1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

25 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 194,5 KB

Nội dung

Mặt khác, cũng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội đã tác độngvào ý thức của con người, đặc biệt là học sinh tạo cho các em có những nhận thứccao, cũng như tính sáng t

Trang 1

MỤC LỤC

3.5 Một số yêu cầu đối với giáo viên khi dạy học theo định

hướng phát triển năng lực

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học

Trang 2

thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động

xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

và truyền thông trong dạy và học” Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản,

toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bảnchất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực ngườihọc và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này

Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, của chínhsách mở cửa và nền kinh tế thị trường đang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ đếnnhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục

Thực tế cho thấy xu hướng của giáo dục ngày nay đang có sự thay đổi nhanhchóng theo chiều hướng thực dụng của nền kinh tế và yêu cầu xã hội, chính vì lẽ đótrong hệ thống giáo dục có nhiều môn học không đáp ứng được nhu cầu của điềukiện nền kinh tế xã hội nên phần lớn học sinh không chú ý đến việc học tập cácmôn học đó, trong đó có môn Địa lí

Mặt khác, cũng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội đã tác độngvào ý thức của con người, đặc biệt là học sinh tạo cho các em có những nhận thứccao, cũng như tính sáng tạo trong học tập và tiếp cận kiến thức Vì thế trong quátrình dạy học có nhiều giáo viên không tiếp cận, không đổi mới, sáng tạo mà vẫngiữ lối dạy học thụ động (đọc chép, thuyết trình) đã gây ra sự nhàm chán trongmôn học, đặc biệt là với môn học Địa lí

Việc tìm ra các phương pháp dạy học gây hứng thú và phát huy tính chủđộng, sáng tạo của học sinh là rất cần thiết đối với môn Địa lí trong điều kiện giáodục hiện nay Nhưng để áp dụng thành công các phương pháp này đòi hỏi cả người

Trang 3

dạy và người học phải có một vốn kiến thức nhất định để tiếp cận và thực hiệnphương pháp.

Với đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí trung học

cơ sở và tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và và rút ra

được “một số kinh nghiệm trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực

trong môn Địa lí THCS” Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn

Địa lí ở trường THCS

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đề tài này nghiên cứu trong việc giảng dạy môn địa lí ở trường THCSTHCS Lê Lợi, trong học kì I năm học 2015 – 2016

- Một vài phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm tạo ra một cái nhìn mới về sự thay đổi phươngpháp giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, đồng thời tạo ra sự hứng thú,tích cực trong quá trình học tập bộ môn địa lí, cũng như đem lại những hiệu quả tốtcho công tác giảng dạy của giáo viên trong thời kì mới

Nghiên cứu đề tài còn nhằm thúc đẩy sự phát triển tư duy, trí tuệ của họcsinh trong quá trình tự vận động để tiếp cận, tìm tòi và khám phá đối tượng nghiêncứu một cách chủ động nhất, tích cực hơn

II PHẦN NỘI DUNG:

1 Cơ sở lí luận

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ

Trang 4

được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từphương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vậndụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cườngviệc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác

có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tậpnhững tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung cácchủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đềphức hợp

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành vàphát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thôngtin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy

Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặcthù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng

phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức

với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạyhọc Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hìnhthức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoàilớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêucầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứngthú cho người học

Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quiđịnh Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nộidung học và phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vận dụng công nghệ thôngtin trong dạy học

2 Thực trạng của vấn đề.

Trang 5

Trong các môn học của các lớp cấp THCS, không có môn học nào lại giúpcho học sinh rèn luyện được năng lực suy nghĩ, phát triển tư duy, trí tuệ và có ócsáng tạo cao như môn học địa lí Do đó đòi hỏi người giáo viên phải bản lĩnh, cónăng lực, chủ động sáng tạo, làm thế nào để mọi học sinh đều có hứng thú, hamthích trong học tập thì khả năng tiếp thu bài của các em sẽ có hiệu quả hơn, pháthuy được tính tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh.

Việc đổi mới phương pháp dạy – học là một nhu cầu tất yếu phù hợp với quyluật phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay Tiếp tục thực hiện chỉ thị năm họccủa Bộ GD – ĐT đã nêu rõ cần cải tiến phương pháp dạy – học theo hướng pháthuy tính tích cực của học sinh Từ đó đến nay việc đổi mới phương pháp dạy – học

là vấn đề mà nhiều nhà chuyên môn, quản lý giáo dục và tất cả giáo viên quan tâmnghiên cứu

Tuy nhiên, qua thực tiễn, việc đổi mới phương pháp như thế nào để có hiệuquả là vấn đề cần đặt ra, vì trong thực tế giảng dạy, không ít giáo viên còn lúngtúng

Trong thực tế hiện nay, cải tiến, đổi mới phương pháp dạy – học của một sốgiáo viên chỉ dừng lại ở mức độ hình thức, quá trình thực hiện còn gượng ép làmcho tiết dạy nặng nề, mất thời gian mà hiệu quả đạt chưa cao Ngoài ra, do chưa xácđịnh được tầm quan trọng từng yêu cầu của các bước dạy một tiết lên lớp nên vẫncòn tồn tại một số hạn chế sau:

Không kiểm tra được mức độ tiếp thu, chưa rèn cho học sinh thói quen nhậnxét – phân tích kết hợp và gợi nhớ kiến thức đã học,

Chưa chú ý rèn cho học sinh thói quen tự làm việc, biết quan sát, tìm hiểu,chủ động suy nghĩ tự chiếm lĩnh kiến thức mới cho mình

Giáo viên chưa chú ý kết hợp việc ghi nhớ với việc luyện tập thực hành đểvừa xây dựng một cách chắc chắn bài học, củng cố, khắc sâu kiến thức Nhằm rèn

Trang 6

thức của tiết dạy trong ngày mà linh động thay thế bằng bài khác nhưng vẫn giữđược nội dung kiến thức, nên gợi ý cho học sinh tham gia những bài tập nâng cao( đối với học sinh giỏi – khá), những bài gợi ý theo SGK ( đối với học sinh trungbình – yếu )

Trong tiết dạy đòi hỏi phải chú trọng đến việc kiểm tra học sinh bằng nhiềuhình thức, nhiều cách, nhằm hệ thống lại một số kiến thức vừa học thì một số tiếthọc tổ chức kiểm tra còn qua loa, đơn điệu nên chưa khắc sâu được kiến thức và kỹnăng một cách chắc chắn cho học sinh

Nhìn chung, tiết môn địa lí trong trường THCS, hầu hết giáo viên đều có chú

ý đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực, nhằm góp phần nâng cao chấtlượng học tập cho học sinh Tuy nhiên, về lâu dài cần có thời gian nghiên cứu đầu

tư soạn giảng, biết tự cân đối quỹ thời gian của tiết dạy Biết sử dụng một cách hợp

lý giữa các phương pháp dạy học, biết tổ chức lớp học và thực sự phát huy đượctính tích cực của học sinh, coi học sinh là nhân vật trung tâm để chiếm lĩnh kiếnthức mới thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ được nâng cao

3 Giải pháp

Ở lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi hiếu động, các em đang có nhữngchuyển biến mạnh về tâm sinh lí, các em đang muốn tự mình tìm tòi, khám phá thếgiới xung quanh cả về tự nhiên và xã hội, muốn được giao lưu, hợp tác và khẳngđịnh mình Vì thế, trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, giáo viên cầnchú ý xây dựng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo cho học sinhkhông khí thoải mái, được tìm kiếm, khám phá tri thức, tạo cơ hội cho học sinhđược trao đổi kiến thức cũng như cơ hội được thể hiện mình

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thểhiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Trang 7

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học

sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thứcđược sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạtđộng học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào cáctình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn

Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài

liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và pháthiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổnghợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành vàphát triển tiềm năng sáng tạo

Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành

môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh nhằm vận dụng sựhiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm

vụ học tập chung

Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến

trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập Chú trọng phát triển kỹ năng tựđánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lờigiải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìmđược nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót

3.1 Một số kỉ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

3.1.1 Xây dựng các bài tập nhận thức

Bài tập nhận thức vừa là phương tiện, sản phẩm trung gian, là cầu nối trướckhi con người nhận thức sự vật khách quan

Trang 8

Ở các trường THCS hiện nay, bài tập nhận thức được các giáo viên gia côngtrên cơ sở kinh nghiệm, những thiết kế bài tập nhận thức dựa trên ba tiền đề: Dựavào cái đã có, dựa vào cái chưa có, cái đã có nhưng chỉ giảng tiềm năng.

Mỗi bài tập nhận thức có nhiều mức độ biểu hiện ở chỗ số lượng và chấtlượng các ẩn số chứa đựng trong giả thuyết và kết luận Việc giải bài tập đó phụthuộc vào năng lực nhận thức của mỗi cá nhân, nên trong dạy học, việc sử dụng bàitập nhận thức đúng trình độ, phù hợp về số lượng và thời lượng sẽ tạo cơ hội phânhóa học sinh một cách tối ưu

Các bài tập nhận thức chứa đựng những yêu cầu, đòi hỏi học sinh phải đềxuất được các giả thuyết Trên cơ sở đánh giá giả thuyết, học sinh sẽ tự đánh giáđược kiến thức của mình ở mức độ nào, cần bổ sung ra sao và cần phải hợp tác vớibạn bè như thế nào?

Từ đó rèn luyện được biện pháp để nhận thức thế giới khách quan và biếtrằng thế giới khách quan không cho sẵn; muốn nhận thức nó cần phải tạo cho mìnhmột quy trình tiếp nhận và phải biết mổ xẻ để phân loại những dấu hiệu bản chất vàkhông bản chất, đưa những dấu hiệu bản chất theo một quy trình để bộc lộ nhữngkiến thức cần lĩnh hội

3.1.2 Thành lập bảng biểu, sơ đồ

Một số kiến thức trong môn địa lí THCS thích hợp với việc thể hiện trựcquan bằng sơ đồ hay bảng kiến thức GV tổ chức, hướng dẫn học sinh xây dựngcác sơ đồ hay bảng để vừa làm cho kiến thức có hệ thống hơn vừa rèn luyện chohọc sinh kĩ năng trình bày trực quan kiến thức bằng các công cụ khác nhau

Dạy học bằng sơ đồ tư duy không chỉ giúp học sinh tránh học vẹt, học thuộclòng một cách máy móc mà còn giúp học sinh không bị nhàm chán, luôn sôi nổi,hào hứng và dễ dàng phát triển ý tưởng, qua đó phát huy tính sáng tạo của mỗi học

Trang 9

sinh Phương pháp này đặc biệt có ích trong các tiết ôn tập hoặc củng cố kiến thứcsau mỗi bài học.

Ứng dụng sơ đồ tư duy là cơ hội giúp cho học sinh làm việc thực sự Thôngqua sơ đồ tư duy giúp các em nhớ lâu, lưu giữ kiến thức tốt hơn và thu hút học sinhđến trường, đến lớp thường xuyên hơn Đặc biệt là giúp các em học trung bình, họcyếu có niềm tin, từ đó cải thiện kết quả học tập, nâng cao chất lượng giáo dục

Ưu điểm lớn nhất của sơ đồ tư duy trong dạy học là dễ áp dụng, dễ nhânrộng, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và tư duy khoa học, logic, nhớ lâu, nhớ sâukiến thức… Qua sơ đồ tư duy, học sinh rất hứng thú, nhiều em đã hình thành được

kỹ năng thiết lập sơ đồ tư duy cho các bài, các chương Sơ đồ tư duy có thể vẽ trêngiấy bìa, bảng phụ, sử dụng bút chì, màu, phấn, tẩy… hoặc cũng có thể thiết kế trênpowerpoint hay các phần mềm chuyên dùng để hỗ trợ thiết kế sơ đồ tư duy Tuynhiên tốt nhất vẫn là sử dụng giấy, bút chì, bút màu, tẩy tự vẽ để dễ dàng phát triển

ý tưởng, phát huy tính sáng tạo

Khi vẽ sơ đồ tư duy dạy học cần chú ý các bước: Viết tiêu đề; vẽ đường xuấtphát; vẽ đường phân nhánh; mở phân nhánh chi tiết cho mỗi ý Khi vẽ sơ đồ tư duytrong một tiết học cần cân nhắc đến thời gian Vì trong chương trình học có nhữngchương, bài với nội dung dài, khó mà yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy tại lớp thì sẽtốn nhiều thời gian Khi vẽ không nên sa đà vào việc trang trí Vì việc làm này sẽtốn nhiều thời gian và làm sao nhãng ít nhiều đến nội dung bài học mà học sinh cầnquan tâm

Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy kết hợp với cácphương pháp khác như: học nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạyđang là phương pháp phù hợp và hiệu quả trong quá trình giáo dục

3.1.3 Tích hợp kiến thức liên môn.

Trang 10

Có nhiều sự vật, hiện tường địa lí, nếu không được giải thích bằng kiến thứcvật lí, hóa học, thì rất khó lí giải Trong dạy học địa lí giáo viên cần quan tâm đếnvấn đề này, để làm cho các kiến thức địa lí dễ hiểu hơn đối với học sinh và rènluyện cho các em vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết những vấn đề thựctiển Ngoài ra tích hợp kiến thức liên môn còn góp phần tận dụng được năng khiếu,

sở trường của từng học sinh trong từng môn học cụ thể

Ví dụ 1: Vận dụng kiến thức vật lí để giải thích hiện tượng đại dương có biên

độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn: Sự truyền nhiệt vào trong đất và nướcphụ thuộc nhiệt dung riêng và tính dẫn nhiệt của chúng Với lượng nhiệt Mặt Trờinhư nhau, đất có nhiệt dung riêng nhỏ hơn của nước hai lần Nước có nhiệt dungriêng lớn và tính dẫn nhiệt nhỏ hơn so với đất, nên nóng lên chậm và mất nhiệtcũng chậm

Ví dụ 2: Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích sự tạo thành mưa A-xít:

Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượnglớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ Quá trình đốt sản sinh ra

tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit

nước mưa giảm Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit Do có độchua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại cótrong không khí như ôxit chì, làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với câycối, vật nuôi và con người

Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:

SO3(k) + H2O(l) → H2SO4;

Ví dụ 3: Vận dụng kiến thức ngoại ngữ để giải thích một số từ viết tắt:

Trang 11

ASEAN: The Association of Southeast Asian Nations

WTO: World Trade Organization

3.1.4 Tăng cường liên hệ thực tế.

Kiến thức địa lí tự nhiên và xã hội rất gần gủi với học sinh, một phần các emđược tiếp xúc thực tế qua đời sống hằng ngày, một phần là gián tiếp qua cácphương tiên truyền thông Việc tăng cường vận dụng những kiến thức thực tế vàocông tác giảng dạy có thể được sử dụng theo hai cách: Một mặt vận dụng kiến thứcthực tế vào bài để làm sáng tỏ các sự vật hiện tường địa lí Mặt khác yêu cầu họcsinh vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tường xảy ra trong thực tế

có liên quan đến kiến thức Kiến thức địa lí phản ánh phần lớn các sự vật hiệntượng xảy ra xung quanh các em

Ví dụ câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưacười đã tối”, có đúng với tất cả mọi nơi ở trên Trái Đất không? Hoặc tại sao trướclúc gió mùa Đông bắc thổi về, thường có mưa?

Việc liên hệ này, một mặt giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức bài học, mặtkhác gây cho các em hứng thú hơn trong học tập địa lí, các em thấy được lợi íchcủa kiến thức địa lí trong cuộc sống hằng ngày Đồng thời tạo cho các em thói quenquan sát thực tế và vận dụng kiến thức địa lí, từ đó hình thành cho học sinh miềnđam mê tìm tòi, khám phá thế giới ở xung quanh

Ngoài ra việc tăng cường vận dụng những kiến thức thực tế giúp cho các emthấy những thuận lợi và khó khăn ở ngay tại địa phương, giúp học sinh thêm yêumến quê hương, đất nước, sẽ cố gắng học tập để góp phần xây dựng quê hươngngày càng giàu đẹp

3.1.5 Các mối quan hệ nhân quả địa lý:

Trang 12

- Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ một chiều (khác với mối quan hệ qualại) Gồm 2 thành phần: nhân và quả, nhân sinh ra quả, quả không sinh ra nhân Cókhi 1 nhân sinh ra 1 quả, nhiều nhân sinh ra 1 quả, nhiều nhân sinh ra nhiều quả

- Các mối quan hệ nhân quả đơn giản: 1 nhân sinh ra 1 quả

Ví dụ 1: Do trái đất hình cầu nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được 1

nửa Mối quan hệ nhân quả phức tạp: 2 nhân  1 quả

Ví dụ 2: Do trái đất hình cầu và trái đất tự xoay xung quanh trục  sinh ra

- Ý nghĩa của mối quan hệ nhân quả:

+ Làm cho học sinh nắm được kiến thức địa lý một cách chắc chắn, hệ thống.Trên cơ sở đó bổ sung cho những khái niệm địa lý sâu sắc hơn, bởi vì có khái niệmvững chắc thì mới có thể tạo ra được mối quan hệ đích thực

+ Trong quá trình hình thành mối quan hệ nhân quả học sinh có cơ hội pháttriển năng lực nhận thức, phát triển tư duy địa lý

- Vị trí của mối quan hệ nhân quả: nằm ở tất cả các bài học, nhưng có thểkhông nằm trong tiết giảng

- Phương pháp hình thành mối quan hệ nhân quả:

+ Hình thành các khái niệm địa lý một cách đích thực, hiểu được bản chấtcủa nó thì mới có điều kiện hình thành mối quan hệ nhân quả

Ngày đăng: 01/11/2018, 08:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w