1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số giải pháp nâng cao phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

26 5,2K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 151,5 KB

Nội dung

Tổ chức điều tra nắm bắt số liệu huy động trẻ ra lớp, xử lí số liệu, thống kê, lậpbáo cáo kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng t

Trang 1

Phòng giáo dục và đào tạo kim động

TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP

GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI

Lĩnh vực:Quản lý

Họ và tờn: Nguyễn Thị Thắm Chức vụ: Phú Hiệu Trưởng Đơn vị cụng tỏc : Trường TH Hựng An-Kim Động

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

“Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” (Theo điều 2 – Luật Phổ cập Giáo dục Tiểuhọc)

“Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nắm vững các kỹ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ; yêu lao động, có kỷ luật; có nếp sống văn hoá; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn

vệ sinh; yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình.” (Theo điều 3 – Luật Phổ cập Giáodục Tiểu học)

Giáo dục Tiểu học là bậc học bắt buộc, không phải trả học phí Giáo dục tiểu họcđược thực hiện trong 5 năm, từ lớp1 đến lớp 5 Tuổi học sinh vào học lớp một là sáu tuổi.Mọi trẻ em bình thường từ 6 đến 14 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độgiáo dục phổ cập tiểu học

Ngoài ra, trẻ khuyết tật cũng được hưởng quyền được học tập hoà nhập với các trẻbình thường khác trong cùng môi trường học tập ở tiểu học

Tổ chức điều tra nắm bắt số liệu huy động trẻ ra lớp, xử lí số liệu, thống kê, lậpbáo cáo kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng trong nhà trường hàng năm Vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản líphải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khoa học thì công tác PCGDTH ĐĐT mới đạt kết quảcao

Nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng caochất lượng giáo dục, có điều kiện chia sẻ một vài kinh nghiệm về công tác quản lí, chỉ

Trang 3

đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi Từ suy nghĩ đó, tôi

đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng Phổ cập Giáo dục Tiểu học

đúng độ tuổi” với mong muốn được giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với quý

đồng nghiệp gần xa trong việc quản lí, chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên về thựchiện nhiệm vụ PCGDTH ĐĐT ở trường Tiểu học, giúp trẻ em trong độ tuổi từ 6đến 14 được hưởng những quyền lợi chính đáng, hợp pháp như quyền được đi học,quyền được chăm sóc, giáo dục, quyền được tham gia các hoạt động xã hội, quyền đượctoàn xã hội quan tâm giúp đỡ,…

II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu việc chỉ đạo và thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học,nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Hùng An, huyện Kim Động, tỉnhHưng Yên trong 3 năm học (Từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014)

2 Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học, nâng cao chấtlượng giáo dục đúng độ tuổi tại trường Tiểu học Hùng An trên địa bàn xã HùngAn

- Các tiêu chuẩn về công tác Phổ cập GDTHĐĐT tại Thông tư 36 BGĐT ngày 04/12/2009

III Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Phổ cập Giáo dục Tiểu họcđúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục

IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

- Đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề cốt lõi để huy động tối đa số lượng trẻ em ra lớp (đặc biệt là trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh khó khăn), nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 4

- Đề xuất được các biện pháp có tính hệ thống để chỉ đạo và thực hiện tốt công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn xã Hùng An, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNGCHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

I Cơ sở lý luận

Bậc tiểu học có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân Nhà trườngtiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách chohọc sinh, giúp HS được phát triển toàn diện

Phổ cập giáo dục Tiểu học là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhằm gópphần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Mọi trẻ em trong độtuổi đi học của cấp học đều có quyền được học tập, giao tiếp trong môi trường thânthiện, yêu thương; được gia đình và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi đểcác em thực hiện nhiệm vụ học tập và nhất là đội ngũ làm công tác giáo dục trongcác trường tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần thực hiện mục tiêugiáo dục

Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầuhết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước.Giáo dục tiểu học nước ta đã và đang thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đối vớitất cả trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi theo điều 1, điều 2, điều 3 của Luật phổcập giáo dục tiểu học số 56-LCT/HĐNN8 ngày 12/08/1991

Chính vì vậy, những người làm công tác quản lí giáo dục luôn quan tâm đếnviệc đổi mới công tác quản lí, duy trì thành tựu PCGDTHĐĐT, mà trước hết lànâng cao chất lượng giáo dục hằng năm

II Thực trạng của vấn đề

Xã Hùng An là một xã thuần nông, đa số các hộ dân trong xã sống bằngnghề sản xuất nông nghiệp Trường Tiểu học được đặt tại trung tâm xã, tháng3/2010 trường đã được công nhận: “Trường Chuẩn Quốc gia mức độ I”, năm học2013-2014 trường có 14 lớp với 405 học sinh (Trong đó có 4 học sinh khuyết tậthòa nhập) Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên là 25 đồng chí 100% học sinhtrong nhà trường đều học 10 buổi/tuần

Trang 6

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnhđạo từ xã đến huyện Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, có kinh nghiệm trongquản lí và dạy học Trong các năm học gần đây nhà trường có nhiều giáo viên trẻđạt trình độ đào tạo trên chuẩn, năng nổ, sáng tạo trong công tác, có nhiều giáoviên dạy giỏi các cấp Được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhândân, công tác xã hội hóa được đẩy mạnh, tích cực góp phần thuận lợi cho phát triểngiáo dục

Kết quả PCGDTHĐĐT trong nhiều năm qua được công nhận đạt chuẩnPCGDTHĐĐT mức độ 1

Tuy nhiên, việc phấn đấu PCGDTHĐĐT mức độ 2 còn gặp nhiều khó khăn,việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ PCGDTHĐĐT giữa ban ngành, đoàn thể trên địabàn chưa thực sự chặt chẽ, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn nênmột số phụ huynh đi làm ăn xa ít quan tâm đến việc học tập của con em Chấtlượng giáo dục có tăng nhưng chưa thật ổn định Cơ sở vật chất trường học đượcquan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng đầy đủ ở một số tiêu chí về phòngchức năng và diện tích một số phòng còn hẹp

CHƯƠNG II:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI

I Về công tác tham mưu, chỉ đạo

Hàng năm, nhà trường tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội

vụ huyện rà soát tình hình nhân sự, tham mưu với Ủy ban nhân xã kiện toàn "Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục " cấp xã, phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên, phát huy tốt vai trò các thành viên trong ban chỉ đạo Ban chỉ đạo phổ cập cấp xã

đã triển khai, quán triệt sâu rộng các văn bản chỉ đạo về công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, đặc biệt là các nội dung của Thông tư 36/2009 của Bộ GD&ĐT

Nhà trường đã thực hiện tốt chức năng tham mưu về công tác giáo dục, xây dựng đề án quy hoạch phát triển trường lớp, xây dựng đội ngũ, đồng thời Ban giám

Trang 7

hiệu chủ động đề xuất kế hoạch sửa chữa nâng cấp trường lớp để đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong địa bàn xã.

II Xác định đúng trọng tâm các mục tiêu và thực hiện tốt các nội dung cơ

bản của công tác PCGDTH ĐĐT theo Thông tư 36 của Bộ GD-ĐT

1 Thực hiện tốt công tác huy động và công tác tuyển sinh

Hùng An là một xã có điều kiện kinh tế tương đối ổn định, xã hội phát triển,công tác huy động trẻ đến trường những năm qua không gặp khó khăn, hàng nămhuy động 100% trẻ trong độ tuổi thuộc đối tượng phải phổ cập đến trường, do đó,

để nâng cao chất lượng Phổ cập, nhà trường luôn quan tâm tới công tác huy động,vận động trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã đếntrường Nhà trường phân công các thành viên trong Tổ phổ cập kết hợp với cácban ngành đoàn thể trong các thôn thực hiện có hiệu quả việc theo dõi trẻ phải phổcập; phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựuchiến binh, Mặt trận, khu dân cư quan tâm, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khókhăn được tới trường

2 Tập trung xây dựng đội ngũ theo hướng đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và cơ cấu

Một trong những nguyên nhân các nhà trường đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức

độ 2 khó khăn là do chưa đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viêntheo quy định tại Thông tư 36/2009 của Bộ GD-ĐT Để giải quyết khó khăn này,trong những năm qua nhà trường đã chú ý tham mưu với Phòng GD&ĐT, PhòngNội vụ quan tâm bố trí đủ loại hình giáo viên: Giáo viên văn hóa, giáo viên Âmnhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh, Tin học, Thể dục, Qua nhiều năm tập trung thực hiện,

về cơ bản, đến nay đội ngũ của nhà trường đã đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,chuẩn về trình độ, có tinh thần trách nhiệm, năng động và sáng tạo trong công việc,thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục tại địa phương

Trang 8

3 Quan tâm về cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, hiện đại hóa trang thiết bị dạy

học và xây dựng môi trường học tập thân thiện

Với quan điểm gắn công tác PCGDTHĐĐT với xây dựng trường đạt chuẩnQuốc gia và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hàng năm, Bangiám hiệu nhà trường tham mưu tích cực với UBND các cấp từ xã đến huyện, ràsoát các điều kiện về CSVC, thiết bị nhằm có kế hoạch bổ sung đáp ứng yêu cầuphát triển về quy mô trường lớp và kế hoạch năm học, trong đó đặc biệt quan tâmxây dựng phòng chức năng, phòng Giáo dục Nghệ thuật, sân chơi, bãi tập,… nhằmđáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư 36/TT- BGD&ĐT ngày 04/12/2009 của BộGD&ĐT Đến nay cơ sở vật chất của nhà trường đã đạt được các tiêu chí cơ bản vềChuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2

Tuy nhiên nhà trường còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất đó là diện tích khuônviên còn hạn chế, diện tích các phòng chức năng còn hẹp, chưa có phòng máy tính,chưa có phòng dạy ngoại ngữ, việc xây dựng bố trí khu vui chơi, sân chơi, bãi tậpgặp khó khăn, … Trong năm 2014, địa phương có kế hoạch xây dựng cơ sở vậtchất, bổ sung các phòng chức năng cho nhà trường phấn đấu đảm bảo đầy đủ cáctiêu chí của Chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2

4 Tập trung các giải pháp duy trì số lượng học sinh, nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả đào tạo

Trong nhiều năm qua, trường Tiểu học Hùng An luôn thực hiện tốt công tácduy trì sĩ số học sinh, không có học sinh bỏ học, đây là điều kiện thuận lợi để nhàtrường tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Là phó hiệu trưởng phụtrách chuyên môn trong nhà trường, tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc bámsát “chuẩn kiến thức, kỹ năng” các môn học trong các tiết dạy để nâng cao chấtlượng dạy - học Bằng việc tổ chức thực hiện đa dạng các hoạt động giáo dục chínhkhóa, ngoại khóa, với việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% số học sinhtrong nhà trường, toàn bộ học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học ngoại ngữ, chất

Trang 9

lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tiếp tục được khẳng định Đặc biệt nhữngnăm gần đây, nhà trường thực hiện nghiêm túc quy trình bàn giao học sinh, kiểmtra, đánh giá chất lượng cuối năm với các giải pháp sáng tạo, do đó, chất lượnggiáo dục phản ánh một cách thực chất, hiệu quả giáo dục hàng năm đạt xấp xỉ 99%.

Để đạt được kết quả trên, Ban giám hiệu nhà trường luôn thực hiện nguyên lígiáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền thực tiễn, nhà trường gắn liền xãhội” Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh và điều kiện” Thực

tế cho thấy, đổi mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ việc đổi mới công tácquản lí giáo dục mà vai trò cốt lõi để tổ chức thực hiện đó là người cán bộ quản lígiáo dục các cấp Đặc biệt là người CBQL ở từng đơn vị tại các cơ sở biểu hiện rõnhất ở phong cách, thái độ, cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức thực hiện và đánhgiá của người Hiệu trưởng Hiệu trưởng có đổi mới cách làm, cách nhìn nhận, cáchđánh giá cấp dưới thì từng CBGVNV mới có động cơ đổi mới phương pháp làmviệc nói chung và phương pháp dạy học nói riêng

Xuất phát từ nhận thức đó, tôi luôn quan tâm đến công tác PCGDTH ĐĐT, quantâm đến việc tổ chức dạy học theo điều kiện hoàn cảnh của trường mình; đặc biệt

là không vì “bệnh thành tích” mà chạy theo số lượng Tôi luôn coi trọng công tácvận động, tuyên truyền

*) Thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học ở trường gắn với xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực, thực hiện các tiêu chuẩn trường ChuẩnQuốc gia trong điều kiện khả năng nội lực để tạo niềm tin của nhân dân và địaphương đối với trường

*) Công tác quản lí nhất thiết phải xây dựng kế hoạch

Kế hoạch cần phải chi tiết cụ thể đến từng nhóm CBQL, GV, NV, HS.Từng bộ phận phải xây dựng kế hoạch riêng cho bộ phận mình trên cơ sở cụ thểhoá kế hoạch của trường Kế hoạch hoá các chỉ tiêu mang tính thực tiễn cao

*) Tạo điều kiện để GV nào cũng tự tin hơn trong quá trình thực hiện cụ thểhoá chương trình, chủ động trong việc giảng dạy dựa trên chương trình, chuẩn kiến

Trang 10

thức, kĩ năng Đặc biệt quan tâm tới chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn,nhằm giảm tối thiểu học sinh lưu ban, tăng số lượng học sinh khá giỏi.

Thực tế nhiều GV chưa biết phải làm gì cho đúng với đối tượng yếu kémcủa HS lớp mình khi mà cách dạy truyền thống đã ngự trị quá lâu trong thực tế.Hãy cho họ quyền áp dụng các biện pháp riêng theo kinh nghiệm cho từng nhóm.Quá trình dự giờ cho thấy HS yếu thường ít được giao việc hơn Khi được hỏi thì

GV bảo: “vì sợ cháy giáo án, sợ đánh giá tiết dạy không tốt chứ bình thường thì họdạy khác kia” Điều đó là thực tế, thôi thúc các nhà quản lí cần sâu sát, không nênchủ quan mà hãy giúp đỡ, khuyến khích họ đầu tư hơn trong công tác được giao, tựgiác làm việc bằng lương tâm, bằng trách nhiệm là chính Chỉ ra cho GV thấy rằngkhông có cấp quản lí nào kiểm tra họ sâu sát, kĩ lưỡng bằng chính phụ huynh vàhọc sinh lớp họ đang dạy Có thể khi khảo sát tiết dạy chỉ ở mức độ khá, chưa đạttốt vì một lí do nào đó nhưng làm thế nào để đạt hiệu quả cuối cùng cao nhất vềchất lượng học tập của HS lớp mình mới là quan trọng và là thước đo thành tíchđạt được trong đổi mới phương pháp dạy học của mỗi người

5 Thực hiện tốt công tác phối hợp và xã hội hóa giáo dục

Về công tác xã hội hóa giáo dục được nhà trường luôn coi trọng Nhằm đáp ứngđược yêu cầu về đảm bảo cho mọi trẻ em đều được đến trường, được học tập trongmôi trường gần gũi, trong lành và dân chủ; nhà trường là nơi trẻ em thực sự yêuthích, các em được yêu thương, chăm sóc và giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứatuổi, người cán bộ quản lí phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tích cực làmtốt công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương ở xã,huyện để kêu gọi sự chung tay góp sức của toàn xã hội, của các cấp, các ngành qua

sự giúp đỡ, chỉ đạo của Phòng giáo dục Sự quan tâm không chỉ dừng lại ở chủtrương mà bằng việc làm cụ thể, đưa Nghị quyết vào cuộc sống Có như vậy mớitạo niềm tin trong nhân dân, trường mới đủ cơ sở vật chất như phòng học, cácphòng chức năng, phòng làm việc, phòng thư viện,… nói chung đủ các nhu cầuthiết yếu như các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất theo Chuẩn PCGDTH ĐĐT mức độ

2 quy định tại Thông tư 36/TT- BGD&ĐT ngày 04/12/2009 của Bộ GD&ĐT; giúp

Trang 11

GV thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của mình Bởi đổi mớiphương pháp dạy học trên cơ sở đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa.Ngoài ra còn phải có điều kiện về cơ sở vật chất tương ứng Chẳng hạn muốn thựchiện bài dạy bằng giáo án điện tử, trường phải có máy chiếu, có Laptop; muốn GV,

HS có đủ tài liệu tham khảo thư viện trường phải đảm bảo số lượng sách và cácloại sách phải đa dạng, phong phú

Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi trồng cây đầu xuân; kỉ niệm cácngày lễ lớn; tổ chức sinh hoạt tập thể theo chủ điểm hàng tháng; tham mưu vớiUBND xã để tăng cường cơ sở vật chất về phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, …nhằm tạo cảnh quan xây dựng môi trường học tập theo hướng “Trường học thânthiện, học sinh tích cực”

Ngoài ra, vai trò của Hội khuyến học và các đoàn thể đã có tác động khá lớnđối với công tác PCGDTH ĐĐT, nhà trường đã có sự phối hợp với các đoàn thểđịa phương, tổ chức quyên góp, tặng sách vở, quần áo, dụng cụ học tập cho họcsinh có hoàn cảnh khó khăn; việc trao học bổng, tặng quà cho học sinh nghèo, họcsinh vượt khó học giỏi… được địa phương, tập thể, cá nhân, các tổ chức xã hộiquan tâm, góp phần nâng cao chất lượng PCGDTH ĐĐT trên địa bàn xã

6 Thực hiện tốt công tác quản lí số liệu và quản lí hồ sơ PCGDTH ĐĐT

Để thực hiện tốt công tác quản lí số liệu trẻ phải phổ cập trong địa bàn vàlập hồ sơ lưu trữ có giá trị lâu dài, nhiệm vụ đầu tiên người quản lí phải có kếhoạch tổng điều tra sau 5 năm và điều tra bổ sung hằng năm để nắm chắc số liệucần tập trung huy động ra lớp đồng thời làm căn cứ cho việc lập kế hoạch pháttriển trường lớp theo từng giai đoạn cụ thể Kế hoạch phải rõ người, rõ việc, rõ thờigian hoàn thành gắn với nội dung thi đua của từng cá nhân và tập thể

*) Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: Địa bàn xã có 6 thôn, mỗi thôn đềuthành lập tổ điều tra cố định gồm từ 2 đến 3 giáo viên phụ trách, trong mỗi tổ đều

Trang 12

có giáo viên là người địa phương hoặc có am hiểu về đặc điểm sinh hoạt của nhândân thôn đó.

Trong quá trình điều tra, yêu cầu GV điều tra phải phối hợp chặt chẽ với ủyban nhân dân xã, trưởng ban dân số thôn để nắm được tổng số hộ phải điều tra, đặcđiểm sinh hoạt của nhân dân thôn đó Trong quá trình điều tra tuyệt đối khôngdừng lại ở chỗ chỉ đến nhà trưởng thôn hoặc cộng tác viên dân số để lấy số liệu màphải đến từng hộ dân để điều tra, nắm bắt thông tin của trẻ, có như vậy mới ghichép chính xác, cập nhật thông tin kịp thời theo yêu cầu của việc điều tra

Việc ghi chép phiếu điều tra hộ gia đình cần ghi đầy đủ không bỏ qua cộtnào và tất cả biểu hiện về ghi chép của trẻ đều có căn cứ minh chứng, sắp xếp sốphiếu theo vị trí đặc điểm của mỗi hộ để thuận lợi nhất cho việc điều tra và tránhsai sót, bởi sai sót bất cứ thông tin nào cũng gặp khó khăn trong quá trình cập nhật

số liệu, báo cáo thống kê và huy động ra lớp

Để thực hiện tốt công tác thống kê, theo dõi và xử lý số liệu tôi đã sử dụngphần mềm phổ cập giáo dục theo Mẫu của Sở giáo dục, với phần mềm này nhữngngười phụ trách công tác phổ cập sẽ dễ dàng thống kê, tìm kiếm cũng như theo dõi

và báo cáo số liệu phổ cập

Qua quá trình điều tra, giáo viên cần cập nhật những thay đổi về số liệu, rà soát

kĩ trước khi nhập, điều chỉnh số liệu trong phần mềm, mọi báo cáo, thống kê, sốliệu sẽ được lấy từ phần mềm

Mỗi năm học, trước khi nghỉ hè, tổ chức điều tra bổ sung; trước khi bướcvào năm học mới, rà soát kết quả điều tra bổ sung, đối chiếu giữa danh sách và sổđiều tra; chú ý hơn đến trẻ 6 tuổi và các đối tượng có nguy cơ bỏ học giữa chừngnhư HS lưu ban, HS khuyết tật học hoà nhập, HS có hoàn cảnh khó khăn,… để huyđộng 100% trẻ phải phổ cập ra lớp

*) Đối với công tác thống kê số liệu của nhà trường tôi luôn theo dõi sát sao

số HS chuyển đi, chuyển đến, số HS lưu ban hằng năm có sổ theo dõi diễn biến sốlượng HS hằng năm, sổ theo dõi HS chuyển đi, chuyển đến cập nhật thời gian đi,đến; lớp lưu ban của HS cũng như trẻ trong địa bàn quản lí Từ đó làm căn cứ để

Trang 13

ghi vào sổ đăng bộ của nhà trường (Ghi đầy đủ theo yêu cầu của sổ vì thiếu thôngtin nào cũng làm khó khăn cho quá trình kiểm tra, đối chiếu, ghi nhận kết quả củacác nhà quản lí.)

Mỗi năm học, trước khi bước vào năm học mới, rà soát kết quả điều tra bổsung, đối chiếu giữa danh sách và sổ điều tra; tuyển sinh các cháu 6 tuổi củaTrường Mầm non vào lớp 1, đối chiếu số trẻ 6 tuổi để huy động 100% trẻ PPC ralớp Khi cần nhờ đến chính quyền địa phương, các hội đoàn thể để giúp đỡ và huyđộng các em ra lớp

Riêng sổ theo dõi phổ cập cần ghi rõ nơi ở từ thôn, xã huyện, tỉnh; sổ đăng bộ phảighi chép đầy đủ thông tin của từng trẻ đã đến trường Các loại sổ này luôn luôn đượcBGH kiểm tra và kí, đóng dấu nhà trường hằng năm; riêng sổ theo dõi phổ cập phải đượcBGH kiểm tra và kí vào tháng 9 hằng năm trước khi lên thống kê

Bản thân tôi là người chịu trách nhiệm chính từ khâu tổ chức huy động trẻ ralớp đến khâu thống kê, cập nhật số liệu, tìm minh chứng có sự cộng tác của GV,nhân viên phụ trách PC và sự chỉ đạo, theo dõi, giám sát của Hiệu trưởng

Tổ chức điều tra chu đáo, phân công trách nhiệm rõ ràng, dưới sự quan tâm sâusát của Hiệu trưởng, nhiều năm qua đơn vị tôi huy động đạt 100% trẻ trong diện phảiphổ cập ra lớp và không phải mất nhiều công sức cho công tác này

III Hiệu quả của SKKN

Áp dụng những kinh nghiệm trên trong nhiều năm qua và nhất là năm học2013-2014 này đã làm cho diện mạo trường tôi có nhiều khởi sắc đáng mừng như:

*) Về công tác PCGDTHĐĐT: là đơn vị nhiều năm liền làm tốt công tác huyđộng trẻ ra lớp, không có sai sót đáng tiếc về hồ sơ PCGDTH; không phải mấtnhiều công sức của bộ phận làm hồ sơ; được tiếp cận với các đoàn kiểm tra vềcông tác Phổ cập cấp trên đều được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt công tác điềutra, báo cáo, thống kê, xử lí số liệu, minh chứng cụ thể, giải trình thông suốt củaCBQL nhà trường Là đơn vị đạt chuẩn về PCGDTHĐĐT mức độ 2 Đặc biệt là đãbiết kết hợp với các hội đoàn thể trong và ngoài nhà trường huy động 100% số trẻ

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công văn số 270/PGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 2, năm 2013 Khác
2. Điều lệ Trường tiểu học (NXB: Giáo dục) Khác
3. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (NXB: Giáo dục) Khác
5. Một số vấn đề về đổi mới giáo dục tiểu học vì sự phát triển bền vững (NXB Giáo dục) Khác
6. Nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Phòng GD&ĐT Kim Động, trường Tiểu học Hùng An Khác
7. Quản lí giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật dành cho GV tiểu học (NXB: Giáo dục) Khác
8. Quyết định 14/2007/BGD&ĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp của GVTH Khác
10. Luật phổ cập giáo dục tiểu học số 56-LCT/HĐNN8 ngày 12/08/1991 Khác
11. Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục ngày 25/11/2009 Khác
12. Luật Bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em, số 25/2004/QH11 ra ngày 15 tháng 6 năm 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w