Sáng kiến kinh nghiệm_Công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong nhà trường

21 1.4K 5
Sáng kiến kinh nghiệm_Công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong nhà trường PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Lý do khách quan Trong mấy chục năm qua, nhân dân ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn gian khổ để xây dựng nền giáo dục mới đạt được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay. Điều đó gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng loài người bước vào một nền văn minh mới. Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những nhiệm vụ rất vinh quang nhưng cũng rất nặng nề, đòi hỏi chúng ta tìm tòi những con đường có hiệu quả nhất để tiến lên phía trước một cách nhanh chóng và bền vững. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, thời đại bùng nổ thông tin, Đảng và Nhà nước ta coi: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước ta cũng có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đó là quy mô được mở rộng khắp mọi nơi đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân, mạng lưới các trường học được xây dựng đều khắp các vùng dân cư, nhiều trường học kiên cố được xây dựng, công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng được phát triển mở rộng, học sinh đạt giải kỳ thi các cấp, quốc gia và quốc tế ngày nhiều. Đặc biệt đã được phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở. Các nguồn lực dành cho giáo dục ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, được đào tạo chính quy, tại chức cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn, trên chuẩn và có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trong trường học khi nói đến những thành tựu trên là phải nói đến vai trò lãnh đạo của người Hiệu trưởng, chức năng cơ bản nhất trong quản lý của người hiệu trưởng đó là công tác kiểm tra, kiểm tra là bước không thể thiếu đối với người quản lý vì đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà bất kỳ người quản lý ở cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào, từ đó đề ra những biện pháp: động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. Trong quản lý, nếu không có kiểm tra thì mọi hoạt động trong chuyên môn sẽ không có hiệu quả trong quá trình thực hiện kế hoạch, quyết định. Qua kiểm tra nhằm mục đích đánh giá, xem xét hoạt động của cá nhân và tổ chức có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra hay không, đồng thời phát hiện, tìm tòi những khả năng sáng tạo của cấp dưới để kịp thời giúp đỡ, bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự giúp cho quá trình quản lý đạt hiệu quảb và chặt chẽ hơn. 1 Kiểm tra không chỉ là điều chỉnh mà còn là phát triển. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa việc kiểm tra nội bộ trường học, nhất là việc dạy và học ở trường, bởi hoạt động này là trung tâm giữ vị trí quan trọng và chiếm hầu hết thời gian công việc của thầy và trò. Trường tiểu học nằm trên trục đường quốc lộ 26 cách trung tâm xã 3 km. Năm học 2012- 2013 trường có 10 lớp, 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm 12 %, trong đó 10% học sinh vào lớp 1 chưa được qua lớp mẫu giáo cho nên còn gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức theo chuẩn chung của cả nước. Trình độ dân trí không đồng đều, nghèo đói cùng với việc ít quan tâm của một số phụ huynh giao phó cho nhà trường đã khiến cho 1/4 học sinh không có động cơ học tập đúng đắn. Đội ngũ giáo viên có chuyên môn không đồng đều. Để nâng cao chất lượng thì cần có một đội ngũ giáo viên vững vàng về: chuyên môn, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, không ngừng học tập trau dồi kinh nghiệm cho bản thân để ngày càng hoàn thiện. Để đạt được kết quả ấy, cán bộ quản lý cần thường xuyên quan tâm đến nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, nhằm từng bước đưa chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày càng tiến bộ, vững mạnh. Tuy nhiên, làm thế nào để song song với việc kiểm tra thì phải có bồi dưỡng, gợi ý, hướng dẫn, phân tích cho giáo viên thấy được ưu điểm, khuyết điểm, những thiếu sót và đặc biệt là nguyên nhân những tồn tại qua đó giáo viên rút ra bài học kinh nghiệm, làm tốt hơn. Xem chức năng hoạt động kiểm tra của nhà trường là một hoạt động thiết thực nhằm giúp cho giáo viên kịp thời uốn nắn những khuyết điểm để nâng cao năng lực chuyên môn của mình, thì lúc ấy hiệu quả việc kiểm tra sẽ cao hơn và có ý nghĩa hơn, giúp chuyển hoá hoạt động kiểm tra thành tự kiểm tra như Talet đã nói: “Hãy tự biết mình”. Trước tình hình đó đòi hỏi người giáo viên càng phải tận tâm, tận lực với nghề, đứng trước những khó khăn như trên thôi thúc tôi suy nghĩ cần có biện pháp quản lý, kiểm tra hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 2. Lý do chủ quan Đối với trường tiểu học trong những năm qua chất lượng học sinh lên lớp và hoàn thành chương trình tuểu học chưa đồng đều so với yêu cầu chung của toàn ngành. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập chưa đồng đều của học sinh, trong đó một nguyên nhân chủ yếu đó là phương pháp giảng dạy của một số giáo viên trong trường chưa được phù hợp với đối tượng học sinh; một số giáo viên lớn tuổi còn ngại đổi mới phương pháp giảng dạy, một số ít giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Trong bốn năm học gần đây nhà trường cũng luôn chú trọng đến công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn là công tác hàng đầu của hoạt động chuyên môn nhà trường, nhưng chất lượng học sinh hàng năm vẫn còn một số mặt đạt hiệu quả chưa cao. 2 Số liệu của 04 năm gần đây Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh được lên lớp 92 92,7 94,5 94.0 Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh đạt danh hiệu học sinh Giỏi. 15,5 22,9 19,7 27,2 Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh đạt danh hiệu học sinh Tiên tiến. 19,1 26,9 26,9 29,4 Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh 3 4 1 1 Tỉ lệ phần trăm (%) học sinh công nhận hết chương trình tiểu học 96,7 100 100 100 Trước tình hình đó, tôi tìm hiểu được nguyên nhân, càng nắm vững sâu sắc hơn về những tồn tại đó để xây dựng phù hợp kế hoạch tổ chức chỉ đạo của bản thân trong công tác quản lý của mình đó là cần có: cái tâm, cái tầm và cái tài đúng mực thì mới có thể đẩy mạnh được chất lượng giáo dục của nhà trường. II. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu Tìm hiểu được ý nghĩa tác dụng quan trọng thực trạng của công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong nhà trường. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và đề xuất cải tiến công tác kiểm tra về thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên đạt hiệu quả cao hơn. Tìm hiểu được cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài để người quản lý có đủ cơ sở thực hiện nghiên cứu tốt hơn. Qua đó phân tích thực trạng công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên một cách chính xác hơn. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ xin đề cập đến một nội dung trong nhiều nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường học, đó là: “Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên” tại trường năm học 2012-2013. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của đề tài 3 1. Cơ sở pháp lý - Căn cứ vào Điều lệ trường tiểu học ban hành theo quyết định số 41/2010/QĐ- BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. +Điều 20, 21 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng về việc quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên,… +Điều 18 Tổ chuyên môn +Điều 24 Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn +Điều 27 Quy định về chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học. +Điều 29 Hoạt động giáo dục +Điều 30 Quy định về hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong nhà trường. +Điều 31 Đánh giá, xếp loại học sinh +Điều 34 Quy định về nhiệm vụ của giáo viên + Điều 36 Chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Và một số điều trong Điều lệ trường tiểu học. - Quyết định số: 06/2006/QĐ-BNV về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông. - Công văn số: 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 7/4/2006 về việc hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông, công lập”. - Công văn số: 10358/BGD&ĐT-GD Tiểu học ngày 28/9/2007 về hướng dẫn việc sử dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học trong quá trình đánh giá xếp loại. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Một số khái niệm về công tác kiểm tra Kiểm tra là xem xét, đánh giá tình trạng tốt xấu của việc đang làm hay là xét kỹ lưỡng xem việc thực hiện đó có đúng hay không đó là một trong những chức năng cơ bản của người quản lý, là công việc mà bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào? Từ đó đề ra những biện pháp: động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn là hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về chuyên môn của giáo viên theo yêu cầu của chương trình và những yêu cầu của đơn vị và ngành đề ra, qua đó xem xét, đánh giá trình độ hoạt động của đối tượng được kiểm tra trên cơ sở những sự kiện, dữ liệu đa dạng có hệ thống của toàn bộ các hoạt động và hiệu quả của tất cả các khâu trong quá trình hoạt động giúp cho giáo viên khắc phục những tồn tại, không ngừng nâng cao năng lực sư phạm, hoạt động giáo dục của bản thân, đồng thời giúp cho người Hiệu trưởng có cơ sở điều chỉnh kịp thời công tác quản lý, chỉ đạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường. 2.2. Người quản lý thấm nhuần nguyên tắc kiểm tra 4 Khi nói đến công tác kiểm tra là nói đến vai trò chỉ đạo của người quản lý, công tác này đòi hỏi người quản lý phải thấm nhuần và nắm vững những nguyên tắc cơ bản của kiểm tra, đồng thời phải giúp cho giáo viên của mình hiểu rõ những nguyên tắc này, đó là: Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, khách quan; đảm bảo: tính hiệu quả, tính thường xuyên, kịp thời, công khai, động viên thu hút mọi người vào công tác kiểm tra, phải biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của người giáo viên, kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về giáo viên, tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh hình thức giả tạo. Qua đó góp phần tạo bầu không khí lành mạnh trong tập thể, từ đó công việc kiểm tra dễ tiến hành hơn và hiệu quả công việc kiểm tra sẽ cao hơn, có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện quy chế chuyên môn được tốt hơn, không phải có vấn đề mới là kiểm tra, mà kiểm tra là một công việc thường xuyên của BGH trường tiểu học. 2.3. Nhiệm vụ của kiểm tra Người quản lý tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên là thực hiện kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy nhằm: - Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, trong đó có việc thực hiện quy chế chuyên môn theo qui định của chương trình và qui định mức độ đạt được của nhà trường do BGH đề ra. - Xác định mức độ đạt được của từng giáo viên trong việc thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định, đồng thời cũng phải phù hợp với bối cảnh và tuỳ vào đối tượng kiểm tra để xếp loại. - Người kiểm tra nhận xét, góp ý giúp cho giáo viên khắc phục được những hạn chế, cải thiện phương pháp học tập, rèn luyện của bản thân và học sinh của mình. - Kích thích, phát triển, phổ biến những kinh nghiệm tốt, những định hướng mới về việc thực hiện quy chế chuyên môn nhằm giúp cho giáo viên được kiểm tra từng bước hoàn thiện hơn. Giáo viên tự kiểm tra trong tổ, chéo tổ, làm sao cho giáo viên thấy kiểm tra của nhà trường là công việc cần phải làm chứ không phải là một gánh nặng cho giáo viên, từ đó giáo viên có ý thức cao trong quá trình tự điều chỉnh, có trách nhiệm cố gắng phấn đấu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 2.4. Những nội dung Hiệu trưởng thực hiện chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên - Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy, giáo dục: + Đủ số bài, đủ nội dung từng bài theo yêu cầu phân phối chương trình về học bài mới, luyện tập và ôn tập tổng kết chương, học kỳ… + Thực hiện đúng thứ tự trình tự tiết chương trình thời khoá biểu và đúng thời gian qui định. + Thực hiện đúng việc dạy thay, dạy bù của giáo viên khi nghỉ. + Thực hiện đủ chế độ cho điểm kiểm tra như: kiểm tra miệng, khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra giữa học kỳ và cuối kỳ,…theo quy định. - Thực hiện các yêu cầu về soạn bài, soạn giáo án bổ sung đúng quy định (nếu có). 5 - Kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ đến từng đối tượng học sinh như: học sinh khuyết tật, khó khăn, cá biệt, học sinh yếu, kém… - Tham gia các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn như: Sử dụng ĐDDH, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Tự bồi dưỡng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn. - Tuân thủ các quy định về dạy thêm, học thêm, dạy phụ đạo học sinh yếu kém. - Tham gia điều tra độ tuổi học sinh và công tác vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh. Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục học sinh. - Thực hiện đồng phục nơi công sở và tham gia các phong trào tự làm ĐDDH theo từng khối, lớp, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao,… Sau khi đã thu thập được những thông tin từ quá trình kiểm tra sẽ giúp BGH tổng hợp, đối chiếu, phân tích, phát hiện sai lệch (nếu có), tìm hiểu nguyên nhân của những ưu khuyết điểm đó. Có tìm hiểu được nguyên nhân của những tồn tại đó thì người quản lý mới có quyết định kịp thời điều chỉnh những thiếu sót để hoàn thành tốt việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. 2.5. Những phương pháp và hình thức vận dụng kiểm tra 2.5.1. Phương pháp kiểm tra Tuỳ theo đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống mà có thể sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau để thu thập được những thông tin đáng tin cậy, các phương pháp kiểm tra phổ biến là: + Phương pháp quan sát: dự giờ (thao giảng, chuyên đề); quan sát các hoạt động của thầy và trò,… + Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu sản phẩm: xem xét, phân tích các loại hồ sơ sổ sách, đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên; biên bản hội họp, thao giảng, dự giờ của tổ chuyên môn,… + Phương pháp tác động trực tiếp đối tượng: trao đổi, phỏng vấn, kiểm tra qua học sinh, các giáo viên đồng nghiệp, thư viện - thiết bị,… + Phương pháp tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể: tham dự các buổi sinh hoạt, hoạt động trong và ngoài nhà trường, sinh hoạt đoàn thể,… 2.5.2. Hình thức kiểm tra Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên kết hợp với kiểm tra toàn diện 1/3 đội ngũ giáo viên giảng dạy của nhà trường, tuỳ theo tình hình cụ thể để sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau như: + Theo thời gian: có thể kiểm tra đột xuất hay định kỳ. + Theo phương pháp: có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp. + Theo số lượng của đối tượng kiểm tra: có thể kiểm tra toàn bộ hay kiểm tra có lựa chọn. Cần sử dụng nhiều phương pháp và phối hợp tối ưu các phương pháp và hình thức kiểm tra, qua kiểm tra sẽ rút ra những kết luận có căn cứ, chính xác để đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. 6 2.6. Quy trình kiểm tra 2.6.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra Kế hoạch kiểm tra của trường là bộ phận cơ bản của kế hoạch năm học, đồng thời là mấu chốt trọng yếu của chu trình quản lý. Xây dựng kế hoạch kiểm tra của hiệu trưởng phải phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của nhà trường để có tính khả thi cao. Kế hoạch kiểm tra phải được xây dựng ngay từ đầu năm học, đối với việc kiểm tra quy chế chuyên môn của giáo viên là phải kiểm tra toàn bộ đội ngũ một cách tương đồng giữa các lớp. Kế hoạch kiểm tra cần đồng bộ, ăn khớp nhịp nhàng và phù hợp với kế hoạch, chủ đề của năm học. Lên kế hoạch kiểm tra cả một năm học, tháng, chi tiết: Nội dung công việc và tên giáo viên, thời gian tiến hành và các đề mục cụ thể ở các loại kế hoạch năm, tháng, bảo đảm được tính ổn định tương đối của kế hoạch, có thể thiết kế dưới dạng sơ đồ, biểu bảng và treo ở văn phòng nhà trường, vào vị trí dễ theo dõi, hoặc phát cho tất cả các thành viên trong trường có liên quan. 2.6.2. Các bước tổ chức kiểm tra tiến hành * Xây dựng lực lượng kiểm tra * Phân cấp trong kiểm tra * Xây dựng chế độ kiểm tra * Chỉ đạo kiểm tra * Tổng kết và điều chỉnh kiểm tra II. Thực trạng công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên năm học 2012-2013 1. Đặc điểm tình hình nhà trường Trường tiểu học nằm trên quốc lộ 26 thuộc địa bàn thôn 1, cách trung tâm xã 3 km, có 1 điểm trường: Học sinh phần lớn là con em người kinh chỉ có 12% là đồng bào dân tộc: Tày, Nùng, Dao. Địa bàn của trường chủ yếu ở 6 thôn, từ thôn 1 đến thôn 5 và 1 thôn 5A. Tổng diện tích của trường: 3.500 m 2 , chia ra như sau: Tổng diện tích chia đều bình quân trên mỗi học sinh là trên 13,6 m 2 . 1.1. Về cơ sở vật chất Năm học 2012- 2013 trường có 16 phòng; trong đó có 8 phòng kiên cố, còn lại là bán kiên cố, đã có 5 phòng học hết thời gian sử dụng; mượn 2 phòng học để sử dụng làm phòng thư viện - thiết bị và 100% bàn ghế học sinh đạt chuẩn , tổ chức cho 100% lớp học 9 buổi/tuần. 1.2. Về Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (CBQL, GV, NV) Tổng số CB, GV, NV: 29 người; trong đó CBQL: 02 người; có 01 Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng, có 21 giáo viên; trong đó giáo viên loại hình 5 giáo viên (Âm nhạc, mỹ thuật, anh văn, thể dục, tin học ) và 01 giáo viên kiêm Tổng phụ trách đội, nhân viên có: 06 người; trong đó: 01 kế toán; 01 thư viện; 01 thiết bị; 7 01 văn thư, 01 bảo vệ hợp đồng 68, 01 nhân viên khác . Toàn trường có tuổi đời từ 26 đến 54, có 27/29 người đã có gia đình. 1.3.Về công tác vận động học sinh Năm học 2012-2013 trường đã vận động được 256 em đến trường với 10 lớp, trong đó nữ: 116; dân tộc: 31, nữ dân tộc: 17, được chia ra các khối như sau: Khối lớp Số lớp Tổng số học sinh Nữ Học sinh dân tộc Nữ dân tộc Một 2 57 23 4 2 Hai 2 54 28 7 4 Ba 2 52 22 4 2 Bốn 2 47 24 12 8 Năm 2 48 19 4 1 Tổng 10 256 116 31 17 a.Thuận lợi Trong những năm học qua trường đã được sự quan tâm của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã ÊaPhê, sở giáo dục và Phòng giáo dục cấp cho 7 máy vi tính cho học sinh, 108 bộ bàn ghế đúng quy cách cho học sinh. Đặc biệt là sự quan tâm của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện đã giúp đỡ, tạo nguồn kinh phí xây dựng 08 phòng học cao tầng, 1 nhà vệ sinh, 200 m hàng rào. Địa điểm nơi trường đóng phù hợp, cố định lâu dài, có chiều hướng tốt cho phát triển xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Thuận lợi cho học sinh tham gia học tập chuyên cần và đúng giờ. Tất cả CB, GV, NV đều có tư tưởng chính trị vững vàng. Phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, tinh thần đoàn kết cao, có ý chí phấn đấu vươn lên, tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, chấp hành tốt các cuộc vận động lớn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM và các cuộc vận động mang tính xã hội khác của các cấp. Có 5 giáo viên giỏi cấp huyện chia đều ở các khối, đây là lực lượng nòng cốt trong phong trào thi đua “Hai tốt” của nhà trường, hầu hết GV luôn quan tâm đến tình hình học tập, sinh hoạt của học sinh lớp mình, thường xuyên liên lạc gặp gỡ với phụ huynh học sinh về việc học tập, rèn luyện của các em. Có ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực, trách nhiệm, hoạt động hội đạt hiệu quả khá cao. Có chi bộ Đảng sinh hoạt độc lập, luôn chỉ đạo sáng suốt mọi hoạt động của nhà trường và các đoàn thể. Công tác đội thiếu niên tiền phong được xác định thiết thực, tổ chức nhiều nội dung, phong trào hoạt động rất có ý nghĩa. Từ năm 1994 8 cho đến nay đã phát triển 12 đảng viên, đều là những tấm gương sáng có tâm huyết với nghề nghiệp giáo dục của địa phương. Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, tích cực trong các phong trào thi đua như: Thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động trò chơi dân gian, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào rèn vở sạch chữ đẹp. Các phong trào của đội, sao nhi đồng, như: công tác Trần Quốc Toản, nuôi heo đất, kế hoạch nhỏ, điền ơn đáp nghĩa… b. Khó khăn Nhận thức của nhân dân trong việc chăm lo học tập của con em còn một số nhỏ trong phụ huynh có phần hạn chế, chưa định hướng được tương lai cho con em mình mà giao phó, khoán trắng cho nhà trường về mọi mặt. Việc nhận thức về công tác xã hội hoá giáo dục chưa đồng bộ, một phần do tư tưởng ỉ lại trông chờ vào Nhà nước. Ý thức học tập của học sinh chưa được đồng đều, hiệu quả chưa cao. Công tác xã hội hoá giáo dục, chuẩn hoá, hiện đại hoá về cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay. Do đặc thù của trường được tách từ một phân hiệu trường cấp 1-2 Lê Hồng Phong năm 1987 nên hiện nay diện tích chật hẹp có 5 phòng học xuống cấp trầm trọng, chưa có phòng chức năng, chưa đủ sân chơi, bãi tập cho học sinh họạt động, luyện tập. Chất lượng học tập của học sinh không đồng đều. Hoạt động của đoàn thể, chuyên môn thực sự chưa được đồng bộ để thúc đẩy mọi hoạt động chung trong nhà trường. Một số giáo viên tuy công tác giảng dạy đã lâu năm nhưng tư tưởng, ý thức còn mang nặng tính chủ nghĩa trung bình, ít học hỏi rèn luyện, ngại tiếp cận với việc đổi mới phương pháp dạy học mới để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, một số giáo viên trẻ cũng rất nhiệt tình trong giảng dạy nhưng kinh nghiệm dạy học vẫn còn nhiều hạn chế. 2. Biện pháp tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên Đầu năm học Hiệu trưởng triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp, chủ đề của năm học và đặc biệt chú trọng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn lồng ghép với biên chế từng học kỳ. Kế hoạch kiểm tra, ban kiểm tra và các tổ chức khác được công khai trong buổi họp Hội đồng sư phạm sau đó tiếp tục thống nhất một lần nữa trong đại hội công nhân viên chức trong đầu tháng 10 và đề ra cam kết thực hiện các nội dung như sau: - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các cuộc vận động theo chủ đề năm học và các phong trào phát động thi đua “Hai tốt” của trường cũng như của ngành. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt các cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và sửa đổi lối làm việc. Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về đạo 9 đức, tự học và sáng tạo. Tham gia nhiệt tình tháng khuyến học, năm thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông. - Nghiêm túc thực hiện chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 13/4/2007 và công văn số 319/CV-HU ngày 23/4/2009 về tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị 11/CT- TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc giờ giấc ra vào lớp. Đến lớp muộn quá 5 phút hoặc về sớm đều bị nhắc nhở trở lên (nếu không có lý do chính đáng hoặc không báo cáo kịp thời cho nhà trường). - 100% CB, GV, NV thực hiện nghiêm túc ngày công lên lớp, hội họp. Hạ thi đua cuối năm đối với Cán bộ, giáo viên, nhân viên vắng họp nhiều lần, chất lượng không đạt yêu cầu khi không có lý do chính đáng. - 50% CB, GV, có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A cấp trường trở lên. 100% giáo viên tham gia làm đồ dùng dạy học ít nhất 2 cái/năm. Xây dựng góc học tập của lớp. Thực hiện nghiêm túc công tác giảng dạy, lớp học 2 buổi/ngày. Thành lập được đội cờ đỏ, đội văn nghệ tập luyện cho học sinh, tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động ngoại khoá. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình hiếu học, gia đình văn hoá, xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ, xây dựng trường học đạt đơn vị văn hoá. Không khiếu kiện vượt cấp, sai sự thật, phát ngôn thiếu chính xác. Thực hiện dự giờ thực chất, cấm mượn sổ giáo án hoặc sổ dự giờ đồng nghiệp để sao chép. Tuyệt đối không có tình trạng soạn bài trên lớp, lên lớp không có giáo án hoặc không có đồ dùng dạy học. - Tuyệt đối không để tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, trừ điểm thi đua đối với giáo viên có học sinh bỏ học giữa chừng nếu không có lý do chính đáng. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên phải thực hiện đúng văn hoá công sở theo công văn 129/2007 ngày 02/8/2007 của thủ tướng Chính phủ và trang phục khi đi dạy. - Khuyến khích giáo viên biết sử dụng máy chiếu trong dạy học. Soạn giáo án điện tử, vi tính nhưng chỉ được phép với những GV biết sử dụng và có chứng chỉ. - 100% CB, GV, NV thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2012-2013. Hiệu trưởng lên kế hoạch kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên được cụ thể theo từng học kỳ, tháng, tuần, lồng ghép với các mặt hoạt động khác của kế hoạch nhà trường thực hiện chuyên đề, chỉ đạo chuyên môn phân công cụ thể tất cả từng giáo viên . Kế hoạch năm thiết kế theo mẫu sau: Thời gian Nội dung kiểm tra Đối tượng kiểm tra Phương pháp kiểm tra Lực lượng kiểm tra Ghi chú Tháng 9 Tháng 10 Kế hoạch kiểm tra theo tháng: Tuần Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Ghi chú 10 [...]... pháp: kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp + Theo số lượng của đối tượng kiểm tra: kiểm tra tồn bộ, kiểm tra có lựa chọn Thực tiễn việc chỉ đạo kiểm tra thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên ở đơn vị chúng tơi trong thời gian qua đã được các thành viên trong ban kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ của người kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của giáo viên Thơng qua xem xét việc tn thủ các quy. .. thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên Tổ chức huấn luyện cán bộ và nhân viên thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra * Cơng tác kiểm tra được tiến hành với các nội dung sau: - Kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy và giáo dục - Kiểm tra hồ sơ sở sách theo quy định - Kiểm tra qua dự giờ thăm lớp - Kiểm tra lịch báo giảng của giáo viên - Kiểm tra các u cầu về bài soạn theo quy định - Kiểm. .. thực hiện cơng tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, trong đó có kiểm tra việc thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao tay nghề Tổ chức bồi dưỡng cơng tác kiểm tra nội bộ trường học cho tất cả các thành viên nắm rõ ngun tắc và ý nghĩa của cơng tác kiểm tra nội bộ trường học Chỉ đạo, hướng dẫn việc phối hợp tốt các phương pháp kiểm tra với nội dung cụ thể đối với việc. .. cơ chế kiểm tra trực tiếp (hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng kiểm tra giáo viên) với cơ chế kiểm tra gián tiếp (tổ khối trưởng kiểm tra giáo viên) Trong cơ chế kiểm tra trực tiếp thì ban giám hiệu nhà trường trực tiếp kiểm tra giáo viên nhất là đối với một số giáo viên chun mơn chưa vững vàng, chưa 11 đạt u cầu về việc thực hiện quy chế chun mơn hoặc khi tổ khối trưởng có u cầu ban lãnh đạo kiểm tra, ... cơng tác quản lý sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình ở đơn vị 2 Bài học kinh nghiệm Cơng tác kiểm tra kiểm tra việc thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên là một việc làm thường xun, liên tục của lãnh đạo nhà trường Khi xây dựng kế hoạch phải ghi mục đích u cầu, nội dung, phương pháp, hình thực kiểm tra; kế hoạch kiểm. .. nét đẹp nhà giáo đạt giải nhất mơn năng khiếu Có trên 70% chị được cơng nhận “Giỏi việc nước - đảm việc nhà cấp huyện” nhiều năm liền Cuối học kỳ I tồn trường có: 15/19 giáo viên thực hiện xuất sắc 17 quy chế chun mơn, còn lại là hồn thành tốt Kết quả hoạt động của ban kiểm tra có: 60% thành viên thực hiện xuất sắc cơng tác kiểm tra, còn lại thực hiện tốt Kết quả qua kiểm tra việc thực hiện quy chế chun... tâm nhiều hơn - Cơng tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên được thực hiện trên cơ sở phân bố đối tượng và thời gian cụ thể trong năm học, giúp cho giáo viên có ý thức tốt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, xem cơng việc kiểm tra là một họat động cần thiết phải diễn ra trong trường học 18 - Qua việc kiểm tra giúp cho người quản lý thu thập thơng tin về giáo viên được chính xác và... Xây dựng chuẩn kiểm tra việc thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên Khi xây dựng chuẩn việc kiểm tra nhiệm vụ thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên, người quản lý phải căn cứ vào: + Quy t định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học; Quy t định số 04/2008/QĐBGD&ĐT ngày 4/2/2008 của Bộ Giáo dịc và Đào tạo quy định về việc ban hành tiêu... kiểm tra phải thực sự khoa học, cụ thể rõ ràng, đồng thời phải phối hợp nhịp nhàng với hệ thống các kế hoạch khác của nhà trường và ngành giáo dục đề ra Khi tổ chức thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên, Hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng việc bồi dưỡng cơng tác kiểm tra cho các thành viên trong ban kiểm tra nắm rõ ngun tắc, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kiểm tra; xây dựng chuẩn kiểm tra tồn... được trong học kỳ I của giáo viên và học sinh, đây là nền tảng niềm tin vững chắc cho sự thành cơng trong học kỳ II Khơng những phát triển về số lượng mà tiến bộ bền vững cả về mặt chất lượng PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Nhận định chung về cơng tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên trong trường tiểu học Qua thực tiễn tổ chức kỉêm tra việc thực hiện quy chế chun mơn của giáo viên ở trường . dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, trong đó có kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao tay. dựng chuẩn kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên Khi xây dựng chuẩn việc kiểm tra nhiệm vụ thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, người quản lý phải căn cứ vào: + Quy t định. nghĩa tác dụng quan trọng thực trạng của công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong nhà trường. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và đề xuất cải tiến công tác kiểm

Ngày đăng: 18/07/2014, 20:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TT

  • I

  • Toång Coäng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan