1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giờ chào cờ đầu tuần ở trường thpt triệu sơn 2

31 4,9K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 290 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜI CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 Người t

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐỂ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ GIỜI CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN

Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

Người thực hiện: Lê Đình Thắng

Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Đoàn

Trang 2

THANH HÓA NĂM 2013

Môc lôc

Néi dung trang A ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài……… 2

II Mục đích nghiên cứu của đề tài……… 2

III Phạm vi nghiên cứu 3

IV Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

V Nhiệm vụ nghiên cứu 3

VI Giả thuyết khoa học ……… 3

VII Phương pháp nghiên cứu 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1 Cơ sở lý luận……… 4

2 C¬ së thùc tiÔn ……… 4

II Thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT Triệu Sơn 2 trước khi thực hiện đề tài 1 Vài nét về thực trạng 5

2 Kết quả của thực trạng ……… 5

III Giải pháp và tổ chức thực hiện 1 Khái niệm tiết chào cờ 6

2 Những nguyên tắc cần đảm bảo trong tiết chào cờ 7

3 Nội dung của tiết chào cờ 7

4 Quy trình tổ chức tiết chào cờ đầu tuần 8

5 Các điều kiện nâng cao hiệu quả tiết chào cờ 10

6 Một số mô hình tổ chức tiết chào cờ ở Trường THPT Triệu Sơn 2 năm học 2012 – 2013 11

IV Kiểm nghiệm C KẾT LUẬN I Kết luận……… ……… 16

II Kiến nghị, đề xuất……… 16

PHỤ LỤC 17

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài

Chào cờ là những giây phút vô cùng thiêng liêng khi ta đứng trangnghiêm dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài quốc ca Trong nhà trường, giờ chào cờthường được tổ chức vào tiết đầu tiên của ngày thứ hai hàng tuần Giờ chào cờnhằm hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi công dân, từ đó thể hiệnquyết tâm làm việc có hiệu quả cho tuần mới Giờ chào cờ có vai trò quan trọngbởi nó là dịp để đánh giá, tổng kết hoạt động thi đua của tuần trước và vạch ranhiệm vụ, phương hướng chủ đề hoạt động của tuần mới Đây cũng là dịp đểgiáo dục ý thức đạo đức, tính kỷ luật, kỹ năng cho học sinh Nhưng thực tế hiệnnay tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở mỗi trường thực hiện mỗi khác, đôi lúclãng phí thời gian, không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàmchán trong học sinh Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiệnnay chúng ta phải làm thế nào và bằng cách nào để có một tiết chào cờ đầu tuầnhiệu quả Tức là vừa đánh giá thi đua, triển khai kế hoạch vừa tạo được tính chấtthiêng liêng của một buổi chào cờ, gây sự chú ý, thích thú của học sinh, giáo dụchọc sinh lòng yêu Tổ quốc, yêu dân tộc, tạo được sự hứng thú trong học tập, rènluyện kỷ năng sống cho học sinh, đồng thời giúp các em nâng cao kiến thức, tầmhiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặcchưa có điều kiện để ôn lại

Là một giáo viên đồng thời là Bí thư Đoàn trường nhiều năm làm côngtác Đoàn và được giao nhiệm vụ tổ chức các giờ chào cờ Tôi luôn trăn trở tìmtòi để đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả các giờ chào cờ

Trên cơ sở đó, từ những tháng đầu kỳ I của năm học 2012 – 2013 đến naytôi đã phối kết hợp tổ chức các buổi sinh hoạt dười cờ bằng việc đổi mới cả nộidung và hình thức như đưa ra chủ đề cho từng tuần, từng tháng, tạo diễn đàn đểhọc sinh được thể hiện, bày tỏ ý kiến và nhận thấy rằng học sinh đón nhận mộtcách tự nhiên, sôi động, hứng thú khi tham gia vào những hoạt động ấy.Giờchào cờ đã góp phần to lớn vào việc nâng cao kiến thức hiểu biết và sự thư giãnthoải mái cho các em, góp phần giáo dục đạo đức cho các em, giúp các em nângcao hiểu biết kiến thức tự nhiên, xã hội, lịch sử, địa lý Từ những lí do trên tôi

muốn chia sẻ với các đồng nghiệp kinh nghiệm “Đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT Triệu Sơn 2”

II Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc áp dụng những mô hình giờ chào cờ mẫu vào các giờ chào cờ đầutuần mà tôi đưa ra trước hết để giáo dục cho học sinh phát triển hoàn thiện về

Trang 4

mọi mặt, rèn luyện đạo đức cho các em cũng như tạo được sự phấn khởi tronghọc tập, nhất là tạo được hứng thú cho học sinh khi tham gia hoạt động trong cáctiết chào cờ Sau nữa là để nâng cao nghiệp vụ tổ chức hoạt động Đoàn của bảnthân, và để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình.

III Phạm vi nghiên cứu

- Đối với các giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT Triệu sơn 2

IV Khách thể và đối tượng nghiên cứu

1 Khách thể nghiên cứu

- Thực trạng và giải pháp của việc tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần

2 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu việc áp dụng một số mô hình chào cờ mẫu vào các giờ chào cờ đầutuần

V Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về cách thức tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục

- Đưa ra những mô hình giờ chào cờ mẫu để nâng cao chất lượng và hiệu quảgiờ chào cờ

VI Giả thuyết khoa học

- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao chất lượngdạy và hiệu quả của các giờ chào cờ đầu tuần

VII Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Thu thập thông tin lý luận trên các tập san, các bài tham luận trên Internet

2 Phương pháp nghiên cứu thực tế gồm các phương pháp : Quan sát, điều tra,

phân tích, trao đổi, thống kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết kinh nghiệm

3 Phương pháp chuyên gia.

- Tham khảo kinh nghiệm của một số đồng nghiệp làm công tác Đoàn lâu năm ởcác trường phổ thông trong tỉnh

Trang 5

Tiết chào cờ đầu tuần là một dịp để học sinh sinh hoạt tư tưởng, tham giacác hoạt động do nhà trường tổ chức ( sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn, vănnghệ, chơi trò chơi dân gian, sinh hoạt tự quản ) đồng thời cũng là dịp để cáctập thể lớp thấy được kết quả phấn đấu, rèn luyện sau một tuần thực hiện nhiệm

vụ người học sinh

Mặt khác, trong tiết chào cờ có sự hoạt động nhịp nhàng giữa tập thể sưphạm đối với tập thể học sinh toàn trường, có sự phối hợp điều khiển giữa giáoviên và học sinh Do đó, tiết chào cờ là cơ hội để tập thể lớp này với tập thể lớpkhác có dịp thể hiện thi đua trực tuyến hơn thông qua việc tuân thủ kỷ luật củatiết

Có thể nói, tiết chào cờ đầu tuần như là điểm xuất phát mà tại đó học sinh

tự xác định phương hướng phấn đấu mới Điểm ban đầu ấy có ý nghĩa tích cựcđối với việc định hướng nhận thức, thái độ hành động của học sinh Và do đó cótác dụng nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm lớp đối với trách nhiệm của mình trongviệc giúp học sinh thực hiện công việc của tuần, của tháng

2 Cơ sở thực tiễn

Trong nhà trường hiện nay, cách thức tổ chức Lễ chào cờ, tiết chào cờ ởmỗi trường học không đồng nhất trong định hướng, trong cấu trúc Một sốtrường hợp trong tiết chào cờ nặng về kiểm điểm nhận xét đánh giá, phê bình,thậm chí chỉ trích nặng nề và áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với học sinh.Chính vì thế nhiều học sinh cảm thấy tiết chào cờ đầu tuần nặng nề và tham dựchào cờ một cách miễn cưỡng Việc tổ chức thiếu sự chuẩn bị chu đáo, nội dungchương trình qua loa, chủ yếu tập trung công bố điểm thi đua và xếp vị thứ lớp,thiếu sự phân công cụ thể Trong khi chào cờ, nhiều hoạt động vẫn diễn ra bìnhthường như học sinh quyét lớp, giáo viên còn chuyện trò, học sinh đi học tựnhiên là một việc không phải hiếm thấy ở một vài trường học Điều đó chứng

tỏ rằng vị trí tiết chào cờ chưa được nhận thức một cách đầy đủ và chưa đượcđặt đúng vị trí của nó Từ thực tiễn trên, tôi nhận thấy rằng hiện nay việc lồngghép các nội dung có tính giáo dục cho học sinh như : thi đố vui tìm hiểu kiếnthức các môn học, thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục kỹnăng sống, Biểu diễn các tiểu phẩm về an toàn giao thông, Matúy, HIV/AIDS sẽ

Trang 6

tạo hứng thú hơn cho học sinh Giúp các em bước vào một tuần học mới phấnkhích và hăng say hơn Và thực tế trong thời gian qua 100% học sinh của trườngđều tham dự tiết chào cờ đầu tuần.

II Thực trạng của việc tổ chức các giờ chào cờ đầu tuần ở Trường THPT Triệu Sơn 2 trước khi thực hiện đề tài.

1 Vài nét về thực trạng

Hiện nay ở các trường học tiết sinh hoạt dưới cờ được tổ chức trongchương trình chính khĩa thường là vào thời điểm đầu tuần của tồn trường donhà trường chỉ đạo Đồn thanh niên phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm phụtrách Nhìn chung các giờ chào cờ đã thực hiện sinh hoạt theo yêu cầu, tiến hànhđúng theo thời gian Nhưng trên thực tế thời gian qua tơi nhận thấy các tiết sinhhoạt dưới cờ ở nhiều trường THPT trong đĩ cĩ Trường THPT Triệu Sơn 2 cịnmột số tồn tại sau: Một số giáo viên chưa xác định đúng vị trí, tính chất của tiếtsinh hoạt dưới cờ nên trong cơng tác phối hợp cịn lỏng lẻo, thiếu tính nhiệt tình,chỉ dự với vai trị thụ động miễn cưỡng và nghĩ rằng Đồn trường phụ trách làmtất cả.Trong quá trình tổ chức nhiều giáo viên làm việc riêng khơng chú ý đếncác hoạt động đang diễn ra.Nội dung các buổi sinh hoạt dưới cờ khi tổ chức chỉtiến hành qua loa đại khái (như nhận xét sơ qua nội dung và đưa ra vài việc cầnlàm trong thời gian tới và chủ yếu là dành phần lớn thời gian để phê bình nhữngkhuyết điểm mà học sinh mắc phải trong thời gian đã qua về học tập, rèn luyện,

ý thức tham gia phong trào ), cơng tác chuẩn bị của những người cĩ tráchnhiệm thiếu bài bản, sơ sài trên cơ sở đĩ dẫn đến giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuầntrở nên nặng nề với học sinh, học sinh khơng hứng thú, giờ sinh hoạt khơngphản ánh đúng mục tiêu giáo dục đề ra Trong cơng tác chỉ đạo của BGH nhàtrường chưa thực sự quan tâm đến giờ sinh hoạt dưới cờ, chưa cĩ kế hoạch thựchiện cụ thể cho từng tuần, tháng, thiếu sự phân cơng và hầu như chỉ giao mặccho Đồn trường phụ trách Từ đó dẫn đến giáo viên chưa thực sự quan tâmđúng mức, tiết sinh hoạt nghèo nàn về nội dung, hình thức, cách thức tiến hànhtheo một quy trình lặp đi lặp lại nhàm chán

2 Kết quả của thực trạng

Từ việc tổ chức như vậy cho nên dẫn đến nhiều học sinh khơng hứng thú

gì với tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần Các em chỉ tham gia cho cĩ lệ, trong tiếtchào cờ các em khơng chú ý gì các thầy, cơ đang truyền đạt cái gì trên bục màchỉ tập trung nĩi chuyện, chỉ cĩ một số rất ít học sinh để ý đến nội dung cácthầy, cơ đang nĩi Ngồi ra việc tổ chức như vậy cũng khơng mang lại hiệu quả

gì trong việc giáo dục nhân cách và đạo đức cho học sinh Đầu năm học tơi đãtiến hành điều tra 450 học sinh của 3 khối thu được kết quả như sau:

Trang 7

III Giải pháp và tổ chức thực hiện.

1 Khái niệm tiết chào cờ

Chào cờ đầu tuần ( còn gọi là sinh hoạt dưới cờ) là hình thức tập hợp họcsinh toàn trường, là thời gian cho các hoạt động học sinh trên quy mô toàntrường Đây là hoạt động có tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưởng chínhtrị, đạo đức cho học sinh Chào cờ đầu tuần thực sự là dịp để mở rộng mối quan

hệ các tập thể học sinh trong nhà trường, nhằm tác động đồng thời đến các tậpthể học sinh Chào cờ đầu tuần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, khắc phục xuhướng hẹp hòi cục bộ, tạo ra những ảnh hướng tích cực giữa học sinh với nhau Chào cờ là thời điểm mở đầu của một tuần mới, tháng học mới, chủ điểmgiáo dục mới Nó có tính định hướng hoạt động cho học sinh trong một tuần mộttháng trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại của tuần qua tiếp tục phát huynhững ưu điểm đã có

Đây là thời điểm cho các sinh hoạt tư tưởng của học sinh theo quy môtoàn trường Các em được tham gia nhiều hoạt đồng do nhà trường tổ chức

( nghe nói chuyện, phát động thi đua, văn nghệ, trò chơi…) đây là dịp để các tậpthể hiểu biết lẫn nhau về thành tích phấn đấu của mình, biết được những tồn tạicủa nhau để tìm kiếm những cơ hội thuận lợi mà giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Mặtkhác chào cờ đầu tuần sẽ giúp học sinh cập nhật thông tin về tình hình kinh tế xãhội của đất nước, địa phương mình Các em hiểu rõ hơn về những ngày kỉ niệmlớn của địa phương mình, đất nước mình Có thể nói chào cờ đầu tuần như làđiểm xuất phát mà tại đó học sinh xác định được phương hướng phấn đấu chobản thân, cho tập thể lớp mình Điểm ban đầu ấy có ý nghĩa tích cực đối vớiđịnh hướng nhận thức, thái độ hành vi của bản thân

Chào cờ đầu tuần là dịp để học sinh tập dượt điều khiển hoạt động quy môtoàn trường Vì thế nó có tác dụng góp phần rèn luyện ý thức và năng lực tựquản cho học sinh Các em học được những kĩ năng điều khiển hoạt động tậpthể biết được những thao tác thực hiện điều khiển một cách logic

Có thể nói chào cờ đầu tuần có tác dụng về nhiều mặt cho tập thể lớpcũng như mỗi học sinh Vì thế tiết chào cờ trở thành tiết chính thức trong thờikhoa biểu của nhà trường để thực hiện

2 Những nguyên tắc cần đảm bảo trong tiết chào cờ

Trang 8

Tính trang nghiêm : Trang nghiêm trước Quốc kì là nguyên tắc đảm bảo

tuyệt đối thì tính giáo dục mới cao, phải có người phụ trách theo dõi về kỷ luậttrong học sinh (Ban nề nếp)

Tính giáo dục: Bao gồm giáo dục tư tưởng, hạnh kiểm, bồi dưỡng kiến

thức văn hóa, xây dựng được tinh thần thái độ học tập, bồi đắp khát vọng, hoàibão lớn làm cho học sinh có ý thức trân trọng với Quốc kì, Quốc ca Như vậytiết chào cờ phải có nội dung phong phú, bám sát các chủ đề của tháng, các vấn

đề có tính thời sự của thực tiễn cuộc sống xã hội

Tính khoa học : Nội dung phải được chuẩn bị một cách cẩn thận, có nội

dung, có mục, có người thực hiện cụ thể Hình thức tổ chức phải nhịp nhàng, tiếtkiệm thời gian mà hiệu quả

Tính thời sự: Những vấn đề thời sự lớn trong nước, thành phố cần được

trở thành một trong những nội dung của tiết chào cờ như các sự kiện chính trịlớn của đất nước: Đại hội Đảng, các thông tin về thiên tai, bão lũ

Tính thuyết phục, có sức hấp dẫn, lôi cuốn: Cần có nhiều hoạt động thu

hút sự chú ý của học sinh Muốn thế hoạt động ấy phải phù hợp với tâm sinh lýlứa tuổi, có tính thách đố về trí tuệ, vui chơi, không biến giờ chào cờ thành giờphê bình các cá nhân và tập thể

3 Nội dung của tiết chào cờ

Tiết chào cờ đã được quy định trong kế hoạch giáo dục của trường học

Nó thực hiện các công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp đã xây dựng theo từng chủđiểm giáo dục Vì vậy nội dung tiết chào cờ phải phản ánh nội dung của chủđiểm giáo dục Mặt khác do tính chất đặc thù của tiết là tính thực tiễn nên nóbao hàm cả nội dung phản ánh thực tiễn nhà trường Đó là thi đua học tập và rènluyện của tập thể học sinh Tiết chào cờ đầu tuần phải thể hiện được những nộidung sau:

3.1 Đánh giá kết quả thi đua sau một tuần hay sau đợt thi đua của toàn trường của tập thể lớp hay của từng cá nhân học sinh.

Đây là một trong những nội dung cơ bản của tiết chào cờ cho dù đó là tiếtđầu hay cuối tháng Những nỗ lực phấn đấu thành tích đạt được, những tồn tạicủa tập thể hay cá nhân bao giờ cũng phải được công khai kịp thời thì mới có tácdụng động viên , khích lệ học sinh Điều đó thể hiện tính dân chủ trong giáo dụchọc sinh Kết quả thi đua phản ánh ở nhiều mặt khác nhau: học tập, lao động, ýthức kỷ luật…Kết quả thi đua được tổng hợp cụ thể được trình bày rõ ràng trướctoàn trường Muốn cho thông tin về thi đua được khúc triết, cụ thể để lại cho họcsinh những tình cảm và thái độ tích cực thì phải xác định được những tiến bộ rõrệt Trên cơ sở đó học sinh mới nhận thức được tập thể lớp mình tuần qua thángqua có những chuyển biến về mặt nào, mặt nào cần khắc phục

Trang 9

3.2 Thông tin về những sự kiện chính trị xã hội diễn ra trong tuần , trong tháng

có liên quan trực tiếp đến chủ điểm giáo dục tháng.

Trong đời sống xã hội hiện nay có biết bao nhiêu sự kiện sự việc diễn rahàng ngày hàng giờ Những luồng thông tin đa chiều, luôn được xuất hiện vàđưa vào nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau Với mỗi chủ điểm thángbên cạnh những nội dung hoạt động đã được đưa vào kế hoạch thì không thểkhông bổ sung những sự kiện mới những thông tin mới nhằm giúp học sinh cóthêm hiểu biết về xã hội, con người Việc cung cấp cho học sinh những thông tinmới sẽ là cho chủ điểm thêm phong phú cả về nội dung và hình thực hoạt động,đồng thời có tác dụng về giáo dục tư tưởng chính trị giúp củng cố và hình thànhniềm tin ở học sinh

Chủ điểm giáo dục thường gắn với một ngày kỉ niệm hay một ngày lễ củadân tộc Thực tế những ngày kỉ niệm hay ngày lễ đó đã trở thành truyền thốngcủa toàn xã hội nhà trường có nhiệm vụ tổ chức cho học sinh tham gia hoạtđộng tập thể để hòa vào khí thế chung của toàn xã hội Trong nhiều dạng hoạtđộng khác nhau thì tiết chào cờ đầu tuần là là dạng hoạt động để học sinh cóđiều kiện nhớ về truyền thống của dân tộc mà quyết tâm phấn đấu rèn luyện đểxứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước

Mặt khác đôi khi có những yêu cầu mới, đột xuất đối với nhà trườngnhư: hưởng ứng tháng an toàn giao thông, ủng hộ bạn nghèo gặp hoạn nạn….thìlúc đó tiết chào cờ cũng phải chuyển đến học sinh những yêu cầu cấp bách này

Đó chính là nội dung nhân văn mà nhà trường có nhiệm vụ đưa vào như là nộidung mang tính thời đại

3.3 Đưa ra những vấn đề cập nhật hiện nay mà nhân loại đang quan tâm cũng được coi là nội dung của tiết chào cờ

Các vấn đề đó là : bảo vệ môi trường, dân số kế hoạch hóa gia đình, antoàn giao thông, dịch bệnh, cháy nổ….những vấn đề trên cần được lựa chọn nộidung hình thức tính toán phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học, tránh ômđồm gây quá tải đối với học sinh

3.4 Tổ chức những hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, hội vui học tập.

Đó những nội dung không kém phần quan trọng có tính chất giáo dụckhích lệ động viên học sinh Với những hình thức, thể loại khác nhau các hoạtđộng trên đem lại cho học sinh niềm hững thú, những tiếng cười sảng khoái,chính điều đó tạo ra tâm thế phấn khởi , tâm lý sẵn sàng cho một tuần học tập vàrèn luyện ở học sinh

Những nội dung trên đây là những nội dung không thể thiếu trong tiếtchào cờ ở nhà trường Vấn đề là ở chỗ phải biết lựa chọn nhũng nội dung phùhợp vừa sức, có khả năng lôi cuốn được học sinh toàn trường Chỉ như vậy mới

Trang 10

có tác dụng khích lệ, gây khí thế mới trong hoạt động toàn diện của học sinhhàng tuần.

4 Quy trình tổ chức tiết chào cờ đầu tuần

Tiết chào cờ đầu tuần ở trường THPT được tổ chức theo một quy trìnhnhất định Quy trình đảm bảo cho tiết chào cờ đạt hiệu quả giáo dục tốt, giúphọc sinh trưởng thành nên sau mỗi giờ sinh hoạt Quy trình tổ chức tiết chào cờ

là quy trình phối hợp, đảm bảo tính logic giữa hoạt động của giáo viên và họcsinh

Quy trình tổ chức tiết chào cờ bao gồm 3 bước: bước chuẩn bị, bước tiếnhành, bước đánh giá kết quả Mỗi bước có nội dung hoạt động cụ thể cho đốitượng tham gia vào tiết chào cờ, giữa các bước có mối liên hệ mật thiết với nhautạo nên sự thống nhất trong việc tổ chức tiết chào cờ có hiệu quả

4.1 Bước chuẩn bị.

Khác với tiết sinh hoạt lớp, việc chuẩn bị cho tiết chào có có nhiều lựclượng khác nhau Trong đó Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàntrường là những thành phần giữ vai trò chủ chốt trong quá trình chuẩn bị cũngnhư tiến hành chào cờ

Ban giám hiệu lập kế hoạch cho tiết chào cờ trong một tháng Bí thư Đoàntrường phối hợp để tổ chức các hoạt động xen kẽ với các hoạt động của nhàtrường tránh chồng chéo, trùng lặp Kế hoạch đó phải chỉ rõ hoạt động của từngtiết chào cờ trong tháng phân công lực lượng chuẩn bị và nội dung chuẩn bị.Trên cơ sở đó thông báo cho hội đồng sư phạm biết kế hoạch để mỗi giáo viênchủ nhiệm cũng như các đối tượng liên quan nắm được phần việc của mình

Bản kế hoạch bao gồm:

- Nội dung: Nội dung của từng tiết chào cờ phải thể hiện nội dung giáo dục chủ

điểm của tháng, là phần hoạt động của tháng theo đúng kế hoạch đã xây dựng.Tuy nhiên từng tiết cần xác định rõ nội dung cơ bản trọng tâm vầ nội dung khácnhằm tăng tính đa dạng và hấp dẫn học sinh

-Biện pháp thực hiện: sắp xếp trình tự các nội dung sẽ thực hiện trong tiết chào

cờ mà thực chất đó là chương trình của tiết sẽ diễn ra trong thực tế

- Người thực hiện: Trên cơ sở nội dung chương trình đã vạch ra, Ban giám hiệu

cùng Bí thư Đoàn trường phân công từng công việc cho những thành viên cótrách nhiệm Khi phân công cần làm rõ công việc cho học sinh, công việc chogiáo viên, thành phần khác Sự phân công rõ ràng cụ thể sẽ làm tăng thêm tínhhiệu quả của tiết chào cờ

- Thời gian: Tiết chào cờ đầu tuần thường tiến hành vào tiết đầu tiên của buổi

sáng ngày thứ hai hàng tuần Để đảm bảo thời gian và nội dung thì cần cụ thể thời gian cho từng hoạt động một cách rõ ràng

Trang 11

- Cơ sở vật chất: Chuẩn bị sân khấu sạch sẽ, bàn ghế cho giáo viên, ghế ngồi

cho học sinh, âm thanh loa đài…

4.2 Tiến hành tiết sinh hoạt dưới cờ.

- Tập hợp học sinh, ổn định, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục… tất cả trong tưthế nghiêm trang chuẩn bị chào cờ

- Nghi lễ chào cờ bắt đầu bằng việc chào cờ, hát quốc ca Việc hát quốc ca yêucầu tất cả học sinh đều phải hát không bật băng hay cho một vài em trong độinghi lễ hát

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ

- Tiến hành nội dung cơ bản của tiết chào cờ: Từng nội dung người được phâncông tiến hành và đảm bảo sát với thời gian dự kiến, việc trình bày phải mạchlạc, cụ thể đủ nghe Giáo viên cần bám sát lớp trong suốt thời gian diễn ra chào

cờ Đội ngũ trực tuần, theo dõi nhắc nhở việc giữ trật tự

4.3 Nhận xét tiết chào cờ.

Cuối tiết chào cờ nên dành ít phút để nhận xét ý thức tham gia của họcsinh và sự chuẩn bị của những người có trách nhiệm Nội dung nhận xét cầnngắn gọn cụ thể khách quan

5 Các điều kiện nâng cao hiệu quả tiết chào cờ

5.1 Nội dung:

Nội dung là điều kiện then chốt quyết định cho sự thành công của tiếtchào cờ Bởi lẽ nội dung sơ sài, đơn điệu sẽ không kích thích sự hứng thú củahọc sinh Ngược lại nội dung quá dài sẽ thiếu hấp dẫn gây ra mệt mỏi dẫn đến

ồn ào mất tập trung Vì vậy khi chon nội dung cần theo nguyên tắc sau:

- Lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng giáo dục

- Nội dung phải đảm bảo yêu cầu giáo dục của chủ điểm tháng đã xây dựng trong kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Nội dung có trọng tâm, có nội dung bổ trợ

Trong thời gian một tiết không nên có quá nhiều nội dung hoặc lượngthông tin quá dài Mặt khác khi chọn nội dung cũng phải tính đến lực lượng sẽthực hiện, cần có sự lựa chọn nội dung hình thức phù hợp với thời điểm hiện tại,phục vụ trong tâm giáo dục của tuần, tháng

5.2 Về con người.

Hiệu quả của tiết chào cờ phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người Đó lànhững người tổ chức và điều khiển tiết chào cờ và những người tham gia tiếtchào cờ Trước hết phải kể đến lực lượng tổ chức và điều khiển gồm Ban giámhiệu, Bí thư Đoàn trường, Giáo viên chủ nhiệm, Tổ trực ban, học sinh….các lựclượng tham gia tiết chào cờ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải thật sự có trách nhiệm, phối hợp với nhau để thống nhất kế hoạch vàchương trình tiết chào cờ

Trang 12

- Chủ động và linh hoạt trong quá trình diễn ra tiết chào cờ.

- Phải có giọng nói to rõ ràng và lưu loát

5.3 Về cơ sở vật chất.

Tiết chào cờ trang nghiêm có tác dụng giáo dục học sinh thu hút các emvào hoạt động là do sự bố trí hình thức, các phương tiện sử dụng Một trongnhững phương tiện đó là lá cờ Tổ quốc được treo trang nghiêm trên cột cờ đểkhi chào cờ học sinh sẽ tập trung, hàng ngàn con mắt sẽ hướng về lá cờ về cộinguồn mà tự hào và tự nhủ hãy cố gắng học tập và rèn luyện xứng đáng vớitruyền thống vẻ vang của cha anh

Sân trường là trung tâm nơi học sinh tập hợp phải sạch sẽ đủ rộng, bêncạnh đó có phương tiện truyền thanh Tiết chào cờ có tính chất nghi lễ của ngày

kỉ niệm nên có tượng Bác Hồ ngay giữa sân khấu

5.4 Nhận thức về vị trí của tiết chào cờ.

Thực tế hiện nay cho thấy cần thiết phải làm chuyển biến về nhận thứccủa một số cán bộ quản lý và giáo viên và các lực lượng khác về vị trí vai tròcủa tiết chào cờ Chỉ có sự hiểu rõ về vị trí và tác dụng của tiết chào cờ đối vớihọc sinh thì mới tránh được những tư tưởng coi nhẹ tiết hoặc làm một cáchnhanh gọn tùy tiện, ngại làm Do đó nâng cao nhận thức đi liền với đánh giáhiệu quả tham gia là hai mặt của vấn đề : đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch tiếtchào cờ đầu tuần

6 Một số mô hình tổ chức tiết chào cờ ở Trường THPT Triệu Sơn 2 năm học 2012 - 2013

Có nhiều mô hình tiết chào cờ khác nhau Mỗi mô hình mang dáng vẻriêng của nó tùy thuộc vào nội dung và hình thức hoạt động

Từ thực tế năm học vừa qua tại Trường THPT Triệu Sơn 2 tôi có thể kháiquát một số mô hình tổ chức tiết chào cờ ở trường như sau:

- Chào cờ - nhận xét thi đua tuần , biểu diễn các tiểu phẩm về ATGT, Tệ nạn xãhội, Bạo lực học đường

- Chào cờ - nhận xét thi đua – giáo dục về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và giađình

- Chào cờ - nhận xét thi đua tuần qua và thi đố vui tìm hiểu về truyền thống nhàtrường, về ngày nhà giáo việt nam

- Chào cờ - nhận xét thi đua , nghe nói chuyện truyền thống nhân dịp 22-12

- Chào cờ - nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về tệ nạn ma túy, HIV/AIDS

- Chào cờ - nhận xét thi đua, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

- Chào cờ - nhận xét thi đua – tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam xưa và nay

- Chào cờ - nhận xét thi đua – giáo dục hướng nghiệp, tư vấn mùa thi cho họcsinh khối 12

- Chào cờ - nhận xét thi đua tuần, thi tìm hiểu kiến thức các môn học

Trang 13

- Chào cờ - nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về vấn nạn “Bạo lực họcđường”

- Chào cờ - nhận xét thi đua, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

6.1 Mô hình tiết Chào cờ - nhận xét thi đua tuần qua và thi đố vui.

6.1.1 Chuẩn bị.

Ban giám hiệu nhà trường và Bí thư Đoàn trường cùng nhau lập kế hoạch,xây dựng chương trình chi tiết cho tiết chào cờ Trong kế hoạch ghi rõ mục tiêunội dung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung lực lượngtham gia tổ chức điều khiển , xây dựng chương trình tiết chào cờ Xây dựng hệ

thống câu hỏi và câu trả lời (Tham khảo phụ lục 1)

6.1.2 Phổ biến kế hoạch

Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viênthông báo cho học sinh biết và phân công học sinh cùng nhau chuẩn bị các nộidung hoạt động, chuẩn bị câu trả lời theo chủ điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất vàđiều kiện thực hiện, chuẩn bị tham gia điều khiển mỗi lớp chọn vài học sinhlàm đại diện để trả lời câu hỏi với các lớp bạn trong phần thi tìm hiểu

Chuẩn bị phiếu ghi câu hỏi, phần thưởng cho học sinh, cho tập thể lớp

6.1.3 Bước tiến hành:

- Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường

- Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca

- Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của toàn trường, công bố lớpxuất sắc, trao cờ

- Giáo viên bộ môn điều khiển cuộc thi tìm hiểu

- Kết thúc cuộc thi tổng kết và đánh giá , nêu danh sách cá nhân, tập thể đạt giảitrong hội thi Phát thưởng

- Tuyên bố kết thúc tiết chào cờ

6.1.4.Bước đánh giá.

Đại diện lãnh đạo trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia củahọc sinh trong tiết sinh hoạt Biểu dương những cá nhân, tập thể có ý thức tốttrong việc tham gia tiết chào cờ và nhắc nhở nhứng cá nhân tập thể còn ồn àochuẩn bị còn thiếu sót

6.2 Mô hình chào cờ - nhận xét thi đua , nghe nói chuyện truyền thống nhân dịp 22-12.

6.2.1 Chuẩn bị.

- Ban giám hiệu trường và Bí thư Đoàn trường cùng nhau lập kế hoạch, xây

dựng chương trình chi tiết cho tiết chào cờ Trong kế hoạch ghi rõ mục tiêu nộidung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung lực lượng thamgia tổ chức điều khiển, xây dựng chương trình tiết chào cờ

Trang 14

- Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm lớp; chuẩn bị cơ sở vậtchất và điều kiện thực hiện, chuẩn bị tham gia điều khiển phân công học sinhphát biểu cảm tưởng và tặng hoa cho đại biểu.

- Làm tờ trình với Hội cựu chiến binh Huyện, dự kiến mời đại biểu về kểchuyện Trao đổi về nội dung câu chuyện, thời gian kể, trang phục

- Chuẩn bị hoa tặng cho đại biểu

6.2.2 Bước tiến hành:

- Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường

- Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca

- Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của toàn trường, công bố lớpxuất sắc, trao cờ

- Bí thư Đoàn trường điều khiển dẫn dắt mời đại biểu lên kể chuyện

- Đại diện học sinh lên tặng hoc cho đại biểu và phát biểu cảm tưởng

- Tuyên bố kết thúc tiết chào cờ

6.2.3.Bước đánh giá.

Đại diện lãnh đạo trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia củahọc sinh trong tiết sinh hoạt Cảm tạ đại biểu, Biểu dương những cá nhân, tậpthể có ý thức tốt trong việc tham gia tiết chào cờ và nhắc nhở nhứng cá nhân tậpthể còn ồn ào chuẩn bị còn thiếu sót

6.3 Mô hình chào cờ - nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về vấn nạn

“Bạo lực học đường”

6.3.1 Chuẩn bị.

- Ban giám hiệu trường và Bí thư Đoàn trường cùng nhau lập kế hoạch, xây

dựng chương trình chi tiết cho tiết chào cờ Trong kế hoạch ghi rõ mục tiêu nộidung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung lực lượng thamgia tổ chức điều khiển, xây dựng chương trình tiết chào cờ

- Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm lớp; chuẩn bị cơ sở vậtchất và điều kiện thực hiện, chuẩn bị tham gia điều khiển chọn giáo viên cókhả năng thuyết trình và giọng nói tốt để tham gia trao đổi cùng với học sinh

- Chuẩn bị tài liệu và dữ liệu liên quan đến chủ đề “Bạo lực học đường” để

trình bày trước học sinh (Tham khảo phụ lục 2)

6.3.2 Bước tiến hành:

- Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường

- Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca

- Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của toàn trường, công bố lớp xuất sắc, trao cờ

- Bí thư Đoàn trường điều khiển dẫn dắt mời giáo viên lên sân khấu cùng trao

đổi, trò chuyện về vấn đề ”bạo lực học đường”

- Tuyên bố kết thúc tiết chào cờ

Trang 15

6.3.3 Bước đánh giá.

Đại diện lãnh đạo trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia củahọc sinh trong tiết sinh hoạt Biểu dương những cá nhân, tập thể có ý thức tốttrong việc tham gia tiết chào cờ và nhắc nhở nhứng cá nhân tập thể còn ồn àochuẩn bị còn thiếu sót

6.4 Mô hình chào cờ - nhận xét thi đua, kể chuyện về tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh (Tham khảo phụ lục 3)

6.4.1 Chuẩn bị.

- Ban giám hiệu trường và Bí thư Đoàn trường cùng nhau lập kế hoạch, xây

dựng chương trình chi tiết cho tiết chào cờ Trong kế hoạch ghi rõ mục tiêu nộidung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung lực lượng thamgia tổ chức điều khiển, xây dựng chương trình tiết chào cờ

- Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm lớp; chuẩn bị cơ sở vậtchất và điều kiện thực hiện, chuẩn bị tham gia điều khiển chọn học sinh cógiọng nói tốt và có năng khiếu kể chuyện để tham gia kể chuyện

- Chuẩn bị quà, phần thưởng trao cho những cá nhân có giọng kể tốt và nhữngcâu chuyện hay về Bác

6.4.2 Bước tiến hành:

- Ổn định đội ngũ xếp hàng toàn trường

- Nghi lễ chào cờ, hát quốc ca

- Đại diện ban thi đua nhận xét thi đua tuần qua của toàn trường, công bố lớpxuất sắc, trao cờ

- Bí thư Đoàn trường điều khiển dẫn dắt mời lần lượt các học sinh lên kểchuyện

- Kết thúc cuộc thi tổng kết và đánh giá, nêu danh sách cá nhân đạt giải tronghội thi Phát thưởng

- Tuyên bố kết thúc tiết chào cờ

6.4.3.Bước đánh giá.

Đại diện lãnh đạo trường nhận xét chung về ý thức, thái độ tham gia củahọc sinh trong tiết sinh hoạt Biểu dương những cá nhân, tập thể có ý thức tốttrong việc tham gia tiết chào cờ và nhắc nhở nhứng cá nhân tập thể còn ồn àochuẩn bị còn thiếu sót

IV Kiểm nghiệm

Qua một thời gian thực hiện những giải pháp với tiết sinh hoạt dưới cờ tạitrường, tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các đồng chí tổ trưởngchuyên môn, các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường Tiết chào cờ

đã thực sự được đổi mới ở cả nội dung và hình thức tổ chức

Ngày đăng: 19/07/2014, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w