghiên cứu này được xây dựng trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững để đánh giá hiện trạng và khả năng sử dụng đất. Trong giai đoạn 2001 – 2005 các đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác Quốc tế Viện thổ nhưỡng – Nông hoá đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng đem lại hiệu quả cao. Viện đã nghiên cứu bổ sung hệ phân loại đất Việt Nam dựa trên phân loại đất tiên tiến trên thế giới như: FAO – UNESCO, Soil Taxolomy… Giai đoạn từ năm 2005 đến nay các dự án, đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác quốc tế đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng đem lại hiệu quả cao. - Quản lý hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai, xử lý kết quả, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là nội dung của đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và 8 GIS xác định hiện trạng sử dụng đất phục vụ kiểm kê đất đai ” (do KS. Đinh Hồng Phong làm chủ nhiệm năm 2007). - Năm 2008, tiếp tục thực hiện theo kế hoạch chương trình đào tạo trao đổi nghiệp vụ, đưa dự án xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại Việt Nam sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Pháp vào vận hành theo kế hoạch của dự án đề ra. 1.2.3 Tình hình nghiên cứu tại địa bàn huyện Yên Phong Trong thời gian qua, tại địa bàn huyện Yên Phong đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất song chủ yếu là các nghiên cứu nhỏ phục vụ cho các công tác nghiệp vụ của Sở TNMT Bắc Ninh và Phòng TNMT huyện Yên Phong. Việc đánh giá hiện trạng này được thực hiện đều đặn theo các năm nhằm phục vụ công tác thống kê đất đai định kì và được thực hiện kĩ càng hơn trong các kì kiểm kê đất đai như năm nay. Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng hàng năm mà Phòng TNMT huyện đã chỉnh lý bản đồ hiện trạng để cập nhật các biến động đất đai trong năm qua. Sản phẩm là các bản đồ hiện trạng của huyện theo các năm. 1.3. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT * Phương pháp chung: bao gồm các công đoạn sau: + Công tác chuẩn bị: đây là bước đầu tiên của công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trong giai đoạn này tiến hành thu thập, kiểm tra đánh giá tài liệu, số liệu và khảo sát địa bàn nghiên cứu. + Xử lý số liệu, tài liệu: dựa vào các yêu cầu, mục địch của việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các quy định của pháp luật, trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được lựa chọn và tổng hợp các nội dung cần thể hiện. 9 + Tạo thành sản phẩm: sau khi các số liệu, tài liệu thu thập được đã tổng hợp phù hợp với các nội dung cần thể hiện, tiến hành thu phóng tài liệu bản đồ, can ghép và chuyển vẽ lên bản đồ nền, xây dựng bản vẽ, kiểm tra chất lượng bản đồ, chỉnh sửa, nghiệm thu và in bản đồ. * Phương pháp đo vẽ trực tiếp: Đây là phương pháp tốn kém và tốn nhiều thời gian, phương pháp này thường được áp dụng ở những vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình địa vật không phức tạp mà hiện tại chưa có bản đồ hoặc tài liệu bản đồ đã đo vẽ trước đây nhưng không đảm bảo yêu cầu và chất lượng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Để tiến hành đo người ta có thể áp dụng các phương pháp đo vẽ thủ công, cổ truyền như dùng máy toàn đạc, bàn đạc chuyển vẽ kết quả đo trên giấy. Hoặc có thể áp dụng công nghệ hiện đại với các thiết bị đo điện tử tự động có các bộ phận ghi và xử lý số liệu đo, rồi các số liệu được truyền trực tiếp vào máy tính và ở đây bản đồ được vẽ thông qua các phần mềm. Phương pháp này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. * Phương pháp sử dụng ảnh viễn thám: Quá trình xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sử dụng tư liệu ảnh hàng không với công nghệ truyền thống hoặc công nghệ lập bản đồ chuyên đề. Khi sử dụng công nghệ thủ công truyền thống chúng ta có thể sử dụng tư liệu ảnh gốc hoặc ảnh phóng, sơ đồ ảnh, ghép các bản đồ chưa nắn và bình đồ ảnh, các tư liệu ảnh thông qua các công đoạn điều vẽ trong phòng nhằm giải đáp ảnh bằng mắt hay bằng kính lập thể. Sau đó đem điều vẽ ngoài thực địa được thực hiện theo tuyến hợp lý nhằm xác định bổ xung đặc tính, chất lượng tên gọi và địa danh các yếu tố đối tượng ngoài thực địa. Sau đó các nội dung được giải đoán, tiêu chuẩn hoá và chuyển vẽ lên ảnh gốc, ảnh phóng, sơ đồ hoặc bình đồ ảnh theo ký hiệu quy ước. Còn khi sử dụng công nghệ hiện đại thì công tác thủ công chủ yếu ở công đoạn nắn 10 [...]... tra đánh giá hiện trạng các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng 2.1.5 Điều tra, chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh - Sự cần thiết để chỉnh lý và xây dựng bản hiện trạng sử dụng đất - Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong Tỉnh Bắc Ninh - Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong. .. nước về đất đai - Giai đoạn trước khi có luật đất đai năm 1993 - Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 - Giai đoạn từ năm 2003 đến nay 2.1.3 Xu thế biến động đất đai trong giai đoạn từ năm 2000 – 2009 - Xu thế biến động các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất 12 chưa sử dụng - Nguyên nhân gây biến động đất đai trong giai đoạn 2000 – 2009 2.1.4 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong. .. tỷ lệ 1/2000 - Huyện đã triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các xã ở các năm 2000, 2005 với tỷ lệ 1/5000 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện được xây dựng vào các năm 2000, 2005 với tỷ lệ 1/25000 4) Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2006 – 2015 đến nay đã có 13 xã hoàn thành việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thời kì 10... bản đồ và chỉnh lý biến động để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong năm 2009, tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện bằng phần mềm Microstation để số hoá và chỉnh lý 14 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN PHONG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Yên phong nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách... bàn số hoá hoặc máy quét Sau đó sử dụng các phần mềm để tạo bản đồ bằng phương pháp vẽ tự động * Phương pháp tổng hợp từ bản đồ cấp dưới: Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới, tiến hành tổng hợp can ghép và chỉnh lý thành bản đồ hiện trạng của huyện * Phương pháp chỉnh lý: là phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất giai đoạn trước Trên cơ sở số... ngày 33 15/5/2009 của Thủ tướng chính phủ 8) Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của vụ của người sử dụng đất là công việc mà huyện thường xuyên tổ chức UBND huyện chỉ đạo chính quyền địa phương và các ngành theo dõi sát sao tình hình sử dụng đất, đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật và đạt hiệu quả kinh tế cao 9)... như các đặc điểm đất đai, thảm thực vật - Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu các đặc điểm về dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất và sủ dụng đất đai của huyện - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2 Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của địa phương... công tác kiểm tra giám sát các chủ sử dụng đất được giao Qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật đất đai trên toàn huyện, các đoàn đều đánh giá việc quản lý, sử dụng đất 3.3 Xu thế biến động đất đâi giai đoạn từ năm 2000 - 2009 Đi đôi với quá trình phát triển kinh tế xã hội, thì vấn đề sử dụng đất luôn luôn biến đổi không ngừng cả về mục đích, diện tích lẫn đối tượng sử dụng Đặc biệt là... thực địa, tiến hành chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất giai đoạn trước Tại địa bàn huyện Yên Phong sử dụng kết hợp phương pháp chỉnh lý và phương pháp tổng hợp từ bản đồ cấp dưới để xây dựng bản đồ hiện trạng huyện theo các kì kiểm kê, thống kê 11 Phần 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội... thấp nhất vào tháng 12 là 77% Nhìn chung Yên Phong có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú 3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất Theo số liệu từ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thì tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Phong năm 2009 là 9686,15 ha, đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình . hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong nền kinh tế quốc dân. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng. xây dựng bản hiện trạng sử dụng đất - Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh - Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Phong - tỉnh. thì phải thực hiện các bước đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Thông qua đánh giá hiện trạng sử dụng đất giúp cho người lập quy hoạch lắm rõ đầy đủ và chính xác hiện trạng sử dụng đất cũng như