1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu tại Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát

92 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Kế toán chi phí xây dựng là một đề tài khó yêu cầu nhiều dẫn chứng và minh họa cụ thể. Bài luận văn của mình đã đáp ứng được các yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và đạt điểm 9,5 nhé Hi vọng sẽ giúp ích được các bạn Thanks :)

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc nâng cao chất lượng cũng như quy mô cơ

sở vật chất kỹ thuật ngày càng được chú trong Cũng vì lẽ đó mà ngành xây được Nhànước đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện Tuy nhiên, sự hội nhập kinh tế lại khiến cho cácdoanh nghiệp xây dựng gặp phải vô số khó khăn khi chuyển từ cạnh tranh với các đối thủtrong nước sang cạnh tranh với các đối thủ quốc tế Để tồn tại trong môi trường cạnhtranh khốc liệt này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải bật hẳn lên so với các đối thủ kia Cónhiều cách để tạo ra sự khác biệt, trong đó, hữu hiệu và phổ biến nhất mà các doanhnghiệp xây dựng lựa chọn là hạ giá thành và nâng cao chất lượng công trình, từ đó, tạoniềm tin với khách hàng Để hạ giá thành thì doanh nghiệp buộc phải quản lý tốt chi phí.Các doanh nghiệp luôn đứng trước câu hỏi là làm sao để quản lý chi phí xây dựng mộtcách chính xác, tiết kiệm, hạ giá thành Công tác quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho

có hiệu quả nhất, giảm thiểu những chi phí không cần thiết nhằm mục tiêu tối đa hoá lợinhuận mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình Một công cụ quản lý hữu hiệu trong việcđáp ứng yêu cầu này là hạch toán kế toán, với nội dung chủ yếu là hạch toán tập chi phíxây dựng Chi phí xây dựng được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đầy

đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hóa các mối quan hệ kinh tế tài chính trongdoanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư Tuynhiên, những đặc trưng vốn có của ngành xây dựng lại làm cho công tác kế toán chi phícủa nó phức tạp hơn những ngành sản xuất khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực khôngngừng để hoàn thiện

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn & Xây dựng Kiến Phát,

có cơ hội tiếp xúc với công tác kế toán tại công ty, em đã phần nào hiểu rõ hơn công tác

kế toán nói chung và kế toán chi phí xây dựng nói riêng Có cơ hội thấy được những ưuđiểm của công tác kế toán trong công ty Đồng thời cũng phát hiện được những hạn chế -đây cũng là những hạn chế vốn có tồn tại trong công tác kế toán chi phí của các doanhnghiệp xây dựng Trên cơ sở đó, kết hợp với những kiến thức được thầy cô truyền đạt,

Trang 2

em cũng đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu tại Công ty Cổ phần Tư vấn & Xây dựng Kiến Phát” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Với đề tài này, em không chỉ có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về công tác kế toán, về quátrình luân chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản, quy trình hạch toán và hệ thống sổ sáchtrong kế toán chi phí, mà hơn thế nữa, em có cơ hội được đóng góp một phần công sứcnhỏ bé của mình vào quá trình hoàn thiện công tác kế toán chi phí xây dựng tại công ty

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể các thầy côtrong Trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kế toán – Kiểmtoán – những người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổích trong suốt bốn năm học vừa qua Đó là những kiến thức căn bản và quan trọng nhất,

là nền tảng cho chúng em tự tin và vững bước trên con đường mà mình đã lựa chọn

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS Lê Thị Ngọc Quỳnh – người đã

trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể vận dụng kiến thức họctập trong bốn năm vừa qua vào trong thực tiễn và đúc rút chúng vào bài khóa luận tốtnghiệp này

Em cũng xin trân trọng cảm ơn các anh chị trong Công ty Cổ phần Tư vấn & Xâydựng Kiến Phát đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và tạo cơ hội cho em tiếp xúctrực tiếp với nghiệp vụ kế toán trong công ty – đây là những trải nghiệm bổ ích, góp phầnkhông nhỏ để em có thể hoàn thành bài khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

LỜI MỞ ĐẦU ix

1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1

1.1.Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu 1

1.2.Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2

1.3.Đối tượng và phạm vi của đề tài 2

1.4.Phương pháp thực hiện đề tài 2

1.4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu 3

1.4.2.Phương pháp phân tích dữ liệu 4

1.5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.6 1.2.2 Kế toán chi phí xây dựng theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC 16

1.2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng 16

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng 20

1.2.2.3 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 25

1.2.2.4 Sổ kế toán áp dụng 29

1.2.4.4.1 Theo hình thức kế toán Nhật kí chung 30

1.2.4.4.2 Hình thức sổ kế toán Nhật ký – Sổ cái 31

1.2.4.4.3 Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ 33

1.2.4.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính 34

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HONWU THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG KIẾN PHÁT 36

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến công tác Kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát 36

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát 36

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 36

Trang 5

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 38

2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và chính sách kế toán áp dụng 39

2.1.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 39

2.1.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng 41

2.1.2.Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty 41

2.1.2.1 Nhân tố bên trong 41

2.1.2.2 Nhân tố bên ngoài 42

2.2 Thực trạng của công tác Kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát 45

2.2.1 Đặc điểm kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát 45

2.2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát 48

2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 48

2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 51

2.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy xây dựng 53

2.2.2.4 Kế toán chi phí chung 56

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TẤC KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG KIẾN PHÁT 61

3.1 Các kết luận và phát hiện qua Kế toán chi phí xây dựng tại Công ty Cổ phần Tư vấn & Xây dựng Kiến Phát 61

3.1.1 Những kết quả đã đạt được 61

3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 64

3.2 Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề Kế toán chi phí xây dựng tại Công ty Cổ phần Tư vấn & Xây dựng Kiến Phát 66

KẾT LUẬN 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Phụ lục 1.1 Mẫu phiếu điểu tra

Phụ lục 1.2 Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phụ lục 1.3 Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Phụ lục 1.4 Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

Phụ lục 1.5 Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí chung

Phụ lục 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Phụ lục 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Phụ lục 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Phụ lục 1.9 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

Phụ lục 1.10 Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính

Phụ lục 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Tư vấn & Xây dựng Kiến

PhátPhụ lục 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Tư vấn & Xây dựng Kiến PhátPhụ lục 2.3 Giao diện phần mềm kế toán Fast

Phụ lục 2.4 Hóa đơn GTGT số 000120

Phụ lục 2.5 Hợp đồng mua bán hàng hóa số 201212/KP - HM

Phụ lục 2.6 Phiếu nhập xuất thẳng số PN011

Phụ lục 2.7 Sổ nhật ký chung

Phụ lục 2.8 Sổ cái TK 1521 – Nguyên vật liệu

Phụ lục 2.9 Sổ cái TK 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phụ lục 2.10 Sổ chi tiết TK 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CT Honwu

Phụ lục 2.11 Bảng chấm công tháng 11/2012

Phụ lục 2.12 Bảng tổng hợp và thanh toán lương tháng 11/2012

Phụ lục 2.13 Hợp đồng lao động

Phụ lục 2.14 Sổ cái TK 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp

Phụ lục 2.15 Sổ chi tiết TK 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp CT Honwu

Phụ lục 2.16 Hóa đơn GTGT số 0015187

Phụ lục 2.17 Phiếu chi số PC048

Phụ lục 2.18 Hóa đơn GTGT số 000323

Phụ lục 2.19 Sổ chi tiết TK 1543 – Chi phí sử dụng máy xây dựng CT Honwu

Phụ lục 2.20 Sổ cái TK 1543 – Chi phí sử dụng máy xây dựng

Phụ lục 2.21 Bảng thanh toán lương tháng 12/2012

Phụ lục 2.22 Bảng kế trích nộp các khoản theo lương tháng 12/2012

Phụ lục 2.23 Hóa đơn GTGT số 0042018

Phụ lục 2.24 Phiếu chi số PC049

Phụ lục 2.25 Hóa đơn tiền điện

Phụ lục 2.26 Hóa đơn tiền nước

Phụ lục 2.27 Sổ cái TK 1544 – Chi phí chung

Trang 7

Phụ lục 2.29

Phụ lục 2.30

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế hội nhập khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trởnên gay gắt, ngành xây dựng cũng không ngoại lệ để đứng vững và phải triển buộc họphải tạo lợi thế cạnh tranh cho mình Một trong các công cụ quan trọng để các doanhnghiệp xây dựng thực hiện điều đó là kế toán chi phí xây dựng, quản lý tốt chi phí xâydựng sao cho tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn giữ được chất lượng của sản phẩm Tuynhiên, công tác kế toán chi phí xây dựng lại chứa đựng nhiều khó khăn, phức tạp đòi hỏicác doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng để hoàn thiện

Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn & Xây Dựng Kiến Phát, em đã có

cơ hội tìm hiểu rõ hơn về công tác kế toán chi phí tại công ty Nhận thấy những tồn tại

trong công tấc kế toán chi phí xây dựng tại công ty, do đó, em đã chọn đề tài “ Kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu tại Công ty Cổ phần Tư vấn & Xây Dựng Kiến Phát” làm đề tài nghiên cứu

Để hoàn thanh bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo – ThS Lê Thị Ngọc Quỳnh cùng toàn bộ anh chị trong Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty Cổ phần Tư vấn & Xây Dựng Kiến Phát đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong

suốt thời gian vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.1 Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhất là trong thời kì hội nhập, đòi hỏi các doanhnghiệp phải cạnh trạnh không chỉ với đối thủ trong nước mà còn cả các đối thủ nướcngoài Do đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hạ giá thành, tạo lợi thế cạnhtranh là vấn đề mà bất kì doanh nghiệp nào cũng hướng tới để tồn tại trong môi trườngcạnh tranh khốc liệt này Và kế toán, cụ thể là kế toán chi phí chính là công cụ đắc lực,giúp các doanh nghiệp thực hiện điều đó Do đó, kế toán chi phí trong các doanh nghiệpxây dựng luôn chiếm vai trò và vị trí quan trọng Quản lý tốt chi phí xây dựng của cáccông trình giúp cho doanh nghiệp đạt nâng cao được chất lượng sản phẩm xây dựng vớimức giá thành thấp nhất, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao, tạo tiền đề cho doanhnghiệp đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay

Với đặc thù của ngành là sản phẩm xây lắp có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài,chia làm nhiều công đoạn và chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài Hơn nữa,các công trường thi công hầu hết đều cách xa, do đó, kế toán kó có thể ngày ngày theodõi tình hình cũng như chi phí phát sinh tại các công trường Điều đó khiến cho công tác

kế toán chi phí khó khăn hơn bao giờ hết Các doanh nghiệp xây dựng khi xây dựng môhình kế toán cho mình, không chỉ phải điều chỉnh theo khuôn khổ của pháp luật mà cònphải điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm của ngành nghề Do đó, công tác kế toánchi phí trong doanh nghiệp xây lắp luôn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắcphục

Nhận thực được tầm quan trọng đó, cùng với những phát hiện mang tính thực tiễn

trong thời gian thực tập vừa qua, em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán chi phí xây

dựng công trình Honwu thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát” làm

đề tài nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong côngtác kế toán chi phí tại doanh nghiệp

Trang 11

1.2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài.

Mục tiêu về mặt lý luận: Nhằm hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề cơ bản về kếtoán chi phí sản xuất mà cụ thể là kế toán chi phí xây dựng theo chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành

Mục tiêu về mặt thực tiễn: Qua thời gian thực tập tại công ty, thu thập thông tin, tìmhiểu thực trạng công tác kế toán chi phí xây dựng tại công ty, đánh giá ưu điểm đồng thờichỉ ra những hạn chế còn tồn tại Trên cơ sở đó, đối chiếu với những chuẩn mực và chế

độ kế toán hiện hành để có thể đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toánchi phí tại công ty theo hướng hiệu quả và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành

1.3 Đối tượng và phạm vi của đề tài.

Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu – DoCông ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát trực tiếp thiết kế và thi công

Không gian: Tại Công ty Cổ phần Tư vấn & Xây dựng Kiến Phát

Thời gian: Ba tháng cuối năm 2012

Phạm vi nghiên cứu: Thực tế tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát

1.4. Phương pháp thực hiện đề tài.

Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã thu thập được các thông tin quan trọngbằng cách sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu như: quan sát, phỏng vấn và nghiên cứutài liệu và phương pháp phân tích dữ liệu Mỗi phương pháp đều cung cấp cho em nhữngthông tin hữu ích nhất định, nhờ sử dụng kết hợp các phương pháp này nên thông tinđược thu thập và sử lý tương đối hợp lý và đầy đủ

Trang 12

1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

 Quan sát

Nội dung: Nhằm thu thập dữ liệu thông qua việc quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh

bằng mắt thường hoặc bằng các phương tiện hỗ trợ như máy quay mà không cần tươngtác với sự vật hiện tượng đó

Mục đích: Cung cấp cho người quan sát bức tranh tổng thể về sự vật, hiện tượng, cụ thể,

phương pháp này đã cung cấp cho em những cái nhìn tổng quan về hoạt động và tổ chứccủa bộ máy kế toán công ty, những đối tượng phục vụ cho công tác kế toán chi phí xâydựng

Quy trình thực hiện: Quan sát sự vật hiện tượng bằng mắt thường và ghi chép lại những

thông tin quan trọng Ngay sau khi được tiếp nhận vào thực tập tại phòng kế toán, em đãchú ý quan sát các anh chị trong phòng làm việc như thế nào, sự phối hợp của mọi ngườitrong công việc ra sao, trình tự luân chuyển chứng từ, và ghi chép lại những thông tinquan trọng nhất, phục vụ cho việc nghiên cứu của mình

Kết quả: Những thông tin thu thập được chủ yếu về tổ chức bộ máy kế toán và quy

trìnhlàm ciệc cũng như sự phối hợp của các bộ phận trong bộ máy kế toán với nhau vàvới các phòng ban khác trong công ty

 Điều tra (dùng phiếu điều tra) phỏng vấn

Nội dung: Nhằm thu thập dữ liệu thông qua sự tương tác giữa người thu thập thông tin

và chủ thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu bằng hàng loạt câu hỏi phỏng vấn, hoặc sửdụng mẫu phiếu điều tra, cho ý kiến

Mục đích: Thu thập những thông tin không thể quan sát bên ngoài được Với đề tài

nghiên cứu này, sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thông tin liên quan đếncông tác kế toán chi phí xây dựng như: đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí và hạch

Trang 13

Quy trình thực hiện: Sử dụng mẫu phiếu điều tra với hàng loạt câu hỏi, phát cho các anh

chị phòng kế toán, yêu cầu trả lời đầy đủ các câu hỏi trong mẫu Trong Phòng kế toán củaCông ty CP Tư vấn & Xây dựng Kiến Phát, dùng mẫu phiếu phát cho lần lượt: Kế toántrưởng và ba kế toán viên, yêu cầu các anh chị trả lời đầy đủ các câu hỏi

Mẫu phiếu điều tra (Phụ lục 1.1)

Kết quả: Bốn mẫu phiếu điều tra thu về đều cho ra các thông tin trùng khớp với nhau,

cung cấp đày đủ thông tin về công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí xây dựng nóiriêng không chỉ về những chính sách kế toán hiện hành tại công ty mà còn về đối tượng,phương pháp, kế toán chi phí xây dựng

 Nghiên cứu tài liệu

Nội dung: Nhằm thu thập dữ liệu thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, văn bản hoặc

các thông tin sẵn có trên mạng

Mục đích: Cung cấp nguồn thông tin thứ cấp về đối tượng nghiên cứu Trong thời gian

thực tập tại công ty, em đã được nghiên cứu các điều lệ trong công ty, các chứng từ, sổsách báo cáo kế toán đồng thời, cũng kết hợp nghiên cứu các giáo trình, sách báo, cácthông tin có thể phục vụ hữu ích cho nghiên cứu trên mạng

Quy trình thực hiện: Đọc và ghi chép lại các thông tin quan trọng.

Kết quả: Sau khi nghên cứu em đã thu thập được rất nhiều thông tin về cả lý luận và thực

tiễn về công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí xây dựng nói riêng

1.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Nội dung: Sử dụng các thông tin đã thu thập được từ các phương pháp trên, sử dụng các

phương pháp suy luận logic để đưa ra những đánh giá và kết luận tổng quát, cụ thể về bộmáy kế toán cũng như công tác kế toán chi phí tại công ty

Trang 14

Mục đích: Đưa ra được những đánh giá tổng quát và những kết luận về những tồn tại

trong bộ máy kế toán của công ty cũng như công tác kế toán chi phí Từ đó, đánh giánhững ưu điểm đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục và đưa ra những giải pháphoàn thiện

Quy trình thực hiện: Tổng hợp các nguồn thông tin thu thập được và phân tích đánh giá.

Kết quả: Đánh giá được tổng quan bộ máy kế toán và hoạt động của nó, thấy được những

ưu điểm và hạn chế và đưa ra giải pháp

1.5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.

Với đề tài trên, em chia bài khóa luận thành 3 chương lớn nhằm từng bước làm rõ vàgiải quyết vấn đề nghiên cứu, hướng đi từ lý luận tới thực tiễn:

Chương 1: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp.

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu thuộc Công ty

Cổ phần Tư vấn & Xây dựng Kiến Phát.

Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện công tác kế toán chi phí xây dựng tại Công ty Cổ phần Tư vấn & Xây dựng Kiến Phát.

Trang 15

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

1.1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp.

1.1.1 Khái niệm về chi phí và chi phí xây dựng.

Sản xuất là hoạt động chủ yếu của con người để tạo ra của cải vật chất Trong quátrình lao động sản xuất không thể thiếu ba yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, sức lao động

và đối tượng lao động Các yếu tố này tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất vàđược chuyển hóa vào giá trị sản phẩm dưới dạng các chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và laođộng vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanhtrong một thời kỳ nhất định

(Nguồn: Giáo trình Kế toán Tài chính – Trường Đại học Thương Mại)

Hoạt động xây dựng cơ bản cũng là một dạng của hoạt động sản xuất, trong đó cũng

sử dụng các yếu tố trên để câu thành nên sản phẩm xây lắp Do đó, chi phí sản xuất củadoanh nghiệp xây dựng là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinhtrong quá trình xây dựng và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây dựng

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây dựng cũng mang đầy đủ các yếu tố của chi phísản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản, các chi phí dịch

vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác

1.1.2 Đặc điểm và phân loại chi phí xây dựng.

 Đặc điểm của ngành xây dựng

So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹthuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của

Trang 16

ngành Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp xây dựng.

- Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn,kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian thi công lâu dài Do đó, việc tổ chứcquản lý và hạch toán sản phẩm xây dựng phải lập dự toán Quá trình sản xuất xây lắpphải so sánh với dự toán và phải lấy dự toán làm thước đo

- Sản phẩm xây dựng được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu

tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng không thể hiện rõ, chiphí chủ yếu phát sinh trong quá trình cung ứng và quá trình thi công Phù hợp với đặcđiểm này, kế toán chỉ tập trung theo dõi và tập hợp chi phí trong quá trình thi công

- Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy,thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểmnày làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp

- Sản phẩm xây dựng từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sửdụng thường kéo dài Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạnlại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tácđộng rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt Đặc điểm này khiến cho

kế toán chi phí trở nên khó khăn, đồng thời đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát phảichặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán

Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí xây dựng trong cácdoanh nghiệp xây lắp Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng,nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thùcủa loại hình doanh nghiệp xây dựng

 Đặc điểm của chi phí xây dựng

Trang 17

Chi phí xây dựng mang đầy đủ đặc điểm của chi phí nói chung và chi phí sản xuất nóiriêng Do đặc thù của ngành nghề, nên chúng cũng mang những đặc điểm đặc trưng riêngbiệt sau:

−Phát sinh tại các công trường, kế toán khó quản lý về mặt số lượng;

−Có độ hao hụt thất thường do tác động của các yếu tố môi trường;

−Thời gian thi công công trình thường kéo dài, do đó, chi phí xây dựng chịu tác độngtrực tiếp từ sự biến động giá cả của các loại vật tư như sắt thép, xi măng,

 Phân loại chi phí xây dựng:

Đối với doanh nghiệp xây dựng thì việc quản lý chi phí sản xuất không chỉ dựa vàocác số liệu tổng hợp về chi phí mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theotừng CT, HMCT ở từng thời điểm nhất định Do vậy, phân loại chi phí phù hợp sẽ giúpdoanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất

Tùy theo nhu cầu quản lý của nhà quản trị mà các loại chi phí được sắp xếp, phân loạitheo các cách thức khác nhau

* Phân loại chi phí xây dựng theo công dụng kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị của các loại nguyên vật liệu chính, vậtliệu phụ, vật kết cấu, vật liệu luân chuyển, vật liệu khác dùng cho công trình, hạng mụccông trình, không bao gồm chi phí cốp pha, giàn giáo được sử dụng nhiều lần, giá trị xâylắp của bên giao thầu, giá trị nhiên liệu dùng cho máy thi công và những vật liệu khácdùng cho công tác quản lý đội thi công

- Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền lương , tiền công tác và các khoản phụcấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp, không bao gồm các khoản tríchbảo hiểm, kinh phí công đoàn và lương phải trả quản lý các tổ đội

- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi côngtrực tiếp cho việc thực hiện sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công,

Trang 18

tiền thuê máy thi công, tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công; chi phí nhiênliệu, dầu mỡ dùng cho máy thi công; chi phí sửa chữa máy thi công.

- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên phát sinh ở

tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, các khoản bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và tiền ăn ca của công nhân viên toàn đội xâydựng; vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho đội xây dựng; khấu hao tài sản cốđịnh dùng chung cho đội xây dựng; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng

tiền dùng chung cho đội xây dựng

(Nguồn: Giáo trình Kế toán Tài chính – Trường Đại học Thương Mại)

Đây là các phân loại phổ biến, thường được các doanh nghiệp xây dựng sử dụng,thuận tiện cho việc hạch toán

* Phân loại chi phí xây dựng theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí xây dựng bao gồm các yếu tố:

- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Là toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu phụtùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quátrình sản xuất sản phẩm

- Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương, các khoản trích BHXH,BHYT,BHTN, KPCĐ theo tiền lương của người lao động

- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Là toàn bộ số khấu hao TSCĐ sử dụng vào hoạtđộng sản xuất xây lắp của doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả về các dịch

vụ bên ngoài sử dụng vào quá trình xây lắp của doanh nghiệp như tiền điện tiền nước,

Trang 19

- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sảnxuất xây lắp ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố trên và được thanh toán bằng tiền.

Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng cho biết nộidung, kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sảnxuất trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sảnxuất theo yếu tố, phục vụ việc lập dự toán sản xuất, cung cấp số liệu để lập thuyết minhbáo cáo tài chính

(Nguồn: Giáo trình Kế toán Tài chính – Trường Đại học Thương Mại)

* Ngoài hai cách phân loại trên còn có cách phân loại khác như:

- Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và mức độ hoạt động thì chiphí gồm: chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp

- Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí thì chi phí gồm: chi phítrực tiếp và chi phí gián tiếp

- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm thì chi phí gồm: chi phí cơ bản và chi phí chung

(Nguồn: Giáo trình Kế toán quản trị – Trường Đại học Thương Mại)

Như vậy mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng đốitượng quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn bổ sung chonhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi từngdoanh nghiệp

1.1.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí xây dựng.

*Đối tượng tập hợp chi phí

Trang 20

Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là khâu đầu tiên của công tác kế toántập hợp chi phí nói chung và chi phí xây dựng nói riêng Xác định đúng đắn đối tượng tậphợp chi phí sản xuất phù hợp với hoạt động, đặc điểm của từng công trình thi công và đápứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mới tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức côngviệc kế toán tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sảnxuất trong doanh nghiệp xây lắp cầu phải dựa vào những đặc điểm sau:

 Đặc điểm tổ chức thi công của doanh nghiệp xây lắp;

 Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm xây lắp;

 Mục đích sử dụng chi phí;

 Yêu cầu, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Từ đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng có thể là cáccông trình, hạng mục công trình, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giátrị dự toán riêng hay nhóm công trình hoặc các đơn vị thi công (công trình, đội xây lắp)

*Phương pháp tập hợp chi phí

Trong quá trình thi công công trình thường phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau,những chi phí này có thể liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí, do đódoanh nghiệp phải sử dụng các phương pháp tập hợp chi phí phù hợp để thuận tiện choviệc quản lý cũng như phân bổ chi phí Có hai phương pháp tập hợp mà các doanh nghiệpxây dựng áp dụng là: trực tiếp và gián tiếp

- Phương pháp tập hợp trực tiếp:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quantrực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Do đó, ngay từ khâu hạch toánban đầu thì chi phí phát sinh được tập hợp riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí dựatrên chứng từ ban đầu

Trường hợp doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là công trình hay hạngmục công trình thì hàng tháng căn cứ vào các chi phí phát sinh có liên quan đến công

Trang 21

trình hay hạng mục công trình nào thì tập hợp chi phí cho công trình, hạng mục côngtrình đó.

- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp chi phí sản xuất :

Phương pháp này áp dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinhliên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợptrực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó

Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán tiến hànhtập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặctheo nội dung chi phí Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn cáctiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan

Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau:

Bước 1: Xác định hệ số phân bổ :

Trong đó: H: Hệ số phân bổ chi phí

C:Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng

T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ

Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể

Ci = H x Ti

Trong đó: Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i

H = C

T

Trang 22

Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i

(Nguồn: Giáo trình Kế toán Tài chính – Trường Đại học Thương Mại)

1.1.4 Yêu cầu quản lý chi phí xây dựng trong doanh nghiệp xây lắp.

Do đặc thù của ngành xây dựng và của sản phẩm xây lắp nên việc quản lý về đầu tư vàxây dựng là một quá trình khó khăn phức tạp Việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thànhsản phẩm là yếu tố quyết định sự sống còn của các đơn vị xây lắp Chính vì thế trong quátrình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng yêu cầu sau:

− Phân loại chi phí theo từng tiêu thức hợp lý để thuận tiện cho công tác quản lý cũngnhư theo dõi từng khoản mục chi phí một cách chặt chẽ, kịp thời nắm bắt được sựbiến động cũng như nguyên nhân biến động để kịp thời xử lý;

− Mỗi công trình, hạng mục công trình phải được lập do toán trước một cách chính xác

và phù hợp theo từng khoản mục, yếu tố chi phí;

− Việc theo dõi chi phí trong quá trình thi công phải gắn liền với dự toán lập trước đểđảm bảo mức chênh lệch giữa giá trị thực tế và dự toán luôn ở mức an toàn, đảm bảocho doanh nghiệp một mức lợi nhuận nhất định

1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế, kế toán phải xác định rõ sự cần thiết vànhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm, cụ thể như sau:

- Trước hết cần nhận thức đúng đắn sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộphận kế toán có liên quan, trong đó kế toán các yếu tố chi phí là tiền đề cho kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ,khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nhiệp để lựa chọn, xác định đốitượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành phù hợp với điều kiện của

Trang 23

- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng và theođúng phương pháp đã xác định.

- Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tính giáthành và phương pháp tính giá thành hợp lý

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràngtrách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặc biệt là bộ phận

kế toán các yếu tố chi phí

- Định kỳ, cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạodoanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sảnxuất, tình hình thực hiện kế hoạch, giá thành, đề xuất các kiến nghị cho lãnh đạo doanhnghiệp đưa ra các quyết định thích hợp, trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triểnkinh doanh của doanh nghiệp

1.2 Kế toán chi phí xây dựng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế

độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

1.2.1 Kế toán chi phí xây dựng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Cũng như các ngành sản xuất khác, kế toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp cũngphải tuân theo những chuẩn mực kế toán nhất định Trong số đó, các chuẩn mực chi phốinhiều công tác kế toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp phải kể đến Chuẩn mực số 01,Chuẩn mực số 15, Chuẩn mực số 02, Chuẩn mực số 03,

- Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung

Khi ghi nhận một khoản doanh thu công trình xây lắp thì phải ghi nhận một khoản chiphí tương ứng tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng bao gồm chi phí của kì tạo radoanh thu và chi phí của kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của

Trang 24

Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm: chi phí nhân công tại côngtrường, chi phí giám sát công trình, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sử dụng máy côngtrình, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, tài sản sử dụng để thực hiện hợp đồng Chi phívận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, nguyên vật liệu đến và đi Chi phí thuê nhàxưởng, máy móc thiết bị để thực hiện hợp đồng, chi phí bảo hành, sửa chữa công trình, Chi phí liên quan đến từng hợp đồng sẽ được giảm khi có các khoản thu nhập kháckhông bao gồm doanh thu trong hợp đồng.

Các chi phí chung liên quan đến thực hiện các hợp đồng có thể phân bổ như: chi phíbảo hiểm, chi phí thiết kế, được phân bổ theo các phương pháp thích hợp

Điều kiện ghi nhận chi phí của hợp đồng là chỉ ghi nhận chi phí trong kì khi các chiphí này thực sự đã phát sinh

Các phương pháp tính giá trị đối với hàng tồn kho trong hoạt động xây dựng khi xuấtdùng cũng được áp dụng theo các phương pháp tính giá hàng tồn kho: Nhập trước xuấttrước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền và thực tế đích danh Tùy thuộc vào đặcđiểm sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp cho phù hợp vớiđặc điểm và thuận tiện cho công tác kế toán đơn vị mình

- Chuẩn mực số 03: Tài sản cố định hữu hình.

Xác đinh nguyên giá tài sản cố định hữu hình theo nguyên tắc giá gốc Trong quátrình sử dụng, tài sản cố định hữu hình phải được quản lý về nguyên giá, khấu hao lũy kế

và giá trị còn lại

Chi phí khấu hao của tài sản phải được xác định theo phương pháp thống nhất trongthời gian sử dụng và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị Việc phân bổchi phí khấu hao tài sản cố định phải được hạch toán phù hợp giữa các bộ phận sử dụng.Đối với các tài sản đã khấu hao hết, nhưng vẫn được sử dụng, doanh nghiệp khôngđược trích khấu hao nữa

Trang 25

1.2.2 Kế toán chi phí xây dựng theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC.

Quyết đinh số 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/ 09/2006, quy định về chế độ kếtoán áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ bao gồm:

Bảng chấm công (Mẫu 01a – LĐTL):

Bảng chấm công là chứng từ phản ánh thời gian lao động của người lao động trongmột khoảng thời gian nhất định Trong các doanh nghiệp xây lắp thì bảng chấm côngphản ánh thời gian lao động của công nhân là số ngày lao động (ngày công) trong mộttháng Bảng chấm công được kế toán tiền lương lập bao gồm số ngày trong tháng và sốnhân công - dựa trên số nhân công đã ký hợp đồng và được chuyển xuống các đơn vị thicông, tại đây, tổ trưởng hoặc quản lý các tổ đội sẽ tiến hành chấm công hàng ngày Cuốitháng tổng hợp lại số công và chuyển lên phòng kế toán để tính lương Bảng chấm công

là căn cứ quan trọng để kế toán hạch toán chi phí nhân công và lương phải trả người laođộng Ngoài ra, nó còn là cơ sở để quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng nhân công củacông ty Bảng chấm công được lập một liên và được lưu trữ tại phòng kế toán không chỉ

để phục vụ công tác kế toán mà còn các công tác quản lý khác

Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu 01b – LĐTL)

Bảng chấm công làm thêm giờ là chứng từ phản ánh thời gian lao động thêm củangười lao động sau thời gian lao động quy định Về cơ bản, nó cũng tương tự với bảngchấm công, chỉ khác nhau về thời gian lao động

Trang 26

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Mẫu 11 – LĐTL)

Đây là chứng từ phản ánh số tiền lương phải trả công nhân viên lao động của công ty,được tính căn cứ vào bảng chấm công đồng thời cũng phản ánh số trích lập bảo hiểm từlương và số trích lập vào chi phí trong kì Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công, kếtoán tiến hành tính lương nhận được của người lao động, xác định số trích lập từ lươngcủa người lao động vào bảo hiểm (Tỉ lệ trích hiện hành: Bảo hiểm xã hội 7%, Bảo hiểm y

tế 1.5%, Bảo hiểm thất nghiệp 1%), xác định số trích vào chi phí (Tỉ lệ trích hiện hành:Bảo hiểm xã hội 17%, Bảo hiểm y tế 3%, Bảo hiểm thất nghiệp 1%) Đây là chứng từquan trọng, làm căn cứ để hạch toán chi phí cũng như các khoản bảo hiểm cho người laođộng Chứng từ được lập thành một liên và lưu tại phòng kế toán

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu 10 – LĐTL)

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương là chứng từ phản ánh các khoản bảo hiểm y tế,bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn (nếu có) phải nộp cho cơquan bảo hiểm xã hội và công đoàn (nếu có) Hàng tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiềnlương và bảo hiểm xã hội, kế toán tiền lương tiến hành lập bảng kê trích nộp các khoảntheo lương trong tháng đó Chứng từ được lập thành một iên và lưu tại phòng kế toán.Chứng từ là căn cứ quan trọng để kế toán hạch toán các khoản trích theo lương và tínhvào chi phí trong kỳ

Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)

Phiếu nhập kho phản ánh giá trị của các nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ khi nhậpkho Chứng từ do thủ kho lập khi có ngiệp vụ nhập kho như mua hàng, nhập kho thànhphâm hoàn thành, Khi có nghiệp vụ nhập, thủ kho tiến hành lập phiếu nhập kho, lậpthành bốn liên

Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT)

Trang 27

Phản ánh giá trị của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khi có nghiệp vụ xuất dùng.Phiếu xuất kho được lập và lưu trữ tương tự như phiếu xuất kho.

Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu 01GTKT – 3LL)

Hóa đơn GTGT phản ánh giá trị mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa nhà cung cấp và kháchhàng và phần thuế GTGT phải nộp của đơn vị cung cấp, phần thuế GTGT được khấu trừcủa khách hàng (dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh) Hóa đơn GTGT do nhà cungcấp lập thành ba liên, liên 1 và liên 2 được lưu tại bộ phận kế toán của nhà cung cấp, cònliên 3 thì được giao cho khách hàng làm căn cứ để hạch toán và được lưu tại bộ phận kếtoán Đây là căn cứ quan trọng để hạch toán chi phí cũng như nghĩa vụ thuế giữa công ty

và cơ quan Thuế

Bảng phân bố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Mẫu 07 – VT)

Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phản ánh giá trị nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ được phân bổ vào chi phí trong kì cho từng đối tượng (bộ phận) kế toán.Bảng phân bổ do kế toán lập và tiến hành tính toán phân bổ giá trị nguyên vật liệu, công

cụ dụng cụ đã xuất dùng từ các kì trước theo tiêu thức nhất định như phân bổ theo tháng.Chứng từ này được lập tại bộ phận kế toán vật tư thành một liên và được lưu làm căn cứquan trọng để hạch toán chi phí trong kì

Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định (Mẫu 06 – TSCĐ)

Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định là chứng từ phản ánh nguyên giá, giá trị haomòn của tài sản cố định và giá trị còn lại trong quá trình sử dụng Đây là chứng từ được

kế toán tài sản cố định lập định kì (năm, tháng, quý) căn cứ trên nguyên giá và tiêu thứcphân bổ của tài sản cố định Đây là căn cứ quan trọng để kế toán hạch toán giá trị sử dụngcủa tài sản vào chi phí trong kì và được lập thành một liên lưu tại bộ phận kế toán

Phiếu chi tiền (Mẫu 02 – TT)

Trang 28

Phiếu chi tiền phản ánh số tiền mặt tại quỹ mà thủ quỹ đã chi ra cho nghiệp vụ nào

đó như mua hàng, thanh toán, tạm ứng Phiếu chi do kế toán lập thành ba liên, một liênlưu tại quyển, một liên giao cho người nhận tiền và một liên được đính kèm chứng từ vàlưu tại phòng kế toán Phiếu chi được lập ra nhằm mục đích làm căn cứ xác nhận việc chitiền mặt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là văn bản phản ánh mối quan hệ và những ràng buộc giữa ngườilao động và đơn vị thuê lao động Hợp đồng lao động do nhân viên hành chính lập thànhhai bản có giá trị như nhau dựa trên thỏa thuận giữa nhà quản lý công ty và người laođộng, mỗi bên sẽ giữ một bản làm căn cứ để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mình

Biên bản nghiệm thu

Biên bản nghiệm thu là văn bản xác nhận khối lượng công việc hoàn thành của tổ độithi công đã đúng như cam kết cả về chất lượng và tiến độ, làm căn cứ để thanh toán giátrị công việc đã thực hiện Biên bản nghiệm thu được chủ nhiệm công trình lập (hoặc bộphận có trách nhiệm của công ty) theo mẫu thành một bản và có chữ ký xác nhận của haibên và được lưu làm căn cứ thanh toán tại phòng kế toán

Hợp đồng thuê máy

Hợp đồng thuê máy phản ánh mối quan hệ giữa công ty với đơn vị cho thuê máy xâydựng, trong đó bên cho thuê cam kết cung cấp dịch vụ cho công ty theo những điềukhoản nhất định do hai bên thỏa thuận Hợp đông được bên cho thuê lập thành hai bản cógiá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản và được lưu tại bộ phận kế toán Đây là căn cứ đểhai bên tiến hành thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Trang 29

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán chi phí theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC, doanh nghiệp sử dụng các

tài khoản sau đề tập hợp chi phí:

 Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

+ Nội dung: Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ

cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp, xây lắp, nuôi, trồng, chế biến sản phẩmnông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thườngxuyên trong hạch toán hàng tồn kho Ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm

kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho, Tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế củasản phẩm, dịch vụ dỡ dang cuối kỳ

Khi phát sinh các loại chi phí liên quan đến quá trình xây dựng công trình, hạng mụccông trình, kế toán sẽ tập hợp vào TK 154 mở chi tiết cho các đối tượng liên quan

+ Kết cấu TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Bên Nợ:

−Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí sửdụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sảnphẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;

−Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sửdụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sảnphẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;

Trang 30

−Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệphạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

−Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;

−Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

−Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;

−Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí công nhân vượt trên mức bình thường vàchi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho

mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán

−Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệphạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Trang 31

Để thuận tiện cho việc hạch toán và theo dõi chi phí phát sinh, các doanh nghiệp xâylắp thường mở thêm tài khoản cấp 2 của TK 154 để hạch toán riêng biệt cho từng khoảnmục như sau:

→ TK 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

→ TK 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp

→ TK 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công

→ TK 1544 – Chi phí chung

 Tài khoản 152 – Nguyên vật liệu.

+ Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến

động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp

Nguyên liệu, vật liệu phản ánh vào Tài khoản này được phân loại như sau:

- Nguyên liệu, vật liệu chính;

- Vật liệu phụ;

- Nhiên liệu;

- Phụ tùng thay thế;

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản

1 Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia

vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm

2 Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không

cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính cấu thànhnên những đặc điểm nhất định của sản phẩm

3 Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản

xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường Nhiênliệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí

Trang 32

4 Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết

bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất

5 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử

dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết

bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trìnhxây dựng cơ bản

+ Kết cấu TK 152 – Nguyên vật liệu

Bên Nợ:

−Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoàigia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác;

−Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

−Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (Trường hợpdoanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Bên Có:

−Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, đểbán, thuê ngoài gia công, chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;

−Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

−Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;

−Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;

−Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (Trường hợpdoanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ

Trang 33

− Phương pháp bình quân gia quyền;

− Phương pháp nhập trước, xuất trước;

− Phương pháp nhập sau, xuất trước

Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quántrong cả niên độ kế toán

Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từngnhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu

 Tài khoản 334 – Phải trả người lao động

+ Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình

thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiềncông, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập củangười lao động

+ Kết cấu tài khoản 334 – Phải trả người lao động

Bên Nợ:

−Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội vàcác khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

Trang 34

−Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

-1.2.2.3 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

*Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệuphụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thựcthể sản phẩm xây lắp (không kể vật liệu phục vụ cho máy móc thi công, phương tiện thicông và những vật liệu tính trong chi phí sản xuất chung) Giá trị vật liệu được hạch toánvào khoản mục này ngoài giá trị thực tế còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơimua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình

Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải được tính trựctiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng

và theo giá xuất kho thực tế Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đếnnhiều công trình, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì kế toán phải phân bổ chi phí

Trang 35

cho các công trình theo tiêu thức thích hợp như theo định mức tiêu hao, theo khối lượngthực hiện

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể phát sinh từ nhiều nguồn như xuất kho dùngcho thi công, mua về chuyển thẳng tới công trường mà không qua khâu nhập kho

Khi xuất kho nguyên vật liệu, thiết bị dùng cho thi công lắp đặt công trình, hạng mụccông trình, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho lập , hạch toán: ghi Nợ cho TK

1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ghi Có cho TK 152 – Nguyên vật liệu trực tiếptheo giá xuất kho Trong trường hợp mua về chuyển thẳng tới công trường dùng ngay, kếtoán căn cứ vào hóa đơn GTGT và biên bản giao nhận, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1541 –Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ghi Nợ cho TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ vàghi Có cho TK 111- Tiền mặt nếu như thanh toán ngay bằng tiền mặt, TK 112- Tiền gửingân hàng nếu như thanh toán bằng sec, hoặc TK 331 – Phải trả người bán nếu như nhận

nợ với nhà cung cấp, trường hợp nguyên vật liệu thừa nhập kho hoặc hỏng hóc nhậpkho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho do cán bộ kho lập, hạch toán: ghi Nợ cho TK 152– Nguyên vật liệu, ghi Có cho TK 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo giá trịnhập kho

Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Phụ lục 1.2)

*Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản thù lao lao động phải trả cho côngnhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công (kể cả công nhân vậnchuyển bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công vàthu dọn hiện trường) Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích KPCĐ,BHXH, BHYT, BHTN tính theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp vàtiền ăn ca của công nhân xây lắp mà chúng được hạch toán vào chi phí sản xuất chung

Trang 36

Hàng ngày, tổ trưởng hoặc quản lý các đội thi công sẽ tiến hành chấm công và cuốitháng tổng hợp và chuyển về phòng kế toán, tại đây, kế toán tiến hành tổng hợp và tínhlương phải trả cho công nhân trong tháng Đồng thời, căn cứ vào bảng chấm công vàbảng tổng hợp và thanh toán lương, hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp bằng búttoán: ghi Nợ cho TK 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp, chi Có cho TK 334 – Phải trảngười lao động.

Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Phụ lục 1.3)

*Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.

Máy thi công (hay còn gọi là máy xây dựng) là các loại máy phục vụ cho việc thicông công trình như máy xúc, máy ủi, máy khoan, máy trộn vữa, Chi phí sử dụng máythi công là các chi phí phát sinh đến việc sử dụng các loại máy thi công như chi phínguyên nhiên liệu, nhân công điều khiển, công cụ dụng cụ hoặc thuê ngoài

Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho máy xây dựng, nhưxăng dầu, trường hợp xuất kho dùng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, hạch toán: ghi

Nợ cho TK 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công, ghi Có cho TK 152 – Nguyên vật liệuhoặc TK 153 – Công cụ dụng cụ theo trị giá xuất kho Trường hợp mua về dùng ngay,không qua nhập kho, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu chi và các chứng từ liênquan khác, hạch toán: ghi Nợ cho Tk 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công theo giá trịghi trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT, ghi Nợ cho TK 1331 – Thuế GTGT đượckhấu trừ theo giá trị ghi trên hóa đơn GTGT và ghi Có cho các tài khoản thanh toán như

TK 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, hoặc nếu chưa thanh toán cho nhàcũng cấp thì ghi Có cho TK 331 – Phải trả người bán theo tổng giá thanh toán

Khi phát sinh các chi phí liên quan đến nhân công điều khiển máy, kế toán căn cứ vàobảng chấm công và các chứng từ có liên quan, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1543 – Chi phí

sử dụng máy thi công, ghi Có cho TK 334 – Phải trả người lao động

Trang 37

Khi trích chi phí khấu hao máy thi công, kế toán căn cứ vào bảng trích và phân bổkhấu hao, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1543 – Chi phí sử dụng máy xây thi công, ghi Cócho TK 214 – Hao mòn tài sản cố định theo giá trị phân bổ.

Các chi phí khác phát sinh như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phải trả, chi phíbằng tiền khác, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan, hạch toán tương tự như trườnghợp mua nguyên vật liệu về dùng ngày không qua kho Ghi Nợ cho TK 1543 – Chi phí sửdụng máy thi công, ghi Nợ cho Tk 1331 – thuế GTGT nếu có, và ghi Có cho các TK liênquan

Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài máy thi công, kế toán căn cứ vào hóa đơnGTGT do nhà cung cấp lập, phiếu chi, giấy báo nợ và hợp đồng thuê máy (nếu có) hạchtoán: ghi Nợ cho TK 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công theo giá ghi trên hóa đơnkhông bao gồm thuế, ghi Nợ cho TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ theo giá trị trênhóa đơn và ghi Có cho TK 331 – Phải trả người bán theo tổng giá thanh toán nếu chưathanh toán, hoặc Tk 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nếu như thanh toán ngay

Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Phụ lục 1.4)

*Hạch toán chi phí chung.

Chi phí chung là các chi phí phát sinh phục vụ cho những hoạt động chung của cảcông trường Chi phí chung phát sinh có thể là chi phí nguyên vật liệu dùng chung, chiphí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên quản lý, các chiphí bằng tiền, các chi phí dịch vụ thuê ngoài khác và các khoản trích theo lương của côngnhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý các tổ đội thi công, các công trình, hạng mụccông trình Khi phát sinh các loại chi phí, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan, tiếnhành hạch toán

Trang 38

Với chi phí nhân viên quản lý công trường, hàng tháng định kì, căn cứ vào bảng chấmcông và bảng tính lương, kế toán hạch toán : ghi Nợ cho TK 1544 – Chi phí chung, ghi

Có cho TK 334 – Phải trả người lao động

Khi phát sinh các chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào phiếuxuất kho hoặc hóa đơn GTGT nếu mua về dùng ngay, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1544 –Chi phí chung, ghi Nợ cho TK 1331 – Thuế GTGT (nếu có), và ghi Có cho các tài khoảnliên quan như TK 152 – Nguyên vật liệu, TK 153 – Công cụ dụng cụ, TK 111- Tiền mặt,

TK 331 – Phải trả người bán

Khi trích chi phí khấu hao tài sản cố định, kế toán căn cứ vào bảng trích và phân bổkhấu hao TSCĐ, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1544 – Chi phí chung, ghi Có cho TK 214 –Hao mòn tài sản cố định theo giá trị phân bổ

Các chi phí khác phát sinh như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phải trả, chi phíbằng tiền khác, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan, hạch toán: ghi Nợ cho TK

1544 – Chi phí chung, ghi Nợ cho TK 1331 – thuế GTGT nếu có, và ghi Có cho các TKliên quan

Khi trích bảo hiểm của công nhân trực tiếp thi công và cán bộ quản lý công trường, kếtoán căn cứ vào các chứng từ như bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm, hạch toán: ghi

Nợ cho TK 1544 – Chi phí cung, ghi Có cho TK 3383 – Bảo hiểm xã hội, TK 3384 – Bảohiểm y tế, TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp

Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí chung (Phụ lục 1.5)

Trang 39

quản lý Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm hạch toán kinh doanh để lựachọn một hình thức phù hợp nhất Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức

sổ sau:

− Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung

− Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ

− Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái

− Hình thức kế toán trên máy vi tính

1.2.4.4.1 Theo hình thức kế toán Nhật kí chung

 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung,theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp

vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

 Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt;

- Sổ Cái các tài khoản 1541, 1542, 1543, 1544, 152,…;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết như sổ chi tiết các Tài khoản 1541, 1542, 1543, 1544

 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Phụ lục 1.6)

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên

sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có

mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụphát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trang 40

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng

từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liênquan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổnghợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái,sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật

1.2.4.4.2 Hình thức sổ kế toán Nhật ký – Sổ cái

 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế(theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký -

Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại

 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

− Nhật ký - Sổ Cái;

− Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

Ngày đăng: 18/07/2014, 09:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phụ lục 1.2. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu tại Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát
h ụ lục 1.2. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 87)
Phụ lục 1.4.2: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công - Kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu tại Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát
h ụ lục 1.4.2: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Trang 88)
Phụ lục 1.4.1: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp - Kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu tại Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát
h ụ lục 1.4.1: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Trang 88)
Phụ lục 1.5. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí chung - Kế toán chi phí xây dựng công trình Honwu tại Công ty CP Tư vấn và Xây dựng Kiến Phát
h ụ lục 1.5. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí chung (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w