Những ông bố bà mẹ ngày nay rất bối rối không biết có nên áp dụng kỷ luật hay không. Họ sợ sẽ không được con yêu thương nữa nếu tỏ ra cứng rắn, mặc dù thực tế họ sẽ mất đi tình cảm và lòng kính trọng của con cái nếu họ mềm yếu và bất lực. Chúng ta đã nghe nói rằng đây là giai đoạn phát triển tình cảm quan trọng nên nếu tổn thương tình cảm thì sẽ nguy hiểm cho trẻ. Thật là hay nếu nhưng ý tưởng này không đúng.
Những ông bố bà mẹ đỏ mặt lên khi thú nhận với tôi rằng họ đã từng cầm cây doạ quý tử của mình. Thật ra, có những lúc cái cây đó giống như chiếc gậy thần mầu nhiệm là trẻ phải nghe theo. Đa số người cho rằng mình thật xấu hổ khi đánh con. Họ quá bị ám ảnh bởi quan điểm cho rằng họ đánh trẻ có thể làm hại về mặt xúc cảm và khuyến khích bạo lực, sau này có thể dẫn đến nạn ăn hiếp trẻ em và phụ nữ. Hiểu sự việc như thế này quả là không đúng nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng như vậy.
Cũng có quan điểm sai lầm cho rằng cho một đứa trẻ quá khích vào phòng ngủ sẽ gây ra những vấn đề về giấc ngủ và rằng đánh lạc hướng một đứa trẻ sắp nối giận là một việc làm tai hại. Một số nhà tâm lý nguỵ biện rằng thưởng cho trẻ khi chúng cư xử tốt là làm giảm lòng tự trọng của trẻ. Một vài người rất hối hận khi nói nhỏ cho tôi biết đôi lúc họ không nhất quán, mất bình tĩnh và không phải lúc nào cũng làm gương tốt cho con. Đây là những ông bố bà mẹ bình thường như tôi và bạn chúng ta nên chúc mừng họ vì họ còn có lương tâm và hiểu biết trong việc họ làm. Tôi viết sách này và tư vấn cho những người không thật sự không có thời gian mơ mộng hão huyền. Không ai trong chúng ta hoàn hảo và chắc chắn tiêu chuẩn về kỷ luật của chúng ra sẽ phản ánh điều này. Điều cuối cùng cần nói là chúng ta có thể thực hiện vai trò của mình tốt hơn và quyển sách này chỉ nhắm vào điều đó.
Kỷ luật - điều gì thực sự quan trọng
Bố mẹ thời nay bị quá nhiều sách vở giáo điều tấn công đến nỗi họ không biết điều gì thật sự có ý nghĩa. Đối với vấn đề kỷ luật thì sau khi lọc hết những ý tưởng xu thời thú vị những không thực tế, chúng ta sẽ có một danh sách những điều sau:
Tình thương yêu: Kỷ luật chỉ thành công khi tồn tại tình yêu thương, tôn trọng, quan tâm và sự hiểu biết nhau. Nếu trẻ con không có được những điều này thì rất khó và bất lợi khi cố gắng đưa hành vi của trẻ và khuôn khổ.
Tính nhất quán: Trẻ con cần biết giới hạn và điều mà người khác mong đợi từ nó.
Chúng phải hiểu được rằng bố mẹ mình luôn quan tâm đến chúng đồng lòng hiệp lực với nhau trong việc nuôi dạy chúng. Bố mẹ phải áp dụng kỷ luật một cách nhất quán chứ không tuỳ thuộc vào tâm trạng thất thường của mình.
Bình tĩnh và kiểm soát tình hình: Không cãi nhau, tranh luận, đừng làm rộn hoặc
làm chao đảo tinh thần trẻ.
Nói năng thuyết phục: Sử dụng từ ngữ tích cực:”Con phải làm theo cách này!”
Không được nước đôi và ậm ừ như: “Có thể làm theo cách này nhưng nếu con thấy phiền và rắc rối thì ta làm cách khác.”
Tránh rắc rối: Điều chỉnh lại căn nhà, không làm lớn chuyện vặt, khi biết mình không
buộc trẻ phải nghe được thì nên rút lui.
Khuyến khích điều tốt: Thưởng cho những hành vi tốt bằng sự khuyến khích, quan
tâm, âu yếm và chú ý.Có cần thì sử dụng cả phần thưởng vật chất cho trẻ.
Chê bai những hành vi xấu:
Cố gắng bài trừ những hành vi tiêu cực của trẻ. Không nên làm ầm lên. Nên học giả mù điếc có nghệ thuật. Không nên thiếu nhất quán để rồi mất thời gian giải thích, la rầy và thậm chí vô tình khuyến khích hành vi xấu vì quá chú ý đến những hành vi đó. Ngoài ra việc này cũng làm mất đi thời gian mà bạn có thể tận hưởng những khoảnh khắc đẹp với trẻ. Đôi khi bạn ở trong cuộc nên không nhìn thấy cái gì có ý nghĩa hơn.
Hiểu biết và sự khôn ngoan.
Nên nhận ra và tránh những nguyên nhân có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực ở trẻ con. Đánh lạc hướng. Làm cho trẻ bận rộn với những công việc khác. Khôgn phải lúc nào chúng ta cũng có thể chú ý đến trẻ vì thế nên học cách để mắt đến trẻ mà vẫn làm được việc khác.
Mong đợi hợp lý: Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ vì thế chúng khôgn thể
cư xử như người lớn. Hãy lắng nghe trẻ nói, vì có những lúc trẻ rất cần chúng ta đáp ứng ngay dù đó là một cái nhìn, một động tác ôm âu yếm hoặc một lời khen.
Những cái van an toàn: Khi đầu óc quá căng thẳng đến nỗi bạn không kiểm soát
được mình nữa thì nên cách ly với trẻ. Đặt trẻ vào phòng ngủ, bỏ đi ra ngoài trời hoặc tìm việc gì đó khác mà làm.
Hãy nhớ: Sự căng thẳng trong gia đình, sự chán nản bố mẹ cãi nhau, có những ý
kiến trái ngược nhau hoặc, chỉ tin vào điều mình đọc được, tất cả đều không có lợi cho việc áp dụng kỷ luật. Chính bố mẹ mới biết phải tránh những điều này cách nào có lợi nhất cho việc giáo dục con.
Óc hài hước: Những trò của trẻ con mà tôi được chứng kiến mỗi ngày đều làm tôi
Liệu pháp điều chỉnh hành vi
Khi tôi nói đến liệu pháp điều chỉnh hành vi, các ông bố bà mẹ co rúm người lại cứ như tôi đang đề nghị áp dụng một kỹ thuật tẩy não kinh dị. Họ hình dung nó giống như một cảnh sát ép cung và điều chỉnh suy nghĩ của một tù nhân cứng đầu vậy. Tệ hơn, họ liên tưởng đến kỹ thuật huấn luyện chó mèo hoặc những con vật làm xiếc. Đừng lo, đấy chỉ là cách nói của tâm lý học thôi. Kỹ thuật này cổ điển nhưng rất có hiệu quả, và tôi chắc chắn rằng dù bố mẹ bạn chưa bao giờ nghe nói đến từ này, họ đã sử dụng chính kỹ thuật này trong việc giáo dục các bạn.
Khuyến khích cái tốt – bài trừ cái xấu
Lý thuyết về liệu pháp điều chỉnh hành vi thật ra hết sức đơn giản. Nó nói rằng nếu bạn thưởng cho những hành vi nào đó thì chúng sẽ lặp lại nhiều hơn. Giống như sau một buổi hòa nhạc mà thính giả vỗ tay thật lớn vậy. Điều đó khích lệ ban nhạc và họ sẽ biểu diễn lại hay hơn nữa.
Điều chỉnh hành vi cũng có nghĩa là những hành vi nào không được để ý đến, không được khuyến khích và khen ngợi sẽ tự động biến mất. Nếu ban nhạc biểu diễn xong một bài mà không ai vỗ tay và hô “Bis! Bis!” thì họ sẽ không chơi bài đó nữa.
Giả sử nếu bạn và con đang đứng xem hội chợ, con bạn nhảy cẫng lên và lấy tay kéo áo bạn, mặt méo xẹo bảo là đói bụng. Bạn mỉm cười vì những người xung quanh cũng buồn cười. Được trớn, trẻ sẽ hăng hơn đến nỗi giật rách chiếc áo khoác. Sự việc sẽ khác nếu bạn nghiêm mặt hoặc lờ đi, trẻ không thấy gì hào hứng nữa và sẽ kết thúc màn biểu diễn.
Điều chỉnh hành vi của trẻ nhỏ có công hiệu nhất là việc thưởng kịp thời cho những hành động tốt. Để chậm một phút cũng mất hết tác dụng. Và đồng thời phải sử dụng nhất quán kỹ thuật này nếu thấy có kết quả. Nếu muốn trẻ bỏ những hành vi nào đó thì cũng nên theo cách tương tự. Nếu nạt hoặc lờ trẻ đi khi trẻ có biểu hiện tiêu cực chỉ bốn lần trong năm lần sẽ không có tác dụng tuyệt đối. Nó giống như trò chơi điện tử vậy; nếu bạn chơi đủ lâu thì sẽ đến lúc bạn thắng.
Thưởng cái gì
Thưởng cho trẻ con vì chúng cư xử tốt không phải là có hại, đó là việc lành mạnh. Chúng ta làm việc thì có tiền, không làm thì không có. Nếu tôi thuyết trình lôi cuốn thì thính giả vỗ tay tán thưởng và khen ngợi và trước khi tôi kịp cảm nhận sự hài lòng thì tôi đã đồng ý trình bày lại một lần nữa. Nếu người lớn cũng thích khen thì sao trẻ con lại không thích.
Có hai cách khen thưởng hành vi tốt. Khen ngợi bằng thái độ, lời nói và khen ngợi bằng phần thưởng hữu hình.
Khen ngợi bằng thái độ, lời nói
Hình thức khen ngợi này bao gồm việc chú ý đến trẻ, quan tâm, mỉm cười và âu yếm trẻ, trong đó chú ý đến trẻ là việc có tác dụng nhất, nếu biết thực hiện đúng lúc. Nếu không sử dụng đúng cách động tác khen ngợi này thì có thể sẽ khuyến khích những biểu hiện rất tiêu cực nơi trẻ. Cả bố mẹ và trẻ đều nhạy cảm với kiểu khuyến khích
hành vi bằng việc chú ý đến trẻ. Hãy nói với chúng bằng một giọng ấm áp và thỉnh thoảng nháy mắt.
Khen ngợi bằng phần thưởng vật chất
Hình thức khen ngợi này bao gồm việc cho trẻ con mấy con tem đẹp, một ngôi sao hoặc bông hồng trên bảng danh dự, một đồ chơi mới và thậm chí một ít kẹo vì đứa trẻ nào cũng thích kẹo.
Thưởng và mua chuộc
Có một sự khác biệt tinh vi giữa việc thưởng cho trẻ và mua chuộc chúng. Phần lớn các chuyên gia về hành vi đều không hài lòng với việc mua chuộc và thưởng cho trẻ. Mua chuộc là hứa hẹn rằng trẻ sẽ được cho cái gì đó nếu trẻ làm tốt việc gì đó. Thưởng thì không báo trước gì cả mà chỉ thực hiện khi trẻ làm xong việc gì đó hoặc có biểu hiện gì đó thật tốt. Nhiều khi khó phân biệt được hai kiểu làm này nhưng tôi vẫn thích thưởng hơn là hứa hẹn sẽ thưởng. Tuy nhiên nếu hứa hẹn làm cho trẻ dễ bảo hơn thì cũng nên làm.
Phần thưởng tinh thần hoặc vật chất
Tuổi của trẻ là yếu tố quan trọng đối với quyết định nên khen thưởng bằng vật chất hoặc tinh thần. Hầu hết trẻ con thích khen ngợi bằng lời, đặc biệt là sự quan tâm dành cho chúng. Tuy nhiên, một số em thích những vật có giá trị hoặc nếu có vài đồng rủng rảng trong túi chúng sẽ vâng lời nhanh hơn.
Tác dụng phụ “gậy ông đập lưng ông”
Những kỹ thuật điều chỉnh hành vi này cho phép chúng ta tránh những điều phiền toái không cần thiết với trẻ con để không bị lôi vào những cuộc cãi vã vô ích. Tuy nhiên, cái này cũng có mặt xấu của nó. Rất dễ bị kỹ thuật này quật ngược lại. Kỹ thuật này không phải tuyệt đối an toàn vì không phải luôn luôn mang lại kết quả tốt. Mặc dù sử dụng kỹ thuật này hằng ngày nhưng chúng ta phải biết rằng nếu sử dụng sai thì kỹ thuật trở thành kẻ thù, không phải đồng minh. Hầu hết những khó khăn phải đối mặt trong hành vi đều do chính chúng ta gây nên. Chính vì làm nhặng xị những chuyện vặt mà chúng ta đã biến chúng thành những chuyện lớn.
Cách đây vài năm tôi chữa trị cho một bà mẹ có cậu con khá đặc biệt. Tôi đang khám bụng cho đứa trẻ ngồi trên đùi mẹ nó nhưng đứa trẻ tỏ vẻ khó chịu. Nó duỗi chân ra và đá vào chân tôi. Tôi giả bộ đùa nhảy lui phía sau, làm ra vẻ rất đau và la um sùm lên. Vài giây sau, trò ngốc của tôi đã được tiếp tục bằng một cú đá mạnh vào đầu gối chân kia và lần này thì đau thật. Tôi nhảy lên vì đau. Cuối cùng đứa trẻ bất trị này dậm cả lên bàn chân tôi, đá vào ống chân tôi như đá trái banh. Một tuần sau, khi tôi đang làm việc yên tĩnh trong văn phòng, cửa phòng mở tung ra và trước khi tôi kịp nhận ra, cậu nhỏ xông vào và đá tôi một cái.
Rõ ràng đây là hành động ngớ ngẩn nhất của một bác sỹ khoa nhi, nhưng sự việc này minh họa rõ ràng điều gì xảy ra khi chúng ta làm lớn một chuyện vặt. Nếu tôi lờ đi hành động đầu tiên của đứa trẻ, nó sẽ không bao giờ làm nữa. Vì tôi đã xem chuyện đó là quan trọng nên kết quả là “gậy ông đập lưng ông”. Tôi đã có thể làm khác đi, hoặc là phải mua đồ bảo vệ ống quyển.
Tôi xin đưa ra một ví dụ điển hình nữa về việc thiếu khôn khéo khi điều chỉnh hành vi của trẻ. Đó là một trường hợp cho trẻ ăn. Bạn đặt đồ ăn xuống trước mặt trẻ, nó liếc một cái rồi: “È”. Ngay lập tức người lớn bắt đầu hành động như trẻ con. Bà mẹ lấy đồ chơi máy bay bật lên, bố bò quanh nhà và cả chó cũng bị bắt làm xiếc. Không chịu ăn mà trẻ được chừng đó phần thưởng thì miệng nó sẽ ngậm chặt như chiếc ví của những người Scốtlen vậy. Vậy là chính bạn đã tạo ra vấn đề cho mình.
Hãy bắt đầu lại. Trẻ nhìn thức ăn rồi bảo: “Không ăn!”. Bạn đừng thèm để ý. Nó phải ăn nếu không thì bị đói. Bạn phải sáng suốt và như thế không phải lo chuyện trẻ không chịu ăn nữa.
Thay đổi dần dần
Một số người ra khỏi phòng khám của tôi với một kế hoạch hành động, nhất định rằng nếu kế hoạch này không thành công thì coi như ông bác sỹ là tôi đang móc túi họ. Điều chỉnh hành vi là tác động dần dần vào cách cư xử của một đứa trẻ. Phải có thời gian, sự khôn khéo và kiên nhẫn thì mới mang lại kết quả. Thật vô lý khi tin rằng trẻ chỉ cần chạm vào dụng cụ của bác sỹ là sẽ lành bệnh ngay. Tóm lại, trẻ con đã cư xử như thế trong nhiều tháng, vậy muốn thay đổi một hành vi nào thì ít nhất pảhi cho trẻ vài tuần.
Mọi việc có thể trở nên xấu hơn trước khi tốt lên
Trẻ con hiểu rất rõ bố mẹ nó, biết được từng dây thần kinh và điểm yếu của họ. Nếu thình lình bạn thay đổi hành động, hiểu biết, khôn khéo hơn và không phản ứng như bình thường nữa, trẻ sẽ gây áp lực cho bạn. Những đứa trẻ hung dữ còn phản kháng kịch liệt hơn. Khi khả năng tự vệ của bạn đã mạnh, chúng sẽ lùi về để thiết kế lại chiến dịch và tấn công bạn ở những điểm khác.
Nếu sau một thời gian bạn chứng minh được mình đã thay đổi và muốn nghiêm khắc với trẻ hơn, mọi việc sẽ đâu vào đấy. Trong cuộc sống chúng ta phải chịu đựng sự đau đớn để có được sự thay đổi trong lối cư xử về lâu về dài. Trước khi dấn sâu vào việc gì, bạn phải chắc là mình có đủ bản lĩnh để vượt qua đêm tối trước khi ánh bình minh hiện ra.
Điều chỉnh hành vi không phải là điều gì mới mà chỉ là một sự nhìn nhận mới. Kỹ thuật này nếu sử dụng đúng cách sẽ mang lại kết quả không ngờ mà chẳng cần phải tốn công tốn sức, hoặc khổ sở gì cả. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cần phải nhất quán, quan tâm đến trẻ và không mất kiểm soát.
Đánh đòn trẻ - cần phải khôn ngoan
Việc đánh đòn trẻ con được bàn luận nhiều đến nỗi những ông bố bà mẹ tôi gặp cảm thấy bối rối ngay cả khi họ chỉ quệt nhẹ đứa con mình. Quan điểm của tôi về vấn đề này có thể lạc hậu so với những tác giả viết về chăm sóc trẻ hiện đại nhất, nhưng tôi nghi ngờ rằng họ không hiểu được cảm xúc của những người làm cha làm mẹ. Tôi phản đối tất cả các hình thức cường điệu và ủng hộ truy tố hình sự người đánh đòn con cái của chính họ. Tôi lo rằng những người biến việc này thành đề tài chính trị không biết phân biệt giữa một cái tát tai thỉnh thoảng mới xảy ra trong gia đình với sự