Trẻ tuổi chập chững nếu không ngủ ngon sẽ dễ gây nhiều phiền toái cho bố mẹ. Mất ngủ cũng giống như những chứng bệnh trầm kha khác sẽ làm cho bạn xuống tinh thần, giảm khả năng làm việc và suy nghĩ. Nếu bà mẹ nói: “Con bé không ngủ đủ giấc”, thường có nghĩa là chính bà cũng vậy. Nhiều bà mẹ trông như một thây ma vì thiếu ngủ.
sở trong ngày hôm sau mới tai hại. Bà mẹ mệt mỏi, khó chịu và đầu óc mụ mị phải dũng cảm chiến đầu với đứa trẻ cũng mệt vì thiếu ngủ, bực tức và cáu gắt. Kết quả thật là hết sức tồi tệ.
Theo kinh nghiệm của tôi thì vấn đề giấc ngủ hoàn toàn khác nhau ở mỗi gia đình. Tôi bắt đầu quan tâm đến điều này vào năm 1974 khi tôi nhận thấy quá nhiều bố mẹ bị chứng mất ngủ hành hạ và hầu hết các chuyên gia chẳng giúp được gì.
Vào thời điểm đó có 4 ý tưởng phổ biến cho việc khắc phục. Một số bác sĩ không có con khuyên rằng cứ để cho đứa trẻ kích động đó khóc sáng đêm, còn những người khác thì bảo cho trẻ uống thuốc an thần loại mạnh. Nhiều người cho rằng bà mẹ có nghĩa vụ thức suốt đêm với đứa trẻ cho dù nó quấy đến mức nào. Những chuyên gia thì cho rằng vì trẻ có cảm giác lo sợ phải xa mẹ nên nếu chúng ta cải thiện quan hệ với trẻ vào thời gian ban ngày thì tối trẻ sẽ dễ ngủ hơn.
Trong những lý thuyết trên thì chỉ có lý thuyết cứ để trẻ khóc thật lâu là có công hiệu. Thế nhưng làm thế thì bố mẹ sẽ bị đau thần kinh và trẻ khóc nhiều cũng chẳng tốt cho chúng. Rốt cuộc chỉ có biện pháp này nhưng tôi điều chỉnh đôi chút, bổ sung thêm điểm mạnh và loại những yếu tố không tốt để làm nền tảng cho kỹ thuật kiểm soát trẻ của tôi.
Nếu đã quá mệt rồi thì với một đứa trẻ không chịu ngủ, cứ thư giãn. Phương pháp sau cho tỉ lệ thành công 90% trong một tuần.
Khoa học về giấc ngủ
Hãy bắt đầu bằng tính chất khoa học của phương pháp này trước. Ngủ không phải là tình trạng vô thức liên tục, nó là một chu kỳ ngủ sâu, không sâu và ngủ mơ chia đều ra bởi những khoảng thời gian thức. Nghiên cứu sóng não công nhận quan điểm này vì những biểu đồ điện cho mỗi giai đoạn đều khác nhau. Trước hết chúng ta đi vào giấc ngủ, rồi ngủ say, mơ cho đến khi ngủ ít say hơn rồi tỉnh giấc. Chúng ta duỗi người ra, xoay người và lại bắt đầu chu kỳ này.
Sóng điện cho thấy trẻ sơ sinh có chu kỳ trung bình một tiếng đồng hồ, trẻ chập chững 1 tiếng 15 phút còn người lớn thì hai tiếng giữa những lần thức dậy. Một
nghiên cứu đã tiến hành quay phim một đứa trẻ đang ngủ trong nhà của nó. Bố mẹ cháu tin rằng con mình ngủ say một mạch đến sáng nhưng cuộn phim cho thấy không phải hoàn toàn như vậy. Dường như một người ngủ tốt cũng có thể thức dậy vài lần trong đêm, nhìn quanh, kéo áo, đắp mền, hất mền ra hoặc phát ra đủ loại tiếng kêu trước khi ngủ say trở lại. Rõ ràng người nào cũng thức dậy giữa đêm thì tại sao trẻ nhỏ lại không được làm thế. Là người lớn thì khi thức dậy chúng ta để ý nghe tiếng cửa kêu, nhìn xem trời sáng chưa hoặc xem đồng hồ chỉ mấy giờ rồi. Chúng ta chỉ xem để biết vậy rồi đi ngủ lại chứ không kêu người khác dậy hoặc nói với người ngủ chung: “Nè, 3 giờ rồi đó, lấy cái gì uống nhé?” Vậy thì trẻ cũng thế. Chúng có thể đạp, có thể rên, khóc hoặc gây ra tiếng sột soạt nhưng không thể buộc mẹ chúng phải thức cùng với chúng. Không nên khuyến khích trẻ thức dậy mà phải dỗ trẻ ngủ lại, vậy mà có lúc chúng ta không nhất quán.
Hãy xem xét quan điểm của trẻ một chút. Bạn là đứa trẻ 16 tháng, bạn mơ rồi tỉnh ra một chút, và khi tỉnh hoàn toàn thì bạn khóc tỉ tê. Một phút sau khi bạn mở mắt ra thì vú mẹ đang chờ sẵn. Thật tuyệt, bạn mút rồi ngủ tiếp. Một tiếng sau, bạn lại tỉnh giấc và khóc, mở mắt ra lại thấy ngay vú mẹ. Bạn học được rằng khi khóc lên thì mẹ sẽ cho bú. Nếu mẹ vẫn làm thế thì có nghĩa là mẹ vẫn ổn. Nhưng nếu mẹ không làm thì mình sẽ cho mẹ biết.
Trẻ con thức dậy giữa đêm là chuyện thường tuy nhiên trẻ chập chững thì nên được khuyến khích hành động như người lớn tức là học cách tự ngủ lại càng sớm càng tốt.
Thống kê về giấc ngủ
Không có hai nghiên cứu nào đưa ra những con số hoàn toàn giống nhau về giấc ngủ nhưng một vài số liệu trong bảng 2 cho phép bạn hiểu biết hơn về hành vi của trẻ trong giấc ngủ.
Bảng 2: Thống kê về những thói quen liên quan đến giấc ngủ
Các vấn đề Phần trăm độ tuổi
1T 2T 3T 4T 5T
Thức dậy 1 đến 2 lần/đêm 29 28 33 29 19
Thức dậy ít nhất 1 đêm/tuần 57 57 66 65 61
30 phút sau mới ngủ được 26 43 61 69 66
Lặp đi lặp lại một hai lần trước khi ngủ
14 26 42 49 50
Cần phải có vật ôm ở giường 18 46 50 42 20
Ngủ có đèn 7 13 20 30 23
Nằm mộng ít nhất 2 lần/tuần 5 9 28 39 38
Nghiên cứu Chamberlin ở New York phát hiện ra rằng 70% trẻ 2 tuổi, 46% trẻ 3 tuổi và 56% trẻ 4 tuổi thường không chịu đi ngủ; 52% trẻ 2 tuổivà 3 tuổi và 56% trẻ 4 tuổi thường thức dậy nửa đêm; 17% trẻ 2 tuổi, 18% trẻ 3 tuổi và 36% trẻ 4 tuổi thường nằm mộng.
So sánh với các nghiên cứu ở Anh thì con số trên cao hơn. Ở Anh, chỉ 27% trẻ 2 tuổi và 14% trẻ 3 tuổi thức dậy vào nửa đêm. Một khảo sát khác ở Anh cũng cho biết 37% trẻ 2 tuổi sống với bố mẹ thức dậy vào ban đêm trong khi chỉ có 3.3% trẻ nhỏ sống với vú nuôi làm vậy.
Điều này chứng minh quan điểm của tôi rằng càng có người ở bên để dỗ trẻ thì tỷ lệ thức dậy càng cao. Và thời gian thức càng dài nếu trẻ được mẹ dành cho sự chú ý loại A.
Khi nào thì việc thức dậy nửa đêm thật sự là một vấn đề?
Đối với một gia đình việc trẻ thức dậy có thể là nghiêm trọng trong khi với gia đình khác thì không. Nếu trẻ có thức 3 đến 4 lần thì cũng không sao nếu trẻ chịu ngủ lại sau vài cái vỗ lưng nhẹ và như thế bố mẹ cũng có thể ngủ lại ngay. Một số đứa trẻ chỉ thức một hoặc hai lần nhưng lại cản trở việc ngủ lại. Khi bạn đi lại trong phòng và dỗ được nó ngủ thì bạn đã tỉnh ngủ hoàn toàn, rất khó ngủ lại được.
Không phải là số lần trẻ thức dậy mà là tác động của việc trẻ quấy rầy đến giấc ngủ của bố mẹ.
Nhiều chuyên gia cứ phê bình tôi là áp dụng biện pháp cực đoan và không cần thiết vì họ thấy con họ chẳng gây phiền toái gì vào ban đêm. Như thế cũng chẳng sao nhưng tùy theo kinh nghiệm của bạn và nếu việc mất ngủ làm cho bạn khổ sở thì nên lờ quan điểm nói trên và áp dụng biện pháp của tôi để bạn có thể chữa trị nỗi phiền muộn của mình.
Những người chịu đựng
Tôi thường nghĩ chỉ có bố mẹ phải chịu đựng ảnh hưởng của những đêm không ngủ thôi, nhưng điều này không đúng. Những người xung quanh cũng cảm nhận điều này. Trẻ quấy vào ban đêm ảnh hưởng đến bố mẹ, những đứa nhỏ khác trong nhà, hàng xóm và nhất là chính chúng. Mỗi năm tôi nhận được hàng trăm lá thư viết rằng: “Từ khi chúng tôi không bị mất ngủ, cuộc sống thật sung sướng hơn nhiều. Tôi lại thấy thích nuôi dạy con.”
Bố mẹ của trẻ
Mẹ ngủ không đủ giấc sẽ mệt mỏi, bứt rứt và dễ nổi nóng. Lúc đó khả năng chăm sóc con sẽ kém đi. Nhiều người mệt đến nỗi xem việc nuôi con giai đoạn tuổi này giống như hành xác chứ chẳng vui thú gì. Tôi đã gặp những người phụ nữ khóc ròng và thật sự lo sợ rằng họ sẽ làm tổn thương con mình nếu cứ thiếu ngủ hoài. Có người còn bị suy sụp đến thảm hại. Thật điên rồ nếu trẻ là công cụ hủy hoại chính mình. Trẻ có khả năng ảnh hưởng đến bố mẹ đến nỗi làm cho họ vô tình và không tránh được làm tổn thương lại chính đứa trẻ.
Hôn nhân
Một bà mẹ mệt mỏi cần một ông chồng hiểu biết và hỗ trợ. Nếu ông chồng không tỏ ra như thế sẽ là nguyên nhân làm rạn vỡ hôn nhân. Tôi biết nhiều ông cứ tránh càng nhiều càng tốt thời gian phải chịu đựng những vấn đề của con trẻ, chẳng hạn bỏ ra ngủ nơi khác để không bị mất ngủ. Vợ chồng phải có thời gian riêng trò chuyện thì mới gần gũi và giúp đỡ nhau. Không thể để cho đứa trẻ thức hết nửa đêm và ngăn cản quá trình giao tiếp có ý nghĩa của đôi vợ chồng.
Anh và chị của trẻ
Nhiều anh và chị của những đứa trẻ mất ngủ có khả năng kỳ lạ là chúng ngủ thật say dù em chúng có quấy đến thế nào. Tuy nhiên, nhiều đứa rất nhạy tiếng ồn và dễ bị mất ngủ như bố mẹ. Như thế là không công bằng vì đã bị mất ngủ, có khi chúng còn bị mẹ quở mắng vì không học hành hoặc cư xử tốt vào ngày hôm sau.
Hàng xóm
Nếu bạn sống trong một căn nhà nhiều gian và tường gạch dày gấp đôi thì có lờ hàng xóm đi cũng không sao. Tuy nhiên đa số chúng ta không may mắn thế nên mất ngủ đã khổ sở mà còn bực vì bị hàng xóm phàn nàn. Thậm chí có người còn bị hàng xóm báo công an vì đã không để cho họ được yên. Thật vô lý khi kết tội những bố mẹ này hành hạ con mình trong khi thật sự họ bị con hành hạ.
Đứa trẻ
Trước đây thì tôi nói với các ông bố bà mẹ rằng khi trẻ con không ngủ thì chỉ nó chịu thiệt. Tuy nhiên giờ thì tôi đã thay đổi suy nghĩ. Nếu trẻ ngủ thẳng giấc ban đêm thì sẽ vui vẻ, dễ bảo và hạnh phúc hơn vào ban ngày. Tôi còn phát hiện ra một hiện tượng lạ với trẻ nhỏ hơn.
Khi đã cải thiện việc ngủ đêm của trẻ, dường như ban ngày trẻ ngủ được nhiều hơn. Đây là một nghịch lý nhưng ngủ ngon ban đêm làm trẻ muốn ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Có lẽ đây là do ảnh hưởng chung của cả hai mẹ con vì cả hai đều thư giãn, bình tâm và thanh thản hơn vào ban ngày.
Những vấn đề về giấc ngủ - thủ phạm chính
Khi nói đến giấc ngủ thì có hai công cụ trẻ sử dụng để làm khổ bố mẹ. Cái làm họ khốn khổ nhất là thức dậy vào nửa đêm… Trẻ thức dậy và khóc nhiều lần trong một đêm hết đêm này sang đêm khác, tháng này sang tháng khác. Bố mẹ phải thức theo con kiểu này sẽ từ người vui vẻ biến thành người điếc. Nỗi khổ thứ hai là không chịu ngủ khi được đặt vào giường. Khoảng thời gian này không làm bố mẹ hết hơi hoặc mất ngủ nhưng tước đi thời gian quý báu của họ với nhau.
Khi trẻ con bị bệnh, mọc răng hoặc sợ hãi hoặc khi sinh hoạt trong nhà bị xáo trộn thì trẻ con rất dễ mất ngủ. Những lúc như thế cần dỗ dành con chứ không nên la rầy chúng.
Thức dậy vào nửa đêm nhiều lần
Trẻ thức dậy vào nửa đêm có hai loại. Một số đứa chỉ những lúc nào đó mới bị mất ngủ nhưng có trẻ sinh ra đã như vậy. Thường thì những em bé ngủ nhiều sẽ ngủ bù những lúc đó vào thời điểm bị bệnh, mọc răng hoặc sợ hãi hoặc khi xáo trộn sinh hoạt. Vấn đề là khi trẻ con bệnh thì khi thức giấc phải được vỗ về, chăm sóc. Thế nhưng sau khi lành, trẻ cứ nghĩ “thế là ổn, hãy đòi được chăm sóc” và chúng sẽ thức dậy vào những đêm sau đó. Dùng quy tắc ngón tay cái để kiểm soát những đứa trẻ thỉnh thoảng có vấn đề về giấc ngủ, còn những đứa mất ngủ bẩm sinh sẽ thử thách bạn nhiều, nhưng không phải là không giải quyết được.
Khi trẻ con thức dậy giữa đêm, mọi người cứ cho rằng trẻ khóc vì sợ hoặc bị bệnh. Tôi không dám chắc nhưng nếu trẻ chỉ mất ngủ một thời gian thì đó chỉ là thói quen xấu chứ không phải bệnh. Nếu trẻ chỉ thức bạn dậy vài ngày thì không sao nhưng nếu cứ thường xuyên như vậy thì việc đổ lỗi cho nguyên nhân mọc răng hoặc bị bệnh sẽ không còn đáng tin cậy.
ngủ mặc dù thật sự không có gì đáng phải gọi là chữa trị. Nếu đứa trẻ thức dậy một lần trong đêm, vỗ vỗ nó vài cái hoặc cho trẻ uống cái gì đó, rồi mọi người cùng đi ngủ lại vậy thì đâu có gì có hại. Chỉ khi trẻ thức dậy nhiều lần và làm ảnh hưởng đến bố mẹ và cả chính nó thì lúc đó cần phải xem xét kỹ vấn đề.
Có một số ông bố bà mẹ bảo tôi chữa cho con họ chứng mất ngủ nhưng họ chỉ muốn không phải làm gì cả. Họ nói cứ như họ là tích cực lắm và rồi tìm vô số nguyên nhân cho rằng tôi có khuyên điều gì cũng không có tác dụng. Tôi phải nhấn mạnh rằng cũng giống như điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ nỗ lực nào muốn xử lý những vấn đề liên quan đến giấc ngủ, bố mẹ cần phải biết mình muốn cái gì. Họ phải quyết tâmthực hiện đến cùng và đủ kiên nhẫn để chịu đựng thời gian khó khăn hơn thường xảy ra trước khi việc gì đó được cải thiện hoặc được giải quyết triệt để. Nếu bạn cương quyết như thế này thì hãy nghiên cứu phương pháp sau: cố ý để trẻ khóc trong một lúc.
Kỹ thuật cố ý để cho trẻ khóc trong một lúc
Chúng ta đã biết là tất cả mọi người đều có chu kỳ giấc ngủ khoảng 90 vì thế cả trẻ con và người lớn đều có thể tỉnh dậy, lăn qua lăn lại hoặc quay người mà không làm phiền đến ai. Nếu mỗi lần thức giấc trẻ đều được vỗ về cho ăn hoặc săn sóc thì chúng sẽ thức dậy thường hơn để có được nhiều sự chú ý như thế. Không có sự quan tâm đó dễ dàng, trẻ sẽ nghĩ rằng nên tự ổn định lấy và đi ngủ trở lại.
Chúng ta cũng biết rằng trẻ con thức dậy nếu để cho khóc một mình thì chúng sẽ không dậy nhiều lần nữa. Tuy nhiên, không nên để trẻ khóc thật lâu vì có thể sẽ làm trẻ bị bối rối và kích động quá. Ngoài ra ít bố mẹ nào chịu nổi khi nghe con mình khóc thật lâu.
Cố ý để cho trẻ khóc là chỉ để chúng khóc trong một lúc rồi đến hỏi han, nhưng đừng quan tâm quá, mỗi lần trẻ thức nên để khóc lâu hơn lần trước một chút rồi mới đến dỗ nhưng lại chỉ quan tâm ít thôi. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra: " Mình biết mẹ thương mình và mẹ sẽ đến nhưng khóc nhiều mệt quá!"
Vào năm 1974 thì tôi chỉ dám sử dụng kỹ thuật này với trẻ 18 tuổi hoặc lớn hơn, đến 1980 thì tôi nhận thấy áp dụng cho trẻ 10 tháng cũng có tác dụng và đến bây giờ thì ngay cả với trẻ 06 tháng đây cũng là kỹ thuật có ích.
Gần đây chúng tôi thực hiện một nghiên cứu với kỹ thuật này với 140 đứa trẻ trong 12 tháng. Kết quả cho thấy 100% trẻ trên 2 tuổi phản ứng tốt trong 3 ngày , 93% trẻ