GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 19

5 375 0
GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Chuẩn bị: Bảng phụ - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Nêu khái quát hiểu biết của em về thể thơ 8 chữ đã học ở bài 11 (tiết 54, ghi nhớ SGK/150) ? Tìm ví dụ về các bài thơ 8 chữ mà em biết. Kể ra. - Bài mới: HĐ1: Mỗi nhóm trình bày 1 bài (đoạn, khổ) thơ 8 chữ đã sưu tầm được (dùng bảng phụ). - Nhận xét về số chữ trong câu, số câu trong đoạn, bài. - Cách gieo vần. - Cách ngắt nhịp. HĐ2: - Đại diện nhóm lên trình bày bài thơ tự làm (đã cho sẵn đề tài). - Lớp nhận xét, góp ý về nội dung, hình thức của bài thơ. - GV kết luận, ghi điểm. - Dặn dò: + Tìm đọc & sưu tầm thơ 8 chữ. + Nắm vững đặc điểm của thể thơ 8 chữ. + Xem trước bài: Phép phân tích & tổng hợp. 1 TUẦN 19 TUẦN 19 MTCĐ: - Hoạt động ngữ văn: nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ, bước đầu biết làm loại thơ này. - Biết rung cảm với những đứa trẻ đáng yêu sống thiếu tình thương & hiểu rõ tài kể chuyện của Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật “Thời thơ ấu”. - Qua giờ trả bài kiểm tra HKI, củng có & tích lũy thêm kinh nghiệm về việc làm bài theo hướng tích hợp & dạng đề bài mở, mở rộng kiến thức về cuộc sống xã hội & kỹ năng sống cho HS. TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (TIẾP) TIẾT 87-88 - Chuẩn bị: Chân dung nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: “Cố hương” (Lỗ Tấn) ? Tâm trạng nhân vật “tôi” trong hững ngày ở quê cũ như thế nào trước sự đổi thay của con người & cảnh vật. ? Ở đoạn văn cuối, tác giả đưa ra vấn đề gì, vì sao lại có suy nghĩ ấy. - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. + Đây là tiểu thuyết tự thuật, người kể là Gorki, xưng “tôi”, kể chuyện đời mình ở ngôi thứ I. Ông viết tác phẩm này vào những năm 1913-1914, lúc ông ngoìa 40 tuổi & kể lại đời mình từ năm lên 3-10 tuổi. Aliosa là tên gọi thân mật của ông lúc nhỏ. Trong đoạn trích là khoảng ông ở tuổi 9-10. + HS đọc chú thích dấu () & giải nghĩa từ. HĐ2: + Hướng dẫn đọc: chú ý ngôn ngữ nhân vật, giọng kể, trong sáng. + GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp. ? Câu hỏi 1 (SGK/233): Bố cục có 3 phần: tình bạn trong trắng, tình bạn bị cấm đoán, tình bạn vẫn tiếp diễn. Các yếu tố chính: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu ở phần đầu lại xuất hiện ở phần 3 tạo sự kết nối chặt chẽ & gây ấn tượng. ? Câu hỏi 2 (SGK/233): + Aliosa mất bố, mẹ lấy chồng khác, ở với ông bà ngoại. Ông hay đánh mắng cháu, bà hiền hậu luôn chăm sóc thương yêu cháu, xuất thân gia đình là dân thường. + Ba đứa trẻ con lão đại tá, mẹ mất, ở với bố & dì ghẻ, họ thuộc gia đình quan chức giàu sang, nhưng bố hay cấm đoán, đánh mắng con. + Bọn trẻ đều cùng hoàn cảnh là sống thiếu tình thương nên dễ kết thân, điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Gorki khiến mấy chục năm sau ông vẫn nhớ & kể lại hết sức xúc động. ? Câu hỏi 3 (SGK/233): + Trước khi quen thân, Aliosa nhận biết 3 đứa trẻ: cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, đội mũ như nhau, chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám & giống nhau đến nỗi chỉ có thể phân biệt theo tầm vóc + Khi nói về người mẹ đã mất & ở với mẹ khác: chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con  so sánh chính xác khiến ta liên tưởng cảnh lũ gà con sợ hãi khi nhìn thấy diều hâu, đồng thời toát lên sự đồng cảm của Aliosa với nỗi bất hạnh của các bạn. + Khi lão đại tá xuất hiện, quát mắng: tức thì mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi xe & đi vào nhà giống như những chú ngỗng ngoan ngoãn. Hình tượng so sánh chính xác, vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của bọn trẻ, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng luôn bị áp chế không dám kháng cự. I. ĐỌC-CHÚ THÍCH VB: + Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936), là nhà văn nổi tiếng của nước Nga. + Tác phẩm: trích chương 9, trong 13 chương của tác phẩm “Thời thơ ấu” (1913-1914). + Thể loại: tiểu thuyết tự thuật. + Giải từ: (SGK). II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN: 1. Bố cục: 3 phần - Tình bạn trong sáng. - Tình bạn bị cấm đoán. - Tình bạn vẫn tiếp diễn. 2. Hoàn cảnh của bọn trẻ: - Cùng thiếu tình thương của mẹ. - Cùng sống trong thế giới cổ tích, vô tư, trogn sáng của tuổi thơ.  Dễ kết thân. 3. Cảm nhận tinh tế của Aliosa: - Về ngoại hình của bạn. - Về cuộc sống bất hạnh, luôn bị áp chế của bạn.  Thông cảm với cuộc sống bất hạnh, thiếu tình thương của bạn. 2 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM VĂN BẢN: NHỮNG ĐỨA TRẺ (TRÍCH) - MÁC-XIM GO-RƠ-KI, NGA- TIẾT 89 + Tác giả còn kể ở phần cuối: “Tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về bố & về dì ghẻ.”, Aliosa lại thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của bạn. ? Câu hỏi 4 (SGK/233): + Chuyện đời thường & chuyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết dì ghẻ, lũ bạn vừa nhắc đến dì ghẻthì Aliosa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. + Qua chi tiết người mẹ thật: Aliosa tin rằng mẹ các bạn sẽ sống lại, sẽ trở về, cậu lại lạc vào thế giới cổ tích khi nghĩ cái chết của người mẹ là do phép thuật phù thủy. + Qua hình ảnh người bà nhân hậu: bà chảu Aliosa nhân hậu hay kể chuyện cổ tích cho cháu nghe rồi cậu kể lại cho các bạn. Đứa lớn trong bọn trẻ khái quát: tất cả các bà đều tốt, thì trước mắt chúng hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong cổ tích. Nhất là thằng lớn nhất thường nói: ngày trước, trước kia, đã có thời,…cứ như nó đã sống 100 năm. + Aliosa không nhắc tên bạn: tình bain của bọn trẻ mang ý nghĩa khái quát & đậm màu sắc cổ tích. HĐ3: Tổng kết. 4. Truyện đời thường & truyện cổ tích: - Nói về dì nghẻ: liên tưởng đến dì ghẻ độc ác trong cổ tích. - Nói về mẹ đã mất: tin rằng mẹ chết do phép phù thủy nên sẽ sống lại. - Nói về bà: các bà đều nhân hậu như trong cổ tích.  Truyện cổ tích & đời thường đan xen nhau rất hợp lý. GHI NHỚ : SGK / 234 - Dặn dò: + Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ. + Soạn bài: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm). + Tìm hiểu về các loại sách mà em nên đọc & không nên đọc, tại sao (làm theo nhóm). 3 - Chuẩn bị: Bài làm của HS, bài sửa. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định về: sĩ số, trật tự, tác phong, vệ sinh,…) - Bài mới: HĐ1: - Nhắc lại đề kiểm tra. - Nêu đáp án của Sở GD-ĐT: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 đ). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án 1 D B D A B A B B Đáp án 2 A D D B B A B D B. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1: (2đ) o Ăn đơm nói đặt : vu khống, đặt điều, bạ chuyện cho người khác. o Ăn ốc nói mò : nói không có căn cứ. o Ăn không nói có : vu khống, bịa đặt. o Cãi chày cãi cối : cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ gì cả. o Khua môi múa mép : nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương. o Nói dơi nói chuột : nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. o Hứa hươu hứa vượn : hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. o Tất cả các thành ngữ trên đều vi phạm phương châm về chất, đây là điều nên tránh trong giao tiếp. Câu 2: (6đ) a) Yêu cầu chung: o HS viết được một văn bản tự sự về một câu chuyện xảy ra trong giả định. o Ngoài việc nắm chắc lý thuyết về kiểu bài, HS cần có óc tưởng tượng tốt, biết hư cấu sự việc sao cho phù hợp với lôgich cuộc sống & có ý nghĩa. HS phải hóa thân vào một nhân vật đã luống tuổi (64-65 tuổi). Nhân vật sẽ phải bộc lộ cả chiều sâu suy ngẫm & cảm xúc về quê hương, về con người của quê hương. o Cần tôn trọng những sáng tạo, những nét riêng của HS trong suy nghĩ, cảm xúc, diễn đạt. b) Yêu cầu cụ thể: o Kể được cuộc gặp gỡ (có nhân vật, sự việc, cốt truyện, kết cấu hợp lý). o Vận dụng các yếu tố biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm khi tiến hành kể. c) Cách cho điểm: o Điểm 6: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. o Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. o Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. o Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. HĐ2: Nhận xét chung - Ưu điểm: + Đa số hiểu đề, nắm vững kiểu bài tự sự, bài làm đạt yêưu cầu. + Cấu trúc 3 phần rõ ràng, sự việc kể theo trình tự hợp lý. 4 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I TIẾT 90 + Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, có sáng tạo. + Chữ viết tốt, diễn đạt mạch lạc. - Hạn chế: + Còn một số HS hiểu sai đề, kể lại câu chuyện trong “Cố hương” của Lỗ Tấn, kể theo ngôi thứ III. + Còn hiện tượng kể suôn, thiếu yếu tố miêu tả nội tâm sâu sắc & nghị luận. + Tưởng tượng chưa hợp lý, trình tự diễn biến các sự việc quá đơn điệu, không thuyết phục. + Chưa biết nêu tình huống để bộc lộ nội tâm, chưa thể hiện được sự xúc động theo yêu cầu của đề bài. + Chữ viết kém, khó đọc, thiếu mạch lạc. HĐ3: Chữa lỗi cụ thể - Thắt biếm tóc (thắt bím tóc). - Để chổm (để chỏm). - Nơi chôn nhau cắt rún (nơi chôn nhao cát rốn). - Mẹ tôi đã già, đôi mắt sáng vẫn tinh nhanh (mẹ tôi đã già, đôi mắt sau cặp kính lão không còn tinh nhanh như xưa). - Tôi xa gia đình suốt 50 năm không hề tin tức (tôi chưa có dịp về thăm quê suốt 50 năm). - Tôi cố gắng để mai này xây dựng quê hương giàu đẹp hơn. (Tôi hy vọng mai này con cháu tôi sẽ góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn). - Ngày tôi đi em tôi hãy còn là cô bé có đôi bím tóc, giờ tôi về em tôi đã là một thiếu nữ xinh xắn (… không ngờ bây giờ em gái tôi đã là bà nội). - …. HĐ3: Đọc bài khá nhất. HĐ4: Ghi điểm Điểm 8-10 Điểm 6,5 - > 8 Điểm 5 - > 6,4 Điểm 3,5 - > 5 Điểm 2 - > 3,5 Điểm 1 - > 2 Tổng cộng Điểm > 5 Tổng cộng Điểm < 5 - Dặn dò: + Xem lại bài học để rút kinh nghiệm. + chuẩn bị: Bàn về đọc sách. 5 . hợp. 1 TUẦN 19 TUẦN 19 MTCĐ: - Hoạt động ngữ văn: nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ, bước đầu biết làm loại thơ này. - Biết rung cảm với những đứa trẻ đáng. Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki (1868- 193 6), là nhà văn nổi tiếng của nước Nga. + Tác phẩm: trích chương 9, trong 13 chương của tác phẩm “Thời thơ ấu” ( 191 3- 191 4). + Thể loại: tiểu thuyết tự. vào những năm 191 3- 191 4, lúc ông ngoìa 40 tuổi & kể lại đời mình từ năm lên 3-10 tuổi. Aliosa là tên gọi thân mật của ông lúc nhỏ. Trong đoạn trích là khoảng ông ở tuổi 9- 10. + HS đọc

Ngày đăng: 12/07/2014, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan