1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh thcs

25 3,8K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 115 KB

Nội dung

Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== I.Lý do chọn đề tài Mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông là đào tạo những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh, nhạy mọi yêu cầu của đất nước đã hội nhập trong giai đoạn hiện tại. Vì vậy vấn đề đặt ra là xã hội đang cần có một lực lượng thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa “ chuyên”, thực sự năng động, sáng tạo, tự chủ trong cuộc sống, trong công việc, trong ý thức đóng góp sức lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Để đáp ứng được những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng nước nhà trong giai đọan hiện tại, theo tôi việc rèn luyện ý thức tự giác cao trong mọi hoạt động ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một yếu tố vô cùng quan trọng. “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ”, mà tuổi trẻ của một đời người phần lớn lại gắn với mái trường, lại nhận được sự quan tâm, dạy dỗ của các nhà giáo dục, tại đây nhân cách của các em sẽ hình thành, định hướng, phát triển. Như vậy có thể nói, nhà trường chính là “chiếc nôi” đầu tiên đưa các em vào đời. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, trong đó có thầy cô giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong sự nghiệp vinh quang ấy, hơn ai hết học sinh sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng nhân cách của các nhà sư phạm. Đặc biệt trong đó các em sẽ chịu tác động trực tiếp nhân cách của các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp. Tuy vậy, trong đời làm nghề dạy học của mỗi giáo viên, việc tự trang bị cho mình một hành trang tri thức để khẳng định vị trí, uy tín của mình trên bục giảng luôn đòi hỏi người thầy phải tự lao động hết mình, say mê với nghề, không ngừng Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 1 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== tự trau dồi , nâng cao trình độ chuyên môn, nghệp vụ để đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong thời kì đổi mới. Song song với nhiệm vụ soạn giảng vốn đã là một công việc khá vất vả, khó khăn, thì có lẽ công tác chủ nhiệm lớp lại càng khó khăn vất vả hơn gấp nhiều lần, nó đòi hỏi người giáo việ chủ nhiệm phải đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ với một lương tâm nghề nghiệp còn lớn hơn nhiều lần so với việc dạy học. Vì lẽ đó tôi nhận thấy mấu chốt của sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp là sự đầu tư đúng mức để xây dựng cho tập thể lớp có ý thức tự giác, tự quản. Bởi vì thầy cô chủ nhiệm không thể theo học sinh trong suốt buổi, suốt tuần, suốt tháng, suốt năm. Nói cách khác bản thân mỗi học sinh nói riêng và tập thể lớp do chính mình làm công tác chủ nhiệm nói chung phải có năng lực tổ chức ngay từ lúc nhỏ, để sau này lớn lên, vào đời các em sẽ sớm có một phương pháp làm chủ hoàn cảnh. Đặc biệt trong điều kiện xã hội đang trên đà hội nhập và liên tục phát triển mạnh như hiện nay, nhiều tác nhân ngoại cảnh có sức cám dỗ lớn đối với học sinh khiến các em say chơi hơn say học và rèn đức, luyện tài. Cho nên là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi thấy mình phải có trách nhiệm xây dựng cho học sinh lớp chủ nhiệm của mình nói riêng (và nếu có các điều kiện là ở các lớp khác mà mình trực tiếp giảng dạy) có nề nếp và ý thức tự quản tốt ngày từ những ngày đầu mình nhận lớp. Trong đó trước tiên là các em phải có nề nếp tự quản trong việc đánh giá thi đua trên tinh thần đảm bảo lợi ích chung của tập thể lớp trong đó có lợi ích cá nhân. Nên qua trăn trở suy nghĩ, thử nghiệm của nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp đến nay tôi thấy rằng con đường mình đã chọn thực sự đã có những thành công nhất định. Đó là lý do để tôi chọn đề tài sáng kiến này. Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 2 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== II. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 1. Cơ sở lý luận. Nhân loại đang sống trong kỷ nguyên mới, đất nước đã gia nhập WTO, “con thuyền Việt Nam” đã và đang vươn ra biển lớn, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, sâu sắc trên mọi phương tiện. Chính sự phát triển ấy tạo nên những tiền đề, khả năng để loài người nói chung và thể hệ trẻ nói riêng có cơ hội để phát huy tối đa khả năng tiềm tàng vốn có của mình, của tập thể , để từ đó vững tin vào tương lai. Cùng với sự phát triển và vận động để tự khẳng định mình, theo quan điểm giáo dục hiện đại, theo kinh nghiệm của UNESCO, giáo dục giữ vai trò to lớn, đóng vai trò năng động, sáng tạo, góp phần cho sự phát triển đi lên của xã hội, Giáo dục xây dựng những nhân cách hoàn thiện có đầy đủ phẩm chất, năng lực để có thể theo kịp xu thế phát triển không ngừng của thời đại. Bởi vậy, việc giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục cho mọi lứa tuổi trong suốt cuộc đời mỗi người. Giáo dục phải thực sự trở thành phong trào quần chúng. Giáo dục phải được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng không phải học cái gì mà là học được cái gì và học bằng cách nào? Gia đình là nơi sinh ra con người, nuôi dưỡng chăm sóc con người trưởng thành, nhưng con người ấy sau này ra đời như thế nào, họ có thể hòa nhập được với nhịp độ phát triển không ngừng của xã hội không, có đảm đương nổi vai trò của mình, trách nhiệm của mình trước tập thể, trước xã hội và trước chính bản thân mình hay không thì lại phụ thuộc rất lớn vào sự giáo đục của nhà trường, nhân cách của các thầy cô giáo, vào phương pháp làm việc của các thầy cô đối với học sinh lửa tuổi đến trường, đặc biệt là ở trường Trung học cơ sở. Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 3 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== Như vậy nhà trường là “chiếc cầu” nối giữa gia đình và xã hội và người đi trên chiếc cầu ấy chính là các em học sinh thân yêu của chúng ta mà người thiết kế xây dựng nó chính là các thầy cô giáo trong nhà trường nói chung, các thầy cô trực tiếp giảng dạy học sinh nói riêng và đặc biệt quan trọng, quyết định phần lớn lại chính là các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp. Tâm hồn học sinh, nhân các học sinh khởi đầu như “một tờ giấy trắng”, các em sẽ là đối tượng trực tiếp nhận sự dạy dỗ, chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Nhân cách các em phát triển như thế nào đều phụ thuộc vào cách giáo dục, chất lượng, hiệu quả của các lực lượng giáo dục này. Nhờ vậy học sinh sẽ được tiếp thu trực tiếp các tri thức văn hóa tiến bộ, được giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, thẩm mĩ một cách khoa học… Song để trở thành con người toàn diện về mọi mặt ngay từ khi còn nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bản thân học sinh phải là những học sinh có ý thức tự giác cao, với một tập thể lớp, có ý thức phong trào tự quản tốt trong quá trình rèn luyện của mình. Và để xây dựng được một tập thể lớp có ý thức tự giác, tự quản cao thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp thời kì đầu phải là người “cầm lái”, phải gây dựng một đội ngũ cản bộ lớp, cán bộ chi đội và tập thể lớp, để các em có nề nếp, rồi dần dần hình thành thói quen. Lúc đó, ý thức tự giác mới bắt đầu được hình thành và lâu dần sẽ có được một tập thể lớp có ý thức tự giác, tự quản tốt. Trong đó các thành viên chấp hành nội quy của tập thể lớp một cách tự nguyện, tự giác. Tất nhiên, việc làm trên không thể một ngày, hai ngày đã có thể hoàn thành mà đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian dài, thậm trí có khi phải thức hiện trong nhiều tháng, trong nhiều năm. Vì sản phẩm của giáo dục không thể thấy ngay trong trước mắt mà nó nó là sản phẩm “ẩn”, mọi sản phẩm của giáo dục, nhất lại là sản phẩm của nhân cách lại chỉ được xã hội đánh giá, chấp nhận hay không ở nhiều năm sau Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 4 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== khi các em đẫ rời ghế nhà trường. Vì vậy, nó lại càng đòi hỏi lương tâm trách nhiệm rất cao của người thầy. 2. Cơ sở thực tiễn. Học sinh ở Trung học cơ sở, lứa tuổi vị thành niên, về tâm sinh lý là lứa tuổi có biến động rất mạnh. Vì thế, mức độ ổn định trong quá trình hình thành nhân cách chưa cao. Các em dễ nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi, song lại cũng rất dễ nhiễm các tác động tiêu cực từ gia đình, bạn bè, xã hội, đặc biệt trong thực tế xã hội hiện nay, cơ hội cái xấu tác động vào quá trình rèn luyện nhân cách, vào tư tưởng, tình cảm của các em là rất nhiều. Bởi vậy nếu không có nề nếp tốt từ trong gia đình, ở trường lớp học sinh sẽ rất dễ có những thay đổi bất thường, tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội rất nhanh, nhiều khi đi ngược lại mong muốn của người lớn. Qua thực tế của nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp, một kinh nghiệm vô cùng quí giá mà tôi rút ra cho mình và cho đồng nghiệp, là để làm công tác giảng dạy bộ môn mình phụ trách nói riêng và công tác chủ nhiệm lớp, cũng như giáo dục học sinh nói chung đạt được kết quả tốt đẹp như mình mong muốn thì điều quan trọng trước tiên là học sinh phải có ý thức tự giác trong học tập, trong rèn luyện với một tập thể có sự đoàn kết nhất trí, có tổ chức khoa học và có ý thức tự quản, tự giác thật tốt. Một thực tế khác mà trong cơ chế xã hội hiện nay, các gia đình thường yêu cầu và luôn có mong muốn, kì vọng ở con cái mình khá cao. Họ mong muốn các em không chỉ là con ngoan trong gia đình, trò giỏi ở nhà trường mà còn mong muốn con em mình có thể hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực khác. Cho nên ngoài việc học tập ở trường, các bậc phụ huynh còn muốn con em của mình học thêm các lớp Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 5 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== học khác như: các lớp học văn hóa nâng cao, lớp vi tính, thể dục thể thao… luôn luôn là vậy, lúc nào cha mẹ cùng kỳ vọng ở con cái của mình một kết quả thật tốt đẹp, một tương lai thật tươi sáng. Đó quả thật có những nguyện vọng hết sức chính đáng, đáng trân trọng. Song rất tiếc là nhiều khi kì vọng của cha mẹ thì lớn mà khả năng thực tế của các con lại có hạn… Trong khi đó, lại có một thực tế khác nữa là cha mẹ học sinh phần thì vì tính chất công việc áp lực quá căng thẳng thời gian mà dù rất muốn nhưng khó có thể dành thời gian để dạy bảo con đến nơi đến chốn, phần thì trình độ kiến thức còn có phần thua kém con cái, phần lại phải dành quá nhiều thời gian cho việc kiếm kế sinh nhai. Vì thế, dù rất kỳ vọng ở con cái học dường như khoán trắng chất lượng giáo dục cho nhà trường và các thầy cô phụ trách lớp. Câu nói cửa miệng của họ khi gặp chúng tôi là “TRĂM SỰ NHỜ THẦY, NHỜ CÔ”, hoặc trao đổi qua điện thoại, qua sổ liên lạc là “ CHÚNG TÔI BẬN LẮM, TÙY THẦY, TÙY CÔ QUYẾT ĐỊNH THÔI”. Vậy thì thử hỏi nếu học sinh ở trường lớp không có ý thức tự quản, tự giác cao làm sao các em có thể đáp ứng được lòng mong mỏi của bố mẹ, của thầy cô và của xã hội được. Bên cạnh đó, một thực tế khác là sự hiểu biết của phụ huynh về tâm lý lứa tuổi vị thành niên là rất hạn chế, (thậm chí có phụ huynh là con số “0” nên bản thân họ hoặc là yêu cầu quá cao vượt khả năng thực tế ở con em mình, hoặc là quan tâm quá mức một cách thô bạo), vào nhiều lĩnh vực riêng tư của con cái hoặc có trường hợp lại chỉ hỏi thăm qua loa được chăng hay chớ, hoặc buông xuôi bất lực. Mặt khác theo xu thế của xã hội hiện nay, bản thân thế hệ trẻ nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng có tư chất thông minh hơn so với trước đây nhiều Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 6 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== năm, điều kiện để các em mở rộng nâng cao hiểu biết về mọi lĩnh vực đâu chỉ có ở nhà trường. Các em có nhất nhiều cơ hội để mở mang tri thức, mở rộng các mối quan hệ của mình bằng nhiều cách khác nhau, đâu phải chỉ có ở nhà, ở trường, ở bạn bè, ở xã hội, trong đó đặc biệt là con đường truy cập mạng internet Tuy vậy để phân biệt được đúng sai, tốt xấu, dở dang, điều được phép, điều phải cấm kỵ ở tuổi các em thì lại không được hướng dẫn một cách tỉ mỉ chu đáo. Vì tất cả mọi sự lúc ấy ở các em chỉ là hoặc là độc lập tác chiến theo theo cảm tính cá nhân, hoặc bị bạn bè lôi kéo mà các em a dua theo. Vì thế, tôi thấy rằng trong khoảng thời gian ngồi ghế nhà trường, người thầy phải có phương pháp xây dựng cho học sinh một nề nếp sinh hoạt hợp lí, cách suy nghĩ thật trong sáng, lành mạnh, có ý thức tự giác thật cao để các em biết chủ động vận dụng ở mọi lúc, mọi nơi. Cho nên để xây dựng được nề nếp tốt này thì chẳng ai khác chính là các thầy cô giáo trong nhà trường mà trách nhiệm đó trước hết thuộc về giáo viên chủ nhiệm lớp. Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 7 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== III. Những biện pháp thực hiện Khi nhận được sự phân công phụ trách lớp của ban giám hiệu nhà trường, của tổ chủ nhiệm, tôi lần lượt làm các công việc sau: 1. Yêu cầu đầu tiên vào nhận chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải mang một tâm trạng vui vẻ cho học sinh. Làm quen với các em , tìm hiểu kỹ về tình hình lớp, về hoàn cảnh cụ thể của từng em từ những năm trước qua chính học sinh, qua các giáo viên chủ nhiệm lớp những năm trước và giáo viên bộ môn. Cố gắng hình thành ở các em một thói quen mỗi khi gặp thầy cô chủ nhiệm là các em có những niềm vui, có những tâm tư mình đang chờ được gặp để trao đổi, tâm sự hoặc kiến nghị đề xuất, hoặc ít nhất qua cô thầy chủ nhiệm cũng nhận được lời tư vấn chỉ cho mình nên làm gì và nên như thế nào cho thời gian, cho công việc, cho các mối quan hệ tiếp theo. 2. Trao đổi tâm tình với học sinh, nói rõ cho các em biết mong ước, dự định của mình trong việc xây dựng kế hoạch lớp trong năm học. Từ đó các em sẽ cùng có một mục tiêu, hòa cùng tập thể đồng tâm hợp ý cùng nhau phấn đấu và rèn luyện. 3. Thống nhất với các em học sinh cách thức làm việc của mình (vì có thể mỗi giáo viên sẽ có một cách làm việc khác nhau) và đã đề ra biện pháp gì thì cố gắng thực hiện bằng được, không nên “chỉ phát mà không động” theo kiều đánh trống bỏ dùi sẽ làm mất niềm tin với học sinh và người giáo viên sẽ bị mất uy tín trước học sinh. Điều quan trọng với một giáo viên chủ nhiệm là phải kiên trì, không nản lòng. Vì như đã nói ở trên sản phẩm của giáo dục là sản phẩm “ẩn”, không thể trông thấy, đánh giá được kết quả ngay lập tức mà có khi là rất lâu sau mới thấy được kết quả. Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 8 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== 4. Cùng với ban cán sự lớp, cán bộ chi hội và tập thể lớp bàn bạc, thống nhất các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, của chi hội trong năm học. Giáo viên không nên áp đặt mà phải để cho các em hoàn toàn tự do, dân chủ bàn bạc, phát huy và có được những ý kiến đóng góp có lợi cho tập thể và biện pháp vì tập thể, trong đó phải có sự nhất trí cao của cả lớp. 5. Tự cá nhân học sinh đăng ký thi đua, danh hiệu đạt được trong năm học, đưa ra các biện pháp thực hiện phù hợp với chính mình, tất nhiên đăng ký trên cơ sở phải đật được mục tiêu phấn đấu của lớp, của tổ mà tập thể các em đã được cùng nhau bàn bạc trước đó. 6. Trên cở sở học sinh đã tự chủ động đăng kí các mục tiêu phấn đấu của mình, giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch thi đua cho cả năm học, cho từng giai đoạn thi đua, thông báo tới học sinh và phụ huynh, Động viên từng tổ, từng cá nhân tự đăng kí chỉ tiêu thi đua, chú ý đặc biệt với đối tượng học sinh giỏi, học sinh kém và học sinh cá biệt về đạo đức. Trong quá trình thực hiện, Giáo vên chủ nhệm và cán bộ lớp sẽ thường xuyên kiểm tra, rà soát chỉ tiêu, nếu cá nhân, hoặc tập thể nào đi chệc hương, có biện pháp chấn chỉnh khịp thời ngay. Nếu không kế hoạch vạch ra sẽ “đứng trước nguy cơ phá sản”. 7. Nhất thiết yêu cầu phụ huynh học sinh phải tạo điều kiện quan tâm tới việc học tập của con cái bằng cách: lập góc học tập đúng khoa học, có thời gian biểu, thời khóa biểu. mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập tối thiểu cho con, bao bọc, dán nhãn ngay từ đầu năm học. Đăng ký thời gian học ở nhà (ít nhất là hai tiếng trở lên mỗi ngày), yêu cầu phụ huynh luôn quan tâm, quản lý chặt chẽ giờ giấc các buổi học ngoài giờ học chính khóa trong ngày, lên thời khóa biểu dán ở góc học tập. Tất cả các biểu hiện bất thường về thời gian biểu học tập ở lớp, về các Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 9 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== hành vi ứng xử của học sinh, về kết quả phấn đấu và rèn luyện…. đều cần được thông báo kịp thời đến phụ huynh học sinh. 8. Vào năm học, giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp, cán bộ chi đội sẽ lên kế hoạch tổ chức kiểm tra dưới các hình thức khác nhau một cách thường xuyên hoặc đột xuất. 9. Bàn bạc để đi đến thống nhất với học sinh thang điểm thi đua của năm học (xem bản đánh giá thi đua phần dưới) lập sổ theo dõi thi đua của tổ, do tổ trưởng, tổ phó theo dõi các tổ, cuối tuần có cộng điểm nhận xét đánh giá, công khai phê bình, khen thưởng kịp thời. Danh sách khen chê được thông báo công khai trên bảng thi đua của lớp. 10. Lập SỔ THEO DÕI THÔNG TIN HAI CHIỀU đối với tất cả học sinh trong lớp nhằm thông báo một cách thường xuyên liên tục các quá tình học tập, phấn đấu của học sinh ở lớp hàng tuần, cuối tuấn cán bộ lớp, cán bộ tổ họp, tổng kết, nhận xét đánh giá, ghi kết quả thi đua của các thành viên trong tổ vào sổ thông tin hai chiều này. Giờ sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm sẽ kí, nhận xét và có những yêu cầu cụ thể với những học sinh vi phạm nhiều khuyết điểm, kết quả thi đua thấp.Tất cả các sổ theo dõi cá nhân đều được gửi về cho gia đình, nhất thiết cha mẹ các em phải có chữ kí xác nhận, và đề xuất biện pháp giáo dục con em mình trong tuần tiếp theo. Nếu gia đình nào không kí, hoặc chỉ làm qua loa cho có, hoặc không đúng với chữ kí mẫu mà giáo viên đã lấy vào buổi họp phụ huynh đầu năm, thì giáo viên sẽ lại tiếp tục có ý kiến với phụ huynh. Như vậy Phụ huynh sẽ thường xuyên nắm được các thông tin của con em hơn, qua đó giáo viên cũng nắm được thông tin ngược từ phía gia đình học sinh. ( Nếu dùng sổ liên lạc sẽ khó thực hiện được thường xuyên liên tục) Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 10 [...]...Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== 11 Nếu có học sinh vi phạm khuyết điểm; hoặc tái phạm khuyết điểm nhiều lần phải thông báo kịp thời cho gia đình phụ huynh học sinh bằng cách hoặc giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đến nhà; hoặc mời phụ huynh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm để cùng trao... giấy khen của các cấp trong các đợt thi đua và quí giá nhất là những lời khen ngợi và sự tin tưởng lâu dài của phụ huynh học sinh khi con em của họ học trong lớp do tôi làm công tác chủ nhiệm Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 21 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== IV Bài học kinh nghiệm:... Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 16 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== Để lớp đi vào kỉ cương, có thói quen thực hiện nề nếp giáo viên chủ nhiệm phải vất vả, sát sao trong công tác chỉ đạo và cùng làm gương chấp hành kỷ luật nghiêm túc (vì với mỗi học sinh, đó là cách làm gương... 16.Còn một điểm khác vô cùng quan trọng mà giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng là phải hết sức chú ý gương mẫu về mặt sinh hoạt, tác phong, y phục, lời ăn, tiếng nói của mình Phải luôn tâm niệm một điều Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 24 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS ===============================================... tận dụng và sử dụng tiết sinh hoạt tiết Sinh hoạt lớp, xây dựng nội dung sinh hoạt cụ thể, bổ ích phù hợp với các em Huy động được đến mức Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 23 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của học sinh có tâm lí chờ đón hoạt... tham gia vào hoạt động của lớp nhất là các hoạt động giáo dục đạo đức và các hoạt động tập thể Thông qua các em học sinh có thể Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 13 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== vận động phụ huynh cùng tham gia các hoạt động cao trào của lớp, của trường Đây sẽ là... đạo đức vẫn còn học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến Còn hiện tượng học sinh chấp hành kỳ luật chung lỏng lẻo gây ảnh hưởng đến thi đua chung của lớp Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 18 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== Nhưng với tinh thần trách nhiệm, lương tâm người thầy, với... làm việc của cô đã để lại cho em nhều ấn tượng, nhiều kinh nghiệm quí báu để chúng em thực hành trong cuộc sống… Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 20 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== Kết quả cụ thể như sau: Qua theo dõi và ghi nhận được kết quả của nhều năm làm công tác chủ nhiệm. .. nề nếp của lớp đi lên rõ rệt cả về mặt phong trào lẫn chất lượng, được giáo viên bộ môn và phụ huynh rất hài lòng và đánh giá rất cao Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 17 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== IV Kết quả thực hiện 1 Kết quả giai đoạn đầu (khi mới nhận lớp) - Mọi nề nếp. .. khi được hưởng những giờ phút đằm thắm trong thế giới hồn nhiên trong sáng của các em, về mặt nghiệp vụ sẽ ghi nhận những thành công nho nhỏ và nhất là những vấp váp của mình do đó có điều kiện rút ra những kinh nghiệm kịp thời Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 22 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== . 3 / 2008 9 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== hành vi ứng xử của học sinh, về kết quả phấn. Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 1 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== tự trau dồi ,. muốn con em của mình học thêm các lớp Trần Thụy Phương – Trường THCS PHÚC ĐỒNG – 3 / 2008 5 Đề tài: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS =============================================== học

Ngày đăng: 14/07/2014, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w