skkn sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sủ việt nam ở trường thpt tĩnh gia

25 2.6K 4
skkn sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sủ việt nam ở trường thpt tĩnh gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm nay. Nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường môn lịch sử bị xem là là môn phụ. Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân do đâu ? Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân môn lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ cho các em xác định được đây là bộ môn khoa học cần phải có sự học tập nghiên cứu nghiêm túc, chưa tái hiện được không khí của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan nặng nề. Vì vậy làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học lịch sử, phát huy tích cực xây dựng bài, kích thích sự tìm hiểu khám phá về kiến thức. Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có những suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra con đường, biện pháp tích cực để áp dụng trong công việc của 1 mình đang làm và tìm ra nhiều hướng đi hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử. Hiện nay ở các trường phổ thông đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực cho quá trình dạy và học lịch sử. quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả đáng kể. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên môn , dạy học theo vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học theo qua các chương trình học lịch sử đã góp phần tích cực vào quá trình tìm ra con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử. Đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự lĩnh hội kiến thức theo yêu cầu của chương trình. Loại bỏ dần thói quen thu nhận thông tin một cách thụ động của học sinh để hoạt động học thực sự là một quá trình kiến tạo . Xuất phát từ thực trạng đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo và các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử ở trường phổ thông. Đã và đang có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này. Đặc biệt đội ngũ nhà giáo, mà trực tiếp nhất là các thầy cô giáo dạy sử hiện nay cũng đang nỗ lực để tìm ra con đường và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn sử. và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học lịch sử mới đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy, khoa học luôn đòi hỏi phải tìm ra nhiều con đường, biện pháp mới để áp dụng 2 vào thực tiễn cho kết quả cao. Vì thế, việc tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy bộ môn lịch sử là hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Muốn đổi mới cách học của học sinh thì giáo viên phải đổi mới cách dạy. Người giáo viên phải thực sự kiên trì, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao để hình thành thói quen chủ động cho học sinh. Khi chúng ta đã thay đổi được học sinh thì sự hợp tác từ phía học sinh sẽ đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất. Ở đây tôi chọn đề tài “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông” để làm nổi bật về việc sử dụng tài liệu văn học cho hiệu quả và hợp lí nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường phổ thông và tăng sự hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh . II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Mong muốn tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của nhà giáo và ban ngành có liên quan. Đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tất cả những bài viết, những công trình nghiên cứu ấy đều hướng tới việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy học Lịch sử hiện nay, từ đó tìm ra nguyên nhân và cuối cùng nêu ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử. Những công trình nghiên cứu ấy là tâm huyết 3 của nhiều nhà giáo dục có trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân và tương lai của đất nước. Lịch sử là một trong những bộ môn cơ bản được giảng dạy trong nhà trường phổ thông, nó giữ vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta Mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất đó là áp dụng việc dạy học liên môn. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông. Đây là cách tìm các nội dung chung giữa những môn học với bộ môn lịch sử, từ đó sẽ bổ sung, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mới cho học sinh. Như vậy dạy học liên môn là hết sức cần thiết với việc sử dụng nội dung các bộ môn khác như văn học, địa lý, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc…nhằm hổ trợ bổ sung những kiến thức lịch sử, trong đó đặc biệt hiệu quả nhất là việc sử dụng các tư liệu văn học trong giảng dạy lich sử. Hơn thế nữa dạy học liên môn, nhất là việc sử dụng các tư liệu văn học trong giảng dạy lich sử còn giúp cho học sinh tăng niềm hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. 2. Cơ sở thực tế “Lịch sử là sự kiện”, do đó những sự kiện lịch sử thường khô khan với rất nhiều những con số về thời gian (ngày, tháng, năm) hoặc những số liệu kết quả (của các thành tựu hoặc của những cuộc chiến 4 dịch…). Nếu giáo viên chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng chỉ để bài đủ ý, chắc chắn người học sẽ thấy giờ sử quá khô khan, nặng nề và thực tế này đã xảy ra ở nhiều trường, học sinh “chán” học môn Sử, học chỉ để đối phó với thi cử điểm số. Thực trạng này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp và để làm bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn giáo viên nên sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử. Theo tôi, các tài liệu văn học là nguồn tư liệu quan trọng và vô cùng dồi dào phong phú ( đặc biệt là trong lịch sử dân tộc ta thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ). Tài liệu văn học có vai trò hết sức to lớn trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông , góp phần vào việc giáo dục giáo dưỡng và phát triển tư duy học sinh. Thứ nhất, các tài liệu văn học với những hình tượng cụ thể sinh động sẽ có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, từ đó giúp cho học sinh nhanh chóng tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách chủ động, tích cực. Thứ hai, các tài liệu văn học còn góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn từ đó tạo sự hứng thú cho học sinh đối với bộ môn Lịch sử. Các em không còn thấy giờ Sử là “chán ngắt” với thuần túy những con số, những sự kiện khô khan khó nhớ. 3. Thực trạng của vấn đề * Khó khăn: 5 Phần lớn các em học sinh chưa thật sự ham thích môn học Lịch sử , coi môn Lịch sử là môn phụ nên thường xem nhẹ. Thái độ của các em thường là học đối phó, do đó trong giờ học thường thụ động, chưa tích cực xây dựng bài. Mặt khác một số người trong xã hội xem nhẹ môn Lịch sử cho rằng đây là môn học không quan trọng, quan niệm đó có cả trong suy nghĩ của lãnh đạo một số trường, rất quan tâm ưu ái cho môn khoa học tự nhiên còn môn khoa học xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng thì thiếu sự quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó tài liệu tham khảo văn học cũng còn nằm rải rác ở nhiều nguồn khac nhau, khó sưu tầm * Thuận lợi Sự quan tâm của toàn ngành giaó dục trong giai đoạn hiện nay chủ trương thực hiện đổi mới phương pháo giáo dục Bản thân giáo viên được Ban Giám Hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn quan tâm khuyến khích động viên tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao chẩt lượng môn học Lịch sử 4. Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông a. Các loại tài liệu văn học Trong việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông giáo viên có thể đưa vào bài giảng của mình nhiều loại tài liệu văn học khác nhau, có thể chia thành các loại tài liệu văn học như sau : * Văn học dân gian: 6 Văn học dân gian rất phong phú, bao gồm nhiều thể loại khác nhau như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca Có thể tìm thấy rất nhiều những loại tài liệu này trong kho tàng văn học dân gian nước ta như: truyền thuyết “Sơn Tinh-Thủy Tinh”, “Âu Cơ- Lạc Long Quân”, “sự tích Thánh Gióng”, “sự tích trầu cau”, “sự tích bánh dầy bánh chưng cùng vô vàn những ca dao tục ngữ phản ánh phong tục tập quán, đời sống vât chất tinh thần của người Việt xưa. * Các tác phẩm văn học: Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử bao gồm văn học hiện thực phê phán, văn học yêu nước cách mạng. Có thể kể ra đây nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu,“Lịch sử nước ta” của Hồ Chí Minh …. *Tiểu thuyết lịch sử: Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm văn học có chủ đề gần với những sự kiện trong lịch sử . Có thể kể ra những tác phẩm quen thuộc như: “Đêm hội Long trì” của Nguyễn Huy Tưởng ; “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, “ Huế 1885” của Thái Vũ b. Minh họa sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông * Ví dụ 1: 7 Trong khoá trình lịch sử lớp 10, ở bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Mục 1: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Khi giới thiệu về đời sống của cư dân thời Văn Lang-Âu Lạc, giáo viên có thể đưa vào đó một số câu chuyện thần thoại, truyền thuyết như “Sơn Tinh-Thủy Tinh”, “sự tích Thánh Gióng”, “sự tích trầu cau”, “sự tích bánh dầy bánh chưng” Qua những tài liệu văn học dân gian này giáo viên sẽ giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về xã hội, tự nhiên, đời sống kinh tế vật chất của người xưa đồng thời hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm mạnh mẽ như thế nào. * Ví dụ 2: Trong khoá trình lịch sử lớp 10, ở bài 19: Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV. Khi giới thiệu về những cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý , kháng chiến chống Nguyên- Mông thời Trần, khởi nghĩa Lam Sơn, giáo viên có thể đưa vào đó những tác phẩm văn học như : “Nam Quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi Với việc đưa những tác phẩm văn học này vào bài giảng sẽ giúp giáo viên khôi phục lại hình ảnh quá khứ, cho học sinh hiểu rõ hơn về một giai đoạn hào hùng chống giặc ngoại xâm của cha ông ta thời phong kiến, qua đó giáo dục bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc và biết trân trọng những thành quả của cha ông để lại. Ví dụ 3: 8 Trong khoá trình lịch sử lớp 11, ở bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1873, mục II. Kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kỳ 1859-1862. Khi trình bày diễn biến tình hình chiến sự ở mặt trận này, giáo viên có thể lồng ghép vào bài giảng đoạn thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu như sau: “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút ra tay Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dát bay Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây Hỏi trăng dẹp loạn rày đâu vắng Nỡ để dân đen mắc nạn này!” ( Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu ) Qua đoạn trích này đã giúp cho học sinh tái hiện lại được sự kiện đau thương của đất nước ta vào giữa thế ki XIX. Từ đó hướng học sinh tới sự trân trọng nền dộc lập tự do đang được hưởng ngày nay. Ví dụ 4 : Trong khoá trình lịch sử lớp 11, ở bài 21 Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân ta trong những năm cuối thế kỷ XIX, mục II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX. 9 Khi giới thiệu về cuộc khởi nghĩa Hương Khê, giáo viên có thể lựa chọn tình tiết trong những tiểu thuyết lịch sử về giai đoạn này để giới thiệu về nhân vật Phan Đình Phùng. Đây là người đã dám đứng ra can gián việc phế truất vua Dục Đức bất chấp việc có thể bị cách chức quan , thậm chí có thể bị chém đầu. Giáo viên có thể trích dẫn một đoạn lời can gián của Phan Đình Phùng được ghi nhận trong tiểu thuyết lịch sử “ Huế 1885” của Thái Vũ như sau: “ Nếu tự quân có lỗi về việc chữa di chiếu, sao không can ngăn mà vội phế truất để lập vua khác ? Như vậy đâu phải lẽ” “Việc phế vua và lập vua là việc lớn, đâu có dễ dàng quá thế . Như vậy là chuyên quyền , làm điều trái với di chiếu của tiên đế” ( Huế 1885 - Thái Vũ ) Qua những tình tiết đó giáo viên đã giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện và nhân vật của quá khứ trong những năm cuối thế kỉ XIX, từ đó phác họa chân dung nhân vật Phan Đình Phùng một con người chính trực thẳng thắn, giúp học sinh hiểu rõ hơn về cuộc khởi nghĩa Hương Khê do chính con người chính trực thẳng thắn này lãnh đạo. Hay qua tình tiết giới thiệu nhân vật Cao Thắng, người thợ rèn đã dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân, Pháp phải công nhận súng do Cao Thắng chế tạo “giống hệt súng trường của công binh xưởng ở nước ta” (Pháp) chế tạo, chỉ khác hai điểm: Lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bay không xa 10 [...]... Cơ sở thực tế ………………………………………………3 3/ Thực trạng của đề tài ……………………… 4 */ Khó khăn: */ Thuận lợi 4/ Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông ……………………………………………………………… 5 a Các loại tài liệu văn học ……………………………………………………5 b Minh họa sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông ……………………………………………6 5 Kết quả …………………………………………………….13... luận Trong đế tài này tôi muốn đưa ra phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong việc học bộ môn Lịch sử Qua đó các em dần hình thành khả năng tư duy sáng tạo trong học tập và cuộc sống, từ đó giúp các em co kĩ năng sống vững vàng , kết hợp học đi đôi với hành gắn liền học tập vào thực tế của cuộc sống Việc sử dụng tài liệu văn học trong. .. khi sử dụng các tài liệu văn học trong giảng dạy giáo viên cần chú ý: - Giáo viên cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải tim hiểu cặn kẽ để tìm ra những tài liệu văn học tâm đắc nhất phục vụ cho từng khóa trình lịch sử 19 - Không lạm dụng những tài liệu văn học, tránh việc ôm đồm đưa vào quá nhiều kiến thức thơ văn sẽ làm loãng nội dung bài học lịch sử và biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn. .. phục, hấp dẫn với học sinh - Tài liệu văn học có thể được sử dụng để tổ chức thực hành cho các nhóm, các tổ học sinh trong lớp như kể chuyện Lịch sử, diễn kịch hoặc tổ chức những buổi ngoại khoá Lịch sử trong trường 2 Đề xuất - Có quan niệm đúng về môn lịch sử từ các cấp quản lý đến cha mẹ học sinh và toàn xã hội Vì môn lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh về lòng yêu nước, tự... nữa hiệu quả dạy – học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông hiện nay? 17 Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều tổ chức, ban ngành và nhiều cá nhân Với nhũng biện pháp thực hiện như trên trong sử dụng tài liệu văn học để hổ trợ quá trình giảng dạy môn Lịch sử của mình, tôi nhận thấy các em học sinh tiếp thu bài tốt hơn, chủ động, không khí lớp học sôi nổi hào hứng, giờ học trở nên sinh động,... vào thực tế của cuộc sống Việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử là một việc làm rất hiệu quả có tác dụng lớn nhằm gây hứng thú cho học sinh, làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn Tài liệu văn học hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử, tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch sử và lòng say mê học tập Lịch sử của học sinh Thông qua đó nó cũng góp phần giáo dục đạo đức, tình yêu... đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn 20 - Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp theo hướng hiện đại, trong đó bộ môn Lịch sử được trang bị bản đồ, tranh ảnh đầy đủ, phòng học bộ môn được nối mạng Internet để giáo viên khai thác và sử dụng - Sử dụng SGK giáo viên phải khai thác kênh hình, Sử dụng các tài liệu văn học phải có sự chọn lọc - Giáo viên cần chú... phẩm văn học, - Những tài liệu văn học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, đảm bảo tính vừa sức với học sinh, đồng thời phải đảm bảo cả giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị văn học - Khi khai thác những tài liệu văn học, giáo viên cần chú ý sử dụng ngữ điệu phù hợp để tạo những điểm nhấn, những nút thắt gây sự chú ý tập trung của học sinh từ đó sẽ có tính thuyết phục, hấp dẫn với học sinh... cho học sinh hiểu rõ sự hi sinh, gian khổ và đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu 5 Kết quả Nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sự cố gắng của nhiều tổ chức, cá nhân Tìm hiểu thực trạng dạy – học môn Lịch sử, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và hướng tới vạch ra những con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử. .. trợ - Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy, học lịch sử: Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử là quá trình thu thập và xử lý những thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư 21 tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh… so với mục tiêu học tập Sự hiểu biết về các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình học tập của học sinh, giúp giáo viên có những biện . lượng môn học Lịch sử 4. Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông a. Các loại tài liệu văn học Trong việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. tạo trong việc sử dụng phương pháp và để làm bài giảng thêm sinh động hấp dẫn hơn giáo viên nên sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử. Theo tôi, các tài liệu văn học là nguồn tư liệu. các tư liệu văn học trong giảng dạy lich sử. Hơn thế nữa dạy học liên môn, nhất là việc sử dụng các tư liệu văn học trong giảng dạy lich sử còn giúp cho học sinh tăng niềm hứng thú say mê học tập,

Ngày đăng: 18/07/2014, 17:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan