ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO CÁC HƯỚNG SAU 1 .Đổi mới cách xác định mục tiêu học tập . Khi thiết kế bài học, điều quan trọng trước tiên là phải xác định đúng mục tiêu bài học.Cần thay thói quen viết mục tiêu giảng dạy (cho thầy) bằng viết mục tiêu học tập (cho trò). Khi xác định mục tiêu học tập , GV phải hình dung sau khi học song bài đó, HS phải có được những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. Mục tiêu đề ra là cho HS, HS phải nắm vững trước khi bước vào bài học, để thực hiện, thông qua các HĐ học tập tích cực. Trong PPDH tích cực, người ta không chỉ quan tâm đến yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện theo các kiến thức theo SGK, lặp lại đúng và thành thạo các kĩ năng đã được tập dượt trong các tiết học mà còn đặc biệt chú ý năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng và phẩm chất tư duy phù hợp với nội dung bài học (phân tích , tổng hợp, xác lập quan hệ giữa các sự kiện, nêu giả thuyết,…) chú ý các kĩ năng học tập, phát triển năng lực tự học.GV phải luôn luôn có ý thức nêu rõ yêu cầu, mức độ hợp lí giữa kiến thức và kĩ năng, giữa phương pháp suy nghĩ, hành động và tự học. Khi xác định mục tiêu học tập, GV lấy trình độ HS chung của cả lớp làm căn cứ nhưng phải hình dung thêm yêu cầu phân hoá đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi HS được làm việc với sự nổ lực trí tuệ vừa sức mình. Xác định mục tiêu học tập càng cụ thể, càng sát hợp với yêu cầu của chương trình, với hoàn cảnh điều kiện dạy và học thì càng tốt. Mục tiêu được xác định như vậy sẽ là căn cứ để thầy đánh giá kết quả và điều chỉnh HĐ dạy, để trò tự đánh giá và điều chỉnh HĐ học, từng bước thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạt mục đích dạy học một cách vững chắc. 2.Dự kiến và thiết kế các hoạt động học tập. Trọng tâm của bài soạn là dự kiến các HĐ học tập của HS trong tiết học. Mỗi HĐ học tập là một tình huống gợi động cơ học tập. Một HĐ học tập thường gồm nhiều HĐ thành phần với mục đích chung của cả HĐ học tập cũng được thực hiện. GV cần hình dung cách tổ chức HĐ học tập của HS như thế nào( giao bài tập cho cá nhân hay theo nhóm, giải bài toán gắn với thực tế hay hướng dẫn HS suy luận từng bước dẫn đến chứng minh,…).GV phải suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến các HĐ đề ra cho HS, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để đảm bảo thời gian. Về mặt kĩ thuật, cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi. Với mỗi HĐ cần có một số câu hỏi then chốt, nhằm vào những mục đích nhận thức xác định, nhất là ở những phần trọng tâm, trên cơ sở đó khi lên lớp sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ, tùy theo diễn biến của lớp học.Tránh khuynh hướng hình thức (đặt câu hỏi ở chỗ dễ hỏi chứ không phải là ở chỗ cần hỏi), câu hỏi phải có yêu cầu cao về nhận thức. Để tổ chức các HĐ học tập của HS, người ta thường dùng các phiếu học tập. Mỗi phiếu học tập ứng với một hoạt động học tập hoặc một học tập thành phần. Mỗi phiếu học tập là một tờ giấy rời, ghi rõ công việc của HS cần phải hoàn thành theo trình tự quy định, trong một thời gian quy định. Qua công tác độc lập với các phiếu học tập , HS tạo ra được sản phẩm (đi tới một kiến thức mới, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy,…). 3.Lựa chọn PPDH thích hợp. Cần chọn PPDH sao cho: - Có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học. - Tương thích với nội dung. - Phát huy được hứng thú, thói quen, kinh nghiệm của HS. - Phù hợp với năng lực, điều kiện, thế mạnh,…của GV. - Phù hợp với điều kiện dạy học. 4.Thực hiện nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá mới. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải được xác định từ đầu năm học, đầu học kì.Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần chương trình, …)cần được tính đến ngày từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp HS và GV nắm được những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh HĐ dạy và học. Nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và pp, không phải chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức và kĩ năng. Cần khắc phục thói quen khá phổ biến là trong khi chấm bài kiểm tra GV chỉ chú trọng việc cho điểm, ít có những lời phê nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của HS khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau kiểm tra nhằm điều chỉnh HĐ dạy và học, bổ sung những lỗ hổng trong kiến thức của HS, giúp đỡ riêng đối với HS kém, bồi dưỡng HS giỏi. Mặt khác cần có biện pháp hướng dẫn HS biết cách tự đánh giá, có thói quen đánh giá lẫn nhau. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống, GV cần tìm hiểu, áp dụng thử và phát triển các pp trắc nghiệm khách quan (câu đúng-sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền, câu hỏi trả lời ngắn,…), nhận rõ những ưu điểm, nhược điểm của PP này,sử dụng phối hợp, hợp lí với với các pp kiểm tra truyền thống. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là kiểm tra, đánh giá trong toàn bộ quá trình dạy học .Kiểm tra đầu giờ học, không chỉ với mục đích cho điểm vào sổ mà trọng tâm là: kiểm tra đầu vào đã tương xứng nhiệm vụ nhận thức mới hay chưa ?, nếu khéo léo qua đó GV có thể gợi động cơ ban đầu, kích hoạt vùng phát triển gần nhất của HS, Kiểm tra trong giờ học và cuối giờ, nhằm củng cố, khắc sâu, gợi động cơ trung gian,…Kiểm tra sau khi học, cuối nội dung, cuối chương, cuối kì, gợi động cơ kết thúc…Hình thức có thể là TNKQ (30%) hoặc TL(70%). Khi thiết kế bài học cũng như khi dự giờ đánh giá bài dạy của đồng nghiệp, dựa trên các nội dung trên ta có thể đánh giá về bài học , giờ học đó đã thực hiện đổi mới PPDH hay chưa. Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp. Long hòa, ngày 25 tháng 10 năm 2009 TỔ TOÁN LÍ HUỲNH THÀNH CÔNG . ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO CÁC HƯỚNG SAU 1 .Đổi mới cách xác định mục tiêu học tập . Khi thiết kế bài học, điều. giá về bài học , giờ học đó đã thực hiện đổi mới PPDH hay chưa. Rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp. Long hòa, ngày 25 tháng 10 năm 2009 TỔ TOÁN LÍ HUỲNH THÀNH CÔNG . HS tạo ra được sản phẩm (đi tới một kiến thức mới, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy,…). 3.Lựa chọn PPDH thích hợp. Cần chọn PPDH sao cho: - Có khả năng cao nhất đối với việc