1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cây thiên lý và trái thơm: Thực phẩm thành dược phẩm docx

6 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 268,43 KB

Nội dung

Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A caroten,

Trang 1

Cây thiên lý và trái thơm: Thực phẩm thành dược phẩm

Cây thiên lý chữa chứng mất ngủ

Thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương Là một loại cây dây leo tự quấn Thân dài 1 - 10m, màu lục ánh vàng, khi non có lông tơ, những đoạn thân của năm trước màu xám nhạt, không có lông, thông thường có các mấu xốp nhỏ thưa thớt Cuống lá dài 1,5 - 5cm; phiến lá hình trứng, phần gốc lá hình tim với các lõm gian thùy hẹp, nhọn mũi Xim hoa kiểu tán (mọc thành chùm), chứa 15-30 hoa; cuống hoa 0,5-1,5 cm, có lông măng Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 Bộ phận làm thuốc là rễ, lá và hoa thiên lý

Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính

Trang 2

chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu chữa lòi dom, đinh nhọt, trị giun kim

Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2,

PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy thiên lý vừa là thức ăn và thuốc bổ dưỡng giúp trẻ mau lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt vừa tăng sức đề kháng cho người sử dụng Chất kẽm còn có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng thiên lý:

Chữa đái buốt:

Lấy rễ cây thiên lý từ 10 - 20g, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày Uống trong

5 ngày

Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g, giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt,

ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi

Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu

quả Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng

Trang 3

25g Ba thứ rửa sạch, sao khô, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày chia làm 3

lần, uống liên tiếp trong 3 ngày

Chữa mất ngủ:

Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày Dùng liên tục trong một tuần

Phòng rôm sảy ngày hè:

Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn Với trẻ có thể xay lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm

Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với

thịt bò ăn sẽ có tác dụng

Lưu ý: Do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các

thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể

Trái thơm nhiều công dụng quý!

Trái thơm (dứa, khóm…) có tên gọi khoa học Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), được trồng khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới Trái thưom có nhiều công dụng trong chữa bệnh…

Trang 4

Thơm chữa viêm gân, lợi tiêu hóa

Thơm chứa nhiều nước và các chất protit, gluxit, canxi, sắt, vitamin C, photpho… Thơm còn có các sinh tố A, B1, B2, C, P, PP, E Đặc biệt trong nước dứa có men (enzyme) mang tên Bromelin và ở vỏ nhiều hơn quả Men này có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và tổn thương trong thể thao Tại các nước Anh, Pháp, Đức, Bromelin đã được cho vào các viên thuốc phân hủy Fibrin chống viêm nhiễm sau chấn thương Bromelin bôi lên vết thương làm tiêu tổ chức chết, chống tụ huyết, giảm phù nề, mau lành sẹo Bromelin còn được phối hợp với các thuốc khác như kháng sinh để giúp tăng tác dụng trong điều trị viêm nhiễm bộ máy hô hấp, hen phế quản Trong một số phẫu thuật của nha khoa, người ta dùng Bromelin để tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề bằng cách mỗi ngày uống một cốc nước thơm ép (1 quả) liền trong 15 ngày

Bromelin là một loại enzyme thủy phân protein thành các acid amin nên có tác dụng tốt trong tiêu hóa các chất thịt Một số thuốc chữa bệnh dạ dày có chứa Bromelin Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với trái thơm hoặc xào cùng thịt thì thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của thơm có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị

tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới

Trang 5

20% tử vong Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu

Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết)

Và một số bệnh khác

Thơm được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ

- Viêm thận: trái thơm 60g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày

- Viêm phế quản: trái thơm 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống

- Sỏi thận: 1 trái thơm chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng

ngón tay cho vào khoảng 7 - 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại Đem trái thơm đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống Mỗi ngày 1 trái

Thơm còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai Cách dùng là ăn trái, uống nước ép trái thơm, hoặc nấu canh, xào với các món ăn

Trang 6

Trái thơm thích hợp hơn cho người trẻ khỏe và có thể hiện các chứng táo chướng

do nhiệt Ngược lại không dùng cho trường hợp do hư hàn thấp Dân gian có câu nói: “Trái thơm ngon miệng, nhưng mệt bụng” Nghĩa là nếu bộ phận tiêu hóa có

hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng Không nên ăn nhiều một lúc gây rát lưỡi, nên ăn lúc no để tránh cồn ruột

Say thơm (ngộ độc dứa), theo nhiều tác giả thì thủ phạm gây độc là do nấm độc Candida tropicalis thường có trên mặt đất ẩm Nếu trái thơm bị dập nát thì nấm thâm nhập cả vào bên trong Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút

- 1 giờ ăn thơm Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,

hạ huyết áp, khó thở Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2 - 3 giờ Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch Trường hợp nặng phải đi bệnh viện truyền dịch chống sốc Theo kinh nghiệm dân gian khi chớm bị dị ứng thì phải tránh nước, gió lạnh mà phải ủ ấm và lấy khăn vải hơ nóng mà chườm lên chỗ mẩn ngứa, đồng thời cho uống nước sắc gồm vỏ trái thơm 100g với 20g cam thảo hoặc mộc nhĩ trong 3 bát nước (600ml) còn 1 bát (200ml)

Để phòng say thơm, ta chỉ ăn trái tươi, còn nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối Gọt mắt sâu cho hết và ăn ngay

BS PHÓ THUẦN HƯƠNG

Ngày đăng: 12/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w