1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà Nội(SHB)

25 967 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 99,5 KB

Nội dung

Lời nói đầu Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội(SHB) 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.2. Các ngành nghề kinh doanh cơ bản Phần 2: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP SHB 2.1. Sơ đồ tổ chức, các phòng ban và mạng lưới hoạt động 2.2. Chức năng cơ bản của các phòng ban Phần 3: Thực trạng hoạt động trong 3 năm gần đây 3.1. Hoạt động huy động vốn 3.2. Hoạt động cho vay 3.3. Các hoạt động dịch vụ khác Phần 4: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động 4.1. Thuận lợi 4.2. Khó khăn Phần 5: Phương hướng phát triển trong tương lai. Kết luận

Trang 1

Mục lục Lời nói đầu

Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà

Nội(SHB)

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

1.2 Các ngành nghề kinh doanh cơ bản

Phần 2: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội - Ngân hàng TMCP SHB

2.1 Sơ đồ tổ chức, các phòng ban và mạng lưới hoạt động

2.2 Chức năng cơ bản của các phòng ban

Phần 3: Thực trạng hoạt động trong 3 năm gần đây

Trang 2

Danh mục bảng biểu và viết tắt NHVN : Ngân hàng Việt Nam

NHTM : Ngân hàng thương mại

SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội TMCP : Thương mại cổ phần

Lời nói đầu

Trang 3

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã trải qua gần 20 năm đổi mới và phát triển

từ hệ thống Ngân hàng một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp, đến nay đãkhẳng định được sự phát triển vượt bậc Từ năm 2007, Việt Nam chính thức gianhập và trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO),điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống NHVN đẩy nhanh tiến trình cảicách, đổi mới và phát triển Đặc biệt là sự phát triển của các Ngân hàng thươngmại Các NHTM đã có những sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơhội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh” trên sân nhà”, đó

là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng.Tuy nhiên, hội nhập cũng là một thách thức không nhỏ đối với các NHVN trongviệc cạnh tranh với các đối thủ mới là các ngân hàng nước ngoài Điều này đòi hỏicác NH trong nước phải có những chính sách đúng đắn và hướng đi phù hợp

Cùng với sự phát triển của hệ thống NH, NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nộicũng đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của hệ thống NHVN nóiriêng và cho toàn nền kinh tế nói chung Với những hoạt động kinh doanh về huyđộng vốn, cho vay và đầu tư… SHB đã khẳng định được vị thế của mình và chothấy sức cạnh tranh với các NHTM khác trên toàn hệ thống Có thể nói trongnhững năm qua, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội đã hoạt độngrất hiệu quả Được như vậy là do Ngân hàng đã nắm bắt kịp thời cơ hội phát triểntrong quá trình hội nhập, và bên cạnh đó là sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ

và nhân viên Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội đã đóng góp mộtphần không nhỏ vào thành quả của Ngân hàng

Trang 4

Phần 1 : Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (viết tắt là SHB) tiền thân

là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Nhơn Ái, hoạt động theo giấy đăng

ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Cần Thơ cấpngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do NHNN Việt Nam cấp ngày13/11/1993 SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993

Những ngày đầu đi vào hoạt động, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từnền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhànước, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là

400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chỉ có trụ sở chính đặt tại số

341 - ấp Nhơn Lộc 2 – Thị tứ Phong Điền – Huyện Châu Thành – Tỉnh Cần Thơnay là Huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ, với tổng số cán bộ nhân viên lúcbấy giờ là 8 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học, với địa bàn baogồm vài xã thuộc huyện Châu Thành, đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nôngdân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp

Trải qua hơn 15 năm hoạt động, đến nay vốn điều lệ của Ngân hàng đã đạt

2000 tỷ đồng…,mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn Tp CânThơ, Tp Hồ Chí Minh, Tp Hà Nội, Tp Đà Nẵng, Quảng Ninh và tỉnh Hậu Giang,với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích Đối tượng khách hàng của Ngân hàng đadạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinhdoanh khác nhau Hoạt động kinh doanh trong những năm qua, Ngân hàng luôngiữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trìnhhợp lý đảm bảo chất lượng và khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan Vìvậy, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi đểNgân hàng phát triển bền vững

Trang 5

Ngày 20/1/2006 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số NHNN chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gon – Hà Nội chuyểnđổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đôthị, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB Việc chuyển đổi mô hình hoạtđộng từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị là một giaiđoạn phát triển mới của SHB với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàngTMCP bán lẻ đa năng, phấn đấu chuyển đổi từ một ngân hàng TMCP nông thônvới phạm vi và quy mô hoạt động hẹp sang Ngân hàng TMCP đô thị, cung cấp sảnphẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động vữngmạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

93/QĐ-Năm 2006, là năm đánh dấu sự thay đổi và bước phát triển mạnh mẽ củangân hàng Sài Gòn – Hà Nội, mạng lưới hoạt động kinh doanh của SHB đã trảirộng khắp trong điạ bàn TP Cần Thơ và một phần tỉnh Hậu Giang, đối tượng chovay không chỉ là các hộ nông dân mà còn mở rộng cho vay: hộ kinh doanh cá thể,các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, nguồn vốn huy động tăng, hoạt độngkinh doanh đạt hiệu quả cao với mức lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước

Trong hoạt động kinh doanh xét trên phương diện an toàn vốn SHB là mộtngânhàng bền vững với cơ sở vốn hiện tại đủ để đảm bảo SHB tiếp tục phát triểnnhanh trong thời gian tới, với cơ sở vốn vững mạnh và tỷ lệ an toàn vốn cao cùngvới văn hóa tín dụng thận trọng, chính sách và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượngtài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan vì vậy kết quả hoạtđộng kinh doanh của SHB trong những năm qua năm sau luôn cao hơn năm trước,các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch đề ra

Với kế hoạch phát triển kinh doanh cụ thể phù hợp với chương trình hànhđộng, lộ trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam cùng với tiềm lực tài chính

Trang 6

manh của các cổ đông tiềm năng, với bộ máy Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,Ban điều hành là những người có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong lĩnhvực ngân hàng và có tâm huyết với Ngân hàng sẽ là những nhân tố tích cực tronggiai đoạn phát triển mới và sẽ đưa SHB phát triển bền vững trên con đường hộinhập

Hiện nay, mạng lưới kinh doanh của ngân hàng đã phát triển ở các thành phốlớn trên cả nước bao gồm Hội sở chính, 20 chi nhánh và 40 phòng giao dịch

Dự kiến đến năm 2010, SHB sẽ có Hội sở chính, 51 chi nhánh, 137 phònggiao dịch đặt tại 43 tỉnh, Thành phố trên cả nước

Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn –

Hà Nội Chi nhánh có trụ sở đặt tại số 86 Bà Triệu – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Có mạng lưới các phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư nhưThái Hà, Tây Sơn…

Trong thực trạng nền kinh tế hiện nay, đối với Chi nhánh việc chiếm lĩnh thịtrường, thị phần gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Chi nhánh Hà Nội đã khai thác thếmạnh về cơ sở vật chất , các mối quan hệ, phong cách phục vụ, tuyên truyền tiếpthị, đổi mới công nghệ, linh hoạt về lãi suất, đồng thời luôn điều chỉnh các hoạtđộng cho phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầuthị trường nên đã thu được những kết quả kinh doanh khả quan, và được đánh giá

là một Chi nhánh hoạt động có hiệu quả, có quy mô lớn

Trong những năm tới Chi nhánh tiếp tục quá trình đổi mới hoạt động tíndụng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho mụctiêu phát triển và hội nhập quốc tế

1.2 Các ngành nghề kinh doanh cơ bản

Trang 7

Theo chấp thuận của NHNN Việt Nam, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộiđược phép tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi, cho vay ngắnhạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế và cá nhântùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, chiết khấu thương phiếu,trái phiếu và các giấy tờ có giá, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ, ngoại hối;kinh doanh vàng; và thanh toán quốc tế.

Một số sản phẩm dịch vụ cơ bản:

- Đối với khách hàng cá nhân : Có rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và phongphú phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau Bao gồm cáctài khoản tiền gửi; Tiền gửi tiết kiệm; Các sản phẩm cho vay như cho vay mua ô tôtrả góp, cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh…; các dịch

vụ chuyển tiền; Dịch vụ thẻ; Ngân hàng điện tử; và dịch vụ ngân quỹ

- Đối với khách hàng doanh nghiệp : Có các tài khoản tiền gửi; các sản phẩmcho vay như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư theo dự án, cho vay tàitrợ xuất nhập khẩu…;dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ ngân quỹ; và các dịch vụ khác nhưdịch vụ trả lương qua tài khoản cho các doanh nghiệp, dịch vụ ngoại hối cho doanhnghiệp

Đối với chi nhánh được phép thực hiện các nghiệp vụ như tại Hội sở nhưng theonhững hạn chế nhất định do Hội sở đặt ra

Trang 8

Phần 2 : Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành của chi nhánh Ngân

hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Qua 16 năm phát triển và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

đã có hai lần thay đổi cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức của chi nhánh ta có thể

khái quát bằng sơ đồ sau :

Giám Đốc

Phòng tín dụng

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng hành chính nhân sự

Phó

GĐ phụ tráchTTQTế

Các phòng giao dịch

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trang 9

Chi nhánh là đơn vị trực thuộc ngân hàng, có con dấu và được thực hiện một

số chức năng, nhiệm vụ ngân hàng theo ủy quyền của tổng giám đốc,có bảng cânđối riêng, tự cân đối thu nhập, chi phí, và có lãi nội bộ Tại chi nhánh Hà Nội, cácphòng ban được phân chia và thực hiện chức năng riêng của mình

Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành và kiểm soát côngviệc kinh doanh nói chung của chi nhánh và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trongphạm vi được ủy quyền Đồng thời kiểm soát hoạt động của các phòng giao dịchtrực thuộc chi nhánh

Các Phó giám đốc được sự ủy quyền của giám đốc chịu trách nhiệm điềuhành kiểm soát từng mảng kinh doanh nhất định

Phòng Tín dụng : gồm các cán bộ tín dụng thực hiện các chức năng như :

thẩm định các hồ sơ, dự án vay vốn, đầu tư theo yêu cầu của Ban lãnh đạo hay cáccấp có thẩm quyền; Quản lý và phát triển các sản phẩm tín dụng; thẩm định và táithẩm định các hồ sơ tín dụng nằm trong hạn mức phán quyết của chi nhánh; tiếp thi

và mở rộng thị phần của ngân hàng thông qua các sản phẩm và dịch vụ cung cấp.Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân và đềxuất hướng khắc phục

Phòng Hành chính nhân sự: thực hiện các chức năng quản lý nhân sự, đào

tạo nhân sự; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nhân viên tại chi nhánh

Trang 10

và các phòng giao dịch trực thuộc Làm công tác tham mưu cho Giám đốc trongviệc tuyển dụng, đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên.

Phòng Kế toán ngân quỹ: Thực hiện tất cả các nghiệp vụ kế toán cho toàn

chi nhánh Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định củachi nhánh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính

Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Chức năng chủ yếu là kiểm tra giám sát

việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật vàNHNN, giám sát việc chấp hành các quy định của SHB về đảm bảo an toàn tronghoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng

Phòng thanh toán quốc tế: do mới được thành lập nên chức năng của phòng

TTQT chưa cao, chỉ bao gồm một số hoạt động cơ bản như mua, bán ngoại tệ quaThị trường Ngoại tệ Liên ngân hàng theo loại hình giao dịch giao ngay (SPOT), có

kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swap)

Trang 11

Phần 3 : Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng

TMCP Sài Gòn – Hà Nội

3.1 Hoạt động huy động vốn

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2006 và 2007, thị trườngchứng kiến cuộc chạy đua huy động của các NHTM Sự cạnh tranh của các NHTMnhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân diễn ra khá quyết liệt, thông quacác dịch vụ chăm sóc khách hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyếnmại có giá trị lớn để thu hút khách hàng Không chỉ thế, thị trường chứng khoáncũng là một kênh huy động vốn rất thuận lợi của các ngân hàng

Tại thời điểm năm 2007 tổng vốn huy động đạt 9.948.553 triệu đồng, tại chinhánh Hà Nội đạt 1.196,076 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ởmức cao, năm 2007 tăng 1192% so với tổng nguồn vốn huy động cả năm 2006.Riêng tại chi nhánh Hà Nội tổng nguồn vốn huy động năm 2007 tăng ,sang năm

2008 thì đạt 1.949,713 tỷ đồng, tăng 163% so với năm 2007

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động năm 2006 – 2008 theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Trang 12

Nguồn dài hạn 38,366 271,686 37,887

(Nguồn từ BCTC của chi nhánh Hà Nội 3 năm 2006, 2007,2008)

Xét về kỳ hạn, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn: Năm 2006 chiếm64,5%, năm 2007 chiếm 72,4%, năm 2008 chiếm 98,01% trong tổng nguồn vốnhuy động Nguồn vốn trung và dài hạn có xu hướng tăng lên trong năm 2007nhưng tăng không đáng kể so với nguồn ngắn hạn và có tỷ trọng giảm dần, và đếnnăm 2008 thì giảm đáng kể Điều này là do trong năm 2008, chính sách lãi suất củaNHNN thường xuyên biến động nên lãi suất của các NHTM cũng có sự thay đổi đểtăng tính cạnh tranh Do lãi suất không ổn định nên khách hàng chủ yếu là gửingắn hạn Điều này dẫn đến việc ngay trong 6 tháng đầu năm 2008, vốn huy độngngắn hạn của SHB tăng lên rất cao Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn vốn huyđộng ngắn hạn và dài hạn có thể gây rủi ro cho Ngân hàng, có thể do nguyên nhân

là sự sụt giảm lãi suất tiền gửi sẽ dẫn đến việc các khách hàng cùng một lúc đến rúttiền, và sẽ làm mất tính thanh khoản cho SHB Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, Ngânhàng SHB đang có kế hoạch điều chỉnh nguốn vốn huy động theo hướng giảm dầnnguồn vốn huy động ngắn hạn và tăng dần nguồn huy động dài hạn Việc điềuchỉnh cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo cho SHB có được nguồn vốn ổn định chophát triển kinh doanh

Trang 13

Xét về cơ cấu, nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu năm 2006 thì nguồnvốn huy động từ khách hàng tăng lên về số lượng so với năm 2005 nhưng chiếm

tỷ trọng ngày càng ít trong tổng vốn huy động Nguồn tiền gửi từ các TCTD chiếm

tỷ trọng ít trong tổng nguồn huy động, trong đó chủ yếu là tiền gửi của các tổ chứckinh tế và khách hàng cá nhân Đặc biệt sang năm 2008, nguồn vốn huy động từcác TCTD là hơn 274 triệu đồng, và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 0,014% trong tổngnguồn vốn huy động Việc tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm như vậy phân lớn

là do tình hình biến động kinh tế trong năm vừa qua Sự sụt giảm kinh tế trong năm

đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác,không chỉ tại chi nhánh mà ảnh hưởng đến toàn hệ thống Ngân hàng

Bảng 3.2: Nguồn vốn huy động năm 2006 – 2008 theo cơ cấu

Đơn vị : Tỷ đồng

Tiền gửi của TCTD

( Nguồn từ BCTC của chi nhánh Hà Nội 3 năm 2006, 2007,2008)

Có thể nói trong 3 năm vừa qua, nguồn vốn huy động của Chi nhánh nói riêng vàtoàn hệ thống SHB nói chung đều có sự tăng trưởng đáng kể Đạt được điều đó là

Trang 14

do Ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách để huy động nguồn vốn nhàn rỗi từdân cư Thêm vào đó, việc mở thêm các phòng giao dịch giúp việc huy động vốntrong dân cư triệt để hơn, và thu được những kết quả cao hơn.

3.2 Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay

Trong thời gian gần đây, dư nợ tín dụng của Chi nhánh không ngừng tăngtrưởng Ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng qua bảng sau:

Bảng 3.3: Dư nợ tín dụng của chi nhánh Hà Nội năm 2006 – 2008

4ơn vị: Tỷ Đồng

(Nguồn từ BCTC của chi nhánh Hà Nội 3 năm 2006, 2007,2008)

Từ bảng trên ta có thể thấy rằng tổng dư của Chi nhánh tăng mạnh qua cácnăm Năm 2006 dư nợ của chi nhánh chỉ đạt 64,217 tỷ đồng, trong đó dư nợ chovay ngắn hạn là 47,135 tỷ, chiếm 73,44% trong tổng dư nợ Đến năm 2007, tổng

dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng lên 960,308 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vayngắn hạn chiếm 60,5% trong tổng dư nợ, tăng 1495% so với năm 2006 Kết thúc

Ngày đăng: 16/07/2014, 11:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Nguồn vốn huy động năm 2006 – 2008 theo cơ cấu - hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà Nội(SHB)
Bảng 3.2 Nguồn vốn huy động năm 2006 – 2008 theo cơ cấu (Trang 13)
Bảng 3.3: Dư nợ tín dụng của chi nhánh Hà Nội năm 2006 – 2008 - hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà Nội(SHB)
Bảng 3.3 Dư nợ tín dụng của chi nhánh Hà Nội năm 2006 – 2008 (Trang 14)
Bảng 3.4: Doanh thu của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà Nội(SHB)
Bảng 3.4 Doanh thu của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w