1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề công tác giáo viên chủ nhiệm lớp

30 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

• GV TH là người hướng dẫn chủ yếu, người đưa các em vào thế giới tri thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật...Người GV TH còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể trẻ thơ, tổ chức các hoạt động k

Trang 5

• Người GV giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục

ở nhà trường, là người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách trẻ em, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em trước nhà nước và nhân dân Đặc biệt là

GV TH hầu như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp mình phụ trách.

• GV TH là người hướng dẫn chủ yếu, người đưa các em vào thế giới tri thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật Người GV

TH còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể trẻ thơ, tổ chức các hoạt động khác của HS để mở rộng và khơi sâu tri thức, rèn luyện kỹ năng giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu

và hứng thú, phát triển năng lực của HS.HS TH chưa biết

hành động độc lập, GV phải là người tổ chức hoạt động,

hướng dẫn hành động Làm sao cho từng em HS có được

công việc thích hợp và bộc lộ khả năng của mình Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ tr ẻ Các em sẽ trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới Những phẩm chất đó là: trí tuệ phát triển, ý chí

Trang 6

dục các em, nhưng công tác chủ nhiệm lớp

không phải là một công việc đơn giản, nó luôn luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết giáo

viên tiểu học.

Trang 7

-Làm thế nào để xây dựng những nề nếp cần thiết,

phù hợp với trình độ lứa tuổi học sinh

• -Giáo dục học sinh cá biệt vẫn còn là vấn đề nan giải

• -Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển

bằng những con đường nào?

• -Làm thế nào để nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh?

• Từ những vấn đề nêu trên, khi bắt tay vào công tác chủ nhiệm, tôi đã phải rút kinh nghiệm qua từng năm, xoay chuyển mọi cách, suy ngẫm tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp đi trước có uy tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao

• Xuất phát từ những lý do đó nên tôi đã chọn đề tài:’ Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm”

-Làm thế nào để xây dựng những nề nếp cần thiết,

phù hợp với trình độ lứa tuổi học sinh

• -Giáo dục học sinh cá biệt vẫn còn là vấn đề nan giải

• -Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển

bằng những con đường nào?

• -Làm thế nào để nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh?

• Từ những vấn đề nêu trên, khi bắt tay vào công tác chủ nhiệm, tôi đã phải rút kinh nghiệm qua từng năm, xoay chuyển mọi cách, suy ngẫm tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp đi trước có uy tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao

• Xuất phát từ những lý do đó nên tôi đã chọn đề tài:’ Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm”

-Làm thế nào để xây dựng những nề nếp cần thiết,

phù hợp với trình độ lứa tuổi học sinh

• -Giáo dục học sinh cá biệt vẫn còn là vấn đề nan giải

• -Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển

bằng những con đường nào?

• -Làm thế nào để nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh?

• Từ những vấn đề nêu trên, khi bắt tay vào công tác chủ nhiệm, tôi đã phải rút kinh nghiệm qua từng năm, xoay chuyển mọi cách, suy ngẫm tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp đi trước có uy tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao

• Xuất phát từ những lý do đó nên tôi đã chọn đề tài:’ Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm”

Trang 9

IV/ Những giải pháp đề ra để tạo kết quả:

• Giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học có chức năng cơ bản là quản lý, giáo dục học sinh lớp mình phụ trách, chức năng này được thực hiện như sau:

• -Xây dựng, tổ chức lớp thành một đơn vị vững mạnh.

• -Tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trang 10

Thiết lập và phát triển quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.

• Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về việc đạo đức học sinh trong lớp.Muốn giáo dục hoàn

thiện, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

• Biện pháp1: Công tác với tập thể học sinh

• a/ Tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách:

• -Để thể hiện tốt chức năng quản lý, việc giáo dục học sinh ngay từ khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu và nắm vững học sinh lớp mình phụ

trách

Trang 11

Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình HS: hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp của PHHS, nếp sống của gia đình, sự

quan tâm của bố mẹ đến vấn đề giáo dục

con cái để từ đó GV có thể tìm ra những nguyên nhân của hiện tượng tâm lý của HS.

Tìm hiểu và nắm được đặc điểm của từng HS: Tìm

hiểu xem những HS nào bị khuyết tật( nghe, nói, nhìn

và các dị tật bẩm sinh ) để sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp, tìm hiểu trình độ nhận thức, nâng cao năng lực lao động, mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh và năng lực trí tuệ của HS.

Trang 12

Ví dụ: Trong lớp có em nhận thức rất nhanh nhưng sau đó lại quên ngay và ghi nhớ của em đó không bền.Từ đó giáo viên cho học sinh rèn luyện thường xuyên, lặp đi, lặp lại nhiều lần để ghi nhớ bền vững.

Hay: Trong thực tế, có một số em học yếu các mônToán, Tiếng Việt nhưng các môn năng khiếu:

Âm nhạc, Mỹ thuật thì học rất tốt do các em có hứng thú say mê các môn học này.Từ đó, giáo viên giúp các em có hứng thú với môn Toán, Tiếng Việt

Trang 13

Tóm lại: Muốn thực hiện những điều nói trên, yêu cầu người giáo viên phải:

• -Nghiên cứu hồ sơ học sinh ( học bạ, sơ yếu lý lịch)

• -Quan sát các hoạt động và các mối quan hệ của học sinh trong hằng ngày

• -Thăm gia đình học sinh và trò chuyện trao đổi với phụ huynh

• -Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh( sau mỗi kỳ phải thay đổi vị trí, từ cánh trái sang cánh phải và

ngược lại để đề phòng về bệnh mắt)

• -Sổ chủ nhiệm giúp giáo viên có tư liệu về học sinh một cách có hệ thống

Trang 14

b/ Xây dựng tập thể lớp:

-Thành lập BCS lớp:GV nên chọn những HS năng độnghoạt bát và có năng lực về học tập vào mạng lưới BCS l ớp.

• Thành lập BCS bộ môn: Ta nên chọn mỗi phân đội có 1

HS giỏi ( Toán, Tiếng Việt ) để giúp GV có thể kiểm tra, chữa bài tập 15 phút đầu giờ.

• Xây dựng một tập thể HS đoàn kết, thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời GV chủ nhiệm cũng hoà mình vào tập thể.

• Chẳng hạn: HS quyên góp tiền ủng hộ cho những bạn HS nghèo ở lớp, mà điều kiện gia đình em đó không thể làm được ( mua dụng cụ học tập ) thì GV cũng nên tham gia cùng các em, để các em thấy rõ được ý nghĩa công việc

Trang 15

Biện pháp 2:

Giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh

-Giáo viên phụ trách lớp cần giáo dục các em những

chuẩn mực về thái độ đối với xã hội, với lao động, với người khác và chính bản thân mình

Chẳng hạn: Trong giờ học, có một học sinh đang nghịch tóc bạn khác giới khi cô đang giảng bài, vậy ta phải xử

lý như thế nào?

Trang 16

Theo tôi giáo viên phải làm sao cho em đó ngừng ngay việc làm mà không ảnh hưởng đến lớp học.

• Giáo viên đặt một câu hỏi trong nội dung bài học rồi gọi em đó đứng lên trả lời.Nếu em đó không trả lời

được thì giáo viên tiếp tục gọi một em khác, chắc

chắn là những em bên cạnh sẽ trả lời lời đúng

• Giáo viên nên tuyên dương các em ấy, đồng thời nhắc nhở em vi phạm phải chú ý trong giờ học.Nếu còn vi phạm và lặp lại hành động ấy trong buổi học thì cuối giờ giáo viên phải phê bình em trước tập thể lớp

Trang 17

Hoặc nếu phát hiện trong lớp có tình trạng nói tục,

GV nên phát động ngay phong trào thi đua” Nói lời hay, làm việc tốt”, để khắc phục hiện tượng này, hằng ngày, tổ trưởng của lớp theo dõi thi đua của từng cá

nhân, tổ

• Nhắc nhở kịp thời những bạn nói tục Đến cuối tuần,

tổ trưởng tổng kết nộp cho lớp trưởng để xếp loại thi đua cho từng tổ.Nếu trong số những em hay nói tục,

em nào biết khắc phục và có chuyển biến, giáo viên nên kịp thời khen ngợi để kịp động viên các em.Nói chung, muốn khắc phục được tình trạng này, giáo

viên phải tác động nhiều lần và tác động thường

xuyên

Trang 18

Giáo viên nên phát động phong trào thi đua” giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” qua những câu chuyện kể mang tính sát thực như: “Thần Siêu luyện chữ”, “Văn hay chữ

tốt”

• Giáo viên cần quan tâm, chú ý và động viên những học sinh viết chữ còn xấu, tuyên dương nêu gương những học sinh:

• Viết chữ đẹp cho các bạn học tập

• Giáo viên cần giáo dục đạo đức cho các em qua các câu chuyện,các câu cách ngôn trong tuần và 5 Điều Bác Hồ dạy

Trang 19

Biện pháp 3:

Chỉ đạo việc học tập của học sinh

• -Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh trong nhà trường Thành tích học tập của học sinh là thước đo của một quá trình phấn đấu, rèn luyện của các em.Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải sử dụng nhiều biện pháp chỉ đạo việc học tập

• -Giáo viên cần phân “nhóm học tập” ở nhà và phân công “đôi bạn học tập”:Em khá, giỏi kèm em yếu để giúp đỡ các em đó theo kịp với chương trình cũng

như phong trào học tập của học sinh cả lớp

Trang 20

Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn phương pháp học

để giúp học sinh học tập có hiệu quả, gây không khí

hứng thú trong giờ học

• Cuối mỗi tuần, trong giờ sinh hoạt lớp, lớp trưởng nên nhận xét trước lớp về các mặt hoạt động trong tuần như sau:

Trang 21

Sau mỗi tháng, giáo viên chủ nhiệm cùng với ban cán

sự lớp tổng kết những ưu điểm, nhược điểm mỗi tuần

mỗi tháng công bố trên bảng thi đua của lớp cụ thể như sau:

• Bảng theo dõi thi đua tháng năm học:

Trang 22

Giáo viên phát thưởng cho các tổ, cá nhân đạt thành tích tốt làm cho nề nếp lớp duy trì và ổn đinh.

• Biện pháp 4 : Tổ chức các hoạt động vui chơi

• Trong một số tiết sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho các em sinh hoạt ngoài trời, nên hướng

dẫn cho các em chơi các trò chơi hấp dẫn sinh động giúp các em thoả mái tinh thần sau một tuần học tập.

• Biện pháp 5 : Công tác Đội

• Giáo viên phụ trách lớp đồng thời cũng là anh chị phụ

trách giúp đỡ các đội viên lớp mình hoạt động một cách nhịp nhàng, muốn vậy giáo viên cần xây dựng một Ban chỉ huy Chi đội nòng cốt, có năng lực, nắm kịp thời những hoạt động Đội do Tổng phụ trách Đội đề ra nhằm đẩy

Trang 23

Chẳng hạn: Để lớp chủ nhiệm đạt giải cao về” Quy trình

hoạt động công tác Đội” giáo viên cần bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Chi đội của lớp mình nắm vững từng khẩu hiệu, từng thao tác, cũng như từng kỹ năng về múa hát tập thể và nghi thức đội có như vậy học sinh mới

thực hiện tốt

Biện pháp 6: Công tác với cha mẹ học sinh

Ảnh hưởng của gia đình đối với trẻ em vô cùng to lớn.Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với gia đình trong quá trình giáo dục và cụ thể là tiến hành đều đặn với công việc:

Thông báo kết quả học tập của học sinh cho gia đình biết để phối hợp giáo dục

Trang 24

Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để trao

đổi vấn đề học tập của con em mình

• Mời phụ huynh đến trường trong những trường hợp

cần thiết để gia đình nắm được thực trạng tình hình con cái họ

• Chẳng hạn: Vào những ngày đầu năm học,giáo viên

cần quy định các loại vở cũng như các đồ dùng học tập cần thiết cho HS thật tỉ mỉ Nhưng vẫn có những HS thường xuyên quên ĐDHT hoặc hay làm việc riêng

trong giờ học, VS cá nhân bẩn hay đi trễ Mặc dù nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn chưa có kết quả.Tôi quyết

định trực tiếp đến gia đình trao đổi và yêu cầu PHHS

Trang 25

Biện pháp 7 : Sự gương mẫu của GV là yếu tố

Trang 26

V/ Kết quả: Vì làm tốt được công tác chủ nhiệm lớp nên

trong năm học vừa qua lớp tôi phụ trách đạt được kết quả xếp loại 2 mặt GD như sau:

-Về hạnh kiểm: 100% HS thực hiện đầy đủ

-Về học lực: 98 % HS đạt TB trở lên

-Xoá dần tỷ lệ HS yếu, tỷ lệ HS khá giỏi tăng lên.

-Nề nếp lớp duy trì và phát huy ở các lớp trên

Trang 27

VI/ Bài học kinh nghiệm :

-Cần phải có phương pháp và lòng nhiệt thành, yêu nghề, mến trẻ thì mới làm tốt công tác chủ nhiệm

• -Muốn giáo dục HS có hiệu quả GV chủ nhiệm phải kết hợp đồng bộ với các tổ chức khác như:Đoàn-Đội, PHHS, Ban quản trị thôn, nhà trường

• -GV chủ nhiệm lớp cần tìm hiểu tình hình HS ngay từ đầu năm học, để biết được hoàn cảnh của từng HS mà

có biện pháp giáo dục phù hợp

Trang 28

GV muốn làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi người

GV phải nắm được đặc điểm chung của lứa tuổi để có những tác động chung cho phù hợp

Mặc khác phải nắm được đặc điểm riêng của từng đối tượng HS trong lớp mới có tác động tích cực với từng đối tượng HS, nhằm giúp các em hình thành

nhân cách và phát triển năng lực của mình

Trang 29

Tuổi thơ và mái trường đầu tiên sẽ là kỉ niệm đẹp trong đời của mỗi học sinh Làm sao mà các em thấy được

"Đi học là hạnh phúc" "Mỗi ngày đi học là một ngày

vui" Đó là mong muốn không phải chỉ riêng học sinh

mà là cả của những người làm công tác giáo dục như

tôi Mỗi việc làm bé nhỏ sẽ góp phần vào thành tích

chung của nhà trường

Trên đây là một số vấn đề về công tác chủ

nhiệm mà tổ chúng tôi nghiên cứu trình

bày Rất mong đồng nghiệp góp ý để cùng

rút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm

Xin chân thành cảm ơn !

Ngày đăng: 14/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w