Phát triển công nghiệp cơ khí sẽ cho phép các nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ lớn dành cho nhập khẩu máy móc thiết bị hàng năm (những năm gần đây Việt Nam đã nhập khẩu bình quân hàng năm là trên 10 tỷ USD đối với máy móc thiết bị) và phát huy được thế mạnh cạnh tranh của nguồn nhân lực của các nước đang phát triển. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phần đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nội dung là xây dựng nền kinh tế mà sản phẩm của nó chủ yếu được sản xuất bằng máy móc, thiết bị hiện đại do vậy ngành công nghiệp cơ khí càng có vai trò quan trọng, hơn nữa Việt Nam là đất nước xuất phát điểm thuần nông, có số dân lớn do vậy chúng ta không thể tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng máy móc, thiết bị của nước ngoài tức là không thể bằng bàn tay của người khác, chính vì vậy phát triển công nghiệp cơ khí càng trở nên có ý nghĩa và cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngành công nghiệp cơ khí nước ta được hình thành và phát triển từ rất sớm, nhận thức được tầm quan trọng của ngành Đảng và Nhà nước ta đã luôn đặt ở vị trí quan trọng và từng bước ưu tiên phát triển.