Tập thói quen đi tiểu hợp vệ sinh

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ con tuổi chập chững (phần 1) (Trang 69 - 79)

Dù cho bố mẹ lo lắng, những ông bà, hang xóm hoặc cả khối người cho là họ hiểu biết hơn có nói gì, trẻ con chỉ hình thành được thói quen đi tiểu đúng chỗ chỉ khi chúng đã sẵn sang. Chẳng có đứa trẻ nào phát triển được nề nếp tốt trong việc này cho đến khi hệ thần kinh của chúng đủ hoàn thiện, không ai kể cả bố mẹ hoặc bác sĩ có thể can thiệp được vào việc này. Một khi đã sẵn sang, chính ý chí của trẻ sẽ điều khiển việc nó có muốm thực hiện hoặc nhất quyết phản đối. Điều này tuỳ thuộc vào cá tính của trẻ và cả sự khôn khéo của người huấn luyện.

Ở đầu thế kỷ này, dường như trẻ con được huấn luyện thói quen này rất sớm, thậm chí khi trẻ vừa mới được 3 tháng nhưng phổ biến nhất là khi được 1 tuổi. Đó là giai đoạn mà người ta bị ám ảnh đối với việc vệ sinh thân thể và rằng việc đi đại tiện nhất thiết phải theo đúng giờ giấc. Các bà mẹ thì được dạy rằng nếu không tập cho con ngay từ khi chúng còn bé thì về sau rất dễ bị táo bón. Ngoài ra trước đây nước sinh hoạt thiếu vệ sinh, xà bông chất lượng kém và đi tiêu xong phải rửa bằng tay. Chẳng qua đây cũng chỉ là một khái niệm gòi là giờ giấc đi tiêu, đi tiểu mặc dù thực ra chỉ là một phản ứng tự nhiên của thân thể. Mặc dầu đang ở cuối thế kỷ 20, nhiều người

vẫn bối rối với những suy nghĩ trên. Những khó khăn liên quan đến việc tập thói quen đi tiêu, đi tiểu hợp vệ sinh cho trẻ em ngày nay đều xuất phát từ những lời khuyên sai lầm và sự nóng vội của bố mẹ. Họ thường bắt con phải tập những thói quen này quá sớm. Cứ giả điếc trước những người bạn hoặc họ hang có thiện chí nhưng nhiều lời kia đi. Đừng tập cho trẻ quá sớm: Việc này chắc chắn dẫn đến những bất ổn không cần thiết. Hãy nhớ rằng chính đứa trẻ có quyền chọn lựa tối ưu khi nào thì nó muốn đi tiêu, đi tiểu. Đừng vội vàng, đừng làm om sòm, chỉ cần thư giãn.

Giờ giấc đi tiêu, đi tiểu, luyện tập thói quen hàng ngày.

Những em bé sơ sinh thì sai một cử sữa no say sẽ xổ tọet ra ngay. Đây là hành động hoàn toàn mang tính phản xạ tự nhiên. Chỉ cần đặt trẻ lên nô sau bữa ăn thì nhất định trẻ sẽ xổ ra cái gì đó. Cái này nghe có lý nhưng chẳng có gì hấp dẫn. Đó chỉ là giờ giấc vệ sinh.

Còn tập thói quen tiểu tiện đại tiện là hoàn toàn khác. Trẻ tuổi chập chững đã đủ khôn để biết khi nào chúng muốn đi và cố ý thực hiện việc này. Đây là hành động tự nguyện và trẻ hoàn toàn kiểm soát được.

Những người cho rằng mình hiểu biết hơn người nhưng do nhầm lẫn hai khái niệm này mà buộc trẻ phải tập luyện trước tuổi. Ít có đứa trẻ nào mới một tuổi mà biết ra hiệu nó muốn đi tiêu trước khi nó đã thực sự “ xổ” ra. Nếu ép trẻ quá nhằm tiết kiệm công giặt đồ thì thà mua cho trẻ ít giấy tã.

Thói quen tiểu tiện, đại tiện: Sự phát triển bình thường

Kể từ khi trẻ được 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi, bạn không nên mong đợi trẻ thực hiện việc nàu theo ý bạn. Trẻ chỉ tè hoặc ị như một phản ứng tự nhiên. Khi trẻ được khoảng 18 tháng thì trẻ bắt đầu nhận biết được quá trình này.

Sẽ vô ích khi tập cho trẻ tiểu và đại tiện trong bô khi trẻ con chưa hiểu được thế nào là ướt và dơ. Phải đến khi trẻ biết gọi bố mẹ để nói rằng nó muốn đi tiểu, đó là lúc khả năng nhận biết của trẻ đã phát triển. Tuy nhiên trẻ chỉ mới cho bạn biết được 5 giây thì quần đã ướt. Khi bạn đến nơi thì phải thay quần hoặc dọn phân. Đó là khoảng thời gian từ 18 tháng đến 2 tuổi. Tuy nhiên, trẻ sẽ có thể nhận biết cảm giác này càng lúc càng sớm hơn. Như vậy bạn có thể bắt đầu việc tập luyện. Có trẻ biết gọi trước khi đi tè nhưng không biết gọi khi muốn ị. Có đứa thì ngược lại nhưng thường thì chúng hoặc làm tốt cả hai việc hoặc không được cái nào. Vào khoảng từ hai đến hai tuổi rưỡi thì trẻ lúc nào cũng khô ráo. Nhiều em còn biết vào phòng tắm, ngồi lên bồn cầu và kéo quần áo chỉnh tề sai khi đã xong việc. Vào tuổi này thì việc đái dầm đã giảm đi. Một số em nhất định phải đi tè vào bồn cầu dù thức dậy vào lúc nửa đêm, thậm chí còn đòi tự kéo quần lên. Mặc dầu tuổi này trẻ đã hình thành thói quen tốt này, nhưng khi trẻ đã muốn “đi” thì không thể trì hoãn được, không đợi được đến lúc thuận tiện hơn.

Rèn luyện thói quen này cũng phải tiến hành khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Thói quen lúc nhỏ cũng di truyền cho con cái, nhất là thói quen thức dậy đi tiểu vào ban đêm. Em bé gái dễ tập luyện hơn em bé trai, có lẽ do tâm lý con gáo phát triển sớm hơn hoặc tính cách của em gái dễ bảo hơn vào tuổi này. Trẻ phát triển được thói quen này

sớm không phải là thông minh hơn như việc mọc răng sớm. Theo tôi biết thì sự thông minh đến từ một cơ quan khác ở cách xa bộ phận sinh dục.

Đúc kết lại cách huấn luỵện thời nay rất rõ ràng:

18 tháng là tuổi sớm nhất có thể nghĩ đến chuyện tập thói quen vệ sinh. Hai tuổi đến hai tuổi rưỡi là vừa phải.

Trẻ ở Úc thì 33 tháng, nhưng lại tập đi tiểu trứoc khi đi ngủ trong khoảng từ 18 tháng đến 8 tuổi.

10% trẻ cho đến 5 tuổi vẫn đái dầm.

Nếu bố hoặc mẹ không được tập đi tiểu trước khi đi ngủ trước 6 tuổi thì 40% con họ sẽ theo thói quen này.

Nếu cả bố và mẹ đều thế thì 70% con họ sẽ giống hị. ( Các em nhỏ nhớ chọn bố mẹ cho kỹ nhé.)

Ép trẻ sẽ gây ra căng thẳng và căng thẳng sẽ làm cho trẻ thụt mất cảm giác tự nhiên. Đừng bắt buộc, cứ tự nhiên, trẻ con sẽ thấy đi tiểu trong bô là dễ nhất.

Những nguyên tắc cơ bản

1. Phải dậy cho trẻ học cách ngồi trên bàn cầu trước khi học cách ị vào bồn cầu. 2. Trước khi dạy cho trẻ biết báo trước lúc nó muốn đi tiểu thì phải đợi cho trẻ

biết phân biệt cảm giác ướt át và dơ.

3. Muốn thôi không lót giường nữa thì phải tập cho trẻ không đáo dần, nếu trẻ mang tã lót mà không đái thì như vậy có thể an tâm khởi sự.

Đây là những quy tắc cơ bản cho việc tập luyện thói quen đi tiểu, đi tiêu cho trẻ. Dĩ nhiên trẻ phải biết ngồi trước khi biết đi. Chim bồ câu vừa bay vừa ị không sao nhưng trẻ con thì cần phải ngồi vững vàng vào bô trứoc khi đi tiêu vào đó. Tương tự, thật khó hiểu đối với trẻ con khi bạn cứ khăng khăng bảo chúng phải ị trong bô trong khi chúng vừa mới ị trong quần rồi. Nếu trẻ cứ đái ướt tã mỗi đêm đừng mong giường khô nếu bỏ tã đi.

Tập cho trẻ đi tiểu hợp vệ sinh

Sau 15 tháng thì trẻ bắt đầu nhận ra khi nào mình bị ướt và trẻ sẽ không thích cảm giác này.

Đa số trẻ sẽ tự huấn luyện thói quen này. Chúng nhìn thấy mẹ mình đi và muốn bắt chước mẹ. Chúng ngồi vào bàn cầu và ngạc nhiên thấy mình cũng làm được.

Tuy nhiên, có một số đứa trẻ không biết ướt là gì dù bố mẹ có thất vọng cỡ nào. Chúng ta có một công cụ rất đơn giản-quần dung để tập cho bé đi tè. Nếu bạn dung nó thay vì dung tã giấy thì trẻ sẽ nhận biết ngay cảm giác bị ướt. Có thể chúng không bảo vệ con bạn để chúng hoàng toàn sạch sẽ. Tuy nhiên khi trẻ són nước ra, loại vải này sẽ cho cảm giác lạnh khi thấm nước, vậy là cu cậu sẽ để ý ngay.

thường đã ướt rồi. Cần phải khuyến khích trẻ ngồi bô càng thường xuyên càng tốt, nhất là khi đi ra khỏi nhà và vừa trở về cũng như trước và sau giờ ăn.

Một số đứa trẻ nhiệt tình và vâng lời trong khi những đứa khác có thể dung việc này làm cái cớ nổi cáu. Bắt buộc trẻ chỉ phí thời gian.

Nếu trẻ chịu ngồi thì bạn khen ngợi trẻ, không chịu ngồi thì bạn cứ lờ đi. Nếu trẻ chịu tè thì hoan hô, còn không thì cứ vui vẻ kiên nhẫn. Làm theo cách nhẹ nhàng này thì trẻ sẽ không gặp vấn đề gì.

Kế hoạch:

Trẻ có đủ tuổi để huấn luyện chưa?

Trẻ có biết phân biệt giữa khô và ướt át chưa? Nếu được thì sử dụng bằng loại quần tôi nói ở trên.

Cho trẻ ngồi bô trước khi đến giờ ăn và mỗi lần bạn đi tiểu thì cũng cho trẻ ngồi bô.

Đừng ép buộc, đừng làm rộn, chỉ khuyến khích nhẹ nhàng. Khi trẻ đã làm được thì chú ý, khen ngợi.

Tập cho trẻ đi tiểu hợp vệ sinh

Có nhiều cách dạy trẻ thói quen đi đại tiện trong bồn cầu. Hầu hết mọi đứa trẻ ít gặp rắc rối gì trừ khi bạn bắt đầu quá sớm và đừng hối thúc trẻ quá. Có ba cách bạn có thể áp dụng.

Phương pháp “ nghe thấy và chộp” Phương pháp “ gà mái ấp”

Phương pháp” ngồi và đợi”

Phương pháp” nghe thấy và chộp”

Phương pháp này nghe tên đã hiểu cách làm. Bố mẹ không cần làm gì cho đến khi họ nghe tiếng “ứ” kéo dài và nhìn thấy vẻ mặt là lạ của con mỗi lần nó muốn ị. Kèm theo đó là sự im lặng đáng ngại, một tư thế kỳ cục hoặc sau cùng là cái mùi đặc trưng. Ngay khi nhìn thấy, đứa trẻ phải được đưa nhanh đến chỗ để bô vì chắc chắn việc tiếp theo đó sẽ xảy ra. Nghe thì dễ nhưng thực hành không dễ. Trước hết, bố mẹ cần phải chạy như vận động viên mới bế con đến kịp bồn cầu, và phải khéo lắm mới kịp kéo tã cho trẻ. Vậy thì nếu mọi việc diễn ra trôi chảy và đứa trẻ kịp lúc ngồi vào bồn cầu, có thể như thế đứa trở chứng nói rằng nó không muốn đi tiêu nữa. Phương pháp này không tồi nhưng tôi đề nghị chỉ áp dụng dự phòng ngoại biện pháp đáng tin cậy hơn là ngồi và đợi.

Phương pháp “gà mái ấp”

Đây là thuật ngữ tôi dung để miêu tả chung nhưng có lẽ là một phương pháp huấn luyện khá kỳ lạ. Khi trẻ đã ị ra quần, lập tức mang nó đến chỗ đặt bô thay vì thay quần cho trẻ. ở đây trẻ sẽ được ngồi vào một chiếc bô thật đẹp trong phòng tắm và

ngồi rặn tiếp, làm kiểu như con gà ấp trứng. Đây là hình thức tạp phản ứng có điều kiện để gắn việc đại tiện với phòng vệ sinh. Tôi biết nhiều người thích áp dụng phương pháp nàu nhưng tôi cho là hơi đỏng đảnh quá.

Phương pháp “ngồi và đợi”

Đây là cách tốt nhất để huấn luyện trẻ dù cho chúng có hiền lành hay hung dữ. Phương pháp này không có vẻ khoa học lắm nhưng lại phổ biến và được trẻ chấp nhận nhiểu nhất. Trước hết phải tuân thủ nguyên tắc huấn luyện dạy cho trẻ ngồi vào bồn cầu rồi mới dạy nó đại tiện vào bồn cầu được.

Bạn nên bắt đầu thật nhẹ nhàng để trẻ chịu ngồi trước. Sau khi đã lập được thói quen này, bạn khuyến khích dịu dàng để trẻ làm được việc cần làm.

Không nên bắt đầu việc tập luyện cho đến khi cả bạn và con đều sẵn sang. 18 tháng là quá sớm. 2 tuổi được hơn nhưng 2 ½ tuổi cũng không sao, dù bạn giặt đồ hơi mệt tí chút.

Tôi đã nói đi nói lại trong sách này rằng những kỹ thuật sẽ không làm thành công trừ phi các bạn đã hoàn toàn được chuẩn bị và cám kết để theo đuổi kỹ thuật nào đó. Nếu bạn không thể làm đến cùng thì nên đợi một khoảng thời gian nữa. Nếu nhà đang có khách, bạn sinh thêm đứa con khác, trẻ bịnh hoặc cả nhà đang đi dụ lịch hoặc có chuyện xào xáo, bạn nên để cho sinh hoạt ổn định trở lại thì sẽ áp dụng thành công hơn những kỹ thuật này.

Phương pháp này đề nghị đặt trẻ ngồi vào bồn cầu một cách vui vẻ và thường xuyên. Nên làm ba ngày một lần, tốt nhất là sau giờ ăn. Bí quyết thành công là làm cho trẻ thấy vui khi làm việc này. “Con ngồi ị nhé? Mẹ sẽ kể con nghe câu chuyện tối hôm qua. Ngày xưa có một cô gái nhỏ rất ngoan. Bà ngoại rất yêu bé và tặng cho bé một chiếc khăn quàng đỏ. Từ đó mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ…” Có lẽ ở tuổi này trẻ không hiểu những điều hay ho trong câu chyyện nhưng chắc chắn trẻ hiểu ý nghĩa của việc tập trung mọi sự chú ý vào một trung tâm điểm.

Đây cũng là một áp dụng khác của lý thuyết điều chỉnh hành vi, một lý thuyết nằm đằng sau tất cả những phương pháp trong sách này. Ý tưởng chính là khuyến khích hành vi mà bạn muốn có nơi trẻ - ngồi yên và không phản đối.

Điều phiền toái là ở chỗ bạn dễ tỏ ra không nhất quán. Cãi nhau với con về việc này chỏ thiệt cho bố mẹ. Hãy tưởng tượng nếu bạn kéo trẻ đến ngồi trên bô và nghiến răng nói” Mày có ị ngay đi không!” Trẻ nháy mặt tinh quái và mỉm cười tự nhủ “Đó là mẹ nghĩ vậy thôi!”. Bạn bắt nó ngồi 10 phút mà trẻ chẳng chịu xổ ra cái gì hết. Thật không may sự việc không kết thúc ở đó. Mười phút sau đó, đứa trẻ làm một đống trong quần, mùi hôi không chịu nổi. Vậy là đáng đời bạn. Làm to chuyện chỉ chọc giận trẻ và làm bạn khổ sở hơn với những trò tinh quái của chúng mà thôi.

Về thời gian cho trẻ ngồi trên bô thì tuỳ mỗi đứa trẻ. Một số đứa trẻ hiếu động không chịu ngồi lâu hơn hai phút, một số khác thì chịu ngồi cả ngày. Tuy nhiên, nếu sau 5 phút mà chẳng có động tĩnh gì thì không nên kéo dài quá trình này.

Khi đã hình thành được thói quen ngồi bô cho trẻ, cần phải áp dụng một chút kỹ thuật tâm lý học. Nhẹ nhàng gợi ý để trẻ tập trung vào việc đại tiện. “ Con gái cưng

lớn rồi mà, phải ị trong bô chứ” hoặc “ mẹ sẽ mua cho con quần mới nhé. Bà nội sẽ cưng con gái ngoan của mẹ lắm.”

Những gì bạn nói không gì hơn là những lời động viên. Không được tỏ ra hấp tấp, khó chịu hoặc mất kiên nhẫn. Hãy nhớ bạn chỉ có quyền bảo trẻ ngồi, còn đại tiện được hay không là việc của chúng. Thậm chí sau khi ngồi bô chúng không ị được mà vừa đứng lên được hai phút chúng lại làm xấu trong quần thì cũng nên bình tĩnh. “ Lần sau con ị vào bô nhé, ba sẽ khen con ngay”

Nếu trẻ ngồi bô đều đặn, thư giãn và được khuyến khích thì trẻ sẽ ị được. Ở tuổi này thì khen ngợi hoặc tỏ ra than phục là hiệu nghiệm nhất. Thậm chí có bà mẹ còn gọi điện đến văn phòng cho bố của con báo tin động trời này. Nghe buồn cười thật nhưng trẻ sẽ rất khoái chí.

Khi đã tập được thói quen rồi, đôi lúc bạn vẫn phải xử lý những tình huống cấp bách trước khi hoạt động này trở nên ổn định. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những trường hợp trẻ bị tiêu chảy, táo bón hoặc bệnh.

Kế hoạch:

Hãy bắt đầu sau tháng thứ 18 khi cả bố mẹ và con cái đều sẵn sàng.

Hãy cho trẻ ngồi bô sau bữa ăn ba lần một ngày. Cố gắng làm cho trẻ vui vẻ. Đừng ép buộc. Đừng la hét nếu trẻ phản đối.

Khi trẻ đã chịu ngồi, hãy khuyến khích và chờ đợi thật kiên nhẫn.

Một phần của tài liệu Tâm lý trẻ con tuổi chập chững (phần 1) (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)