Giờ đây, sau ba chương đầy rẫy lý thuyết và kỹ thuật, đã đến lúc xem mớ lý thuyết này phát huy ứng dụng trong thực tế như thế nào. Làm sao chúng ta có thể bình tĩnh được khi trẻ con làm bộ làm tịch trong lúc chúng ta đang ăn? Phải làm thế nào với đứa trẻ giả vờ điếc khi bạn bảo nó làm việc gì đó? Thế còn khi trẻ nổi hừng làm hờn trong siêu thì?
Trong chương này, chúng ta sẽ học cách áp dụng kỷ luật.
Những cơn giận
Những cơn giận là đặc điểm nhận dạng trẻ con. Chúng xuất hiện sau sinh nhật lần đầu tiên của trẻ nhưng thường trước khi đến 4 tuổi, đa số trẻ con biết rằng có những cách khác nhau để đạt được những gì chúng muốn. Thử nhìn quanh những ngươiừ bạn của mình, có một số người không bao giờ trưởng thành vì không kiềm chế được những cơn giận, cứ xử như trẻ cin khi mọi người không theo ý mình.
Tất cả trẻ con sinh ra đề khác nhau: một số ít nói và có kiểm soát, và hiền lành, một số khác thì như Trương Phi. Muốn áp đặt kỷ luật cũng giống như chơi trò mèo chuột với thuốc pháo. Bạn không thể biết chắc thuốc có tác dụng không, nó có thể nổ vào mặt bạn.
Trẻ con sử dụng vũ khí như là một vũ khí lợi hại mà có thể chỉ cần một lần kích động nhỏ sẽ bộc phát ra. Không chỉ đơn giản khi moọt ông bố hoặc bà mẹ ngăn cản trẻ đang làm gì đó thì cơn giận bùng lên. Trẻ có thể nổi đoá chỉ vì nó cảm thấy khó chịu, bị chọc ghẹo hoặc vì nó tức giận khi chính nó không có khả năng làm được việc gì đó.
Cách xử lý cơn giận tuỳ thuộc vào tuổi trẻ của đứa trẻ, lý dó trẻ nổi giận và thể hiện cơn giận như thế nào. Khi trẻ mới hơn 1 tuổi thì có khi trẻ la khóc không có lý do hoặch ý thức. Chính vì thế nên vỗ về và chỉ bảo cho trẻ. Nhưng nếu một đứa trẻ 3 tuổi dùng cơn giận để thách thức quyền lực của bố mẹ nó thì khác. Rõ rang lúc đó bố mẹ phải tỏ ra kiên định và dứt khoát.
Một số trẻ em làm như cha mẹ chúng là những chiếc máy chơi trò chơi. Nếu đã ghi điểm được một lần, chúng sẽ tiếp tục chơi trò này. Nếu bố mẹ khẳng định phải áp dụng kỷ luật và xử lý mưu mẹo này của trẻ thì chúng sẽ không bao giừo thắng, chúng có thể chuyển sang trò khác nhưng cũng vô ích. Đến lúc này thì ngay cả đứa trẻ hai tuổi cũng nhận biết là không nên thử bố mẹ mình bằng cách đó.
Nếu trẻ nhỏ trở nên khó chịu và nổi cáu thì không nên phạt trẻ mà chỉ nên dỗ dành và âu yến trẻ. Nếu trẻ bệnh hoặc không khí trong nhà đang không vui thì nên dịu dàng an ủi trẻ.
Những cơn giận- đồng minh chính
Con giận khó xử lý nhất là khi trẻ có những kỹ năng cần thiết để thiết kế cơn giận nhằm gây được sự chú ý cao nhất của mọi người. Khi cong giận bộc phát ra, chiều dài và cường độ của nó tuỳ thuộc vào phản ứng của những người chứng kiến.
Như một diễn viên trên sân khấu, khi bị ngăn không cho làm việc gì đó hoặc khi người lớn lấy đi của trẻ vật có ý nghĩa quan trọng với trẻ, trẻ sẽ nhanh chóng nhận định tình hình và chuẩn bị cho vở diễn của mình. Đầu tiên nó liếc nhanh những vật xung quanh và dưới sàn nhầ có dễ gây ra thương tích và cản trở gì không nếu nó nhào xuớng sàn, rồi nó liếc nhìn khan giả xem họ có đang chăm chú không, ánh sang đã được điều chỉnh thích hợp chưa. Rồi nhanh như chớp, trẻ vào vai! Ầm! Trẻ đâm bổ xuống sàn và vở diễn bắt đầu.
Xử lý cơn giận nói về lý thuyết thì dễ nhưng thực hành không dễ.
Một đứa trẻ hai tuổi đòi nghe nhạc bằng máy Walkman. Bạn sợ trẻ sẽ làm vỡ máy nên nhẹ nhàng lấy cất lên một cái kệ cao.
Giải thích bình tĩnh, rõ rang và ngắn gọn tại sao trẻ không nên chơi với máy đó. Nó không chịu nghe.
Nó khởi động cái miệmg và bắt đầu rú ga lên.
Đây là lúc cần làm cho trẻ chú ý đến cái khác. “ Kìa bố về rồi, “ bạn nói và nhìn ra cửa sổ. “Ồ, chưa thấy bố nó về!”
Cách này không hữu hiệu. Trẻ tiếp tục la lên hết cỡ. Không thể tránh được cơn giận giữ nữa rồi- Ầm! nó nhào xuống sàn nhà, tay chân bị thương và trẻ khóc thét lên phần vị đau thật phần di cường điệu.
Đến lúc này thì ngay cả một người cứng rắn nhất cũng hoảng hồn. Chân run, long tay toát mồ hôi, huyết áp dâng lên, bạn gần như bị sốc.
Đây chính là lúc bạn nên lờ đi, mặc dầu điều này không dễ làm. May mắn là cũng có thể giả vờ lờ đi được.
Hãy bình tĩnh, không làm lớn chuyện, không mất tập trung, không tranh luận, cứ làm việc bạn cần làm.
Đi sang phòng khác. Rửa chén, gọt trái cây, giặt đồ, đi ra ngoài hóng gió một chút.
Lưu ý: Bây giờ nghĩ thử xem điều gì diễn ra trong đầu đứa trẻ đang giận dữ của bạn. Nó đang cố diễn vở kịch của nó một cách xuất sắc vậy mà khan giả lại quay mặt bỏ đi. Với hầu hết diễn viên thì họ sẽ dừng lại ở đây, nhưng dĩ nhiên họ không phải là trẻ ở tuổi đi chập chững.
Bây giờ khán giả đã đi hết, đứa trẻ nhát gan sẽ bỏ cuộc, vẫy cờ trắng và thút thít đi tìm sự an ủi. Nếu vậy nên tha thứ cho trẻ, hãy quên việc nó vừa làm, đừng giáo huấn, hãy dịu dàng với trẻ. Cũng đừng tình cảm quá vì rốt cuộc chỉ có bố nẹ chiến thắng và không bao giờ cơn giận được tán thưởng.
Trong khi đó, trên tấm thảm phòng khách, đứa trẻ hiếu chiến vẫn còn đang hung hổ. “ Thật phí công,” nó nghĩ, rồi thậm thịch dậm chân đi theo mẹ, làm mặt hờn một lần nữa.
Không khí bây giờ lại om sòm, bạn bị đứa bé làm vướng chân và thế là bố mẹ nên phải kiềm chế được, kiểm soát được tình hình. Bây giờ sử dụng kỹ thuật kết thúc. Ẵm trẻ lên nhẹ nhàng, không giận dữ và hằn học, đặt trẻ dứt khoát vào phòng của nó.
Làm việc này một cách nhanh chóng, cho trẻ thấy rằng bạn nghiêm túc 100% lúc đặt trẻ vào phòng đó.
Khi đi ra, bạn nói vài lời rành mạch dứt khoát rằng trẻ phải ở trong đó cho đến khi hết khóc, rồi đi nhanh đến nơi khác khá xa trong nhà.
Không cần biết trẻ sẽ đi ra một phút hoặc mười lăm phút sau miễn là sự căng thẳng đã dịu xuống và cuộc đối đầu đã qua đi.
Hãy tha thứ cho trẻ, đừng nhắc lại, đừng giận trẻ mà giúp nó quay lại những trò chơi và hoạt động khác. Hãy cho qua chuyện vừa xảy ra và dịu dàng với trẻ.
Những siêu thị đặc biệt
Những cơn giận thường không khó xử lý trong nhà nhưng sẽ hoàn toàn khác khi xảy ra tại một nơi công cộng. Khi đi ra ngoài bạ dễ bị tổn thương hơn và luôn có một đám đông những người hiếu kỳ muốn xem làm sao bạn thoát ra được khỏi một tình huống khó chịu. Dù bạn có làm gì thì đám đông đó vẫn cho là bạn sai. Con cái làm quấy trong khi đi mua sắm thật là việc khổ sở. Có lẽ cứ mỗi bà mẹ trong sáu bà cho rằng đi mua sắm cùng với trẻ là không chịu nổi. Nhiều người cảm thấy xấu hổ khi trước mặt công chúng họ cảm thấy mình không kiểm soát được con mình.
Đừng có ngớ ngẩn, điều bạn nhìn thấy được điều chỉnh bằng một hình thức chọn lựa tự nhiên. Con bạn có thể tỏ ra tệ hại nhất trong siêu thị nào đó, thậm chí cả thành phố nào đó, nhưng còn có biết bao nhiêu đứa trẻ khó dạy khác đến nối mẹ chúng thậm chí không dám dẫn đến siêu thị. Khi bạn đang bối rối trong con mắt nhiều người, thì còn hang tá những đứa trẻ khác bị giao cho hang xóm, bà ngoại trông, hoặc nhốt trong nhà một mình.
Những nhà thiết kế các siêu thị hiện đại phải chịu trách nhiệm vì đã tạo ra một môi trường phấn khích và hấp dẫn đơi với trẻ. Từ khu thú nhún và phòng các trò chơi điện tử. Trẻ cứ đòi mua them và them một đồng xu nữa.
Chỉ cần trẻ cảm thấy thích là bạn đã phải đấu tranh rất nhiều để không đáp ứng tất cả vì trẻ không bao giờ thoả mãn. Tốt nhất không nên cho trẻ thử trò chơi mới khi
bạn không có thời gian, nếu không thì trẻ sẽ dính vào không gỡ ra được. Giống như người nghiện thuốc vậy, thử một vài điếu và thế là khó bỏ được thói quen xấu này. Tại các cửa hang, âm thanh và màu sắc phong phú làm trẻ phấn khích. Thật là một nơi thú vị và trẻ sẽ học được nhiều điều nếu trẻ ngoan. Mỗi đứa trẻ có giới hạn thời gian khác nhau cho việc đi mua sắm cùng bố mẹ, khi đã xong việc thì bạn phải nhanh chóng thu xếp ra khỏi siêu thì ngay mặc dù có khi không dễ vì phải đợi thanh toán rất lâu nếu có đông khách hang. Tệ hơn nữa là khi siêu thì trưng bày kẹo và bánh dọc theo lối ra trả tiền.
Trong khi chờ đợi, trẻ có thể chộp một thanh sô-cô-la. Trẻ không hề biết nhãn hiệu kẹo mới ra đó đắt hơn 15% và quá ngọt. Trẻ chỉ biết nó thích được ăn kẹo đó ngay lúc đó.
Nếu bạn nói “ Không! Con bỏ lại!” Trẻ sẽ liếc bạn và đó là bạn lúc dễ bị thuyết phục nhất vì đang có vẻ đủ điều kiện với tay ôm đầy hàng hoá, ví tiền mở sẵn va xung quanh đây người đang nín thở chờ xem bạn sẽ xử trí như thế nào.
Trẻ rên rỉ một chút và bạn lặp lại “ Không” Ầm! Trẻ hét lên và nếu những người xung quanh là thành phần ban giám khảo thì họ sẽ cho điểm phong cách 9.5.
Bây giờ bạn có 3 chọn lựa:
1. Đầu hang anh chàng tống tiền này và mua kẹo cho nó. 2. Lờ cái trò diễn tuồng của trẻ.
3. Giáng cho nó một cái tát nảy lửa.
Vấn đề là dù bạn có làm gì thì cũng gặp phiền toái.
Nếu bạn mềm lòng mua kẹo cho con, mỗi lần đi qua gian hang đó bạn lại phải mua.
Nếu bạn giả điếc và không nhúc nhích gì, nửa số người xung quanh sẽ nói thầm “ Thật ác. Mẹ thế mà cũng đòi có con.”
Nếu bạn đánh con, nửa số người còn lại sẽ nói: “ Thật xấu hổ, tôi chưa từng thấy người nào tàn nhẫn với trẻ con như thế.”
Có vẻ như bạn bị trói tay nhưng thật ra bạn có thể làm nhiều điều. Theo kinh nghiệm của tôi thì trẻ đòi cái này cái nọ khi đi ra ngoài tức là khi ở nhà trẻ cũng làm như thế. Tốt nhất là nên kiểm soát hành vi kiểu này ở nhà trước, như thế khi ra ngoài trẻ sẽ đỡ hơn. Nếu bạn không làm được tức là con bạn là đứa dữ dằn, chỉ còn 4 lựa chọn dưới đây:
1. Gắng chịu đựng, mua thuốc nhuộn những sợi tóc bạc và chờ cho đến khi trẻ đủ khôn đủ lớn để cư xử tốt hơn.
2. Nhờ bà ngoài, hang xóm hoặc người thân chăm sóc trẻ để đi mua sắm một mình.
3. Đi mua sắm khi trẻ đã ngủ, hoặc đem theo một người phụ bạn một tay vào những ngày cuối tuần.
4. Nếu 3 chọn lựa trên đều không thực hiện được thì xách những thứ cần mua trước ki ra khỏi nhà. Bước vào siều thị, bạn bỏ trẻ ngồi vào xe đẩy, đẩy nhanh đến những gian hang có hang cần mua, bốc hang bỏ vào xe đẩy, đi nhanh, quyết đoán và không chần chừ, rồi trả tiền và đi ra. Nếu may mắn thì bạn sẽ không gặp vấn đề vì cậu con trai bạn vẫn đang ngới người ra và cứ tưởng sẽ được tiếp tục đi mua hang ở nơi khác, nhưng chúng đã lầm.
Con tôi không làm theo lời tôi chút nào
Một trong những lời phàn nàn tôi thường nghe nhất từ các ông bố bà mẹ là: “ Tôi bảo nó làm cái gì, dường như nó chẳng nghe. Chẳng lẽ nó điếc?” Nếu nó điếc thì nó lại hết điếc nbgay nếu nó muốn. Mẹ bào làm gì chúng cũng không nghe, nhưng cách xa mấy thước chúng cũng nghe được nếu mẹ bảo mở chai Cô-ca mà uống.
Trong trường hợp này không cần phải hỗ trợ về thính giác cho trẻ mà nên khuyến khích về hành vi cho trẻ.
Nếu trẻ không trả lời bạn, không nên rầy rà trừ khi đó là việc trẻ nhất định phải nghe. (Đừng tốn sức với những chuyện vặt vãnh )
Nói chuyện với trẻ thật rành mạch - bảo trẻ nhìn bạn, chú ý và rồi nói thật ngắn gọn, rõ rang. Đừng nạt nộ, nếu không cứ mỗi lần muốn trẻ chú ý phải nộ nó.
Đừng ề à mất thời gian tranh cãi nhau và thắng thua với trẻ. Hối thúc nó, giúp nó theo kịp tốc độ của bạn.
Nếu có việc gì đó trẻ nhất thiết phải vâng lời, phải chịu khó lặp đi lặp lại với trẻ.
Nếu đã nhẹ nhàng mà trẻ không nghe, bỏ đi chỗ khác hoặc phát nhẹ một cái cho trẻ biết trẻ phải nghe ai.
Dọn dẹp đồ chơi
Một số đứa trẻ có bản chất gọn gang, còn những đứa khác thì lúc nào cũng bày ra. Đứa đã gọn thì sẽ dễ dạy cho ngăn nắp, nhưng đứa luộm thuộm thì sẽ rất khó. Tuy nhiên, luôn luôn có thể cải thiện tình hình.
Đừng mong đợi quá mức. Bắt trẻ dưới 3 tuổi luôn phải sạch sẽ và ngăn nắp là rất khó.
Giới hạn số đồ chơi cho mỗi lần chơi. Trẻ còn nhỏ không cần phải trưng ra cả nhà đồ chơi. Hãy cất bớt đi, xoay vòng đồ chơi, như thế đôi khi làm trẻ thích thú những đồ chới đã lâu không chơi.
Tránh những đồ chơi dễ rời ra từng mảnh nhỏ. Nếu không thì sẽ mất thời gian tìm những phần đã mất.
Sắm cho trẻ những hộp đựng đồ chơi và mỗi lần chơi xong khuyến khích trẻ bỏ lại vào hộp.
Nói thật dễ thương với trẻ rằng đã đến lúc trẻ cất hết đồ chơi đi. Giúp trẻ và tán thưởng sự vâng lời của trẻ. Rồi chuyển sang hoạt động mà trẻ thích. Tôi phải thú nhận rằng tôi không bao giờ dạy cho con mình tính ngăn nắp được. Có lúc tôi phát bực đến nỗi bỏ đi ra ngoài và mua một cái cào. Tôi cào hết đồ chơi trên sàn nhà, thế là căn nhà lại sạch như mới. Việc này rốt cuộc tlại tai hại vì những mảnh thuỷ tinh nếu có trong mớ đồ chơi sẽ làm hư chiếc máy hút bụi.
Vấn đề hành vi - kỷ luật
Tôi đã làm việc với rất nhiều ông bố bà mẹ, tôi nghe những câu hỏi giống nhau về những đứa trẻ từ chuyện đi ngủ, đi tiêu đi tiểu, ăn uống ( Xem chương 10 và 13 ), tôi cho rằng nếu chúng ta có những nong đợi hợp lý hơn đối với con cái thì nhiều vấn đề được xem là nghiêm trọng cũng trở nên bình thường. Xem qua danh sách những câu hỏi dưới đây thì bạn sẽ thấy phần lớn có thể giải quyết được bằng sự hiểu biết chứ không phải kỷ luật.
“ Tôi nói không được. Cậu nhóc con tôi dừng lại một lúc, rồi khi tôi quay lưng đi, nó lại làm tiếp” Đây là một ví dụ về một đứa trẻ con tuổi chập chững đang tìm cách thử sức chịu đựng của bố mẹ nó. Nếu nó thông minh mà bố mẹ lại thiển cận và thiếu suy nghĩ, thật là thú vị nhìn chúng ta bị mắc lừa.
Hãy tự hỏi là việc này có đáng quan tâm không. Có thể lờ đi thì lại nói tốt hơn. Nếu hành động thì phải rõ ràng, chính xác và thuyết phục.
Đánh lạc hướng, thoát ra khỏi tình huống đó và làm cho trẻ bận rộn với một việc khác.
Nếu quan trọng thật thì nên nhắc nhở trẻ một lần nữa, bỏ đi ra ngoài hoặc nếu thật cần thiết thì cách ly nó.