nghiên cứu về việc rút ngắn khoảng cách về kỹ năng đọc giữa trẻ nông thôn và thành thị
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2011 28 ần bốn năm tham gia công tác trong tổ chức phi chính phủ hỗ trợ phát triển dự án thư viện học đường cho một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tôi luôn nhận thấy nhu cầu đọc của các em học sinh rất lớn, nhưng việc tạo dựng môi trường đọc cho các em ở vùng miền quê sông nước này vẫn còn quá nhiều trở ngại. Nếu các rào cản không được tháo gở nhanh chóng, thì sự thi ệt thòi của các em ở lứa tuổi đang cần rèn luyện thói quen đọc sẽ càng ngày tụt hậu tạo khoảng cách ngày càng lớn về kĩ năng đọc giữa trẻ thành thị và nông thôn. Đó là những rào cản nào và cần cải thiện ra sao? 1. Trẻ không đọc vì không có chỗ đọc Khi tôi dạy môn Thư viện Thiếu nhi ở Đại học Sài Gòn, ngày đầu tiên tôi cho sinh viên viết về một thư viện thiếu nhi tương lai theo sự tưởng tượng của mình. Đọc các bài viết của các em mà tôi không cầm được nước mắt. Những ước mơ bay bổng của các em về một môi trường đọc hoàn hảo cho các học sinh nhỏ bắt đầu từ quá kh ứ tuổi thơ mà không hề biết đến thư viện (TV) trường là gì. Trên suốt tuyến đường công tác có các trường thuộc dự án của tổ chức tôi tham gia thì hình ảnh mà sinh viên tôi trãi qua cách đây mười mấy năm vẫn còn tồn tại. Nếu gia đình không có tiền mua sách thì trung tâm đô thị vẫn có nhà sách khang trang cho các em chốn đô thành vào đọc. Còn ở miền quê, một quầy bán sách báo đã là tìm không ra thì làm sao có chỗ nào khác để đọc. Đa số các trường, đặc biệt là trường tiểu học, TV hầu như không có dinh cơ riêng biệt mà đều sống chung với các phòng chức năng khác: đoàn đội, thiết bị, y tế, vv… trong một diện tích eo hẹp thì làm sao có chỗ để các em thoải mái thưởng thức sách báo. Nếu một số ít trường có dinh thự riêng, thì cách bố trí, trưng bày, trang thiết bị đặt để trong TV thì không những không phù hợp với học sinh mà còn lấn chiếm khá nhiều diện tích c ủa phòng TV. Một số TV chỉ có phòng diện tích 20m2 trong khi có hẳn siêu thị tuổi thơ rộng và nằm ngay mặt tiền của cổng vào trường. Ở một số trường, TV chỉ có 48m2 nhưng đầy kệ, tủ bàn trong đó, và chỉ còn lại một ít chỗ trống cho HS và đọc nhưng nhà ăn của trường thì lên đến cả 200m2. Các trường 200 học sinh theo học thì TV cũng chỉ có diện tích như trường có cả h ơn 2000 học sinh. Không có văn bản nào quy định rõ ràng về diện tích thư viện phải tính theo số học sinh (HS) theo học. Thậm chí chỗ ngồi trong TV, các trường bám chặt vào văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và tự cho là 25 chỗ tối thiểu cho HS phải là 25 ghế. Một phòng TV chỉ có 48m2 mà phải chứa 25 bàn cùng với ít nhất 5 bàn dài ghép lại thì rõ ràng còn chỗ nào mà di chuyển để tham gia hoạt động. Tuy nhiên, việc làm rõ quy định trên các trườ ng vẫn chưa được hướng dẫn kĩ lưỡng. Việc ghép chung chỗ ngồi đọc của giáo viên với HS cũng là một yếu tố làm HS thấy ngần ngại vào ngồi đọc mà trong phòng đang có thầy cô. Trường nào LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU NGẮN KHOẢNG CÁCH VỀ KĨ NĂNG ĐỌC GIỮA TRẺ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN? NGUYỄN TẤN THANH TRÚC, MS. Quản lí thư viện – Trường Quốc tế Anh Việt (British Vietnamese International School) Giảng viên Khoa Thư viện-Thông tin Trường Đại học Sài Gòn G BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2011 29 cũng cố gắng có 1 tủ mục lục chễm chệ đặt ngay vị trí dễ nhìn nhất, nhưng tôi tự hỏi suốt cả năm học, ai sẽ là người tra cứu tủ mục lục này, vậy mà cái tủ ấy vẫn phải đâu tư dù rất tốn tiền và tốn công để làm phích thẻ mục lục. Theo một phỏng vấn nhỏ được một thầy hiệ u trưởng cho biết, tủ cũng đã tốn hơn 1,4 triệu cộng với chi phí mua giấy cứng và in phích thẻ cũng ngót hơn 5-7 triệu tùy theo sổ bản sách mà TV có. Không ai sử dụng nhưng những chiếc tủ ấy vẫn nghiễm nhiên chiếm chỗ đọc của HS trong TV. Ai cũng biết nhưng không ai dám thay thế bằng máy tính có phần mềm quản lí TV có chức năng tra cứu mục lục vì lo không đạt chuẩ n kiếm tra TV. Một số trường cải tiến bằng mô hình TV treo, TV lớp. Tuy nhiên tất cả dường như chỉ là phong trào theo thời gian thì các chai lọ treo sách hầu như không còn sách, các bệ xi măng cho các em ngồi đọc dưới cái nắng gay gắt mỗi năm nóng hơn thì không phải là chỗ ngồi đọc thoải mái cho các em nữa. Các TV lớp èo uột vài cuốn sách treo trên một sợi dây căng, hay để trong thùng nhựa, hay để trên một cái kệ nhỏ không phải là nơi thu hút các em đến đọc hàng ngày vì quá ít sách để đọc suốt cả một năm học. Sự cập nhật kiến thức về quy hoạch TV trường học, trang thiết bị cơ sở vật chất, tự động hóa trong TV trường học đã đến lúc phải có một quyết định đầu tư vật chất bằng văn bản hướng dẫn cụ thể và trang b ị kiến thức cho lãnh đạo nhà trường và thủ thư. 2. Trẻ không đọc vì không có gì để đọc Trong một cuộc vận động sáng tác phát động cho 5 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long dành cho thiếu nhi viết về quyển sách mà em yêu thích nhất, ban giám khảo rất đỗi ngạc nhiên vì gần như 80% bài dự thi viết về quyển sách giáo khoa mà các em đang học. Kết quả đó phản ánh tình trạng các em đói sách và khát thông tin mà không ai bù đắp cho các em. Đa phần kinh phí bổ sung tập trung vào đồ dùng trang thiết bị dạy học, nhưng không có tiền bổ sung sách. Và việc mua sách chỉ ưu tiên cho sách giáo viên. Có nhiều trường một năm kinh phí 500,000 đồng mua sách cũng không biết xoay xở từ đâu bây giờ. Hầu hết các trường không thể trả lời câu hỏi một năm nhà trường dành ra tỉ lệ kinh phí bao nhiêu để mua sách cho HS. Nhiều trường cùng phát động phong trào “Góp một quyển sách để đọc ngàn quyển sách” thực tế là hầu hết các trường ch ỉ thu được sách truyện tranh rẻ tiền trôi nổi trên thị trường không kiểm soát được nội dung. Các dãy kệ của TV cũng đầy sách, nhưng hầu hết là sách GK và sách dành cho giáo viên, sách truyện đọc và thông tin cho các em quá ít ỏi. Có nhiều trường sách vàng ố, giòn nát vẫn chiếm kệ tạo một mùi mốc ẩm trong TV nhưng Ban giám hiệu vẫn không dám chỉ đạo thanh lí, vì nếu thanh lí thì không có kinh phí để bổ sung thay thế . Điều này sẽ ảnh hưởng đến điểm công nhận chuẩn TV nếu không đảm bảo số lượng sách. Trong TV, một tờ báo dành riêng cho tuổi nhi đồng hay thiếu nhi thì không phải trường nào cũng có. Trong khi các em ở thành thị có thể mua mỗi em một tờ báo thì cả trường các vùng quê cũng không có được 1- 2 tờ dành cho các em. Đa số các trường không muốn HS mượn sách về nhà đọc, vì lo các em chân tay dơ bẩn, nhà thì không có chỗ cất sách đàng hoàng và sách sẽ dễ bị mất hay rách hoặc b ị dơ bẩn. Nhà không có sách, TV địa phương cũng không có sách, trường không có sách thì làm sao các em làm quen với sách báo, với con chữ tốt được. Sự đói sách của các trường đã đến mức báo động, BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2011 30 đã đến lúc cần có chuẩn mực kiểm tra mới, không chỉ dựa vào con số 2.500 bản sách tổng số, mà phải dựa vào số sách mới được bổ sung hàng năm là bao nhiêu, chiếm tỉ lệ bao nhiêu kinh phí hoạt động nghiệp vụ của trường. Trong số sách bổ sung mới hàng năm, tỉ lệ cơ cấu mua là bao nhiêu cho sách hỗ trợ giảng dạy, sách GK, sách thông tin và sách truyện cho các em học sinh. Kiến thức về cách ch ọn sách cho thiếu nhi, hiểu biết về các thể loại văn học thiếu nhi, xu hướng xuất bản sách thiếu nhi trên thị trường đối với thủ thư hầu như là con số không. Trường có cái gì cho HS đọc là cần thiết và đem đến cái hay cái đẹp cho các em đọc lại càng quan trọng hơn nữa. Chính vì vậy, tập huấn đào tạo thủ thư có kiến thức và kĩ năng chọn sách là điều ưu tiên và điều chỉnh các chuẩn công nhận thư viện đạt chuẩn. 3. Trẻ không đọc vì thiếu thời gian để đọc TV trường cũng chỉ mở cửa phục vụ theo giờ các em đi học, nên thực sự các em học hai buổi thì cơ hội đến TV đọc có thể là được 30 phút mỗi ngày; tuy nhiên đa số các trường miền quê cũng chỉ học một buổi, nên thực tế các em chỉ có thể đọc tại TV 15 phút/ ngày. Thời gian đọc quá ít ở trường thì làm sao trách các em chỉ thích đọc truyện tranh. Không có sách từ ba mẹ hay bà con cho, không có sách trường cho mượn về thì thời gian rảnh rỗi của trẻ hầu như không phải là dành cho việc đọc sách. Cá biệt có trường phản ánh là phụ huynh không đồng ý cho TV cho trẻ mượn sách đọc ở nhà chỉ vì con họ cần nhiều thời gian để học thêm, học năng khiếu, và không phải phụ huynh nào cũng biết được là đọc cũng là một cách họ c tốt. Trong khi các trường quốc tế đều có nhiều góc đọc sách khác nhau, có nhiều giờ tự đọc, tự tìm hiểu thông tin , giờ đọc sách có hướng dẫn, thì trong thời khóa biểu của các em học sinh hầu như khái niệm giờ đọc tự do, hay đọc độc lập không hề có khái niệm trong nhà trường. Sổ liện lạc của các trường quốc tế trên các trang đầu tiên để có những thông điệp về tầ m quan trọng của chương trình đọc sách ở nhà cho các em, hướng dẫn phụ huynh biết cách đọc cùng con cái và tạo không gian, thời gian cho con em mình đọc sách ở nhà như thế nào. Trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Giáo dục-Đào tạo về công tác phục vụ đọc sách hè cũng đã có được nhắc đến, nhưng có trường nào làm được chuyện đó. Gần hai tháng nghỉ hè, không có sách vở, mất hai tháng nhìn vào con chữ, c ấu trúc câu, sẽ là một cản trở lớn đến việc rèn kĩ năng đọc bị ngắt quãng hàng năm của các em. Thời gian đọc sách của các em rất quan trọng trong suốt quãng đời cho đến cả sau này và đó là một yếu tố quan trọng tối cao để các em trở thành người học tập suốt đời. Không có thói quen sử dụng thời gian rỗi để đọc, không có nhận thức mỗi ngày 15 phút để đọc, không có nhận thức được đọc không chỉ đọc sách giáo khoa, đọc không chỉ là để học thi cử mà đọc để mở mang kiến thức, để cập nhật thông tin, để thư giãn giải trí; không có ai để nhắc nhở các em hôm nay có đọc sách chưa, đã đọc cái gì và đọc hiểu ra sao thì không thể nào trách được vì sao người Việt Nam không có thói quen hay văn hóa đọc sách như ớ các nước phương Tây. Các trường phải tạo thờ i gian đọc sách tự do trong thời khóa biểu, phải tạo điều kiện kho sách có đủ và đa dạng và đừng lo mất sách hay dơ sách để tạo cho các em có cơ hội thêm thời gian đọc sách ở nhà, nên có chương trình phục vụ đọc sách hè hay trong các dịp nghỉ lễ dài ngày để các em giữ được thói quen BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2011 31 sử dụng thời gian rỗi cho việc đọc và không mất đi các kĩ năng đọc tốt. 4. Trẻ không thích đọc vì không có ai hướng dẫn đọc Học sinh Việt Nam sẽ gặp khá nhiều thiệt thòi, vì suốt các chương trình học từ cấp 1 đến cấp 3, các em không được chú trọng hướng dẫn học và thực hành các kĩ năng đọc. Các giờ tập đọc của các em hồi cấp 1 chủ yếu sẽ bám vào các bài tập đọc/ kể chuyện trong sách giáo khoa. Khác biệt hẳn với môi trường ấ y, các em học trường quốc tế sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động đọc lí thú hấp dẫn. Các em có góc TV lớp để có thể đọc bất cứ lúc nào muốn từ truyện tranh, sách thông tin đến sách truyện sáng tác. Và các sách trong thư viện lớp phải được chọn lọc đánh giá theo các tiêu chí để trở thành là “the best ones” trong tất cả các thể loại đọc. Các em được đọc theo yêu cầu thông tin liên quan đến các bài học để thực hi ện các đề án nhỏ. Các em được học cấu trúc của các loại sách, đặc biệt là sách tra cứu tham khảo và biết cách sử dụng hiệu quả. Các em được học, phân tích và trãi nghiệm sáng tác, viết các thể loại văn bản mà các em thường gặp trong cuộc sống từ truyện ngụ ngôn, cổ tích, thần thoại, kịch bản sấn khấu, kịch bản báo chí, sách thông tin, từ điển, thông tin điện t ử…Các em có những bộ sách phân loại theo trình độ đọc để mượn về nhà đọc và được đánh giá lại trình độ đọc theo những bài kiểm tra quan sát của các giáo viên môn ngôn ngữ. Các em có những giờ đọc tự do theo hướng dẫn của giáo viên để theo dõi sự lưu loát, đọc hiểu thông thạo nội dung của các loại sách khác nhau. Các nhật kí đọc sách là yêu cầu bắt buộc của nhà trường đối với gia đình, để phụ huynh giúp đỡ các bé hoàn thành việc đọc ở nhà. Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh là yếu tố quan trọng để giúp các em làm quen với tất cả các loại văn bản, và đọc và hiểu ý nghĩa, cấu trúc, từ ngữ, và các hướng dẫn hay hàm ý trong đó. Thư viện là môi trường hướng dẫn các em về cách sử dụng thông tin thông thạo, các giờ đọc sách to, kể chuyện theo suốt thời đi học của các em t ừ lớp mầm đến hết cấp 1. Các em còn được hướng dẫn các nguồn thông tin điện tử và trực tuyến, biết cách định vị, khám phá thông tin, biết cách so sánh, đối chiếu phân tích thông tin và cách tổng hợp trình bày thông tin hiệu quả. Sự tổng hòa chương trình hướng dẫn đọc là môi trường bền vững giúp các em tự tin trở thành người đọc độc lập và có khả năng tự học trong tương lai. Ở đ ây chúng ta chỉ ước sao, giá như học sinh miền quê mình cũng được hưởng lợi ít nhất một hoạt động trong số đó. 5. Trẻ không đọc vì không có ai khuyến khích đọc Nếu các em ở thành thị đi ra đường sẽ rất dễ dàng bắt gặp một quầy/ sạp báo nhỏ, đó cũng là hình ảnh để giúp các em hiểu ra nhu cầu đọc báo là hằng ngày của mọi người dân. Nhưng hình ảnh ấy khó có thể tìm được ở chốn nông thôn. Nếu các em ở thành thị có cơ hội cuối tuần hay sau giờ họ c được ba mẹ ông bà đưa đến các nhà sách lớn thì hẳn như các em sẽ làm quen với tất cả sự diễn biến của mọi mặt hàng sách. Các em cũng chứng kiến và quan sát tất cả khách hàng trong nhà sách ấy từ cụ già, đến các chú bác, hay các anh chị và các bạn đồng trang lứa hày các em nhỏ quây quần bên các người bạn sách. Ở các miền quê tìm ra được ở trung tâm một nhà sách là quý hóa lắm rồi, làm gì có đến 2-3 nhà sách để giúp các gia đình thuận ti ện đến hơn. Những bảng quảng cáo bảng hiệu lớn ngập tràn hình ảnh và con chữ BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2011 32 giăng trên các con đường hay trong các siêu thị cũng là cơ hội cho các bé mới tập đọc vui vẻ thích thú khi thấy mình có thể tự đọc được. Các tựa báo ở thành thị cũng phát hành phong phú hơn ở miền quê, nên việc một gia đình có thu nhập thấp ở thành phố cũng dễ dàng tìm cho con một món quà cuối tuần là một tờ báo, còn ở nông thôn việc phát hành báo cho thiếu nhi cũng là điều hiếm hoi. Nếu thành thị các em còn được s ự hỗ trợ các mạng lưới thư viện địa phương từ thư viện trung tâm đến thư viện huyện hay các tủ sách khu phố văn hóa, hay các thư viện của các nhà thiếu nhi từ thành phố đến quận huyện, thì chúng ta hãy đi tham quan một vòng để biết khoảng cách giữa các cấp độ thư viện cộng đồng ở các tỉnh thành, thế mới biết khoảng cách thiệ t thòi của trẻ nông thôn chịu đựng là lớn đến mức nào. Các phong trào văn nghệ, thi học sinh giỏi toán, Anh văn, Olympic, dũng sĩ kế hoạch nhỏ được phát động và hưởng ứng sôi động, thế nhưng các nhà trường hầu như đều không hề có phong trào Sao đọc sách. Các phần thưởng cuối năm hầu như không phải là món quà là sách như những năm của thời học sinh chúng tôi vẫn mê tít, mà chỉ là món quà như cặp, tập, sách giáo khoa, các hội thi vẽ tranh theo sách, kể chuyện theo sách, tuyên truyền giới thiệu sách hầu như các tỉnh đầu tư không dưới 20 triệu, thế nhưng sân chơi ấy dành cho ai? Thực tế, sân chơi ấy chỉ cho một số ít em có sẵn năng khiếu hội họa, biểu diễn,vv . Thực ra các em đã được người lớn dạy cách nói của người lớn, vẽ theo cách suy nghĩ của người l ớn. Nếu một cuộc thi thực sự thì phải là đề tài tự do phải được nhận ngay tại chỗ. Đọc- Cảm thụ-Rung động và xuất tác thành thơ, thành bài viết hay thành tác phẩm mĩ thuật thì mới thật là sân chơi cho tài nghệ đọc và sáng tạo đúng nghĩa. Hơn nữa, sân chơi ấy nhiều khi năm này qua năm khác cũng chỉ có chừng đó số ít các em tham gia. Vấn đề ở đây là làm sao hoạt động đọc và sáng tạo ấy đi vào nề nếp thường xuyên và phục vụ cho các em đủ mọi lứa tuổi tham gia và tiền đầu tư cho các cuộc thi đó được đổi thành kinh phí đầu tư việc bổ sung sách cho thiếu nhi ở các thư viện địa phương hay trường học thì sẽ hay biết bao! Hình ảnh ba mẹ, ông bà đọc sách báo ở nhà, thầy cô đọc sách ở trường sẽ là thông đi ệp tuyệt vời để các em mong muốn và làm theo thói quen như vậy. Những lời dặn dò của thầy cô đầu hay sau giờ học hay trong giữa giờ có nhắc đến các câu chuyện đi từ các quyển sách cũng sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ đế thôi thúc các em tìm đến những quyển sách ấy mà thưởng thức. Những giờ sinh hoạt dưới cờ năm xưa của chúng tôi đôi khi cả sân trường l ặng đi vì thầy hiệu trưởng hay cô hiệu phó kể lại một câu chuyện từ sách và sau đó là lời khuyên nhủ chúng tôi hãy rèn thói quen đọc sách. Lời nói ấy vang lên từ chính ban giám hiệu sẽ có sức mạnh của lòng yêu thương và quan tâm đến con trẻ của các lãnh đạo nhà trường, nó có sức thôi thúc rất lớn đối với học sinh. Dạy các em có kĩ năng đọc tốt, không phải việc dễ làm. Tập các em có thói quen đọc không phải ngày m ột ngày hai theo phong trào và chúng ta tự yên tâm nghĩ rằng chúng ta có làm rồi. Cần có sự bền bỉ, quyết tâm, làm và đánh giá, thay đổi cách làm để phù hợp hơn. Tôi chỉ tự nghĩ việc giúp các em thành người đọc tốt là sự nghiệp rất quan trọng của xã hội Việt Nam ngày nay nếu chúng ta muốn tiến tới một thế hệ công dân thuộc về xã hội thông tin. Tôi xin mượn lời “Đời các em thay đổi khi chúng ta thay đổi”. Vấ n đề là khi nào chúng ta sẵn sàng, sẵn lòng và dám thay đổi. BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 6/2011 33 . thói quen đọc sẽ càng ngày tụt hậu tạo khoảng cách ngày càng lớn về kĩ năng đọc giữa trẻ thành thị và nông thôn. Đó là những rào cản nào và cần cải. thầy cô. Trường nào LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU NGẮN KHOẢNG CÁCH VỀ KĨ NĂNG ĐỌC GIỮA TRẺ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN? NGUYỄN TẤN THANH TRÚC, MS. Quản lí thư viện