Kỷ luật – Hãy làm cuộc sống của bạn dễ chịu hơn

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ con tuổi chập chững (phần 1) (Trang 31 - 41)

Mặc dầu phần lớn bố mẹ biết những tình huống nào sẽ tạo điều kiện cho con mình bộc lộ tính xấu ra ngoài, vậy mà nhiều khi họ vẫn thường rơi vào những tình huống đó một cách vô lý. Trẻ con tuổi chập chững không phải là giáo sư về tâm lý nhưng chúng hiểu được chúng ta. Chúng đặt sẵn những kíp nổ sẵn sàng làm nổ tung nố mẹ nhưng nếu chúng ta đi trước một bước, khôn ngoan và bình tĩnh, những kíp nổ sẽ xìu đi như bị ẩm nước mưa.

Những ông bố bà mẹ thời nay có rất nhiều mối quan tâm: việc làm, các mối quan hệ, và những vấn đề quan trọng như tiền bạc, nhà cửa. Không thể gạt bỏ hết những mối lo này nhưng chúng ta nên hạn chế tối đa những ảnh hưởng có thể có của những mối bận tâm này. Tôi chỉ yêu cầu chúng ta nhận biết hơn các tác động tạo nên sự

căng thẳng, nhằm làm hết sức mình để tránh những phiền toái cho con mình. Có rất nhiều cách chúng ta có thể kiểm soát được tình huống.

Đừng bới lông tìm vết

Một số người lớn cứ muốn vạch lỗi con mình. Ngay cả khi dẫn con đến chỗ tôi khám, nhiều ông bố bà mẹ lúc nào cũng nhắc con. “ Con phải nhìn vào Tiến sĩ Greeen khi nói chuyện với ông ấy!”. “Con phải nói xin vui lòng!”. “Con khoanh tay lại nào!”. “Không được sờ vào đồ chơi đó!”. “Ngồi thẳng lên!”. Chẳng có gì thân thiện trong một không khí như vậy vì mỗi cử động nhỏ của trẻ đều làm cho tình huống căng thẳng.

Kỷ luật quá kiểu như thế này là phản tác dụng. Chỉ cần chú ý đến những điều chính yếu, quan trọng nhất còn những cái khác thì lờ đi.

Tránh leo thang

Nhiều ông bố bà mẹ cú bám mãi vào những hành vi nhỏ và nhai đi nhai lại cho đến khi nó trở thành những sự kiến nhớ đời.

Họ ngồi ở nhà và đứa con chỉ làm rơi một mẩu bánh trên thảm. Thế là họ gào lên: “Nhặt lên nhanh! Nhặt ngay bỏ vào thùng rác! Con nhỏ này! Tao đã dặn mày rồi! Mày sẽ biết tay tao!”.

Làm sao mà một mẩu bánh lại làm bạn phải nổi trận lôi đình? Nếu bạn lờ đi thì có thể con chó đã ăn quách mẩu bánh đó.

Khi đã xong chuyện thì quên đi

Trẻ con quên rất nhanh nhưng bố mẹ thì không. Nếu trẻ làm chuyện đáng bị phạt thì phạt ngay lúc đó rồi tha thứ và vui vẻ với chúng. Làm bố mẹ mà khó quên đi những sự việc nào đó thì sẽ giảm thọ nhanh hơn vì phải thường xuyên chịu đựng những cuộc chiến tranh tâm lý. Sự căng thẳng càng cao, trẻ con cang hư đốn và gia đình càng mất hạnh phúc.

Oán giận chỉ làm bố mẹ dễ bị tăng huyết áp và bị ung thư và cũng chẳng giúp trẻ phát triển ổn định và tốt đẹp.

Trẻ hư – bạn phạt – bạn tha thứ

Hạ bớt giọng xuống

Người ta nói nghe nhạc ồn có thể làm cho thiếu nhi muốn khiêu vũ và nếu một dàn kèn trumpet được thổi lên thì sẽ làm cho hàng ngàn binh sĩ đi đều và chiến đấu. Tương tự, trẻ sống trong môi trường quá ồn ào sẽ bị xáo động. Trong một gia đình mà người lớn chửi nhau, trẻ con đánh lộn và truyền hình được mở lớn hết cỡ thì khó mà áp dụng kỷ luật đối với một đứa trẻ. Sự bình an và yên lặng tốt cho trẻ hơn. Trẻ cư xử và suy nghĩ tốt nhất khi không có tiếng ồn và sự xáo trộn ở môi trường xung quanh.

Đừng ham hoạt động quá

Hoạt động có tính lây lan và sẽ tác động đến những người xung quanh. Khi trẻ con trong một nhóm kéo nhau vui chơi thì đứa con nhỏ nhất của bạn cũng muốn tham

gia. Trẻ con tuổi chập chững rất thích chơi đùa và thích thú được chạy và cười đùa với bố hoặc mẹ. Nếu bạn dành thời gian chọc ghẹo và vui chơi với chúng thì phải cho chúng thời gian để dịu xuống.

Nếu trẻ đang hăng chơi lại bị bắt ngồi vào bàn ăn thì trẻ không thể cư xử đúng đắng ngay được. Trước giờ trẻ đi ngủ không nên ch trẻ tham gia vào trò chơi hoặc hoạt động gì quá sôi nổi và vui nhộn.

Xúm nhau lại chơi đùa là điều trẻ thích làm nhất. Bố mẹ thì cho là trẻ ham hoạt động với vì chúng uống Cô-ca Cô-la, ăn nhiều sô cô la và kẹo ngọt nhưng điều này không đúng. Dù chỉ cho trẻ ăn bánh mỳ nhạt và uống nước suối, trẻ cũng vẫn hiếu động như thế. Nếu bạn muốn có sự yên tĩnh và thanh bình, đừng khuấy động những đứa trẻ.

Chấp nhận cái không thể tránh khỏi

Có thể giảm thiểu sự căng thẳng bằng cách nhìn cuộc đời với triết lý chấp nhận. Có những điều xảy ra với chúng ta và con trẻ mà không thể nào tránh được. Nếu bạn có tự giận hoặc hết sức lo lắng thì chúng vẫn cứ xảy đến. Vì thế hãy thư giãn và tiếp cận quan điểm triết học của đạo Phật.

Khi con bạn bị bệnh, trẻ sẽ thức dậy thường xuyên vào nửa đêm dù bạn có chấp nhận hay không. Khôn ngoan nhất là tranh thủ và biết ơn những khoảng thời gian bạn ngủ được, nếu cứ oán trách hoàn cảnh thì khi có thời gian bạn lại không thể ngủ được.

Trong việc nuôi dạy con, rất khó nhìn đời bằng con mắt triết học nhưng nếu cứ đâm đầu vào tường thì càng vô ích. Ý tôi không phải là bạn cứ khoanh tay ngồi nhìn niệm Phật hoặc nhai kẹo cao su. Chúng ta cần mở to mắt ra mà nhìn, không phải hành động ào ào mà phải sử dụng cái đầu của mình.

Quy tắc bất di bất dịch: Trong nhà này có những quy định thống nhất

Trẻ con không thể sống hạnh phúc nếu phụ huynh và ông bà cứ chỉ bảo cho chúng mỗi người một kiểu. Nếu một ngày trẻ phạm tội hoặc tự hành xác, trẻ vẫn bối rối không biết điều chúng làm có phải là tội lỗi hay không. Nếu ông bố nói: “Con hãy làm thế này!” còn bà mẹ thì nói: “Không được, con phải làm cách khác” thì kỷ luật sẽ chẳng có tác dụng gì.

Cũng sẽ không có gia đình nào mà bố mẹ lại hoàn toàn thống nhất nhau về việc nuôi dạy con. Dù có những quan điểm khác nhau nhưng chúng ta vẫn cần phải hợp tác với nhau, biểu hiện và áp dụng một cách thống nhất kỷ luật đối với con trẻ trong gia đình.

Nếu hôm nay cảnh sát cho phép van lái xe bên phía tay phải lề đường mà ngày mai họ bắt giam bạn khi bạn không lái xe bên trái, điều này sẽ làm cho bạn bối rối, bất an và giận dữ. Tương tự như vậy khi trẻ con sống trong một môi trường mà các quy định không nhất quán và liên tục thay đổi. Trẻ sẽ trở nên giận dữ và cáu gắt, khó bảo.

áp dụng kỷ luật với trẻ là họ cãi lộn nhau. Đứa trẻ sớm nhận ra sự mâu thuẫn và sẽ đứng về phía một người nhằm làm cho sự bất đồng của họ lên đến mức không thể dung hoà được. Khi có sự khác biệt lớn giữa ý kiến của bố và mẹ, bạn sẽ không chỉ bảo gì được cho trẻ cho đến khi các bạn đi đến sự thoả thuận.

Những ông bố bà mẹ nóng giận sử dụng con mình như vũ khí nhằm chống lại nhau là vi phạm quyền lợi của trẻ và sẽ gây hại khôn lường cho trẻ. Theo kinh nghiệm của tôi, bố mẹ để cho con nhận thấy họ không thống nhất và lợi dụng con mình cho mục đích làm tổn thương nhau thì quan hệ của họ sẽ xấu đi và chia tay là điều sớm muộn cũng sẽ xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đừng xem ông bà là bình phong

Bố mẹ nếu không điều khiển được con mình thường buộc tội người khác cho vấn đề của họ. Tôi thường nghe họ nói: “Tôi khong dạy cháu được vì bà nó chiều chuộng và làm hỏng nó.” Việc này chẳng liên quan gì. Bạn không nên buộc tội người khác, kể cả người chăm sóc hoặc thầy cô giáo của trẻ cho sự không hoàn hảo của nó. Dù sao, trẻ có khả năng thích nghi một cách kỳ diệu với những kỷ luạt khác nhau trong những tình huống khác nhua. Dĩ nhiên trẻ nhận ra rằng có nhiều giới hạn khác nhau vào tuổi trước khi đến trường hoặc đi học, nhưng nên cho chúng biết rằng có một tập hợp rõ ràng các quy định trong nhà cần phải tuân thủ trước.

Bố mẹ là những người góp vốn chính vì thế họ có ảnh hưởng và trách nhiệm lớn nhất đối với tiêu chuẩn hành vi của con cái mình.

Phải có hai người mới đánh nhau được

Đánh nhau với trẻ con chẳng ích gì và nói chung có thế tránh được việc này. Đối với trẻ ở tuổi chập chững, nếu bạn có thắng thì bạn cũng thua ở góc độ nào đó. Sau 10 phút, đứa trẻ sẽ quên tất cả những chi tiết của cuộc ẩu đả nhưng cả tiếng đồng hồ sau bố mẹ vẫn còn mệt bở hơi hai dù mình là kẻ chiến thắng.

Tôi thường nghe các ông bố bà mẹ nói: “Nó cứ gây gổ với tôi” Và tôi luôn trả lời: “Bà có ý nói là bà cứ phải giận dữ với nó?” Có ngớ ngẩn đến mấy cũng hiểu được là không ai lại có thể đánh nhau một mình, giống như không ai nhảy điệu tăngô một mình được.

Bạn biết là khi bạn nổi đoá và muốn thắng con, kết quả sẽ tuỳ thuộc vào phản ứng của đối tượng mà bạn giận. Nếu trẻ cũng nổi cơn tam bành và mất kiểm soát thì bạn sẽ phải mắc kẹt vào cuộc chiến giữa các vì sao. Nếu bạn không can dự hoặc tham gia cuộc chiến, vậy sẽ chẳng có ai thắng thua gì cả.

Chỉ mình bạn có quyền tham gia hoặc tránh không tham gia cuộc chiến với con mình. Ban chỉ cần đến quầy giả quyết khiếu nại và phàn nàn trong một cửa hàng bách hoá mà quan sát thì sẽ biết người thật sự bình tĩnh và khôn khéo là thế nào. Mỗ khi khách hàng cất tiếng ca thì lập tức người phía sau quầy sẽ nói giọng ngọt xớt: “Ô tôi xin lỗi là cái lưỡi dao rơi ra khỏi cí mát chế biến thức ăn mới này đã làm bà bị thương. Chưa bao giờ chuyện này xảy ra. Tôi sẽ báo cáo với ông cửa hàng trưởng.” Dù bạn tin hay không, là bố mẹ bạn có quyền khuyến khích hoặc ngăn ngừa sự đối đầu với con cái, tuỳ thuộc vào phản ứng của chúng. Đánh nhau với trẻ

con chẳng khác gì chơi tennis với một trái dừa, vì thế tốt hơn nên dành sức lực cho việc ổn định huyết áp và duy trì sức khoẻ, hoà khí trong gia đình.

Những cơ cấu và lề thói

Trẻ con có xu hướng cảm thấy an toàn và hạnh phúc khi sống trong một môi trường có tổ chức và trật tự. Nếu trẻ biết khi nào phải ăn, đi ngủ, đi học thì trẻ cũng nên biết mức độ hành vi mà phụ huynh cho phép. Trẻ thường thuân theo chế độ sinh hoạt nề nếp, một khi có thay đổi như ăn trễ giờ, bố mẹ đi công tác hoặc có khách lạ đến thăm thì trẻ sẽ cảm thấy bị xáo trộn. Bất cứ lúc nào có thể thì nên tổ chức trước mọi việc và cho trẻ biết trước điều gì sắp xảy ra với chúng. Bố mẹ không có kế hoạch thì con cái cũng dẽ không có kế hoạch và cuộc sống sẽ rối tung lên.

Nhận biết những ngòi nổ

Ngòi nổ ở đây là những tình huống có thể dẫn đến sự phiền toái, chẳng hạn trẻ rề rà làm cho trễ học, không chịu tắm, không chịu đánh răng và ăn rau trái hoặc không chịu rời một cửa hàng bán kem. Nhưng tình huống nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả lớn và vì thế tốt nhất nên luôn tránh những ngòi nổ còn hơn là phải dọn dẹp đống đổ nát.

Nếu bạn lùi lại và phân tích một cách công minh vốn liến những trò láu cá nào đó của trẻ, bạn sẽ phát hiện ra rằng chẳng có nhiều. Chỉ có một hai trò cũ nhưng bạn nổi cáu vì không để ý và nhận ra trò đó.

Hãy nhìn cho rộng hơn, chú ý hơn và nắm rõ chính xác điều gì kích thích những hành vi khó ưa của trẻ để tìm cách tránh một cách khôn ngoan.

Tích cực có tác dụng mạnh mẽ

Những kỹ thuật dạy trẻ ở tuổi chập chững thường rất thành công khi được áp dụng bởi những bố mẹ tích cực. Trước hết, bạn phải tin vào những điều bạn làm rồi nói thật rõ ràng với con cái. Tôi coi ohương pháp dạy con tích cực kiểu này là một loại vũ khí “Phải làm theo cách này thôi!” Nó sẽ được nhắc đi nhắc lại trong sách này và nếu có lúc nào đó kỷ luật không phát huy tác dụng thì hãy lùi lại và kiểm tra xem mình có chuyển giao thông điệp này một cách rõ ràng hay không. Hãy nhớ, những bố mẹ lạc quan là những con người mạnh mẽ!

Nhận biết những dấu hiệu tiêu cực

Rất dễ triết lý về việc làm một người bố hoặc mẹ tích cực 100% nhưng trong thực tế điều này không dễ. Mỗi khi gặp khó khăn thì chữ “không!” thường được dùng thường xuyên. Lúc mọi việc trở nên quá tệ, mỗi ngày sẽ trở thành một cuộc chiên đấu tiêu cực với “Không.” “Đừng,” “Thôi đi” – rồi Bớp! Qua một ngày như thế, bố mẹ đâm chán nản và buồn phiền. Khi lê chân đến giường ngủ, họ nghĩ “Mình có nói được điều gì tốt đẹp cả ngày hôm nay không nhỉ? Làm bố mẹ chỉ là vậy thôi sao? Đáng lẽ mình nên dùng dụng cụ tránh thai!” Nhưng muộn quá rồi!

Mắc kẹt vào tình thế tiêu cực như thế rất dễ làm bố mẹ thay đổi quan điểm về mọi việc. Sáng hôm sau họ lại thở dài đón ánh bình minh và nghĩ: “Hôm nay thằng nhóc sẽ làm điều tồi tệ gì trước tiên đây?”

Một kỹ thuật có ích nhất mà tôi từng biết là kỹ thuật được sử dụng thường xuyên trong gia đình những đứa trẻ tàn tật. Ngay khi nghe tin xấu và nhìn thấy những dấu hiệu bi quan, bố mẹ nhanh chóng tích cực tìm ra những điểm tốt ở trẻ. Họ tìm hiểu những kỹ năng, phẩm chất tốt và khi đã phát hiện được, những cái này sẽ được vun xới với hi vọng cứu vớt nỗi thất vọng và u ám bao trùm gia đình họ.

Nếu bạn có những đứa con ở tuổi chập chững dường như lúc nào cũng cư xử chẳng ra gì, hãy thay đổi cách nhìn và có tìm những điểm tốt. Tôi đồng ý rằng có những đứa trẻ cư xử khủng khiếp đến nỗi phải dùng một trí tươnge tượng phong phú mới thấy rõ những gì mà chỉ trông từ xa mới có vẻ tốt đẹp. Với những đứa trẻ khó bảo nhất, hãy bắt đầu bằng cách thưởng cho những cái gần tốt, gắng tìm cách xây dựng một thái độ tích cực và cùng với việc này là một lối dạy con hiệu quả hơn. Cố gắng có thái độ tích cực hơn là điều tốt nhưng không phải dễ. Vậy bạn nên có bớt tiêu cực đi! Về lâu về dài thì cũng có tác dụng tương tự.

Có những mong đợi hợp lý

Tôi tin rằng những vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt sẽ không còn nếu chúng ta biết mong đợi một cách hợp lý hơn. Sự thật là đứa trẻ 2 tuổi không thể nào cư xử như người lớn.

Chúng ta đã thảo luận hành vi bình thường của trẻ con tuổi chập chững trong chương 3, vì thế bạn không nên hiểu sai về điều này. Cố gắng điều chỉnh cái nhìn của mình và nuôi dạy con với những mong đợi khôn ngoan hơn. Một số đặc điểm của trẻ con tuổi chập chững thường dẫn đến mâu thuẫn được bàn đến dưới đây:

Làm bừa bộn và bể mọi thứ

Bản chất của trẻ con là ồn ào, dơ bẩn và phá phách. Nếu được cho phép tự rót nước, chúng sẽ làm đổ xuống sàn. Vào những ngày mưa, tre mang bùn và đất vào

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ con tuổi chập chững (phần 1) (Trang 31 - 41)