Tập điều khiển bàn tay pdf

5 217 0
Tập điều khiển bàn tay pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tập điều khiển bàn tay Em bé của bạn khi sinh ra đã có sẵn phản xạ nắm và bé nắm bất cứ vật gì khi được đặt vào lòng bàn tay mình - như ngón tay của bạn chẳng hạn - và không buông ra; sức nắm chặt đến độ em bé có thể chịu được trọng lực của chính cơ thể mình khi bạn nhấc bé lên (tuy nhiên bạn chớ bao giờ thử làm như vậy). Khi không nắm gì trong tay, hai bàn tay của bé sẽ nắm chặt lại thành hai nắm đấm, mặc dù bé thường xòe ra nắm vào khi khóc, và theo bản năng bé sẽ xòe tay ra khi giật mình. Phản xạ nắm tay này thường biến mất trước khi em bé có thể tập lựa chọn một đồ vật, với và nhặt chúng lên bằng ngón cái và ngón trỏ - là kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng bàn tay. Đa số các em bé sẽ phát triển kiểu nắm "kẹp" thành thục khi được 1 tuổi. Lúc mới sinh: Khi mới sinh em bé của bạn đã có khả năng nắm và giữ chặt một đồ vật trong tay. Phản xạ này mạnh đến độ nó cho em bé chịu được trọng lượng của chính mình. 2 tháng: Em bé trở nên chú ý đến bàn tay mình và phản xạ nắm tay gần như đã biến mất. Hai bàn tay của bé giờ đây thường xòe ra hơn. 5 tháng: Em bé háo hức nắm những đồ vật bằng cả bàn tay của mình. Cháu sẽ nắm chân của chính mình hoặc một đồ chơi mềm mại và đưa những thứ đó vào miệng để mút. 6 tháng: Em bé cầm được bình sữa hay tách, và cháu có thể cầm được một đồ vật người ta đưa cho bằng cả hai tay. Khuyến khích các kỹ năng Ngay những hoạt động đơn giản nhất cũng có thể làm tăng sự tự tin và cảm giác thành công của em bé. Cháu muốn được bạn chú ý đến và hiểu rõ giá trị công việc nặng nhọc của cháu, và chắc chắn rằng bạn cũng rất thích thú khi quan sát sự lanh lợi và tính tự lập ngày càng gia tăng của cháu. 0 - 6 tuần: Phản xạ nắm tay theo bản năng của bé biến mất trước khi bé có thể học cách dùng bàn tay để cầm nắm các đồ vật. Bạn hãy thử nghiệm phản xạ này bằng cách để cháu nắm các ngón tay của bạn và xem bạn có thể kéo cháu lên rời khỏi tấm nệm bao xa. Hãy khuyến khích cháu xòe các ngón tay ra bằng cách nhẹ nhàng duỗi từng ngón mỗi lần khi bạn chơi những trò chơi như trò chơi "chú lợn con". 6 tuần: Hai bàn tay của em bé bắt đầu xòe ra và cháu hay để ý tới chúng. Hãy giúp cháu chú ý tới bàn tay bằng cách làm nhột gan bàn tay và đầu các ngón tay bằng những vật liệu có kết cấu khác nhau: mềm, có lông, nhẵn, hay có gợn như vải nhung. Một động tác thoa nắn hay chà nhẹ vào gan bàn tay sẽ khuyến khích cháu xòe tay ra. 2 tháng: Giờ đây bàn tay của em bé thường mở ra hơn, vì vậy bạn hãy tiếp tục cho cháu nhiều khích thích xúc giác bằng cách cho cháu cầm những vật có kết cấu khác nhau. Hãy đặt mỗi đồ vật ngang qua gan bàn tay, theo đường chỉ tay nằm ngang, để cháu có thể nắm trọn đồ vật bằng cả bàn tay. 3 tháng: Em bé dùng bàn tay xòe rộng ra để nắm và tập với đồ vật tuy chưa chính xác. Hãy khuyến khích cháu tập nắm bằng cách cho cháu đồ để nắm. Bạn hãy đặt một cái lục lạc vào tay cháu và lắc nó vài lần - cháu sẽ bị thu hút bởi cả cảm giác xúc giác lẫn âm thanh. Hãy treo một món đồ chơi chuyển động bên trên giường cháu cho cháu nhìn và giăng ngang xe đẩy của cháu những đồ chơi bằng xâu chuỗi nhựa cho cháu đập chơi (nhưng phải đảm bảo là các đồ chơi này an toàn). 4 tháng: Khi em bé của bạn bắt đầu kiểm soát được các động tác bàn tay và cánh tay của mình, cháu sẽ chìa ra kiếm đồ vật với độ chính xác ngày một gia tăng. Hãy khuyến khích cháu bằng cách đưa ra những đồ vật gây chú ý trong khi cháu đang ngồi thẳng hay đang nằm. Cháu cũng còn khuynh hướng cố gắng quá mức khi muốn với một cái gì nên bạn cần giúp cháu nắm được đồ vật. 5 tháng: Em bé sẽ vớ lấy mọi thứ gì ở trong tầm tay và cháu sẽ đặc biệt thích vò nát giấy, nên bạn hãy đưa giấy mềm cho cháu chơi. Cháu sẽ thích bạn chơi với hai bàn chân của cháu vì cháu có thể nhìn thấy chúng, vậy bạn hãy chơi trò "chú heo con" với các ngón chân cháu. Hãy chơi những trò chơi cho và lấy đi để khuyến khích cháu xòe ngón tay ra để buông đồ vật. Cháu sẽ với lấy bình sữa để thử tự mình bú lấy một mình. 6 tháng: Các động tác ngón tay của cháu trở nên ngày một chính xác hơn. Bạn có thể cho cháu cầm bình sữa của mình bằng hai tay và cho cháu nhiều thức ăn được cắt nhỏ cho dễ cầm và tự ăn lấy một mình. Bạn có thể chỉ cho cháu cách tự xúc ăn bằng muỗng và cách chuyển một đồ vật từ tay này qua tay kia. Ngay khi làm được thành thạo điều đó rồi, cháu sẽ vui vẻ bắt đầu tập luyện kỹ năng cầm rồi thả và ném mọi thứ xuống sàn. Tự ăn một mình: Khi được 6 tháng, khả năng phối hợp động tác bàn tay và mắt của cháu đủ tốt để tự cầm những thức ăn để nhón ăn, cháu bắt đầu tự ăn được một mình dù chưa được chính xác lắm trong việc đưa thức ăn vào trong miệng. Bàn tay em bé Thoạt tiên em bé của bạn ít chú ý tới bàn tay của mình, nhưng khi cháu nhận thức được rõ hơn về cơ thể của mình, cháu sẽ thích sử dụng hai bàn tay của mình nhiều hơn. Khi cháu vung vẩy hai tay, bàn tay cháu sẽ tình cờ chạm mặt và cháu sẽ đưa tay vào miệng để mút. Khi được hai đến ba tháng tuổi, cháu sẽ bắt đầu thích thú với những cử động của các ngón tay và sẽ quan sát chúng thật lâu. Vào lối bốn tháng tuổi cháu sẽ vớ lấy những đồ vật đưa vào miệng "thử nghiệm". Đến lúc 6 tháng tuổi cháu sẽ khéo léo hơn khi sử dụng các kỹ năng bằng tay và cảm nhận mọi vật bằng ngón tay cũng như bằng miệng. . Tập điều khiển bàn tay Em bé của bạn khi sinh ra đã có sẵn phản xạ nắm và bé nắm bất cứ vật gì khi được đặt vào lòng bàn tay mình - như ngón tay của bạn chẳng hạn -. mỗi đồ vật ngang qua gan bàn tay, theo đường chỉ tay nằm ngang, để cháu có thể nắm trọn đồ vật bằng cả bàn tay. 3 tháng: Em bé dùng bàn tay xòe rộng ra để nắm và tập với đồ vật tuy chưa. vật trong tay. Phản xạ này mạnh đến độ nó cho em bé chịu được trọng lượng của chính mình. 2 tháng: Em bé trở nên chú ý đến bàn tay mình và phản xạ nắm tay gần như đã biến mất. Hai bàn tay của

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan