1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học địa lí trung học phổ thông

48 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 346,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HƯNG YÊN “ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” Lĩnh vực/ Môn: Địa lí Tên tác giả: Trần Văn Thành Giáo viên môn: Địa lí NĂM HỌC: 2013 - 2014 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I - Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT I. Cơ sở lí luận 1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT 2. Những yêu cầu sư phạm cần tuân thủ khi đánh giá kết quả học tập môn Địa lí của học sinh 3. Những nguyên tắc để đánh giá kết quả học tập của học sinh 4. Cơ sở đánh giá kết quả học tập môn Địa lí của học sinh 5. Quy trình của việc đánh giá kết quả học tập 6. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí của học sinh THPT 7. Các hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT II. Cơ sở thực tiễn 3 - 6 3 4 5 5 6 7 - 44 7 7 7 7 8 9 10 11 13 15 1 1. Đối với giáo viên 2. Đối với học sinh CHƯƠNG II - Thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT 1. Thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên 2. Thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT Hưng Yên Một số đề kiểm tra môn Địa lí đã được sử dụng trong năm học 2013 - 2014 CHƯƠNG III - Một số biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí THPT 1. Mục đích, nội dung cơ bản của chương trình Địa lí THPT 2. Những yêu cầu khi tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá 3. Biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận 2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 16 19 19 20 21 39 39 40 41 45 - 46 45 46 47 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH – HĐH với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong đó nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định thắng lợi của công cuộc CNH – HĐH và hội nhập quốc tế là con người. Vì vậy phải chăm lo đến nguồn lực người, chuẩn bị lớp người lao động, có những phẩm chất và năng lực đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn mới, việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, gắn liền với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá đóng một vai trò quan trọng. Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên có một thực tế là khả năng tiếp thu bài học của học sinh phổ thông ở các vùng miền trên cả nước, ở trong một địa phương và ngay trong một nhà trường là không đồng đều. Chính vì vậy cần phải có một yêu cầu thống nhất trên cả nước về mức độ kiến thức, kỹ năng tối thiểu học sinh cần đạt được, trên nền tảng đó, tùy theo đối tượng học sinh mà giáo viên đề ra những yêu cầu cao hơn. Để nắm bắt được khả năng tiếp nhận, lĩnh hội tri thức của học sinh, đòi hỏi phải có biện pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học môn Địa lí nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là khâu cuối cùng và cũng là khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình dạy học. Giáo viên nhất thiết phải có nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, để từ đó có những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. 3 Xuất phát từ những lí do trên tôi nhận thấy: đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài: "Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí THPT". Việc kiểm tra, đánh giá trong môn Địa lí ở bậc học THPT cần phải chú trọng đến nội dung và hình thức tiến hành: - Về nội dung: cần kiểm tra xem học sinh có hiểu được chính xác, đầy đủ những kiến thức cơ bản trong một bài, một chương, từ đó có khả năng đánh giá những tác động, các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trong bài học. Nội dung kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định. - Về hình thức: ngoài các câu hỏi mang tính nhận biết vấn đề, cần có các câu hỏi kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh, từ đó kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề địa lí. Bên cạnh các câu hỏi lí thuyết cần có những câu hỏi yêu cầu kĩ năng xử lí số liệu, nhận xét, giải thích và vẽ biểu đồ Trước đây, quan niệm về kiểm tra, đánh giá là giáo viên giữ độc quyền về kiểm tra, đánh giá, học sinh là đối tượng được kiểm tra. Hiện nay, trong dạy học đã coi trọng tính chủ thể tích cực hoạt động của học sinh. Theo hướng phát triển đó, việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng mà còn phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo, khả năng vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. Muốn vậy phải có những phương pháp ra đề, kiểm tra phù hợp. Kết quả của công việc này như thế nào phụ thuộc nhiều vào sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt của giáo viên trong việc chọn nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá. 2. Lịch sử vấn đề Kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, được xem là công cụ quan trọng nhằm xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, 4 nâng cao chất lượng giáo dục. Thấy được tầm quan trọng đó nên trong những năm qua đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhiều nhà giáo nghiên cứu về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh nói chung và đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Địa lí nói riêng. Trong quá trình viết đề tài về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong môn Địa lí ở trường THPT Hưng Yên, tôi cũng đã tham khảo nhiều tài liệu từ các vấn đề đã được nghiên cứu trước đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở bậc học THPT. Học sinh các lớp 10A4, 10C1, 10C2, 11A1, 11A2, 12A4, 12A6. - Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Địa lí THPT. Lớp 10: Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội đại cương. Lớp 11: Địa lí thế giới. Lớp 12: Địa lí Việt Nam. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Địa lí ở bậc học THPT. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu lí luận chung về đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT. + Tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí tại trường THPT Hưng Yên và một số trường THPT khác trên địa bàn. + Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí trong trường THPT. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu, những lí luận về đổi mới kiểm tra, đánh giá của các tác giả đi trước, tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tế hoạt động kiểm tra, đánh giá môn Địa lí ở trường THPT thông qua các phiếu điều tra đối với giáo viên, học sinh và qua kết quả các bài kiểm tra từ đầu năm học ở tất cả các khối lớp 10, 11, 12. PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT I. Cơ sở lí luận 1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT Kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh quá trình dạy học, là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Vì vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải đổi mới đồng bộ cả về quan niệm, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cách kiểm tra, đánh giá. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải gắn liền với việc quán triệt và thực hiện mục tiêu của từng bài học, từng cấp học. Đó là công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT. Việc kiểm tra, đánh giá phải khách quan, chính xác. Cần phải phối hợp kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì, phối hợp kiểm tra đánh giá của giáo viên với tự kiểm tra đánh giá của học sinh. Nội dung kiểm tra. Đánh giá không được quá dễ hay quá khó đối với học sinh. Muốn đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đổi mới các hình thức, phương pháp trong dạy học Địa lí nhằm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, không gây cho học sinh tâm trạng lo lắng, bị động khi được kiểm tra, đánh giá. 2. Những yêu cầu sư phạm cần tuân thủ khi đánh giá kết quả học tập môn Địa lí của học sinh Khi đánh giá cần phải tuân thủ những yêu cầu sau: - Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học. 7 - Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định. - Đánh giá phải mang tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và công khai. - Đánh giá phải đảm bảo tính thuận tiện của việc sử dụng công cụ đánh giá. 3. Những nguyên tắc để đánh giá kết quả học tập của học sinh Để đánh giá kết quả học tập cần dựa vào những nguyên tắc mang tính tổng quát và cụ thể. Những nguyên tắc mang tính tổng quát: - Đánh giá là quá trình tiến hành một cách có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đề ra. Vậy, phải xác định rõ mục tiêu đánh giá là gì. - Khi đánh giá phải chọn mục tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được. - Giáo viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng chúng có hiệu quả. - Khi đánh giá giáo viên phải biết nó là phương tiện để đi đến mục đích, chứ bản thân không phải là mục đích. Mục đích đánh giá là để có những quyết định đúng đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy học. - Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của học sinh, nghĩa là trước tiên phải chú ý đến việc học tập của học sinh. Sau đó mới kích thích sự nỗ lực học tập của học sinh, cuối cùng mới đánh giá bằng điểm số. - Đánh giá bao giờ cũng đi kèm theo nhận xét để học sinh nhận biết những sai sót của mình về kiến thức kỹ năng, phương pháp để học sinh nghiên cứu, trao đổi thêm kiến thức. - Qua những lỗi mắc phải của học sinh, giáo viên cần rút kinh nghiệm để phát hiện ra những sai sót trong quá trình dạy và đánh giá của mình để thay đổi cách dạy sao cho phù hợp với học sinh. - Trong đánh giá nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau nhằm tăng độ tin cậy và chính xác. - Lôi cuốn và khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. 8 - Giáo viên phải thông báo rõ các loại hình câu hỏi để kiểm tra đánh giá giúp học sinh định hướng khi trả lời. - Phải dựa trên những cơ sở của phương pháp dạy học mà xem xét kết quả của một câu trả lời, của một bài kiểm tra, kết hợp với chức năng chẩn đoán hoặc quyết định về mặt sư phạm. - Trong các câu hỏi xác định về mặt định lượng, giáo viên thông qua các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích bằng lời để xác định rõ nhận thức của học sinh. - Phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra đánh giá phải diễn ra trong hoàn cảnh thoải mái, học sinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng hay sợ sệt. - Không nên đặt những câu hỏi mà bản thân giáo viên không thể trả lời một cách chắc chắn được. - Nên luôn nghi ngờ về tính khách quan và mức độ chính xác của bộ câu hỏi để từ đó chúng ta có thể đưa ra kết quả tối ưu nhất. 4. Cơ sở đánh giá kết quả học tập môn Địa lí của học sinh Để đánh giá kết quả học tập của học sinh cần dựa vào mục tiêu môn học, mục đích học tập và mối quan hệ giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu của môn học là những gì học sinh cần phải đạt được sau khi học xong môn học, nó bao gồm các thành tố: - Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả các phương pháp nhận thức; - Hệ thông kỹ năng kỹ xảo; - Khả năng vận dụng kiên thức vào thực tế; - Thái độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội. Mục đích học tập là những gì học sinh cần có được sau khi đã học xong một đơn vị kiến thức, một quy tắc nào đó. Mục đích học tập có thể bao gồm các phần sau đây: - Lĩnh hội tri thức của nhân loại nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức về tự nhiên 9 [...]... lơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập bộ môn 7 Các hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT 7.1 Các loại hình kiểm tra, đánh giá a Kiểm tra,. .. bảng điều tra, có thể nhận thấy tất cả các giáo viên dạy Địa lí ở trường THPT Hưng Yên đều nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT Tuy nhiên, ở các năm học trước, hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện do gặp phải 17 khó khăn trong quá trình sắp xếp lịch kiểm tra đồng loạt cho cả một khối lớp Chính vì vậy, trong số... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT 18 1 Thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên Trong những năm học vừa qua, việc đổi mới kiểm tra đánh giá đã được lãnh đạo các trường THPT quan tâm Tuy nhiên do có nhiều môn học, mỗi môn có đặc thù riêng nên việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thường được giao về... đổi mới kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học, nhằm đáp ứng tốt nhất việc đổi mới giáo dục hiện nay Chính vì vậy, BGH nhà trường đã chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn cần phải đổi mới phương pháp dạy học đồng thời với đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá Thực hiện những chỉ đạo về chuyên môn từ BGH nhà trường, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí đã được các giáo viên trong nhóm Địa... tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá khi nào? Trong tất cả các bài kiểm tra Chỉ nên tiến hành đối với bài kiểm tra cuối kì Khi có đoàn kiểm tra Câu 4: Học sinh của thày (cô) có thái độ như thế nào khi được đổi mới kiểm tra, đánh giá? Rất hứng thú Bình thường Cho rằng không nên tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá Câu 5: Những khó khăn thày (cô) gặp phải khi tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Địa... thói quan tốt trong học tập - Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho giáo viên những thông tin có liên quan đến học sinh nhằm làm sáng tỏ mức độ đạt được so với mục tiêu giáo dục đã đề ra, từ đó giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy, xem xét mục tiêu đề ra đã thực sự phù hợp chưa; tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giáo dục hiệu quả nhất Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên tự kiểm tra, đánh giá... động kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện qua các khâu như kiểm tra bài cũ, ôn tập, củng cố kiến thức trong mỗi giờ học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Kiểm tra, đánh giá thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy của mình và cách học tập của học sinh một cách kịp thời, tạo tiền đề để nâng cao chất lượng dạy học các bài tiếp theo b Kiểm tra, đánh giá định kì Kiểm tra, đánh... trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá ở các trường THPT được tôi tiến hành qua các kênh thông tin sau: - Tìm hiểu trong các lần đi công tác tại các trường, trực tiếp kiểm tra và trao đổi với các giáo viên giảng dạy địa lí tại các trường đó - Tìm hiểu qua trao đổi thông tin với các đồng nghiệp giảng dạy địa lí trên địa bàn toàn tỉnh Từ quá trình tìm hiểu, có thể xếp công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá môn... khi ra đề, có sự thống nhất về nội dung của đề kiểm tra, tuy nhiên do không xây dựng ma trận từ trước nên khó tránh khỏi tình trạng đề dễ hoặc khó - Nhóm thứ ba: đổi mới kiểm tra, đánh giá được thực hiện một cách toàn diện, nhưng số trường THPT thuộc nhóm này còn ít 2 Thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT Hưng Yên Trong những năm học gần đây, BGH trường THPT Hưng Yên... (cô) có quan điểm như thế nào về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT? Rất quan trọng Bình thường Không cần thiết Câu 2: Trong quá trình dạy học Địa lí ở các năm học trước, thày (cô) thường dùng hình thức kiểm tra, đánh giá nào? Riêng lẻ từng lớp Đồng loạt tất cả các lớp do mình dạy, thuộc cùng một khối Đồng loạt tất cả các lớp trong cùng một khối, của tất cả các giáo viên . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HƯNG YÊN “ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” Lĩnh vực/ Môn: Địa lí Tên tác giả: Trần. kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT 1. Thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên 2. Thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá trong. CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT I. Cơ sở lí luận 1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường THPT Kiểm tra, đánh giá là công cụ

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w