1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số kinh nghiệm trong dạy học từ ngữ hán việt cho học sinh lớp 7 trường thcs hạ trung

22 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Giải pháp 1: Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt và cáctừ Hán – Việt Từ Hán – Việt chiếm một tỷ lệ khá lớn trong vốn từ tiếng Việt, đặc biệttrong các văn bản văn học trung đại mà h

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÁ THƯỚC

KINH NGHIỆM DẠY TỪ NGỮ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 7 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HẠ TRUNG HUYỆN BÁ THƯỚC

Họ và tên: Bùi Văn Đạt

Chức vụ: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường THCS Hạ Trung

SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

Năm học 2012 - 2013

BÁ THƯỚC, NĂM 2013

Trang 2

KINH NGHIỆM DẠY TỪ NGỮ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 7 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HẠ TRUNG HUYỆN BÁ THƯỚC

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Trong tiếng Việt có một số lớn từ gốc Hán mà ta thường gọi là từ ngữ HánViệt Nó chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong kho tàng tiếng Việt, cho đến nay, chưa thểbiết được đích xác Nhiều người dẫn con số 60% của Maspero thống kê nhưng

đá quá cũ, từ bấy đến nay tiếng Việt đã phát triển và chắc chắn là tỉ lệ đã thayđổi Chúng tôi chỉ thống kê 2.000 mục từ của cuốn Từ điển tiếng Việt do HoàngPhê chủ biên thì thấy con số không phải như vậy, từ ngữ Hán Việt chiếm khoảng40% Công việc thống kê để có được số lượng chính xác, khoa học còn chờ ởtương lai Dù sao đi nữa, độ phong phú của từ ngữ Hán Việt là điều dễ thấy qua

từ điển, qua các văn bản, nhất là văn bản khoa học, chính luận, báo chí v.v

Từ ngữ Hán Việt đến với người Việt, hay nói một cách khác, theo cách nóicủa các nhà ngôn ngữ học, sự thủ đắc từ ngữ Hán Việt, cũng như các lớp từ ngữkhác, do nhiều con đường: con đường tự nhiên, tự phát, tức là qua thực tiễn giaotiếp xã hội, mỗi người tự thể nghiệm, tự tìm hiểu để nắm được ý nghĩa, cáchdùng nó Sự thực là như vậy, nếu chúng ta chú ý quan sát lời ăn tiếng nói củacác em ở lứa tuổi trước lúc đi học; cũng như trong ngôn ngữ người lớn tuổikhông có cái may mắn được cắp sách đến trường Chỉ có điều là họ đã hiểu một

số từ Hán Việt, đã biết dùng một số từ Hán Việt mà không ý thức được đó là từHán Việt Đối với họ, những từ đó cũng là từ Việt, như tất cả những từ khác do

đó, cần thiết phải có con đường thứ hai: Sự học tập trong nhà trường Từ lớp 6trong bộ môn Tiếng Việt

Vấn đề ở đây là giáo viên phải xác định cho được một danh sách các từngữ khó hiểu cần giảng giải cho học sinh theo từng năm học Về nguyên tắc thìnhững từ ngữ nào có ý nghĩa cụ thể biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chấttương đối gần gũi với học sinh thì dễ hiểu, còn những từ nào có ý nghĩa kháiquát, trừu tượng, biểu thị những sự vật, họat động, tính chất xa lạ với học sinh thì khó hiểu

Trang 3

Cái khó nhất hiện nay vẫn là trình độ của giáo viên và sách giáo khoa Giáoviên của chúng ta hiện nay nói chung là không đủ trình độ để giảng dạy có kếtquả các lớp từ ngữ này Giáo viên cũng phạm sai sót khi giải thích và thể hiệnnhiều lúng túng các từ “thị xã” thì giảng thị là “chợ”, xã là “đơn vị hành chính ởnông thôn” đối với từ phong cảnh không thấy giảng nghĩa các yếu tố, nhưng khi

mở rộng cho học sinh thì giảng: phong ba, phong quang, phong cầm, trong đóphong đều có nghĩa là “gió”

Ngoài ra hiểu biết về yếu tố Hán Việt mà tránh được sự lẫn lộn về từ, nhất lànhững từ về ngữ âm gần giống nhau như bàng quan và bàng quang, bàn hoàn vàbàng hoàng

Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Kinh nghiệm dạy từ ngữ Hán Việt cho học sinh lớp 7 ở Trường trung học cơ sở Hạ Trung huyện Bá Thước”

2 Mục đích, đối tượng áp dụng

a Mục đích.

Thực hiện đề tài này nhằm mục đích nâng cao chất lượng việc dạy và họcmôn Ngữ văn nói chung, đối với phân môn tiếng Việt nói riêng Từ đó có nhữngcách thức và phương pháp phù hợp để giúp các em có hứng thú trong học tập,nâng cao chất lượng toàn diện hơn

b Đối tượng áp dụng:

- Đối tượng là các em học sinh ở lớp 7, ở độ tuổi 12- 13 Nhưng khó khănnhất là vốn hiểu biết sâu sắc về từ Hán Việt Đặc biệt trong hoàn cảnh giao tiếp.Trên cơ sở đó tôi đã lựa chọn từ ngữ Hán Việt trong chương trình Ngữ văn lớp

nghiệm vào giảng dạy ở 2 lớp 7 diện trung bình và yếu có so sánh đối chiếu với

lớp có mức độ học lực trung bình và khá tiến hành theo cách học lâu nay vẫn ápdụng

Mặt khác trong các năm học gần đây theo yêu cầu của chuyên môn, chúng tôi

đã nắm bắt sự triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo,Phòng giáo dục và Đào tạo về môn Ngữ văn, chúng tôi đã tổ chức các chuyên đề

Trang 4

về cách soạn và dạy môn Ngữ văn Từ đó tôi mạnh dạn đề xuất, thảo luận một

số ứng dụng trong khi dạy môn Ngữ văn ở khối lớp 7 về cách dạy những bài về

từ Hán Việt

Riêng những phần nêu dưới đây chúng tôi đã dạy thể nghiệm ở một sốđồng chí giáo viên trên lớp và sinh hoạt tổ , nhóm cặn kẽ, trao đổi cụ thể từngbước soạn và lên lớp áp dụng cho 2 lớp 7a, 7b năm học 2010 – 2011 và năm học

2011 - 2012 Chính kết quả thu được đại trà ở 2 lớp 7 đã khích lệ tôi trình bày đềtài này

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Mục đích của việc học tiếng Việt ở trường THCS là nhằm cung cấpnhững tri thức tiếng Việt cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức lý thuyết

để giải quyết hệ thống bài tập sau mỗi tiết học Nhưng quan trọng hơn là giúpcác em vận dụng kiến thức về tiếng Việt được cung cấp để vận dụng vào hoàncảnh cụ thể, hướng tới hình thành kỹ năng, kỹ sảo trong phát âm, dùng từ, đặtcâu cho đúng yêu cầu Để làm được điều đó phải hướng các em vào hoạt độnggiao tiếp, giải quyết các nội dung giao tiếp trong những hoàn cảnh giao tiếp cụthể Giao tiếp vừa là mục đích, cũng vừa là phương thức để dạy học tiếng Việt.Bài học về “Từ Hán Việt” là nội dung quan trọng trong chương trình tiếngViệt của sách Ngữ văn lớp 7 tập 1 Bài được dạy với thời lượng ít mà nội dungkiến thức quá khó Các ngữ liệu được đưa ra phân tích trong thời lượng của cáctiết học ngắn và khó Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh xem xét một vài ngữ liệutiêu biểu, còn lại hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà Dạy học theo quan điểmgiảng bài “Từ Hán Việt” một mặt phát huy được tính khách thể của ngôn ngữ,mặt khác khơi dậy được tính chủ động tích cực của học sinh qua giờ học Đây làmột trong những yêu cầu quan trọng trong cơ chế dạy học hiện nay: Coi họcsinh là trung tâm, chủ thể tiếp nhận sáng tạo dưới sự định hướng, dẫn dắt củagiáo viên

2 Thực trạng vấn đề

2.1 Xã Hạ Trung

Hạ Trung là một xã nằm trong vùng khó khăn được hưởng những ưu đãi củaChính phủ theo chương trình 135, nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn,một số hộ gia đình chưa quan tâm đến việc học còn bỏ mặc con em ở nhà để đi

Trang 5

làm kinh tế Điều đó đã làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh Nhiều emchưa có đủ vở, đồ dùng học tập, chưa có thời gian cho việc học tập ở nhà Vì thếrất khó khăn cho việc tiếp thu bài giảng của giáo viên.

2.2 Trường THCS Hạ Trung

Năm học 2010 - 2011 học sinh khối 7 của trường có 41 em, năm 2011 –

2012 học sinh khối 7 của trường có 45em, đa số ở lứa tuổi từ 12 đến 13, tuổi cònnhỏ, thể lực còn yếu, bên cạnh đó năng lực học tập của các em còn nhiều hạnchế Đặc biệt là số học sinh học yếu về môn văn đặc biệt ngại học phần tiếngViệt nói chung đối với từ ngữ hán việt các em càng ngại Hơn nữa học sinhkhông nắm vững kiến thức, qua khảo nghiệm một số năm ở một số tiết dạy vềbài “ Từ Hán Việt” ở lớp 7 số học sinh không làm được bài còn rất nhiều

Kết quả điểm khảo sát năm học 2010 – 2011 và năm học 2011 – 2012 ở 2lớp 7 môn Ngữ văn như sau:

là cơ sở để thúc đẩy các em học tập tốt

Tóm lại: căn cứ vào hai cơ sở trên tôi đã đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu để thay đổi các hình thức tổ chức học tập cho học sinh cho phù hợp với đối tượnghọc sinh và thực tế tình hình địa phương nhằm giúp các em tiếp thu bài tốt hơn,nâng cao chất lượng môn học

II CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VỀ CÁCH NHẬN DIỆN VÀ DẠY YẾU TỐ HÁN - VIỆT

Trang 6

2.1 Giải pháp 1: Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt và các

từ Hán – Việt

Từ Hán – Việt chiếm một tỷ lệ khá lớn trong vốn từ tiếng Việt, đặc biệttrong các văn bản văn học trung đại mà học sinh bắt buộc phải tìm hiểu Do tầmquan trọng đó mà sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 đã dành cho chúng ta một thờilượng vừa đủ.Ngữ văn Lớp 7, tập1 : tiết 18 và tiết 23

2.1.1 Biện pháp 1: Cách nhận diện từ Hán Việt

Song, trong tất cả các tiết dạy Hán – Việt ấy học sinh (cũng như cả giáoviên) đều không được cung cấp những kiến thức cần thiết về đặc điểm ngữ âmcủa các từ ngữ Hán - Việt (nhất là các từ đơn), khác với các từ ngữ thuần Việtnhư thế nào? Bằng cách nào để có thể nhận diện và phân biệt được chúng?Chính vì vậy, giáo viên đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải dạy cho học sinhmảng từ ngữ quan trọng này

Cho đến nay, gần như chưa có một tiêu chí nào để có thể giúp phân biệtđược từ Hán – Việt với từ thuần Việt, trừ khi chỉ nói chung chung “từ Hán –Việt là một từ mượn của tiếng Hán” Nói chung, đối với những người không cómột chút hiểu biết gì về chữ Hán mà yêu cầu họ chỉ ra từ nào là từ Hán Việt làmột việc rất khó

Một số mặt biểu hiện dưới đây của từ Hán – Việt mà giáo viên có thểnhận biết được đâu là từ Hán – Việt trong một dòng ngữ lưu (một số biểu hiệnnày, sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 cũng đã đề cập đến):

- Về ý nghĩa: Từ Hán – Việt là những từ tiếng Việt thường phải được giảinghĩa thì mới hiểu chúng một cách thấu đáo

Ví dụ: đồng bào là người cùng ruột thịt với nhau (cùng một bọc sinh ra)v.v Trong sách giáo khoa có nói: các ý nghĩa này phần lớn là ý nghĩa trừutượng, khái quát nên khó nhận biết đối với học sinh lớp 7

- Về mặt cấu tạo từ: theo đặc điểm cấu tạo danh từ của tiếng Hán thì yếu

tố phụ đặt trước yếu tố chính, ngược với trật tự cấu tạo từ tiếng Việt

Ví dụ: Mỹ nhân (mỹ: đẹp, nhân; người)

- Về phương diện ngữ cảm: các từ Hán – Việt thường có sắc thái trangtrọng, tao nhã Sách giáo khoa lớp 7 cũng đã nêu lên đặc điểm này, tuy nhiênkhông phải học sinh lúc nào cũng nhận biết được dễ dàng

Theo tôi, 2 trong số 3 tiêu chí nêu trên để nhận diện từ Hán – Việt thuộc

về nội dung ngữ nghĩa của từ còn tiêu chí cấu tạo từ thì chỉ áp dụng được chodanh từ mà không áp dụng được cho động từ (có cấu trúc động từ + bổ kiểu như

Trang 7

ái quốc, thất tình v.v) các tiêu chí nêu trên chỉ có thể phát huy được hiệu lực khihọc sinh đạt đến một trình độ học vấn nhất định Đối với học sinh trung học cơ

sở đặc biệt khó khăn, đối với các em là học sinh người dân tộc như ở trườngTHCS Hạ Trung huyện Bá Thước, tư duy của các em chủ yếu còn ở trình độtrực quan, cảm tính Vì vậy, các tiêu chí đưa ra để nhận diện từ Hán – Việt đốivới học sinh trung học cơ sở càng cụ thể, càng rõ ràng về hình thức, càng có tínhtrực quan thì càng tốt, càng hiệu quả

Trước khi đi vào tiêu chí nhận diện cụ thể, Tôi đã xác định một số kháiniệm cơ bản: từ thuần Việt và từ Hán – Việt Bản thân tôi cho học sinh tìm hiểukhái niệm từ Hán – Việt là gì?

Để làm sáng tỏ khái niệm này, cần cho học sinh phân biệt các khái niệmsau: Cách đọc Hán – Việt, tiếng Hán – Việt, từ Hán – Việt và yếu tố gốc Hán

Theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cách đọc Hán – Việt là một cách đọc vốnbắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, mà cụ thể Đường âm dạy

ở Giao Châu vào giai đoạn bao gồm khoảng 2 thế kỷ VIII và IX Nói đến cáchđọc Hán – Việt là nói đến cái vỏ ngữ âm mà người Việt Nam gán cho hệ thốngvăn tự Hán, bất luận những chữ được đọc đó là những chữ như thế nào

Ví dụ: tuyết, học, cao, tuy, chẩm, giá, ma v.v

Yếu tố gốc Hán là những yếu tố đã được du nhập vào trong tiếng Việt, bấtluận đó là những yếu tố như thế nào: quốc , gia, sơn, tuyết, mùa ( do vụ mà ra)hoặc mỳ chính (vốn do vị tinh mà ra) v.v

Cách đọc Hán – Việt

+ Một là: những lĩnh vực gồm những chữ Hán có thể đọc Hán – Việtđược, nhưng không liên quan đến tiếng Việt

Ví dụ: chẩm, giá, ma

+ Hai là: những yếu tố người Việt, mượn từ tiếng Hán, nhưng chúng lạikhông trực tiếp liên quan gì đến cách đọc Hán – Việt, ở đây có 3 trường hợp:

* Trường hợp mượn cách đọc Hán – Việt tức mượn từ thượng cổ như:

mùa, mùi, buồng, buồm… Vì chúng đã được nhập vào Việt Nam từ rất lâu đờinên đã được Việt hóa hoàn toàn, rất khó có thể phân biệt được với những từthuần Việt và thuộc vào kho từ vựng cơ bản, để gọi tên sự vật trong sinh hoạthàng ngày, những hiện tượng xung quanh con người Phần lớn chúng là những

từ lẻ, một âm tiết Theo chúng tôi để dạy cho học sinh trung học cơ sở nói chung

và trường THCS Hạ Trung nói riêng, các từ loại này cũng nên được coi là từthuần Việt

Trang 8

* Trường hợp mượn từ đời Đường, cùng một lần với cách đọc Hán – Việt, nhưng sau diễn biến theo một con đường khác với cách đọc Hán - Việt

Ví dụ: gan, vần, vốn, ván Theo chúng tôi, loại này cũng nên được coi là

từ thuần Việt (vì các âm này chỉ có ở tiếng Việt)

* Trường hợp mượn thông qua một phương ngữ tiếng Hán, chẳng hạn:

mỳ chính, tạp pí lù, vằn thắn… Những từ này mang dấu ấn ngoại lai còn rất rõnên không thể coi là từ thuần Việt được

+ Ba là: Gồm những yếu tố cũng thuộc vào loại mượn từ tiếng Hán,nhưng đó là những yếu tố được mượn thông qua cách đọc Hán – Việt cho nênđược gọi là yếu tố Hán – Việt Ví dụ: quốc, gia, thủy, tuyết vv

Xét về mặt ngữ pháp, có thể chia các yếu tố Hán – Việt này thành trường hợp chỉ là tiếng, nhưng không phải là từ ( Ví dụ: quốc, gia) và trường hợp vừa làtiếng, vừa là từ ( Ví dụ: tuyết, học vv)

Từ thuần Việt là những từ thường được hiểu có tính quy ước nhiều hơn là

từ đích thực của ngôn ngữ bản địa – những từ gốc Môn – Khmer họ Nam Á –vốn là nguồn gốc của tiếng Việt

Trong vốn từ tiếng Việt hiện nay học sinh thường hiểu các từ thuần Việt

là những từ còn lại trong tiếng Việt sau khi đã trừ đi các từ Hán – Việt cùng một

số từ gốc Hán khác mà dấu ấn ngoại lai của chúng còn rất rõ như: sủi cảo, vằnthắn, tạp pí lù v v và những từ của các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh vàtiếng Pháp, tiếng Nga…

Trong số những từ được coi là thuần Việt thì:

+ Có những từ có sự tương ứng với tiếng Mường: đuôi khoáy, móng,mồm, sừng, chớp, làng xóm

+ Có những từ có sự tương tác với tiếng Tày – Thái: bánh, bắt, bóc, buộc,đường, gọt, neo, méo, ngắt, ngẩm, ngợi, vắng

+ Những yếu tố thuần Việt là gốc Việt cổ Môn – Khmer: một, hai, ba,bốn, mắt, cân , gối, cá, chim, đất, mưa, lúa, gió, trăng, ngày

+ Có những yếu tố gốc Thái: lưng, bụng, cằm, gà, vịt, đồng, rẫy, rùa + Có những yếu tố - như đã trình bày ở trên – được mượn từ tiếng Hán từthời thượng cổ đã được Việt hóa hoàn toàn ( thí dụ: mùi, mùa, buồng, buồm )

và những yếu tố cũng được mượn từ tiếng Hán đời Đường, nhưng sau đã diễnbiến theo một con đường khác với cách đọc Hán – Việt

Các từ thuần Việt loại này có thể kể ra rất nhiều trong kho từ tiếng việt hiện nay:

Trang 9

Âm Hán Âm Việt Âm Hán Âm Việt

2.1.2 Biện pháp 2: Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt và các

từ Hán – Việt

Để giúp học sinh nhận diện và phân biệt được các tiếng Hán – Việt nóichung, từ đơn Hán – Việt nói riêng với các tiếng và từ đơn thuần Việt, giáo viênhướng dẫn học sinh dựa vào đặc điểm cấu tạo âm thanh ( tứ là các kết hợp âm cótrong chúng)

Trên phương tiện lý thuyết sẽ có 3 khả năng sau đây

Một là, các cấu tạo âm thanh chỉ có thể có trong tiếng Việt chúng là âmthuần Việt, chẳng hạn các tiếng có âm đầu là ( r)

Hai là, các cấu tạo âm thanh chỉ có trong tiếng Hán chúng là âm Hán Việt, chẳng hạn các tiếng có vần “ưu”

-Ba là, các cấu tạo âm thanh chỉ có trong tiếng Việt vừa tiếng Hán, chẳnghạn Anh

Nếu ta tiến hành thống kê, chỉ ra được cụ thể từng loại cấu tạo âm nói trênthì học sinh nhận thức được một cách trực quan bằng thị giác mà sẽ phân biệtngay được tiếng ( hoặc từ đơn) Hán – Việt với tiếng ( hoặc từ đơn) thuần Việt Vậy các cấu tạo âm thuộc từng loại nêu trên ở trên cụ thể là như thế nào?

Qua sự thống kê, khảo sát, đối chiếu khả năng kết hợp các âm của từngphầntrong âm tiết tiếng Việt chúng tôi nhận thấy rằng “ âm đệm + âm chính +

âm cuối” là cấu tạo âm rất đặc trưng cho từng loại tiếng ( hoặc từ đơn) thuầnViệt hay Hán – Việt, không phụ thuộc vào sự kết hợp với âm đầu hay thanh điệu

cụ thể nào

Trên cơ sở này, tôi sẽ chỉ ra từng loại cấu tạo âm đăc trưng với tư cách làphần tử kết hợp có thể nêu cụ thể như sau:

Trang 10

Loại thứ 1: Các cấu tạo âm thanh chỉ có ở các tiếng ( hoặc từ đơn) Hán –Việt.

Bất cứ tiếng nào trong tiếng Hán – Việt ( hoặc từ đơn Hán – Việt)

- Uyên ( trừ ngoại lệ nguyền, chuyền, chuyện), Ví dụ: duyên, tuyên,quyến

- Uyết, Ví dụ: Tuyệt, quyết, tuyết, thuyết

- Ưu, Ví dụ: cửu, cừu, bưu, bửu, ngưu

- Uy, Ví dụ: Tuy, tùy,tủy, túy, quý, quỷ, quy

Câu văn để ghi nhớ giúp nhận diện tiếng ( hoặc từ đơn) Hán – Việt:Nguyện quyết cứu nguy

Bất cứ tiếng hoặc ( từ đơn) nào có chứa vần của 4 từ trong câu trên dù có

âm đầu hoặc mang thanh điệu nào cũng đều là Hán – Việt, trừ một vài ngoại lệ

Loại thứ 2: Các cấu tạo âm thanh chỉ có ở tiếng ( hoặc từ đơn) thuần Việt

để nhận diện ngoài ra bản thân tôi xin cũng hay sử dụng một thủ pháp thực hànhkhác sau đây Thủ pháp này được dựa trên quy tắc cấu tạo từ đã được GS.Nguyễn Tài Cẩn: để cấu tạo từ, tiếng Việt thường có xu hướng ghép các yếu tố

có cùng nguồn gốc với nhau ( H + H, V + V)

Thủ pháp cụ thể như sau:

Một tiếng nếu đứng riêng một mình rất khó xác định là thuần việt hayHán - Việt Để xác định ta thử tìm xem có từ ghép Hán – Việt nào trong thànhphần có chứa đó hay không Nếu tìm được thì tiếng được chứa trong từ ghépHán – Việt ấy cũng chính là Hán – Việt

Cơ sở để nhận biết một trong từ song tiết từ ghép Hán – Việt có thể nhưsau: Trật tự yếu tố: yếu tố chính đứng sau yếu tố phụ: Hải quân, không phận,chiến thuyền

- Ý nghĩa của từ khái quát, trang trọng (so với từ thuần Việt nếu có)

Trang 11

Ví dụ: Để xác định tiếng phận là Hán – Việt lẫn tiếng thuần Việt cho nênbuộc ta phải dùng quy tắc cấu tạo từ Do ta tìm được trong từ vựng tiếng Việt có

từ hải phận ( hoặc không phận) trật tự các yếu tố phụ + chính, cho nên hải phận,không phận là những từ Hán – Việt Từ đây có thể rút ra kết luận rằng phận làtiếng Hán – Việt

2.2 Giải pháp 2: Cách dạy yếu tố Hán – Việt

2.2.1 Biện pháp 1: Cách dạy yếu tố Hán – Việt

Trong phần Tiếng Việt của SGK ngữ văn 7, có 2 tiết, giáo viên gặp lúngtúng khi dạy tiết học này Nội dung bài học khô khan, số lượng các yếu tố đưadạy quá nhiều, trong khi đó lại không có phương pháp dạy cụ thể để hướng dẫncho giáo viên

Việc dạy yếu tố Hán – Việt cho học sinh bản ngữ khác hẳn với việc dạymột ngoại ngữ, bởi vì dù sao các yếu tố Hán – Việt và các từ Hán – Việt cũng đã

là một bộ phận hữu cơ của thành phần từ vựng tiếng Việt Như vậy, cách họccác từ Hán – Việt và các từ Hán – Việt cũng đã đã là một bộ phận hữu cơ củathành phần từ vựng tiếng Việt Như vậy, cách học các từ ngữ Hán – Việt là học

từ ngữ tiếng Mẹ đẻ

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Anh Đào “ trong chương trình tiếngViệt, lớp 7 không nhất thiết chúng ta bắt các em phải học thuộc lòng toàn bộ sốlượng các yếu tố có trong 2 tiết Cũng không nhất thiết phải dạy đủ tất cả cácloại yếu tố có trong mỗi tiết như yếu tố chỉ màu sắc, yếu tố chỉ cảnh vật tựnhiên, yếu tố chỉ tổ chức xã hội, yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất”

Khi soạn và dạy các yếu tố Hán – Việt, giáo viên không nên coi nội dung từng bài học là bất biến mà cứng nhắc tuân theo nguyên xi trái lại, cần có sựnăng động, sáng tạo, biết cách điều chỉnh, bố trí lại tiết dạy để giờ học từ ngữHán – Việt sinh động và đa dạng, tránh sự cứ lặp đi lặp lại một chách đơn điệu,gây cảm giác nặng nề nhàm chán cho học sinh, chúng tôi nói rằng cần có sự bốtrí lại nội dung bài dạy các yếu tố Hán – Việt được đưa ra trong sách giáo khoadựa trên cơ sở thực tế là những bài học này đơn thuần chỉ là một sự liệt kê cácyếu tố và nghĩa của chúng từ đầu đến cuối danh sách Do vậy giáo viên có thểxáo trộn trật tự các yếu tố được sắp xếp trong từng bài rồi cơ cấu lại, xếp lại cácyếu tố Hán – Việt đó theo những mối quan hệ, hệ thống hay quan hệ liên tưởngkhác nhau Đó là, khi dạy lý thuyết từ ngữ, chúng ta cần phải chú ý đến tính hệthống, nếu chúng ta trình bày kiến thức về từ ngữ để dạy cho học sinh một cách

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w