TIỂU LUẬN MÔN HÓA TRỊ LIỆU: ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG BỆNH UNG THƯ

13 557 0
TIỂU LUẬN MÔN HÓA TRỊ LIỆU:  ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG BỆNH UNG THƯ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN: HÓA TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG BỆNH UNG THƯ Thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn Tường Vy Học viên: Nguyễn Thu Hiền Mã học viên: 1211023 Lớp: Cao học 17 – Nhóm 5 Hà Nội – Tháng 42013 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư hay còn gọi là u ác tính, là tên chung dùng để gọi một nhóm bệnh trên 200 loại khác nhau về nguồn gốc của tế bào, căn nguyên, tiên lượng và cách thức điều trị nhưng có những đặc điểm chung, đó là sự phân chia không kiểm soát được của tế bào, có thể di căn và lan rộng ra những mô và tế bào khác. Đây là một trong những căn bệnh gây tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới. Mục tiêu chính của một chẩn đoán và điều trị ung thư là để chữa bệnh hoặc kéo dài đáng kể tuổi thọ và đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể cho bệnh nhân. Chính vì vậy, điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng là một trong bốn ưu tiên của chương trình phòng chống ung thư của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh ung thư ở nước ta vẫn còn bị coi nhẹ. Chúng ta cần bỏ quan niệm: ung thư giai đoạn muộn, mọi chuyện đã hết. Trong khi chờ đợi hiệu quả chữa bệnh cao hơn nhờ việc phát hiện sớm các thành tựu của y học hiện đại, việc quan tâm làm giảm đau, nâng đỡ sức khỏe và tinh thần tạm thời cũng là công việc rất cần thiết nhằm mang lại cho người bệnh chất lượng sống cao hơn, giảm bớt được nỗi đau thể xác cũng như tinh thần để bệnh nhân được ra đi trong sự thoải mái hơn. Công việc này đầy khó khăn gian khổ nhưng cũng rất vinh quang và nhân đạo, đó là công việc từ trái tim đến trái tim. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong bệnh ung thư” cho bài tiểu luận của mình. Trong phạm vi bài tiểu luận này, em tập trung trình bày các triệu chứng của ung thư, nguyên tắc giảm đau và điều trị triệu chứng trong ung thư cũng như đặc điểm một số các thuốc cụ thể thường dùng. Với mục tiêu như vậy, bài tiểu luận của em được chia thành 2 chương: 1. Triệu chứng của ung thư 2. Nguyên tắc và các thuốc điều trị NỘI DUNG 1. TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ Ban đầu, hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường,ung thư có thời gian ủ bệnh (tức là thời gian từ khi một tế bào bị đột biến thành tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh được bộc lộ) khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn nữa tùy thể loại ung thư. Do đó cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được khuyến cáo là nên đi khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần. Do ung thư là tập hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng của ung thư rất đa dạng và khác nhau ở tùy thể bệnh ung thư. Nói chung triệu chứng của ung thư được phân làm ba nhóm chính: • Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (hemorrhage), đau vàhoặc loét (ulcer). Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da. • Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên. • Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố. 2. NGUYÊN TẮC VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ 2.1. Giảm đau trong ung thư 2.1.1. Đại cương về đau trong ung thư Đau là một triệu chứng phổ biến trong ung thư, người bệnh có thể chết vì đau và suy kiệt. Nhiều bệnh nhân ung thư bày tỏ cảm giác không sợ chết bằng sự dằn vặt của đau đớn. Đau do ung thư là đau mạn tính, dai dẳng, có khi kéo dài vài tháng đến vài năm nếu như không có biện pháp kiềm chế. 13 người bệnh ung thư than phiền bị đau trong thời gian bệnh. 70 80% bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa: có đau đớn. Bệnh càng tiến triển nặng, đau đớn càng nhiều hơn nhất là người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân: do bệnh ung thư, liên quan đến điều trị ung thư, rối loạn bệnh đi kèm Cơ chế đau ung thư: đa dạng và phức tạp.  Do xâm lấn ung thư: gây hoại tử, nhiễm trùng, xâm lấn chung quanh: 23 trường hợp ung thư có di căn; ung thư di căn xương, chèn ép tủy sống 50%  Do chèn ép xâm lấn đến các nhánh, rễ thần kinh hoặc tùng, đám rối thần kinh (chiếm 20%).  Đau dai dẳng sau điều trị: 20%.  Cảm giác đau của bệnh nhân ung thư còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố tâm lý như lo lắng, hoảng hốt, và yếu tố xã hội. Vì vậy cần phải đánh giá đau trong một bối cảnh chung gọi là đau tổng thể. Khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết, nhằm xác định:  Vị trí, tính chất, cường độ đau, thời gian khởi đau…  Chú ý triệu chứng thần kinh: tê rần, rát bỏng, co giật, hay yếu liệt  Triệu chứng đi kèm: sốt, ớn lạnh, khó thở, nôn ói, nhức đầu…  Ảnh hưởng đến: giấc ngủ, ăn uống, sinh hoạt thường ngày…  Bệnh ung thư và quá trình điều trị. Đánh giá mức độ đau: Cần lượng hoá mức độ đau và mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày bằng thang điểm từ 010 (thường dựa vào bộ câu hỏi thang 10 điểm của nhóm nghiên cứu Madison). Một số phương pháp đánh giá đau như sau:  Dựa vào các hình nét mặt, dáng đi để bệnh nhân đánh giá mức đau đớn của người bệnh  Dựa hoàn toàn vào chủ quan bệnh nhân qua hỏi về thời gian đau

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN: HÓA TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG BỆNH UNG THƯ Thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn Tường Vy Học viên: Nguyễn Thu Hiền Mã học viên: 1211023 Lớp: Cao học 17 – Nhóm 5 Hà Nội – Tháng 4/2013 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư hay còn gọi là u ác tính, là tên chung dùng để gọi một nhóm bệnh trên 200 loại khác nhau về nguồn gốc của tế bào, căn nguyên, tiên lượng và cách thức điều trị nhưng có những đặc điểm chung, đó là sự phân chia không kiểm soát được của tế bào, có thể di căn và lan rộng ra những mô và tế bào khác. Đây là một trong những căn bệnh gây tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới. Mục tiêu chính của một chẩn đoán và điều trị ung thư là để chữa bệnh hoặc kéo dài đáng kể tuổi thọ và đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể cho bệnh nhân. Chính vì vậy, điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng là một trong bốn ưu tiên của chương trình phòng chống ung thư của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh ung thư ở nước ta vẫn còn bị coi nhẹ. Chúng ta cần bỏ quan niệm: ung thư giai đoạn muộn, mọi chuyện đã hết. Trong khi chờ đợi hiệu quả chữa bệnh cao hơn nhờ việc phát hiện sớm các thành tựu của y học hiện đại, việc quan tâm làm giảm đau, nâng đỡ sức khỏe và tinh thần tạm thời cũng là công việc rất cần thiết nhằm mang lại cho người bệnh chất lượng sống cao hơn, giảm bớt được nỗi đau thể xác cũng như tinh thần để bệnh nhân được ra đi trong sự thoải mái hơn. Công việc này đầy khó khăn gian khổ nhưng cũng rất vinh quang và nhân đạo, đó là công việc từ trái tim đến trái tim. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong bệnh ung thư” cho bài tiểu luận của mình. Trong phạm vi bài tiểu luận này, em tập trung trình bày các triệu chứng của ung thư, nguyên tắc giảm đau và điều trị triệu chứng trong ung thư cũng như đặc điểm một số các thuốc cụ thể thường dùng. Với mục tiêu như vậy, bài tiểu luận của em được chia thành 2 chương: 1. Triệu chứng của ung thư 2. Nguyên tắc và các thuốc điều trị NỘI DUNG 2 1. TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ Ban đầu, hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng. Thông thường,ung thư có thời gian ủ bệnh (tức là thời gian từ khi một tế bào bị đột biến thành tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh được bộc lộ) khá dài, khoảng 10 năm hoặc hơn nữa tùy thể loại ung thư. Do đó cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất được khuyến cáo là nên đi khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần. Do ung thư là tập hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng của ung thư rất đa dạng và khác nhau ở tùy thể bệnh ung thư. Nói chung triệu chứng của ung thư được phân làm ba nhóm chính: • Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu (hemorrhage), đau và/hoặc loét (ulcer). Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây ra các triệu chứng như vàng da. • Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu, gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó không phải là triệu chứng đầu tiên. • Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối (thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố. 2. NGUYÊN TẮC VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ 2.1. Giảm đau trong ung thư 2.1.1. Đại cương về đau trong ung thư Đau là một triệu chứng phổ biến trong ung thư, người bệnh có thể chết vì đau và suy kiệt. Nhiều bệnh nhân ung thư bày tỏ cảm giác không sợ chết bằng sự dằn vặt của đau đớn. Đau do ung thư là đau mạn tính, dai dẳng, có khi kéo dài vài tháng đến vài năm nếu như không có biện pháp kiềm chế. - 1/3 người bệnh ung thư than phiền bị đau trong thời gian bệnh. - 70 - 80% bệnh nhân ở giai đoạn tiến xa: có đau đớn. - Bệnh càng tiến triển nặng, đau đớn càng nhiều hơn nhất là người bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. - Nguyên nhân: do bệnh ung thư, liên quan đến điều trị ung thư, rối loạn bệnh đi kèm 3 - Cơ chế đau ung thư: đa dạng và phức tạp.  Do xâm lấn ung thư: gây hoại tử, nhiễm trùng, xâm lấn chung quanh: 2/3 trường hợp ung thư có di căn; ung thư di căn xương, chèn ép tủy sống 50%  Do chèn ép xâm lấn đến các nhánh, rễ thần kinh hoặc tùng, đám rối thần kinh (chiếm 20%).  Đau dai dẳng sau điều trị: 20%.  Cảm giác đau của bệnh nhân ung thư còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố tâm lý như lo lắng, hoảng hốt, và yếu tố xã hội. Vì vậy cần phải đánh giá đau trong một bối cảnh chung gọi là đau tổng thể. - Khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết, nhằm xác định:  Vị trí, tính chất, cường độ đau, thời gian khởi đau…  Chú ý triệu chứng thần kinh: tê rần, rát bỏng, co giật, hay yếu liệt  Triệu chứng đi kèm: sốt, ớn lạnh, khó thở, nôn ói, nhức đầu…  Ảnh hưởng đến: giấc ngủ, ăn uống, sinh hoạt thường ngày…  Bệnh ung thư và quá trình điều trị. - Đánh giá mức độ đau: Cần lượng hoá mức độ đau và mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày bằng thang điểm từ 0-10 (thường dựa vào bộ câu hỏi thang 10 điểm của nhóm nghiên cứu Madison). Một số phương pháp đánh giá đau như sau:  Dựa vào các hình nét mặt, dáng đi để bệnh nhân đánh giá mức đau đớn của người bệnh  Dựa hoàn toàn vào chủ quan bệnh nhân qua hỏi về thời gian đau trong ngày, các giờ không đau, hoạt động hàng ngày ảnh hưởng dến đau và tác dụng phụ của thuốc đã sử dụng.  Dựa vào quan sát khách quan của thầy thuốc: phải quan sát sự thiếu yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, liệt giường, sự phàn nàn của người nhà, những yêu cầu dùng thuốc của bệnh nhân.  Dựa vào cả cảm giác chủ quan của người bệnh và sự quan sát khách quan của thầy thuốc. Phương pháp này hiện nay được dùng phổ biến nhất. Từ đó, đau được chia thành 3 mức độ:  Đau nhẹ: 1- 3  Đau vừa: 4- 6  Đau nặng (đau dữ dội): 7-10 2.1.2. Nguyên tắc điều trị đau 4 - Mục tiêu: Kiểm soát đau, giúp người bệnh dễ chịu, có thể duy trì sinh hoạt thường ngày. Được chết trong trạng thái tương đối ít đau hoặc không đau đớn. - Nguyên tắc:  Gần gũi, cảm thông và hợp tác của người bệnh-thầy thuốc.  Phối hợp liên ngành, phối hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.  Điều trị đau ung thư: theo hướng dẫn của Tổ chức Y Tế Thế giới. Hình 1. Thang chỉ định điều trị đau của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)  Dùng thuốc có tác dụng giảm đau do ung thư phải được dùng đúng liều, đúng khoảng thời gian: ưu tiên đường uống.  Đối với đau kéo dài, thuốc nên được dùng đều đặn theo từng khoảng thời gian và không phải nhất thiết chỉ dùng khi cần.  Đối với từng cá thể: liều đúng là liều có tác dụng giảm đau. Liều uống morphin có thể trong phạm vi ít nhất là 5mg đến liều lớn nhất 1000mg  Các thuốc dùng cho điều trị hỗ trợ nên được dùng đúng chỉ định, có tác dụng hiệp đồng với thuốc giảm đau hay tác dụng đối ngược. Ví dụ: thuốc an thần Seduxen tác làm tăng tác dụng thuốc giảm đau loại không phải steroid. Ngoài ra dùng thuốc điều trị các tác dụng phụ của thuốc giảm đau gây ra như táo bón do morphin, viêm dạ dày do thuốc giảm đau không steroid.  Đối với đau do bệnh nhân thần kinh nên dùng thuốc chống trầm cảm tricyclic phối hợp hoặc một thuốc chống co giật.  Quan tâm đến từng chi tiết: cần theo dõi đáp ứng của người bệnh, có thể thay đổi liều điều trị, thuốc khác hoặc biện pháp điều trị khác 5 với điều trị để đảm bảo thu được hiệu quả cao nhất mà tác dụng phụ lại hạn chế ở mức thấp nhất nếu có thể.  Đánh giá và điều trị đau do ung thư có kết quả nhất khi có sự phối hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị, hoá chất, corticoid và tâm lý. 2.1.3. Các nhóm thuốc A. Thuốc giảm đau (Analgesics) Bậc 1: Aspirin, Acetaminophen, Kháng viêm không steroids (NSAIDS) STT Thuốc Hàm lượng Khoảng cách liều Liều dùng 1 Aspirin 650mg 4-6giờ 6000mg/ngày 2 Acetaminophen 650mg 4-6giờ 6000mg/ngày 3 Ibuprofen 400mg 4-6giờ 2400mg/ngày 4 Diclofenac 50mg 4-6giờ 150mg/ngày 5 Naproxen 250mg 9-12giờ 1250mg/ngày 6 Piroxicam 10mg 12-24giờ 20mg/ngày 7 Celecoxib 100mg 12 giờ 400mg/ngày 8 Rofecoxib 25mg 12-24 giờ 50mg/ngày Bậc 2: Aspirin + Codein Acetaminophen + Propoxyphen Bậc 3: Opioids STT Thuốc Liều dùng Thời gian dùng Uống Tiêm 1 Morphin 45mg 10mg 2 - 4 giờ 2 Morphin (time-release) (MS Contin) 90-120 mg 9-12 giờ 3 Hydromorphon (Dilaudid) 7,5mg 1,5mg 3- 4 giờ 4 Hydrocodon (Vicodin) 30mg 10 3- 4 giờ 5 Methadon (Dolophine) 20mg 10mg 6-8 giờ 6 Meperidin 300mg 75mg 3- 4 giờ 7 Fentanyl TTS 72 giờ 8 Codein 180 60 3-4 9 Oxycodone (Percodan) 30 10 3-4 giờ 10 Levorphanol (Levodromoran) 4 2 6-8 giờ 11 Oxymorphone (Numorphan) 1 1 3-4 giờ B. Thuốc hỗ trợ chống đau (Co-analgesic adjuvants) - Mục đích: 6  Tăng hiệu lực kiểm soát đau  Giảm liều của thuốc chống đau opioids  Giảm thiểu các triệu chứng đi kèm/ung thư giai đoạn cuối: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, ngủ gật… - Các thuốc:  Chống trầm cảm (Antidepressants): Amitriptylin, Imipramin 25mg/buổi tối  Chống co giật (Anticonvulsants): Carbamazepin, Phenytoin, Valproic acid, Gabapentin.  Thuốc gây tê tại chỗ (local anesthetics): Lidocain dùng để phong bế tại chỗ  Corticosteroid: giảm đau, ăn ngon, dễ chịu hơn, bớt mệt mỏi…: Prednison (30 – 60 mg/uống/ngày) ; Dexamethason (8 – 16 mg/uống/ngày) C. Một số phương thức điều trị chống đau khác - Xạ trị chống đau: xạ trị là một trong những biện pháp chống đau có hiệu quả với ung thư, đặc biệt là những ung thư khu trú tại chỗ. Xạ trị vừa có tác dụng giảm đau tại u, vừa có tác dụng chống chèn ép, chống bít tắc (ung thư tại xương, di căn của ung thư vào xương ). Với liều 30 Gy Cobalt có thể khống chế trên 80% các loại đau tại xương. Xạ trị chống đau bao gồm xạ trị ngoài, xạ trị trong hoặc xạ trị toàn thân. Hiệu quả của xạ trị cao do rẻ tiền, tác dụng không mong muốn ít. - Hoá chất chống đau: có tác dụng khống chế các triệu chứng đau, có hiệu quả phá huỷ các tế bào ung thư giảm bớt chèn ép. Sử dụng liều hoá chất thường thấp hơn so với liều điều trị triệt căn có thể dùng đơn hoá chất hoặc đa hoá chất phối hợp. Thông thường dùng hoá chất có tác dụng phụ ít, dễ sử dụng (5Fu, Cyclophosphamide dạng uống ) - Thuốc tái tạo xương: được sử dụng đối với trường hợp ung thư di căn vào xương có phá huỷ vào xương (Ví dụ: Aredia với ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến di căn vào xương) - Phẫu thuật triệu chứng: với các trường hợp ung thư gây biến chứng mà không còn khả năng điều trị triệt để, lúc này phẫu thuật là phương pháp giải quyết nhanh nhất, hiệu quả nhất (Ví dụ: mở thông đại tràng trong ung thư đại tràng bị tắc ruột ) - Xung điện ngoài da (Transcutaneous electric nerve stimulation) TENS. - Phong bế thần kinh, hạch giao cảm, trung khu thần kinh. 7 - Gây tê ngoài màng cứng. - Tâm lý liệu pháp, thôi miên… - Châm cứu. 2.2. Điều trị các triệu chứng khác 2.2.1. Nôn và buồn nôn Nôn và buồn nôn kéo dài là những triệu chứng gây khó chịu và thường gặp nhất trong ung thư giai đoạn cuối. Có thể có nhiều nguyên nhân gây buồn nôn. Các nguyên nhân thường gặp: - Do sử dụng một số thuốc chống ung thư, morphin để điều trị giảm đau. - Dạ dày chướng hơi, bị chèn ép bởi khối u hoặc bị kích thích. - Tắt ruột, bệnh lý ở gan. - Kích thích tâm lý gây nôn. Để điều trị nôn không nên chỉ dùng một loại thuốc quen thuộc mà phải tìm nguyên nhân gây nôn và lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp. Sự chọn lựa thuốc tùy theo nguyên nhân: Nguyên nhân Điều trị Thuốc NSAID Bắt đầu sử dụng thuốc chống nôn kèm theo thuốc Opioid 1-5-5 mg haloperidol 2-3 lần/ngày 5-10 mg prochlorperazine (stemetil) 2-3 lần/ngày Nguyên nhân Điều trị Thuốc Opioids (60%) Thiethyperazine (torecan) 10 mg viên, tọa dược hay tiêm 2 lần/ngày Hóa trị liệu và xạ trị liệu Ondansetron 4 mg- 2 lần/ngày Domperidone (motilium) 10 mg - 3 lần/ngày 10 mg metoclopramide lên đến 3 lần/ngày Cyclixine 25 - 10 mg - 3 lần/ngày Tăng áp lực nội sọ Dexamethasone 4-8 mg 2-3 lần/ngày Prochlorperazine 5 - 25 mg 3 lần/ngày Trướng bụng đầy hơi (do thuốc hoặc suy giảm chức năng gan) Metoclopramide 10 mg 3 lần/ngày - Steroids Domperidone (motilium) 10 mg 3 lần/ngày Cisapride (prepulsid) 5-10 mg 3 lần/ngày Táo bón và tạo thành cục phân Thuốc nhuận tràng - nhiều loại. Tắc ruột Nếu tắc ruột thấp, ăn chế độ ít chất bả (xơ) tốt và tiêu hóa được. Nếu tắc ruột hơi cao, nhịn ăn, ngậm đá nhỏ và uống Haloperidol 1,5-5 mg hay hyoscine butylbromid 20 mg 3 lần/ngày. 8 Dexamethazon 8 mg truyền tĩnh mạch Mở dạ dày qua da bằng nội soi Rối loạn tiền đình Prochlorperazine 5-25 mg 3 lần/ngày Hyoscine 1,5 mg trong 3 ngày liên tiếp Lo lắng Động viên, thư giản Diazepam 5-10 mg 2 lần/ngày Truyền dịch midazolam 5-50 mg/24 giờ Haloperidol 1,5-5 mg - 3 lần/ngày Tăng Ca ++ máu Truyền nước Truyền dung dịch muối Biphosphonat Tăng Urê máu Chlorpromazine 25-50 mg 3 lần/ngày 2.2.2. Táo bón Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư do ít hoạt động, uống ít nước và ngay cả môi trường chung quanh không quen thuộc. Suy yếu các cơ bụng và sàn chậu làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng. Hơn nữa, hầu hết các thuốc giảm đau mạnh, thuốc phiện, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholin gây liệt nhẹ đám rối thần kinh của ruột và gây táo bón, nên cho thuốc nhuận tràng (nếu cần). Hỏi kỹ và ghi hồ sơ đều đặn về chức năng đường ruột rất cần thiết, thăm khám trực tràng là phần quan trọng của việc đánh giá người bệnh ở giai đoạn cuối. Khi táo bón không giảm và bệnh nhân không nhận biết có thể gây đau bụng, làm đau tăng khắp nơi, tiểu dầm hay tiêu chảy giả, tắc ruột, vật vã và đưa đến trầm cảm. Một số thuốc giảm triệu chứng táo bón: tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, tăng khối lượng phân, làm trơn và mềm phân như: Lactulose, Docusate, Bisacodyl (Durolax), Phenolphthalein, Loại thuốc dầu (Parafin), Coloxyl, Senna (8 mg), Cốm Senokot (15 mg cho 5 ml), Glycerin… Chích Pethidine 25-100 mg tiêm tĩnh mạch (tùy thuộc vào khả năng hấp thu thuốc của bệnh nhân) và cho thêm diazepam 5 mg hay midazolam 5 mg giúp lấy phân dễ hơn và không làm bệnh nhân khó chịu. 2.2.3. Cổ trướng Trước hết cần tìm nguyên nhân gây bụng chướng : khối u, gan to, chướng hơi, tắc ruột, táo bón. Cổ chướng do nguyên nhân ác tính có thể tích tụ 10 lít 9 dịch hay hơn nữa gây căng tức thành bụng, hạn chế hoạt động cơ hoành làm bệnh nhân rất khó chịu. Có thể dùng các thuốc lợi tiểu để làm giảm cổ chướng như: Spironolacton 50 mg 4 lần/ngày; Furosemid 40-120 mg/ngày có thể làm giảm viêm chung quanh khối u và giảm sự xâm nhập huyết thanh vào khoang bụng. Chọc hút bớt dịch màng bụng chỉ nên thực hiện khi sự căng chướng gây tức bụng, khó chịu, bởi vì chọc hút dịch màng bụng sẽ lấy đi một số lượng lớn chất đạm có thể làm người bệnh yếu sức và suy nhược nhanh hơn. Đặt ống nối màng bụng - tĩnh mạch chủ: Thỉnh thoảng được làm trong các tình huống đặc biệt, ví dụ: Cổ chướng nhũ trấp do dò từ ống ngực. 2.2.4. Khó thở Khó thở thường chiếm 70% các trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Các nguyên nhân thường gặp là các bệnh ác tính ở phổi có thể gây: chèn ép đường hô hấp, xẹp thùy phổi hay nhiễm trùng, tắt nghẽn phế quản. Các nguyên nhân phụ khác như: tràn dịch màng phổi, xơ phổi, di căn phổi rộng, cổ chướng, viêm phổi do xạ trị, nghẽn mạch phổi, chèn ép màng ngoài tim cấp. Cần xác định nguyên nhân để điều trị cho phù hợp, ví dụ: Suy tâm thất trái cho lợi tiểu, viêm phổi cho kháng sinh, co thắt phế quản cho Salbutamol hay thuốc kháng viêm dạng khí dung .v.v 2.2.5. Các triệu chứng ăn kém, khô miệng Ngoài những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn cuối, những biểu hiện khác như suy nhược, khô miệng và ăn kém là 3 triệu chứng dễ đưa đến suy sụp cho bệnh nhân. - Ăn kém:  Phần lớn bệnh nhân ung thư ít nhiều ăn uống kém, đưa đến suy nhược. Cần loại trừ các nguyên nhân có thể chữa trị như tưa miệng gây đau miệng, tăng Ca ++ máu, táo bón, nôn do thuốc. Ban đầu cho thuốc chống nôn như Metochlopramid 10 mg 3 lần/ngày hay Dexamethazon 2-4 mg/ngày sẽ giúp nhiều bệnh nhân ăn ngon và cải thiện sức khỏe trong một thời gian. Megastrol Acetat (400 mg-800 mg/ngày) giúp tăng sự thèm ăn nhưng đắt tiền.  Truyền tĩnh mạch với dung dịch có nhiều năng lựơng và đạm thường được dùng ở Nam Triều Tiên, Việt Nam, Nhật và Trung Quốc. Nhưng trái lại ở Bắc Mỹ, Châu Âu hay Úc không dùng vì ít 10 [...]...có bằng chứng để chứng minh rằng sự chuyền năng lượng và đạm có thể kéo dài thêm cuộc sống cho bệnh nhân .Trong thực tế rất có thể khi khối u được nuôi dưỡng tốt nó càng phát triển nhanh hơn - Khô miệng: Là triệu chứng thư ng gặp làm bệnh nhân khó chịu, gây ra bởi:  Các yếu tố liên quan đến suy nhược: mất nước, thở bằng miệng, tưa miệng  Các yếu tố liên quan đến điều trị: xạ trị vùng mặt, thuốc... mặt, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, Phenothiazines, thuốc chống co thắt Nhằm giảm nhanh các triệu chứng này, cho súc miệng thư ng xuyên 2 giờ/1lần với dung dịch súc miệng nước Soda hay Bicarbonate, điều trị nấm Candida, chà rữa lưỡi dơ một cách nhẹ nhàng với một bàn chải mềm và oxy già hòa loãng Cung cấp nước qua các dạng như miếng dứa tươi, nhai kẹo cao su, ngậm miếng nước đá nhỏ, uống nước bằng... Việt Nam 4 Phùng Phướng, Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Trần Thúc Huân (2009), Đại cương về ung thư, Trường Đại học Y dược Huế 5 Tierney, Mc.Phee, Papadakis (2008), Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại, tập 1, Nhà xuất bản Y học 6 UICC (1999), Cẩm nang ung bướu học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học 7 WHO (1997), Điều trị đau do ung thư, NXB Y học TIẾNG ANH 1 Augusto Caraceni et al., Gabapentin for Neuropathic Cancer... nước bọt nhiều hơn Cho kem Vaselin hay dầu thực vật thoa môi thư ng xuyên Nếu miệng đỏ và bẩn cho súc miệng với Lidocain hòa tan với Chlorhexidin 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1 Đại học Y Hà Nội (2001), Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản Y học 2 Lê Đình Roanh (2000), Bệnh học các khối u, Nhà xuất bản Y học 3 Nguyễn Bá Đức (2011), Ung thư học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 4 Phùng Phướng, . Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong bệnh ung thư cho bài tiểu luận của mình. Trong phạm vi bài tiểu luận này, em tập trung trình bày các triệu chứng của ung thư, nguyên tắc giảm đau và. ĐIỀU TRỊ 2.1. Giảm đau trong ung thư 2.1.1. Đại cương về đau trong ung thư Đau là một triệu chứng phổ biến trong ung thư, người bệnh có thể chết vì đau và suy kiệt. Nhiều bệnh nhân ung thư bày. Nguyên tắc và các thuốc điều trị NỘI DUNG 2 1. TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ Ban đầu, hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thư ng là khi bệnh

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan