Áp dụng kỷ luật

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ con tuổi chập chững (phần 1) (Trang 29 - 31)

được bàn đến trong chương 8 và 9.

6

Áp dụng kỷ luật

Mỗi người trong chúng ta, dù là trẻ con, người lớn đều cần phải có kỷ luật. Chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và an toàn hơn nếu chúng ta song một cuộc sống có kỷ luật và biết rõ chỗ đứng của mình. Nếu bạn đã từng làm việc trong một văn hòng hoặc tham gia vào một quan hệ được chi phối bởi những quy tắc và giới hạn không hợp lý, không ai quan tâm hoặc khuyến khích, chú ý thì bạn sẽ hiểu trong tình huống đó trẻ con cảm thấy như thế nào. Trẻ con hạnh phúc khi biết bố mẹ chúng đoàn kết, kiên định và quan tâm đến việc chúng cư xử như thế nào.

Kỷ luật tốt bắt đầu từ trong nhà và từ đó chuẩn bị cho trẻ con một con đường ít chông gai đến trường học. Khi trẻ bắt đầu học thì trẻ đã phải được huấn luyện ngồi vào bàn, giữ yên lặng và biết vâng lời. Không có ai bị ấn tượng nếu việc học của trẻ giống như thiên tại Anhxtanh khi còn nhỏ hoặc chúng cư xử như một đứa bé sơ sinh. Nuôi dạy một đứa trẻ không phải trò chơi dễ chơi nhưng nếu tất cả mọi người đều biết quy luật của trò chơi và không nghi ngờ gì về sự công bằng của trọng tài thì thế giới sẽ hòa bình hơn.

Lý thuyết về kỷ luật dễ viết nhưng không dễ thực hành. Chính sự khác nhau trong mỗi cá nhân đứa trẻ và ý kiến của những chuyên gia ngày càng nhiều làm cho tất cả những ông bố bà mẹ thời nay bối rối. Đó là lý do tôi đưa ra ý kiến của mình sau đây.

Kỷ luật là gì?

Khi nói đến từ kỷ luật, nhiều ông bố bà mẹ hoảng sợ vì họ nghĩ đén ngay việc phạt trẻ nhưng không phải như vậy. Nguồn gốc Latin của chữ này (discipline) là dạy hoặc huấn luyện. Còn một từ khác (disciple) trong tiếng Latin có nghĩa là người học. Như vậy thì kỷ luật có thể được xem là kinh nghiệm học tập cho trẻ chứ không phải chỉ là sự trừng phạt và gây đau đớn. Trẻ con là đối tượng sẽ học tập thông qua tình yêu thương và tấm gương của cha mẹ, nhưng về mặt nền tảng thì có những luật lệ được quy định rõ ràng.

Kỷ luật có thể do tự thân, thường gọi là tự kỷ luật hoặc tự giác, hoặc được áp đặt từ bên ngoài. Rõ ràng trẻ còn quá nhỏ thì không hiểu gì về tự kỷ luật vì thế vào giai đoạn này chúng ta phải định hướng cho trẻ. Vào tuổi trước khi đến trường, trẻ con đã có thể nhận trách nhiệm về những việc làm của chúng và chúng ta có thể hỗ trợ cho trẻ trong quá trình này bằng cách buông lỏng dây cương một chút và cho trẻ một chút tự do chọn lựa. Như đúng và sai của mình. Đến tuổi đi học thì quá trình buông

lỏng sẽ được mở rộng hơn, trẻ được phép kiểm soát nhiều hơn quyết định của mình. Mục đích chính là giúp trẻ hình thành tính tự kỷ luật trước khi trẻ bắt đầu đi học.

Thái độ đối với kỷ luật

Vào đầu thế kỷ này thì cuộc sống còn rất khổ sở. Trong năm em bé sơ sinh thường có một em chết trước khi được 4 tuổi và vì thế thái độ đối với việc nuôi dạy trẻ rất khắt khe. Người lớn là người lớn, trẻ em là trẻ em không ai thắc mắc gì về việc người lớn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Quan điểm này hình thành ngay từ khi sinh trẻ ra. Trẻ con sẽ được cho ăn đúng giờ, đúng lúc và nuôi dạy dựa trên một nền tảng kỷ luật bao gồm các quy định, sự vâng lời và hình phạt. Đây là thời điểm mà sự lịch sự và tôn trọng người lớn tuổi hơn là điều bắt buộc.

Vào những năm 40 tình hình bắt đầu đổi khác và vào những năm 70 thì trở nên hết sức bi quan. Lúc đó thì trẻ em được chăm bẵm, dỗ dành ngay khi vừa lên tiếng. Trẻ em lớn hơn thì được quan tâm cưng chiều và nhà trở thành một nơi dân chủ; và trẻ con và người lớn đều bình đẳng. Khi không đáp ứng được yêu cầu cảu con thì bố mẹ cảm thấy tội lỗi và không dám sử dụng kỷ luật.

Vào những năm năm 90, quan điểm bi quan và nhượng bộ này tiếp tục được khuyến khích. Những chuyên gia viết các sách lý thuyết bán chạy đã góp phần vào xu hướng này. Theo những chuyên gia nhồi nhét nhiều lý thuyết trong các thư viện này thì việc sờ đến trẻ, đánh chúng một cái hoặc bắt trẻ đi ngủ là không thể chấp nhận được. Tôi thích lý thuyết dạy trẻ bằng sự dịu dàng và tình yêu thương nhưng tính thực tế trong phương thức này rất mơ hồ. Khi tôi xử lý một đứa trẻ, tôi không cần triết lý, tôi chỉ cần những kỹ thuật có hiệu quả.

Càng làm việc với các gia đình, tôi càng quan tâm đến quan điểm mới nhất về việc nuôi dạy trẻ. Chúng ta đã thay đổi từ quá khắt khe đến quá dân chủ, và gần nhất là tình trạng vô tổ chức. Tôi tin rằng những năm 90 là thời gian cho một quan điểm trung dung và cân bằng hơn những đứa trẻ hạnh phúc biết chỗ đứng của mình và cùng với phụ huynh kiên quyết và dám nhận lấy trách nhiệm.

Khó quá hoặc dễ dãi quá

Có rất nhiều cách giáo dục trẻ và cách nào cũng đúng. Tuy nhiên có hai cách sau: đó là quá khó hoặc quá dễ. Phụ huynh khó quá và lúc nào cũng nhăm nhe phạt trẻ sẽ làm cho trẻ không phát triển được suy nghĩ độc lập và về lâu dài khi muốn thoát khỏi sự áp bức, chúng sẽ tìm cơ hội nổi loạn. Còn nếu dễ quá, hkông có một giới hạn nào thì sẽ không thể tạo được nền tảng tốt cho việc học hành và tự lập khi trưởng thành. Nếu được tự do quá, trẻ sẽ nghĩ rằng phụ huynh không quan tâm đến trẻ nên chẳng cần biết trẻ đang làm gì. Nếu phụ huynh quá mềm mỏng thì không phải vì thế trẻ thương yêu họ hơn; ngược lại chúng ít tôn trọng bố mẹ.

Nếu tránh được việc quá nghiêm khắc hoặc quá nuông chiều trẻ thì chúng ta sẽ có quan điểm cân bằng hơn và từ đó chọn ra phong cách thích hợp cho mỗi chúng ta. Mỗi đứa trẻ và mỗi người làm cha làm mẹ đều có những nhu cầu riêng biệt đối với kỷ luật và cách thức áp dụng kỷ luật. Quyền chọn lựa là của chúng ta.

dành những gì tốt nhất họ có được cho con cái. Một gia đình áp dụng kỷ luật khắt khe có mức độ; một gia đình khác chọn cách thức dễ dãi hơn. Nếu bạn theo dõi những đứa con của hai gia đình này khi chúng được 20 tuổi, bạn sẽ khó nhìn thấy được chúng cư xử và có cảm xúc khác nhau như thế nào. Tuy nhiên, khi những đứa con này trở thành bố mẹ thì họ sẽ áp dụng hai phương pháp dạy con hoàn toàn khác nhau như phụ huynh của họ đã áp dụng đối với họ khi họ còn nhỏ. Một gia đình rất khắt khe và một gia đình rất dễ dãi với con cái. Mỗi người trước khi lập gia đình đều đã có một thái độ đối với việc giáo dục con và chỉ thể hiện ra khi con cái họ ra đời.

Thời điểm bắt đầu áp dụng kỷ luật

Quan điểm trong những năm 90 cho rằng trẻ sơ sinh nên được nuông chiều. Đây là thời gian thiết lập quan hệ gần gũi và cảm giác an toàn cho trẻ như sợi keo dính giữa trẻ và bố mẹ. Nhiều bậc tiền bối cho rằng như vậy sẽ làm cho trẻ sau này hư đốn và đòi hỏi nhiều nhưng quan điểm thời nay là như thế sẽ làm cho trẻ cảm thấy an toàn và độc lập hơn. Trẻ con dưới một truổi rõ ràng không cần kỷ luật mà là sự yêu thương, gần gũi và thói quen sinh hoạt tốt.

Những trẻ em ở tuổi chập chững lại hoàn toàn khác. Đó là giai đoạn thú vị khi trẻ phát triẻn cơ bắp và muốn thách thức mọi cái xung quanh. Chắc chắn trẻ tuổi này cần có kỷ luật nhưng mức độ bao nhiêu tùy thuộc vào tính cách của trẻ và sức chịu đựng của bố mẹ.

Trẻ trước khi được 20 tháng nên học một chút kỷ luật, có thể dưới hình thức rỉ tai hoặc nói nhỏ. Đối với những đứa trẻ quậy phá và hung hăng thì không dễ tí nào. Có những đứa trẻ vào ngày thôi nôi đã tấn công khách đến thăm mà như thế thì quyển sách này sẽ phát huy tác dụng.

Bắt đầu áp dụng kỷ luật là một quyết định rất cá nhân nhưng thông điệp chính là nên bắt đầu một cách nhẹ nhàng. Trước khi được 2 tuổi thì trẻ ít tỏ ra hung hăng và quá đáng. Chúng chỉ hành động một cách thiếu ý thức. Hướng dẫn rõ ràng và nhẹ nhàng cho trẻ là đủ, không cần phải lên gân lên cốt . Việc này để dành cho giai đoạn sau.

7

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ con tuổi chập chững (phần 1) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)