Vận dụng các lý thuyết dạy học nhằm cải tiến việc dạy học hóa học Các lý thuyết học tập: + Thuyết hành vi + Thuyết nhận thức + Thuyết kiến tạo I.Thuyết hành vi I.1.Cơ sở lí thuyết
Trang 1Vận dụng các lý thuyết dạy học nhằm
cải tiến việc dạy học hóa học
Các lý thuyết học tập:
+ Thuyết hành vi
+ Thuyết nhận thức
+ Thuyết kiến tạo
I.Thuyết hành vi
I.1.Cơ sở lí thuyết
-Cơ chế của quá trình học tập: Học tập là quá trình thay đổi hành vi
-Mô hình học tập theo thuyết hành vi:
Thông tin đầu vào → HS → GV kiểm tra kết quả đầu ra
Trang 2-Đặc điểm chung của cơ chế học tập theo thuyết hành vi:
+ Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát được
+ Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể với trình tự được quy định sẵn Những hành vi phức tạp được xây dựng thông qua sự kết hợp các bước học tập đơn giản
+ GV hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức là sắp xếp việc học tập sao cho người học đạt được những hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực tiếp (khen thưởng và công nhận)
+GV thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập
và điều chỉnh kịp thời những sai lầm
-Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt trong dạy học chương trình hóa, dạy học bằng máy vi tính, trong dạy học thong báo tri thức và huấn luyện thao tác Trong đó nguyên tắc quan trọng là phân chia nội dung học tập thành những đơn vị kiến thức nhỏ, tổ chức cho học lĩnh hội tri thức, kĩ năng theo một trình tự và thường xuyên kiểm tra kết quả đầu ra
để điều chỉnh quá trình học tập
I.2.Ví dụ minh họa
-Khi dạy về phần “Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng
electron”
-Giáo viên chia việc “cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron” thành nhiều bước sau đó yêu cầu học sinh làm từng bước nhỏ rồi tổng hợp các bước nhỏ lại để cân bằng được một phản ứng oxi hóa khử
-Cụ thể:
Trang 3Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất tham gia và chất sản phẩm của nhiều phương trình phản ứng oxi hóa khử khác nhau để học sinh thành thạo việc xác định số oxi hóa
Nếu học sinh xác định sai giáo viên có thể gợi ý điều chỉnh lại cho đúng
Bước 2: Xác định vai trò của các chất trong phương trình (đâu là chất khử đâu là chất oxi hóa) để học sinh có thể viết đúng được các quá trình oxi hóa và quá trình khử
( Cho học sinh làm với nhiều phương trình khác nhau)
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách thăng bằng electron
(Cho học sinh làm với nhiều cặp quá trình khác nhau)
Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách điền hệ số
-Cứ cho học sinh tiến hành thành thạo nhiều bước nhỏ đó để học sinh nắm được các bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử, từ đó học sinh biết cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron
II Thuyết nhận thức
II.1.Cơ sở lí thuyết
- Cơ chế của quá trình học tập: Thuyết nhận thức coi học tập là quá trình xử lí thông tin -Mô hình học tập theo thuyết nhận thức
Thông tin đầu vào ® HS (quá trình nhận thức, giải quyết vấn đề )® Kết quả đầu ra
-Đặc điểm cơ bản của học tập theo quan điểm của thuyết nhận thức là:
Trang 4+ Mục đích của việc dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới thực (kiến thức khách quan) Vì vậy, để đạt được mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập
mà cả quá trình học tập và quá trình tư duy là đều quan trọng
+ Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư duy, học sinh cần được tạo cơ hội hoạt động và tư duy tích cực + Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy
+ Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh
+Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội
+ Cần có sự kết hợp thích hợp những nội dung do giáo viên truyền đạt và những nhiệm
vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của học sinh
-Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học Các phương pháp, quan điểm dạy học được đặc biệt chú ý là dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành động, dạy học khám phá, dạy học theo nhóm
II.2.Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi dạy bài oxi SGK 10
-Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời thành phần chính của không khí (bao gồm những khí nào? Chiếm % là bao nhiêu)
- Từ việc học sinh trả lời được thành phần chính của không khí là N2 (»78%) và O2 (» 20%), học sinh có thể nêu được một số tính chất vật lý cơ bản của oxi từ đó suy ra được ứng dụng và phương pháp thu khí oxi khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Ví dụ 2:
Trang 5-Khi dạy phần đồng phân SGK 11 GV có thể nêu chung chung về các loại đồng phân ( chẳng hạn có đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể, trong đồng phân cấu tạo lại có đồng phân mạch cacbon, đồng phân nhóm chức, đồng phân vị trí nhóm chức, còn trong đồng phân lập thể lại có đồng phân quang học và đồng phân hình học…)
-Nhưng khi dạy bài ancol phần đồng phân học sinh có thể tự suy luận để viết đúng và đủ các CTCT của chất có CTPT là C4H10O
Ví dụ 3:
Khi dạy về tính chất của muối sắt (III)
-Giáo viên sẽ đưa ra tình huống là khi cho các kim loại Zn, Mg, Fe, Cu tác dụng với dung dịch muối FeCl3 thì có bao nhiêu phản ứng xảy ra
-Học sinh suy nghĩ và đưa ra các đáp án khác nhau
-Giáo viên cho học sinh tự giải quyết vấn đề trên bằng cách tiến hành thí nghiệm để học sinh tự rút ra nhận xét, tự rút ra kết luận rồi từ đó lĩnh hội được kiến thức mới đó là Fe3+
có thể oxi hóa được cả kim loại Fe và Cu
III Thuyết kiến tạo
III.1.Cơ sở lí thuyết
-Cơ chế của quá trình học tập: Học tập là sự kiến tạo tri thức
-Trong mô hình học tập theo thuyết kiến tạo thì học sinh tự tìm hiểu kiến thức chứ không tham gia các chương trình dạy học được lập trình sẵn
-Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết kiến tạo:
+Tri thức được lĩnh hội trong học tập là một quá trình và sản phẩm kiến tạo theo từng cá nhân thong qua tương tác giữa người học và nội dung học tập
Trang 6+ Dạy học phải định hướng theo các lĩnh vực và vấn đề phức hợp gần với cuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể
+Việc học tập chỉ có thể thực hiện trong hoạt động tích cực của người học, vì chỉ từ những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức kĩ năng đã có
+Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, thong qua tương tác xã hội trong nhóm góp phần cho người học tự điều chỉnh sự học tập của bản thân
+ Học qua sai lầm là điều có ý nghĩa
+Nội dung học tập cần định hướng vào hứng thú người học vì có thể học hỏi dễ nhất từ những nội dung mà người ta thấy hứng thú hoặc có tính thách thức
+ Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức của việc dạy và học
Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý chí mà cả mặt tình cảm, thái độ, giao tiếp
+ Mục đích học tập là kiến tạo kiến thức của bản thân, nên khi đánh giá các kết quả học tập không định hướng theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức hợp
III.2.Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Khi học sinh đã học và đã biết được tính chất của một số chất mà nó được sử dụng làm thực phẩm trong gia đình ví dụ như dấm ăn, nước đường, nước muối, rượu, nước cất (đều
là những dung dịch không có màu), không được dùng cách ngửi và nếm thử làm sao có thể phân biệt được
Học sinh sẽ tự tìm tòi các cách làm khác nhau để tìm ra cách phân biệt
Trang 7Ví dụ 2:
-Khi học sinh học về các hợp chất cacbohidrat và tính chất của chúng yêu cầu học sinh nêu quá trình nấu rượu xuất phát từ nguồn nguyên liệu nào?
-Có thể thế nguồn nguyên liệu đó bằng các chất khác được không?
-Học sinh sẽ phải tự tìm hiểu thêm để biết được các nguồn nguyên liệu khác có thể sản xuất ra rượu
Ví dụ 3:
-Khi dạy về phần phân bón GV đặt ra tình huống: Nếu đi mua phân đạm về bón cho cây
mà ở cửa hàng có 2 loại, một loại chứa thành phần chính là KNO3, một loại chứa than thành phần chính là ure thì nên mua loại nào?
-HS sẽ phải vận dụng kiến thức về độ dinh dưỡng của phân đạm để lựa chọn
Ví dụ 4:
Khi dạy về phần phân loại các phản ứng trong hóa học vô cơ GV có thể đưa ra các phản ứng thuộc các loại khác nhau, yêu cầu học sinh lấy các ví dụ tương tự rồi từ đó đi đến kết luậnvề sự phân loại và khái niệm của các loại phản ứng trong hóa học vô cơ