Phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS HỒ TIẾN DŨNG
Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2007
Trang 2Tôi tên Nguyễn Thanh Vĩnh, lớp cao học K14 Trường Đại học Kinh tế
TP Hồ Chí Minh Tôi xin cam đoan luận văn này là của tôi, số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, các tài liệu sử dụng được công bố công khai Tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản luận văn này
Tác giả luận văn
Trang 3Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hồ Tiến Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những góp ý quý báu để tôi hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô khoa Sau đại học trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh trong quãng thời gian học tập đã tận tình truyền đạt, giúp tôi có kiến thức viết luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, bạn bè đã cung cấp tài liệu và trao đổi, góp ý nhiều nội dung bổ ích để tôi hoàn chỉnh luận văn này
Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu của mình, mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn công việc
TP HỒ CHÍ MINH, 2007 Tác giả luận văn
Trang 4Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH
1.1 Giới thiệu về du lịch 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch 4
1.1.2 Đặc điểm và định hướng phát triển sản phẩm du lịch 5
1.1.3 Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân 7
1.2 Khái quát về du lịch Việt Nam 9
1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam 9
1.2.2 Vai trò, vị trí của du lịch Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân 10
1.2.2.1 Khách du lịch 11
1.2.2.2 Thu nhập xã hội từ du lịch 12
1.2.2.3 Hiệu quả kinh tế 12
1.2.2.4 Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển 13
1.2.3 Quan điểm của du lịch Việt Nam về phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới 13
1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam 14
1.2.4.1.Những thuận lợi 14
1.2.4.2.Những khó khăn 15
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 1996 – 2006 2.1.Tiềm năng về tự nhiên, văn hoá – xã hội phát triển du lịch Lâm Đồng 19 2.1.1.Tài nguyên thiên nhiên 19
2.1.2 Tài nguyên nhân văn 19
2.1.3 Tài nguyên về dân số và văn hóa 20
2.2 Vai trò, vị trí du lịch Lâm Đồng 23
2.3 Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch Lâm Đồng 24
2.3.1 Cơ sở lưu trú 24
2.3.2 Khu vui chơi giải trí 24
2.3.3 Hệ thống cấp thoát nước 25
2.3.4 Hệ thống cấp điện 25
2.3.5 Hệ thống dịch vụ viễn thông 25
Trang 52.4.1 Khách du lịch 26
2.4.1.1 Khách du lịch quốc tế 26
2.4.1.2 Khách du lịch nội địa 27
2.4.1.3 Thời gian lưu trú 27
2.4.1.4 Mức chi tiêu trung bình của khách 28
2.4.2Khai thác tài nguyên du lịch và phát triển loại hình sản phẩm du lịch 29
2.4.2.1 Khai thác tài nguyên du lịch 29
2.4.2.2 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch 30
2.4.3 Xúc tiến quảng bá du lịch 30
2.4.4 Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch 31
2.4.4.1 Lao động ngành du lịch 31
2.4.4.2 Đào tạo nguồn nhân lực 32
2.4.5 Đầu tư và phát triển du lịch 32
2.4.5.1 Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch 32
2.4.5.2 Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 32
2.4.6 Tổ chức không gian lãnh thổ và kinh doanh du lịch 33
2.4.6.1 Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch 33
2.4.5.2 Tổ chức kinh doanh du lịch 34
2.4.7 Quản lý nhà nước về du lịch 35
2.5 Khảo sát đánh giá của du khách về du lịch Lâm Đồng 35
2.5.1 Khảo sát đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng 35 2.5.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi 35
2.5.1.2 Phương pháp thu thập thông tin 36
2.5.1.3 Phân tích dữ liệu sau khi thu thập 37
2.5.1.4 Kết quả thu thập được từ những thông tin cá nhân 38
2.5.1.5 Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch 40
2.5.1.6 Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch 41
2.5.1.7 Đánh giá của du khách về thực trạng của các yếu tố sản phẩm du lịch Lâm Đồng 42
2.5.1.8 Đánh giá của du khách về thực trạng của các sản phẩm du lịch Lâm Đồng 43
2.5.1.9 So sánh chênh lệc giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch 44
Trang 62.5.1.11 Đánh giá độ tin cậy các thang đo 46
2.6 Đánh giá chung về du lịch Lâm Đồng 47
2.6.1 Những thành tựu đạt được 47
2.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân 48
2.6.2.1 Hạn chế 48
2.6.2.2 Nguyên nhân 48
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 3.1 Định hướng phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 52
3.1.1 Quan điểm phát triển 52
3.1.2 Một số mục tiêu cụ thể 52
3.1.2.1 Lượng khách du lịch 52
3.1.2.2 Thu nhập từ du lịch 53
3.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 53
3.1.2.4 Lao động và việc làm 53
3.1.3 Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 54
3.1.3.1 Khách du lịch 54
3.1.3.2 Thu nhập từ du lịch 55
3.1.3.3 Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư 55
3.1.3.4 Nhu cầu về khách sạn 56
3.1.3.5 Nhu cầu về lao động du lịch 56
3.1.4 Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch 56
3.1.4.1 Vị trí du lịch 56
3.1.4.2 Khả năng cạnh tranh của du lịch Lâm Đồng trên thị trường 57
3.1.4.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng 57
3.1.4.4 Tài nguyên du lịch 57
3.1.5 Phát triển thị trường khách du lịch của Lâm Đồng 58
3.1.5.1 Thị trường trọng điểm 58
3.1.5.2 Thị trường tiềm năng 59
3.1.6 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch 59
3.1.6.1 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ 59
3.1.6.2 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trường 60
3.1.6.3 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch 61
3.1.6.4 Chiến lược về sản phẩm và thị trường 61
Trang 73.2.2 Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 64
3.2.3 Giải pháp về công tác xúc tiến quảng bá du lịch 65
3.2.4 Giải pháp nguồn nhân lực du lịch 66
3.2.5 Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư 67
3.2.6 Giải pháp tổ chức quản lý nhà nước về du lịch 70
3.3 Một số kiến nghị 72
3.3.1 Đối với Chính phủ và cơ quan Trung ương 72
3.3.2 Đối với chính quyền địa phương 73
KẾT LUẬN 74
Trang 8Lời mở đầu
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão vào nửa cuối thế kỷ
XX, sự bùng nổ của sự phát triển kinh tế, xu hướng quốc tế hoá và hội nhập, đã đưa thế giới vào một giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức mới Để tồn tại và phát triển, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần phải lựa chọn cho mình con đường đi thích hợp, vừa khai thác được các cơ hội đồng thời hạn chế được các nguy cơ đe dọa từ môi trường bên ngoài
Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế đất nước Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng Nó góp phần vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng mối giao lưu hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết, thân thiện và quảng bá nền văn hoá giữa các quốc gia
Nằm ở phía nam Tây Nguyên, Đà Lạt – Lâm Đồng kề cận với tam giác tăng trưởng kinh tế Tp Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu Là một vùng đất trù phú, màu mỡ có nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế, song cho đến nay Lâm Đồng vẫn là một trong các tỉnh nghèo Lâm Đồng đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoảng cách chênh lệch khá xa so với các trung tâm kinh tế của cả nước Tổng sản phẩm tăng chậm, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, đầu tư cho phát triển kinh tế còn hạn chế
Giữa khả năng phát triển và thực tế còn một khoảng cách khá xa, trên cơ sở nghiên cứu lợi thế của Đà Lạt – Lâm Đồng, chúng tôi cho rằng để thoát ra khỏi nguy cơ tụt hậu, Đà Lạt – Lâm Đồng cần phải đi lên từ thế mạnh là kinh tế du lịch; phải khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch; giải phóng sức sản xuất, tạo nên động lực mạnh mẽ cho việc điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện từng bước hiện đại hoá nền kinh tế
Trang 9Trong chiến lược đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, việc nghiên cứu để tìm
ra các giải pháp phát triển du lịch cho Lâm Đồng là một yêu cầu bức thiết, nhằm huy động, khai thác mọi nguồn lực và phát huy tiềm năng của Lâm Đồng vào hoạt động du lịch có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm đưa du lịch Lâm Đồng, đặc biệt là Đà Lạt đúng vị trí tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của một Trung tâm du lịch lớn của Việt Nam
Đã có một số đề tài nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch Lâm Đồng Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến vấn đề xây dựng chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch dài hạn của tỉnh Theo quan điểm chúng tôi, phát triển du lịch ở Lâm Đồng không chỉ là nhiệm vụ của ngành du lịch, của các nhà quản lý mà phải là nhiệm vụ chung của các ngành và phải được xã hội hoá ở mức độ cao Chính vì lý do trên, qua tìm hiểu thực trạng du lịch tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã
chọn đề tài: “ Phát triển du lịch Lâm Đồng đến Năm 2020” làm luận văn cao học
khoa học kinh tế của mình
Luận văn này chúng tôi muốn góp thêm một cách nhìn, một phương pháp tiếp cận về việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại một địa phương giàu tiềm năng về du lịch, xây dựng định hướng chiến lược và các giải pháp phát triển du lịch từ nay đến năm
2020
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn; vận dụng có chọn lọc các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế; thông qua việc phân tích các số liệu kinh tế và nghiên cứu tình hình kinh doanh du lịch của Lâm Đồng trong giai đoạn 1997 -
2006
Luận văn sử dụng hai nguồn dữ liệu cơ bản là thứ cấp và sơ cấp Nguồn thứ cấp bao gồm: Kế hoạch phát triển ngành du lịch và thương mại Lâm Đồng 5
Trang 10năm (2006 – 2010), nội dung thông báo 43/KT-NS ngày 29/5/2006 của Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND của tỉnh Lâm Đồng Các số liệu được thu thập từ các nguồn như: Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viên Nghiên cứu phát triển
du lịch Việt Nam, Cục Thống kê Lâm Đồng, các báo cáo, tổng kết hoạt động du lịch hàng năm của sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, các tạp chí, đặc san du lịch…Nguồn sơ cấp gồm: điều tra phỏng vấn bằng bảng câu hỏi và ý kiến đóng góp của các chuyên gia
Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý luận chung về ngành du lịch
Chương II: Tình hình hoạt động du lịch Lâm Đồng trong giai đoạn 1996 - 2006 Chương III: Các giải pháp phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, sự trao đổi chân tình và cung cấp thông tin, dữ liệu của Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, nhưng vì thời gian hạn hẹp, khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, trong luận văn chưa đề cập hết được các khía cạnh của vấn đề trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch Lâm Đồng nói riêng và chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót Kính
mong Quí Thầy, Cô và đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho luận văn được hoàn thiện hơn
Trang 11Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH
1.1 Giới thiệu về du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Nói tới du lịch người ta thường nghĩ tới việc vui chơi giải trí, tham quan thắng cảnh, các kỳ quan, các di tích văn hoá, di tích lịch sử…, khi điều kiện kinh tế cho phép Các học giả Trung Quốc trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của việc du lịch đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”
Thực ra, khái niệm về du lịch còn rộng hơn nhiều, ngày nay du lịch nó không còn là một thú tiêu khiển đơn thuần nữa mà đã trở thành một hoạt động văn hoá xã hội và kinh tế phát triển, là ngành thu hút ngoại tệ mạnh không qua xuất khẩu Khi thực hiện du lịch ngoài việc tham quan thắng cảnh, các di tích lịch sử… nó không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa giải trí thưởng ngoạn mà bản thân nó còn mang nội dung học tập, nghiên cứu, trao đổi quan hệ hợp tác…Như vậy du lịch như một hoạt động văn hoá cao cấp, có mối quan hệ nhiều mặt với nền kinh tế, văn hoá – xã hội nhất định và nó càng phong phú hơn trong quá trình quốc tế hoá du lịch và phân công hợp tác lao động quốc tế mạnh mẽ trong giai đoạn toàn cầu hoá như hiện nay
Du lịch hiện đại đã hình thành vào thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp Một thời gian dài, nó là đặc quyền của giới thượng lưu, nhưng sự ra đời của một số luật pháp xã hội và sự gia tăng thu nhập đã làm nảy sinh một hiện tượng có tính đại chúng; bước ngoặt này được ghi nhận vào năm 1936, khi một Công ước quốc tế về quyền nghỉ phép có lương được ký kết
Trang 12Đối với Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh Du lịch Việt Nam
công bố ngày 20 tháng 02 năm 1999 như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài
nơi lưu trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Thực tế, du lịch ngoài nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng thì du khách ngày nay còn có nhu cầu rất lớn về tìm hiểu, khám phá, học hỏi, trao đổi khi đến những vùng đất mới Do đó, khái niệm du lịch cũng còn có thể hiểu như sau: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi lưu trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, học tập và tìm hiểu những vùng đất mà họ đặt chân đến trong một thời gian nhất định
Từ khái niệm du lịch trên chúng ta xác định được nhu cầu của du khách để từ đó chúng ta có những giải pháp thích hợp nhằm tạo ra những thị trường mới, những vùng đất mới, những sản phẩm mới, những khám phá mới, tạo sự thu hút mạnh mẽ đối với du khách
1.1.2 Đặc điểm và định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Quan điểm kinh tế hiện đại không cho rằng sản phẩm của du lịch, dịch vụ là phi vật chất mà bao gồm sản phẩm phi hình thể và sản phẩm hình thể, hoăïc cả hai vì đây là những sản phẩm, những dịch vụ ( gọi tắt là sản phẩm ) phục vụ cho nhu cầu của con người không phải tại nhà, tại nơi mình sinh sống lâu dài, mà tại một nơi khác, đất nước khác, trong một thời gian nhất định, cho nên sản phẩm du lịch vô cùng phong phú đa dạng, luôn luôn phát triển đổi mới theo nhịp độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và chịu sự ảnh hưởng của quốc tế
Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề kinh tế du lịch Nó bao gồm : xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của người kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, nhằm cung cấp cho khách để thỏa mãn nhu cầu họat động du lịch Hiểu từ góc độ người du lịch
Trang 13là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được
Sản phẩm du lịch là một khái niệm tổng thể, trong thực tế kinh doanh, một sản phẩm du lịch thường là do các doanh nghiệp và bộ phận du lịch trực thuộc một số ngành nghề độc lập với nhau cung cấp, các doanh nghiệp và bộ phận này căn cứ vào tính chất ngành nghề của mình tự tổ chức dịch vụ đã định xoay quanh thị trường mục tiêu riêng Mặt khác, nhu cầu của khách là toàn cục, nơi du lịch chỉ thỏa mãn một số nhu cầu của họ như: ăn, ở, đi lại, du ngọan, vui chơi giải trí, mua sắm…Nói cách khác, đối với quần thể du khách, nơi đích tới du lịch chỉ có kết hợp một cách hữu cơ các sản phẩm du lịch đơn lẻ mới có thể tạo ra sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu du khách
Nghiên cứu, xác định rõ sản phẩm du lịch của mỗi vùng, lãnh thổ, để ưu tiên, kiên trì đầu tư cho những sản phẩm ấy là một công việc hết sức quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của ngành kinh tế du lịch Vậy sản phẩm du lịch được hiểu :
- Sản phẩm du lịch là loại hàng hóa đặc biệt, sản phẩm du lịch có thuộc tính chung của hàng hóa, tức có hai tầng thuộc tính là giá trị và giá trị sử dung Sản phẩm du lịch là lọai sản phẩm có tính tổng hợp, ngòai sản phẩm vật chất hữu hình về mặt dịch vụ ăn uống
ra, tuyệt đại bộ phận là sản phẩm vô hình và thỏa mãn nhu cầu tinh thần của du khách, do đó so với hàng hóa chung, giá trị sử dung và giá trị của sản phẩm du lịch có một số đặc điểm riêng
Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình ( hàng hóa ) và yếu tố
vô hình (dịch vu) nhằm cung cấp để thỏa mãn cho khách hàng
- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung Vì sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình “sản xuất” độc lập, kết quả “ sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, người
Trang 14kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian nhất định Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, tổn thất gây nên sẽ không bù đắp được
- Sản phẩm du lịch có tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch là lấy du khách tới đích du lịch làm tiền đề Chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm mới xảy ra, cũng chỉ khi
du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu, họat động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành
Như vậy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xảy ra cùng lúc và cùng chỗ
- Sản phẩm du lịch thường bị mất cân đối do tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội và thiên nhiên
- Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi do rất nhiều yếu tố, do đó phải bán ngay khi có cơ hội
- Sản phẩm du lịch dễ giao động: Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều yếu tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm là dễ giao động
Từ những đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đã dẫn đến những đặc điểm của ngành du lịch Theo đó, du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia, trong định hướng phát triển du lịch cần định danh tất cả các sản phẩm ấy và phân loại nó để tìm ra các giải pháp, phân công quản lý và phát triển một
cách hợp lý, có hiệu quảû
1.1.3.Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Năm 1995, theo cơ quan Hạch toán Kinh tế Quốc dân của Liên hiệp Quốc thì tổng thu nhập của ngành du lịch quốc tế và du lịch nội địa của các quốc gia trên toàn thế
Trang 15giới thì doanh thu của “ngành công nghiệp không khói” này đã đạt tương dương 4.000 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 11% tổng sản phẩm quốc dân toàn cầu Đặc biệt, với một số quốc gia có ngành du lịch mạnh như Tây Ban Nha thì tỷ lệ trên là 18,9%; thậm chí các nước vùng Caribê là 31,5%
Du lịch không chỉ là ngành mang đến lợi nhuận cao cho một số nước trên thế giới mà nó còn là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động và tạo ra được nhiều việc làm Hiện nay, có hơn 220 triệu người lao động trong “ngành công nghiệp không khói” này Do đó, theo tổ chức du lịch thế giới thì, “Du lịch đã cùng với dầu mỏ và công nghiệp xe hơi trở thành ba trụ cột lớn của nền mậu dịch quốc tế” Theo dự báo thì trong 10 năm tới, ngành
du lịch thế giới sẽ có 338 triệu lao động làm việc để tạo ra khoảng 7.200 tỷ USD
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực công nghệ thông tin, tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế quốc tế Theo đà đó, du lịch không còn mang ý nghĩa địa phương, quốc gia mà trở thành hiện tượng quốc tế
Số liệu sau đây của Tổ chức du lịch thế giới WTO (The World Tourism Organization) cho thấy sự gia tăng hàng năm của khách du lịch và doanh thu từ du lịch liên tục phát triển ( Xem phụ lục 1)
Về du lịch, nếu như vào năm 1995, Việt Nam thu hút được 1 triệu du khách quốc tế và phục vụ cho hơn 3,2 triệu du khách nội địa thì đến năm 2000 đã thu hút được 2,14 triệu lượt khách quốc tế và hơn 11 triệu du khách nội địa Năm 2004 có 2,93 triệu lượt khách quốc tế và hơn 14,5 triệu khách nội địa Với số lượt khách như trên, du lịch đã đem lại một nguồn thu nhập là 1,2 tỷ USD Nếu lấy giá bình quân 150 USD/tấn gạo xuất khẩu thì với doanh thu trên, ngành du lịch đã có doanh thu lớn gấp đôi doanh số của 4 triệu tấn gạo xuất khẩu và nếu so với khoảng 10 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2006 thì riêng doanh thu du lịch đã chiếm 12%
Trang 16Với sự phát triển du lịch là điều kiện tốt cho con người ở những xứ sở, những quốc gia khác nhau, những dân tộc khác nhau trên hành tinh này càng trở nên gần gũi, ngày càng xích lại gần nhau hơn và cùng giúp nhau làm giàu thêm kiến thức cho mỗi con người Cũng chính du lịch đã giúp cho con người hiểu biết lẫn nhau hơn và cùng kiến tạo vun đắp cho cuộc sống hoà bình, ấm no và hạnh phúc
Tóm lại, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được của con người, của các dân tộc trong tìm hiểu, khám phá để hưởng thụ và sáng tạo, sự đóng góp của du lịch đã trở nên thật sự rất quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế, tạo đòn bẩy cho các ngành kinh tế khác phát triển Nhu cầu du lịch luôn gắn liền với nhu cầu hiểu biết khám phá, hưởng thụ sáng tạo theo đặc trưng của từng nền văn hoá, trên cơ sở biết đánh thức các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Nhận thức đúng đắn về nội dung của phạm trù du lịch là điều cơ bản để định hướng phát triển du lịch
1.2 Khái quát về du lịch Việt Nam
1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam có từ lâu đời, nhưng ngành Du lịch Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 09 tháng 7 năm 1960 theo quyết định số 26/CP của Thủ tướng Chính phủ Trong suốt 46 năm (1960-2006) hình thành và phát triển, ngành du lịch luơn được Đảng và Nhà Nước quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng
Trong giai đoạn đất nước cịn tạm thời bị chia cắt, chiến tranh, (1960-1975), du lịch Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đồn khách của Đảng và Nhà nước, khách du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư là chính Ngành du lịch Việt Nam đã hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an tồn, cĩ chất lượng; một lượng lớn khách của Đảng
và Nhà nước, các đồn chuyên gia các nước Xã hội chủ nghĩa vào giúp Việt Nam thực hiện
2 nhiệm vụ là xây dựng chủ nghĩa Xã hội ở Miền Bắc và giải phĩng Miền Nam thống nhất đất nước; đồng thời đĩn tiếp phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát của cán
bộ, bộ đội và nhân dân
Trang 17Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phĩng, đất nước thống nhất, hoạt động du lịch dần dần được khôi phục và phát triển Ngành du lịch bước vào xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ lao động, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Du lịch được mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ
sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đơng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ… , từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành du lịch Việt Nam
Giai đoạn từ 1990 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành du lịch đã khởi sắc, vươn lên đổi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mơ và chất luợng, dần khẳng định vai trị, vị trí của mình Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khố VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định
“Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế
- xã hội nhằm gĩp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nuớc” Cơ chế
chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, thể chế hố bằng văn bản quy phạm pháp luật, tạo mơi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý
Tháng 11 năm 1992 Tổng cục du lịch được thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính phủ Trong quá trình cải cách hành chính, đến nay bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương cĩ Tổng cục Du lịch, ở địa phương cĩ 15 sở Du lịch , 2 sở Du lịch và Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ - Du lịch
Qua 46 năm hình thành và phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm, các ngành, các cấp phối hợp, giúp đỡ, nhân dân hưởng ứng, bạn bè quốc tế ủng hộ, cùng với sự cố gắng
nỗ lực của cán bộ, cơng nhân viên tồn ngành, du lịch Việt Nam xứng đáng với vai trị ngành kinh tế mũi nhọn, gĩp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1.2.2 Vai trò, vị trí của du lịch Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân
Ở Việt Nam, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được, bởi vì ngoài việc thoả mãn các nhu cầu về giao lưu tình cảm và trao đổi học tập thì du lịch còn là một
Trang 18hình thöùc nghư döoõng tích cöïc, nhaỉm taùi sạn xuaât söùc lao ñoông cụa nhađn dađn Maịt khaùc, phaùt trieơn du lòch quoâc teâ seõ laøm taíng nhanh nguoăn thu nhaôp ngoái teô cho ñòa phöông vaø cho ñaât nöôùc Phaùt trieơn du lòch seõ goùp phaăn nađng cao dađn trí, cại thieôn ñôøi soâng vaôt chaât, tinh thaăn cho nhađn dađn, taíng cöôøng söï hieơu bieât veă ñaât nöôùc vaø con ngöôøi, goùp phaăn giaùo dúc truyeăn thoâng cụa caùc theâ heô nhađn dađn ñaẫt nöôùc
Du lòch phaùt trieơn, noù seõ laø ñoông löïc thuùc ñaơy quaù trình kinh doanh cụa raât nhieău ngaønh ngheă khaùc nhau trong neăn kinh teâ quoâc dađn, goùp phaăn vaøo vieôc thu huùt moôt soâ löôïng lôùn lao ñoông giải quyeât cođng aín vieôc laøm cho xaõ hoôi Do vaôy du lòch coù vai troø – vò trí heât söùc lôùn lao vaø ñaõ trôû thaønh moôt ngaønh kinh teâ quan tróng trong neăn kinh teâ quoâc dađn cụa raât nhieău nöôùc tređn theâ giôùi trong ñoù coù Vieôt Nam
1.2.2.1 Khaùch du lòch
Neâu nhö vaøo naím 1995, Vieôt Nam thu huùt ñöôïc 1,35 trieôu du khaùch quoâc teâ vaø phúc vú cho hôn 6,9 trieôu du khaùch noôi ñòa thì ñeân naím 2000 ñaât nöôùc chuùng ta ñaõ thu huùt 2,14 trieôu löôït khaùch quoâc teâ vaø hôn 11,2 trieôu du khaùch noôi ñòa Töø naím 1990 ñeân nay löôïng khaùch du lòch luođn duy trì ñöôïc möùc taíng tröôûng cao 2 con soâ ( trung bình naím tređn 20%) Khaùch du lòch quoâc teâ taíng 11 laăn töø 250.000 löôït (naím 1990) leđn xaâp xư 3 trieôu löôït (naím 2004) Khaùch du lòch noôi ñòa taíng 14,5 laăn, töø 1 trieôu löôït (naím 1990) leđn 14,5 trieôu
löôït (naím 2004), naím 2006 laø 3,58 trieôu löôït khaùch quoâc teâ vaø 14,5 trieôu khaùch noôi ñòa
Bạng 1.2.3 : Soâ löôïng khaùch du lòch naím 2000 - 2006
Trang 191.2.2.2 Thu nhập xã hội từ du lịch
Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập, năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2004, con số đó đã là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần Năm 2005, ngành du lịch đón được khoảng 3,47 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu đề ra 7% và tăng 17% so với năm 2004 Năm 2006 khách du lịch nội địa đạt trên 16 triệu lượt người, vượt chỉ tiêu 7% và tăng 11% so với kế hoạch năm 2004 Thu nhập du lịch đạt 30 ngàn tỷ đồng
1.2.2.3 Hiệu quả kinh tế
Xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho đất nước Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ và trong tổng thu nhập quốc dân Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai) Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Cửa Lò (Nghệ An), Bình Châu ( Xuyên Mộc- Bà Rịa Vũng Tàu), và một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long…; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, từng khu vực, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và tạo tiền đề vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền, khu vực trong nước và nước ngoài Hiện nay, hoạt động du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 234.000 lao động trực tiếp và khoảng 510.000 lao động gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ
Trang 201.2.2.4 Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Du lịch đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hóa và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự
an toàn xã hội Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế đồng thời tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch Thông qua hoạt động du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thu hàng hóa, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch Các ngành nông nghiệp, thủy sản, giao thông, xây dựng, viễn thông, văn hóa… nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế – xã hội được cải thiện và nâng lên trình độ cao hơn Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tế khác phát triển Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã tập trung khai thác các thế mạnh của mình như : điều kiện tự nhiên ưu đãi, truyền thống văn hoá lâu đời và nhất là phát triển mạnh du lịch xanh, nhờ vậy chúng ta không chỉ thu hút được một số lượng khách đáng kể mà cịn tạo ra được uy tín với du khách quốc tế nhất là nguồn du khách có yêu cầu cao như du khách các nước Nhật, Pháp, Mỹ, Đức, Úc,v.v…
1.2.3 Quan đểm của Việt Nam về phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới
Trong những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước xác
định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước ” với mục tiêu: “ Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành
Trang 21trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực” Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực
tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ IX
và được nâng lên: “ phát triển nhanh du lịch thật sự trở thanh một ngành kinh tế mũi
nhọn” Dự thảo trong văn kiện Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ X (dự thảo Kế họach phát
triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010) xác định: “phát triển du lịch, một ngành kinh
tế mũi nhọn”; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành
du lịch phát triển trong khu vực Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng…để góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ Trong nhiều năm qua nhiều tỉnh, thành phố đã có kế họach và nghị quyết về phát triển du lịch, xác định vai trò, vị trí của ngành
du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải pháp và chỉ đạo thực hiện kế họach phát triển du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương mình Việc nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch đã chuyển hóa thành hành động cụ thể, để huy động ngày càng tăng các nguồn lực và khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch của đất nước cho sự nghiệp phát triển
du lịch nước nhà theo hướng bền vững
1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam
1.2.4.1 Những thuận lợi
Việt Nam có tiềm năng to lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, đó là: có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiềâu danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hoá lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc giàu bản sắc dân tộc, nguồn lao động dồi dào, cần cù và thông minh
Việt Nam còn có nhiều loại hình sản phẩm du lịch phong phú, phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng du khách, có khả năng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Từ đó tăng cường được sức hấp dẫn và thu hút khách đến, lưu chân khách ở dài ngày, cạnh tranh được với các nước trong khu vực Một số loại hình du lịch đó là:
Trang 22- Du lịch biển: Việt Nam có ưu thế lớn về biển và bãi biển Vịnh Hạ Long, bãi biển Non nước, Vũng Tàu… biển ở các tỉnh phía Nam và miền Trung có thể thu hút khách từ các nước Tây Âu và miền Bắc cực tới nghỉ đông, tắm biển và tham gia các hoạt động thể thao, như: nhảy dù, lướt ván, đua thuyền… với loại hình du lịch này kết hợp tham quan theo tuyến ngắn (quanh vùng) thì có thể lưu giữ khách nghỉ từ 7-10 ngày trong một chuyến du lịch
- Du lịch thương mại: Tổ chức cho thương nhân từ các nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, buôn bán ở Việt Nam kết hợp tham quan du lịch, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO Loại hình này có thể giữ khách từ 5-7 ngày trong một chương trình
- Du lịch theo tuyến, tham quan theo tuyến: Là đưa du khách thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, khám phá nét đẹp của văn hoá truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam Đây là một lợi thế về sản phẩm du lịch của Việt Nam có khả năng thu hút một lượng khách rất lớn
- Du lịch khám phá, tìm hiểu: Các chương trình du lịch khám phá những nét riêng mới lạ của Việt Nam như: hang động đảo xa, núi cao, bãi chim thú, động thực vật quý hiếm, kênh rạch sông suối, rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử trong chiên tranh
1.2.4.2 Những khó khăn
Trong những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đã có những đổi mới và đang ngày một phát triển Hiệu qủa kinh tế – xã hội mà du lịch mang lại rât lớn
Tuy nhiên so với tiềm năng và khả năng của ngành, so với du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới thì kết quả đó còn rất khiêm tốn Nhìn chung, thế mạnh của thị trường du lịch Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng Do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí tính chất và tác dụng nhiều mặt về kinh tế chính trị, xã hội của hoạt động du lịch, nên công tác quản lý nhà nước nhiều nơi còn bị buông lỏng Là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao Vì thế để phát triển, ngành du lịch cần có sự
Trang 23phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan Song thực tế cho thấy thời gian qua tuy sự phối hợp liên ngành đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa đồng bộ và còn thiếu chặt chẽ Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh dịch vụ của ngành chưa thực sự phong phú, chất lượng sản phẩm chưa cao, loại hình sản phẩm còn đơn điệu nghèo nàn, thiếu tính đa dạng, chưa thật đặc sắc và hấp dẫn Từ đó dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường du lịch khu vực và thế giới Ngoài ra cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu kém, cơ sở vật chất chuyên ngành còn thiếu thốn, lạc hậu; nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có giá trị chưa được đầu tư, tu bổ tôn tạo và khai thác Đội ngũ lao động của ngành thông thạo nghiệp vụ và ngoại ngữ chưa nhiều; có thể nói trình độ năng lực quản ly ùvà chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên du lịch chưa được đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành Môi trường du lịch chưa được chú ý giữ gìn đúng mức; từng lúc , từng nơi đã có tác động xấu về trật tự và an toàn xã hội, nhiều tiêu cực xã hội quấy nhiễu cấm đoán hạch sách… gây phiền hà cho khách Từ đó đã làm giảm sức hấp dẫn và không có khả năng lưu chân khách, số khách du lịch quay trở lại Việt nam lần thứ 2, thứ 3 rất ít, thời gian lưu trú của khách chỉ 3 -5 ngày Khu vui chơi giả trí ít và nghèo nàn, các dịch vụ phục vụ đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chất lượng sản phẩm chưa cao nên không khuyến khích sự tiêu tiền của du khách, làm hạn chế mức tổng thu ngoại tệ từ du lịch cho xã hội
Ngoài ra, chất lượng và số lượng, chủng loại các ấn phẩm quảng cáo sản phẩm du lịch còn yếu và thiếu, chưa có sản phẩm quảng cáo chung cho ngành Mặt khác, do chưa có văn phòng đại diện của ngành cũng như đại diện, chi nhánh các doanh nghiệp ở nước ngoài… dẫn đến trên thế giới hiểu về thị trường du lịch của Việt Nam và Việt Nam hiểu về thị trường du lịch thế giới còn rất hạn chế
“ Thách thức nhiều hơn cơ hội”, đó là lo lắng chung của nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam trong thời điểm hiện nay, sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO Những hàng rào bảo hộ doanh nghiệp trong nước sẽ dần dần thu hẹp lại, sự cạnh tranh trở nên găy gắt với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài hùng mạnh Điều đáng lo ngại nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lữu hành nước ta còn nhiều
Trang 24hạn chế Thực tế, nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hội nhập khi cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên nhiều phương diện, nhất là cạnh tranh về sản phẩm du lịch
Trong tình hình thị trường du lịch nước ta phát triển với tỷ lệ tăng trưởng như những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu và điều này cũng đem đến thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Gia nhập WTO là tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phát huy lợi thế so sánh ở các thị trường bên ngoài, đồng thời cũng làm mất đi lợi thế so sánh được tạo ra bởi những hàng rào bảo hộ ngay trên nước mình Đay là một thách thức rất lớn với
du lịch Việt Nam
Trên đây là những vấn đề mà ngành du lịch Việt Nam cần phải khẩn trương khắc phục và kịp thời giải quyết Có như vậy mới không cản trở việc phát triển du lịch của Việt Nam trong những năm sau này
Tóm tắt chương 1:
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin tác động sâu sắc đến cơ cấu kinh tế quốc tế Du lịch trở thành hiện tượng quốc tế trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại cho thế giới diện mạo mới của thời kỳ toàn cầu hóa Những ảnh hưởng tích cực của du lịch trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị đã làm cho sự liên kết kinh tế của các quốc gia ngày càng chặt chẽ, thị trường
du lịch ngày càng phát triển Sự bùng nổ các thị trường khách du lịch, nhất là Châu Á- Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, báo hiệu một thị trường tiềm năng đang được khai thác có hiệu quả Tuy nhiên thị trường du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch Việt Nam vẫn còn những nguy cơ đe dọa của sự quá tải, sự xuống cấp các tài nguyên thiên nhiên, các điểm du lịch và các bất ổn về mặt xã hội Du lịch Châu Á thiếu sự liện kết bền vững và một chiến lược dài hạn để phát triển
Trang 25Định hướng phát triển du lịch Việt nam, trước hết tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, hoàn chỉnh bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương Đẩy mạnh phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác du lịch, quy hoạch tổng thể cả nước, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới có chất lượng đồng thời tạo ra thị trường mới và
đa dạng; đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá, tăng cường hợp tác quốc tế, đào tạo đội ngũ, coi trọng sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, tạo ra các tiền đề để phát huy tiềm năng du lịch của các thành phần kinh tế, hoà nhập du lịch Việt Nam vào thị trường du lịch thế giới
Trang 26Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 1997 - 2006 2.1 Tiềm năng về tự nhiên, văn hoá - xã hội phát triển du lịch Lâm Đồng 2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích rừng tự nhiên là 575.000 ha, chiếm 57,7% diện tích tự nhiên của tỉnh Rừng lá rộng là 243.000 ha, rừng lá kim 123.700 ha, rừng hỗn giao 97.132
ha, rừng tre nứa thuần chủng 94.760 ha
Nói đến Lâm Đồng – Đà Lạt, ta nói đến thông, Việt Nam có 11 loài thông thì ở đây có 10 loài Đặc biệt cây lõa tùng (Bilotum midum) một loài họ tùng của nó được biết đến trong các mẫu hóa thạch Riêng rừng thông đã chiếm 5.818 ha đất tự nhiên Rừng Lâm Đồng có khoảng 40 – 50 loài thú, 100 loài chim, nhiều loài côn trùng, bò sát, lưỡng thê Hệ động vật ở Lâm Đồng mang tính nhiệt đới và cận nhiệt đới rõ rệt
Thảm thực vật ở Lâm Đồng rất phong phú và đa dạng Với hơn 3.000 loài thực vật, Lâm Đồng còn nổi tiếng với nghề trồng hoa trở thành nơi cung cấp hoa cho thị trường trong nước và quốc tế Hoa không chỉ có giá trị kinh tế mà còn là nét đẹp riêng có của Đà Lạt, là niềm tự hào của người dân thành phố Tháng 12/2004 thành phố Đà Lạt lần đầu tiên trong cả nước tổ chức Festival Hoa, tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng du khách, khi mà trong điều kiện kinh tế thị trường các quan hệ thương mại lấn át các nhu cầu tinh thần
2.1.2 Tài nguyên nhân văn
Đặc trưng của địa hình Đà Lạt là những hình khối chủ yếu, ổn định, chúng chia cắt không gian một cách mạnh mẽ thành những khu vực riêng biệt, rõ nét tạo nên những chuỗi phong cảnh phong phú, đa dạng Trong việc xây dựng thành phố trước đây người ta đã tôn trọng nguyên tắc bảo vệ địa hình tự nhiên Với diện tích rộng lớn bao trùm hẳn một ngọn đồi, các công trình dinh thự là một quần thể kiến trúc với tòa nhà chính đồ sộ, kiêu
Trang 27hãnh nằm trên điểm cao nhất, bao bọc xung quanh có hệ sân đường ngoạn cảnh, vườn hoa, bồn nước… dẫn dắt công trình hòa nhập vào khung cảnh thiên nhiên Các dinh thự này màu tươi sáng, ẩn hiện trong các rặng thông dày với màu lá xanh tươi là những điểm nhấn, điểm chấm phá trong bức tranh tổng thể phong cảnh thành phố
Các công trình nổi tiếng về kiến trúc như biệt điện số 1 là một quần thể được xây dựng hơn 60 ha ở độ cao so với mặt nước biển là 1.550m, là công trình mang dáng dấp kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19 biệt điện số 2 được xây dựng ở độ cao 1.539m trông xuống Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân kiến trúc ở châu Âu (1920 – 1930) do Le Corbusier và Gropius đề xướng Biệt điện số 3 ở độ cao 1.539m là dinh của Hoàng đế Bảo Đại trước đây, là công trình đồ sộ, hình khối chi tiết, không gian trong và ngoài hòa lẫn vào nhau, tạo thêm uy nghi, bề thế Đà Lạt có trên 2.000 biệt thự mang nhiều dáng vẻ khác nhau, mang phong cách kiến trúc đa dạng:
- Kiến trúc vùng Normandie phía Tây Bắc nước Pháp
- Kiến trúc vùng Bretagne phía Tây nước Pháp
- Kiến trúc vùng Pays Basque phía Tây Nam nước Pháp
- Kiến trúc vùng Savoie phía Đông Nam nước Pháp
Sự quy tụ văn hóa kiến trúc làm Đà Lạt trở nên thành phố mang trên mình nét đẹp văn hóa độc đáo và sang trọng, tiền đề hết sức quan trọng của loại hình du lịch cao cấp
Năm 2002 Đà Lạt có 2 công trình được công nhận là di sản kiến trúc quốc gia là Trường CĐSP Đà Lạt và nhà Ga xe lửa Đà Lạt
2.1.3 Tài nguyên về dân số và văn hoá
Năm 1893, A.Yersin khám phá ra Đà Lạt, theo đề nghị của ông toàn quyền Paul Doumer chọn cao nguyên Langbian là nơi nghỉ dưỡng, với một số ít công chức và 100 người Việt Qua quá trình phát triển dân số Đà Lạt đầu thế kỷ 20 mới có 1.500 người đến
Trang 28năm 1975 đã là 86.000 người, đến năm 2004 dân số xấp xỉ 200.000 người, năm 2006 là 230.000 người
Cùng với cuộc di dân, yếu tố văn hóa bản địa được hình thành và phát triển
Thành phố Đà Lạt là nơi hội tụ nhiều nguồn dân cư Nơi đây trước hết là quê hương lâu đời của người Lạch Người Kinh đến Đà Lạt định cư đồng thời với người Pháp Đà Lạt là thành phố không những trẻ trong tuổi đời mà còn trẻ trong cá tính Các luồng dân nhập cư và con cháu của họ mới có một thời gian chưa dài trong quá trình hội nhập, giao thoa giữa các cá tính và bản sắc địa phương
Trước hết nét văn hóa thể hiện trong y phục kín đáo làm cho người Đà Lạt có một nét trầm tư thanh lịch Không những trong y phục mà cả trong ăn ở của người Đà Lạt cũng mang dáng vẻ kín đáo
Văn hóa làng quê Việt Nam từ nhiều miền đất nước đã len lỏi vào Đà Lạt tại những xóm làng không xa khu trung tâm; nếu tôn tạo sẽ trở thành điểm du lịch như ấp Hà Đông, ấp Nghệ Tĩnh, ấp Thái Phiên, Trại Hầm, Trại Mát…
Môi trường xã hội mang tính văn hóa; không có cảnh ồn ào, tất bật của thành phố công nghiệp, bầu không khí bình yên, nhàn nhã rất thích hợp cho nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học Ven các sườn đồi, đỉnh đồi chùa chiền, tu viện và nhà thờ ở Đà Lạt tạo cho khung cảnh trang nghiêm, thoát tục Du khách lui tới vãng cảnh, tìm phút giây thanh thản, tan lắng trong tâm hồn
Cư dân đến Đà Lạt gồm nhiều miền đem đến nhiều luồng văn hoá khác nhau, giao thoa, chọn lọc thành bản sắc, nhiều độc đáo
Người miền Bắc ở Đà Lạt phần lớn là người Hà Nội và các tỉnh xung quanh Ở đó họ có truyền thống văn hiến lâu đời với đầy đủ lễ nghi, tập tục, phong cách, lối sống Ngôn ngữ và phong thái của nhóm dân này mang vẻ chính thống ở một chừng mực nhất định nên có ảnh hưởng khá lớn trong tập thể dân cư thành phố
Trang 29Năm 1938 đã hình thành ấp Hà Đông, đến năm 1954 Đà Lạt lại tiếp nhận số lớn người miền Bắc di cư là tư sản, trí thức, tư thương
Năm 1975 một số cán bộ, chiến sỹ vào công tác và lập nghiệp lâu dài tại đây, tạo nên nhóm cư dân miền Bắc có số lượng tương đối lớn
Người Trị Thiên vào Đà Lạt mang theo phong tục tập quán chịu ảnh hưởng lễ nghi cung đình Triều Nguyền Từ cách ăn mặc, bố trí nhà ở đến ma chay, cưới hỏi, hội hè… người Trị Thiên giữ nhiều tập tục hơn các nhóm dân khác Nhóm người này có tinh thần gia tộc và quê hương mãnh liệt Họ gắn chặt trong sinh hoạt tế tự các làng đồng hương, giỗ chạp các họ là một hình thức sinh hoạt của hội hương tế ẢÛnh hưởng của văn hoá Trị Thiên khá mạnh trong nhiều mặt sinh hoạt của thành phố
Người Nam – Ngãi – Bình vào Đà Lạt rất sớm chủ yếu làm công khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố Với truyền thống cần cù, chịu khó và thực tế họ đã tự lực cánh sinh xây dựng cuộc sống mới
Nhóm dân cư Nghệ Tĩnh tuy chiếm số lượng không lớn, song bản sắc của họ ảnh hưởng trong văn hoá Đà Lạt Đó là nhóm cư dân có ý chí và nghị lực, nhanh chóng xác định chỗ đứng trong cộng đồng cư dân thành phố
Nói đến văn hoá Đà Lạt không thể bỏ qua một nhóm dân có ảnh hưởng lớn phong cách người Đà Lạt: người Pháp
Năm 1893, A.Yersin khám phá ra Đà Lạt; mới chỉ có một vài viên chức Pháp Đến cuối năm 1947 người Pháp có mặt ở Đà Lạt là 1.897 người trên tổng số 18.513 cư dân thành phố Năm 1954 người Pháp hiện có ở Đà Lạt còn 1.217 người
Người Pháp ở Đà Lạt là những công chức, giáo sư nên phong cách sống của họ có ảnh hưởng đến người Đà Lạt Họ mang từ quê hương đến phong cách trong kiến trúc, các loài rau, hoa của miền hàn đới, cả trong nghi lễ xã giao Riêng trong phong cách kiến trúc Đà Lạt chịu ảnh hưởng của nhiều địa phương nước Pháp
Trang 30Ngày nay sự hiện diện của người Pháp ở Đà Lạt không như trước năm 1954, với quá trình mở cửa, Pháp tài trợ, giúp đỡ đào tạo tiếng Pháp và các ngành khác cho hai trường Đại học Đà Lạt và Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là những tín hiệu cho thấy họ không muốn những yếu tố văn hóa Pháp mất đi ở thành phố mà họ đã khai sinh
Văn hóa các dân tộc thiểu số là yếu tố hấp dẫn các nhà nghiên cứu và những du khách tới những đòi hỏi khách quan của nhu cầu văn hóa hiện đại muốn trở về nguồn tìm tính nhân văn phương Đông cổ xưa Đó là nghề dệt vải cổ truyền của người Mạ, dệt cói của người Lạch, đan gùi của người Mạ và người Chil… Nền văn hóa dân gian với truyền thống văn hóa cồng chiêng nếu biết khai thác sẽ hấp dẫn du khách Du lịch bằng ngựa,
“văn hóa” rượu cần cũng góp phần kích thích kỹ thuật chế biến rượu cần và nghề nuôi ngựa phát triển
2.2 Vai trò, vị trí du lị ch Lâm Đồng
Du lịch Lâm Đồng trong nhiều năm qua đã cĩ nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng Nhất là giai đọan 2001 – 2006 khu vực kinh tế dịch vụ đã vươn lên mạnh mẽ Doanh thu từ dịch vụ chiếm 12,9% trong tổng GDP toàn tỉnh, riêng ngành du lịch chiếm 31,43% Doanh thu xã hội từ du lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh, trung bình đạt 29,75%
Bảng 2.2: Doanh thu xã hội từ du lịch của Lâm Đồng 2001 - 2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2001 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu xã hội 481.8 633.5 920.0 1,215.0 1,405.0 1,663.0Mức tăng trưởng so với
năm trước (%)
Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng
Trang 312.3 Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch Lâm Đồng
2.3.1 Cơ sở lưu trú
Trong giai đoạn 1997 – 2006 ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du khách Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động Tuy nhiên chất lượng của khách sạn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là du lịch thương mại
Bảng 2.3.1 :Thực trạng phát triển cở sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 1997 -2006
Tổng số
CSLT
301 273 379 384 400 434 550 679 690 750 Tổng số
phòng
3.574 3.733 4.295 4.482 4.800 5.300 7.000 7.826 8.000 11.000
Nguồn : Sở Thương Mại – Du Lịch Lâm Đồng
Công suất sử dụng phòng khách sạn còn thấp Năm 2000 chỉ đạt 35%, đến năm
2005 – 2006 đạt khoảng 55% Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú không đồng đều phụ thuộc khả năng khai thác du lịch từng khu vực Hiện tại đa số phòng khách sạn tập trung ở
TP Đà Lạt với hơn 8.800 phòng, còn lại rải rác ở thị xã Bảo Lộc (hơn 100 phòng) Đức Trọng ( 75 phòng)…
So sánh thực tế phát triển với chỉ tiêu dự báo của quy hoạch 1996 cho thấy số lượng phòng khách sạn ngành du lịch Lâm Đồng đã có hướng phát triển phù hợp với dự báo của quy hoạch, chênh lệch không đáng kể
2.3.2 Khu vui chơi giải trí
Toàn tỉnh hiện có 92 khu điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, hồ thác Riêng địa bàn thành phố Đà Lạt ngành du lịch đã đầu tư và đưa vào khai thác kinh doanh phục vụ du lịch 32 khu, trong đó có 8 khu, điểm là hồ, thác, 2 khu di tích lịch sử; 3 điểm du lịch sinh thái, 11 điểm tham quan vui chơi giải trí…
Trang 322.3.3 Hệ thống cấp, thoát nước
Tỉnh Lâm Đồng hiện nay cĩ 5 huyện, thành phố, thị xã được cấp nước sạch Tỉnh đã nâng cấp hệ thống cấp nước cho thành phố Đà Lạt trong khuôn khổ dự án nước sạch của Đan Mạch tài trợ, Đây là yếu tố hỗ trợ khá quan trọng cho việc khai thác về phát triển du lịch Lâm Đồng
Thành phố Đà Lạt đã lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống thoát nước theo tiêu chuẩn quốc tế, công suất 7.500m3 / ngày đêm với cơng nghệ của Đan Mạch, giảm thiểu tác hại đến môi trường, tạo điều kiện nâng cao giá trị cho sản phẩm du lịch
2.3.4 Hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp điện tại Lâm Đồng tương đối ổn định, trong những năm qua đã đầu
tư nâng cấp một số tuyến điện trọng điểm, vì vậy việc quá tải, cúp điện ít xảy ra là một thuận lợi cho khách du lịch Tỉnh đã tăng công suất phát điện của nhà máy thuỷ điện Suối Vàng 4,4MW, nâng cấp khả năng chuyển tải từ nhà máy thuỷ điện Đa Nhim cơng suất 160MW, Đa Mi 175MW, Hàm Thuận 300MW… Lâm Đồng là tỉnh có nhiều nhà máy thuỷ điện như: Đức Trọng, Lộc Phát và Đại Ninh (đang xây dựng)
2.3.5 Hệ thống dịch vụ viễn thông
Lâm Đồng là một trong những địa phương có mạng bưu chính, viễn thông phát triển nhanh nhất Theo Tổng Công ty Bưu chính viễn thông là đơn vị đứng thứ 2 cả nước về mật độ điện thoại/tổng số dân và trên địa bàn toàn tỉnh có mạng Internet Sự phát triển của viễn thông đã góp phần đắc lực phục vụ cho nhu cầu thông tin của khách du lịch Trong tương lai, với lộ trình giảm giá cước, viễn thông Lâm Đồng sẽ mở ra cơ hội phát triển Đây thực sự là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch
Trang 33Các tuyến đường có ý nghĩa phát triển kinh tế – xã hội:
- Đường quốc lộ 20 là huyết mạch giữa Lâm Đồng với Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh
- Quốc lộ 27 nối Lâm Đồng với Đắc Lắc và các tỉnh Tây Nguyên
Du khách đến du lịch Lâm Đồng chủ yếu bằng đường bộ theo tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai theo quốc lộ 20, tuyến Nha Trang, Ninh Thuận qua đèo Sông Pha, nhập quốc lộ 20, lên đèo Prenn đi Đà lạt Tới đây (2008) sẽ hoàn thành tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt
Nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30-4-2007 tỉnh đã khai trương quốc lộ
327 đi Nha Trang và các tỉnh duyên hải miền Trung rút ngắn quãng đường và thời gian so với quốc lộ 20B trước đây Đây là một thuận lợi rất nhiều cho việc đi lại của du khách
Lâm Đồng có sân bay Liên Khương, có đường băng dài trên 3.000 mét và rộng 34 mét Cuối năm 2005 sân bay này đã mở tuyến bay trực tiếp đi Hà Nội và ngược lại với tần suất ngày một chuyến, trong tương lai không xa sẽ mở tuyến bay trực tiếp đi Singapore và một số nước trong khu vực Đây là một lợi thế của du lịch Lâm Đồng trong việc khai thác
du khách quốc tế
2.4 Hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng
2.4.1 Khách du lịch
Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng trong những năm 2000 -2006 có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 17.4%
2.4.1.1 Khách du lịch quốc tế:
Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch quốc tế đạt 3,36% (1,37% giai đoạn 1996-2000 và 7,65% giai đoạn 2000 -2006)
Trang 34Kết quả phân tích thị trường năm 2004, 2005 và 2006 cho thấy trong tổng số khách
du lịch quốc tế đến Lâm Đồng thì số khách Pháp chiếm 23,1% tiếp sau là Đài Loan
13.8%, Mỹ 11.5%,Anh 6.8%
Bảng 2.4.1A: Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng thời kỳ 1997 -2006
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm
Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước
Nguồn: Sở Du Lịch Thương Mại tỉnh Lâm Đồng
2.4.1.2 Khách du lịch nội địa
Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch nội địa 16,54% Trong vòng 6 năm
trở lại đây (2000-2006) tốc độï tăng trưởng của thị trường khách này đạt xấp xỉ 18%
Đối với thị trường khách nội địa, lượng khách từ thành phố Hồ Chí Minh chiếm
60,5%, từ các tỉnh khác ở miền Đông Nam bộ 9%, các tỉnh vùng đồng bằng sông cửu long
15,5%, Hà Nội, Hải Phòng 7,8%
2.4.1.3 Thời gian lưu trú
Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng đạt 1,82
ngày, thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội, tuy nhiên đối với khách nội địa thì chỉ số này khá cao 2,5ngày
Trang 35Nhìn chung, các chỉ tiêu phát triển về khách của dự báo năm 1996 đưa ra đều cao
hơn thực tế, trong đó chỉ tiêu số lượt khách quốc tế dự báo cao hơn thực tế khá nhiều
Bảng: 2.4.1B: So sánh thực tế và dự báo khách du lịch đến Lâm Đồng 1996 - 2006
Tổng số khách QT (ngàn) 90,0 106 124 145 170 260 290 312
Tăng trưởng TB năm (%) 16.0-19.0 9.4-11.6
Tổng số khách NĐ (ngàn) 670 790 920 1.050 1200 1500 1600 1830
Tổng số khách nội địa
Khách Quốc tế -26,7 -33,1 -47,6 -51,7 -59,1 -66,9 -65,3 -68,9
Khách nội địa -19,5 -33 -41,8 -49,2 -46,6 -15,7 -8,73 -4,31
Nguồn: Sở Du Lịch và Thương Mại Lâm Đồng Nguyên nhân là, tại thời điểm lập quy hoạch năm 1996 ngành du lịch Việt Nam
đang trên đà phát triển khởi sắc, các chỉ tiêu phát triển đặt ra của những năm trước đó đều
đạt được kết quả cao, trong bối cảnh chung như vậy việc đặt du lịch Lâm Đồng với mức
phát triển cao là hoàn toàn có cơ sở
2.4.1.4 Mức chi tiêu trung bình của khách
Mức chi tiêu trung bình một khách quốc tế là 40USD/ ngày trong đó 23USD cho
lưu trú, 12 USD cho ăn uống mua sắm …, khách du lịch nội địa chi 400.000 đồng/ngày
trong đó 250.000đồng/ngày cho lưu trú, 70.000 đồng cho ăn uống còn lại cho chi khác
Giai đoạn 2001-2006, đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực kinh tế dịch vụ
(12.9%), trong đó đáng chú ý hơn cả là ngành du lịch đĩng gĩp (31.43%) Điều này cũng
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là dịch chuyển nền kinh
tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ
Trang 36Bảng 2.4.1C: So sánh thu nhập du lịch giữa dự báo quy hoạch với thực tế phát triển
Đơn vị tính: triệu USD
Tổng doanh thu theo dự
báo
Tổng doanh thu thực tế
Chênh lệch so với dự báo
% sai lệch so với dự báo
24,1 12,3 -11,8 -49,1
65,8 15,3 -50,5 -76,8
96,2 17,9 -78,3 -81,4
115,1 21,8 -93,3 -81,0
138,6 34,4 -103,3 -75,0
164,7 39,1 -125,6 -76,3
197,0 50,2 -146,7 -74,5
235,6 57,2 -178,4 -75,7
254,7 65,4 -189,3 -74,3
Nguồn : - Viện NCPT Du lịch
2.4.2 Khai thác tài nguyên du lịch và phát triển loại hình sản phẩm du lịch
2.4.2.1 Khai thác tài nguyên du lịch
Tính đến năm 2004, toàn tỉnh hiện có 92 khu điểm danh lam thắng cảnh, hồ thác,
di tích văn hoá Riêng trên địa bàn thành phố Đà Lạt ngành du lịch đã đầu tư và khai thác phục vụ du lịch 32 khu, điểm du lịch trong đó có 8 khu điểm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên hồ và thác, 2 di tích lịch sử, 3 điểm sinh thái, 11 điểm cảnh quan vui chơi giải trí với quỹ đất lên đến 2.600 ha
Việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch thời gian qua đang ở tình trạng mất cân đối Sự tập trung quá cao du khách tại một số điểm du lịch ở Đà Lạt như Pren, Hồ Than Thở, thác Cam Ly … đã và đang là nguyên nhân làm xuống cấp môi trường ở những khu vực này
Trong khi đó một số nơi tài nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được đầu tư khai thác hoặc khai thác chưa triệt để như thác Con Cọp (Xuân Thọ), thác Bảo Đại giữa Đức Trọng và Di Linh, thác Voi (Lâm Hà), hồ Đa Nhim, rừng cấm Cát Lộc (Cát Tiên), rừng Biđup (Lạc Dương)… điều này vừa làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách vừa làm cho tài nguyên môi trường bị xâm hại
Bên cạnh đó, một số hoạt động dân sinh thiếu ý thức như hiện tương khai thác quạng thiếc thời gian gần đây tại khu vực thung lũng Tình yêu cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên và môi trường du lịch
Trang 372.4.2.2 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch của tỉnh đã từng bước được đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh Nhiều sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc ít người với chủ đề khảo cứu đồng quê,
du lịch trang trại… một số sản phẩm du lịch có giá trị độc đáo với vai trò liên vùng, liên khu vực như tuyến du lịch “Con đường xanh Tây nguyên”, Festival hoa Đà Lạt, sản phẩm
du lịch cao cấp như sân golf, nghỉ mát … được nghiên cứu phát triển đã tăng sức thu hút khách du lịch, thúc đẩy sự hấp dẫn của du lịch Lâm Đồng trong khu vực và trên cả nước Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do bàn tay con người làm nên như tranh thêu (XQ), Festival hoa Đà Lạt thực sự đã có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch Lâm Đồng Đầu năm 2002, du lịch Đà Lạt đưa hệ thống cáp treo vào sử dụng với chiều dài 2.300m trở thành một trong những hoạt động thu hút du khách
Có thể nhận thấy, việc phát triển loại hình du lịch là phù hợp định hướng quy hoạch Tuy nhiên, loạïi hình và sản phẩm du lịch Lâm Đồng thời gian qua vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, chính vì vậy du lịch Lâm Đồng chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế và thời gian lưu lại chưa đạt mức như mộït số khu du
lịch lớn của Việt Nam
2.4.3 Xúc tiến quảng bá du lịch
Năm 2002, ngành du lịch và thương mại đã có nhiều cố gắng trong công tác đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch năm 2002 là 310 triệu đồng, nguồn vốn này đã được sử dụng có hiệu quả, làm tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm Đà Lạt, ngành du lịch Lâm Đồng đã cho biên tập và phát hành nhiều ấn phẩm tuyên truyền quảng bá về du lịch – Đà Lạt Lâm Đồng và nhiều chương trình hoạt động kỷ niệm Các chương trình này đã góp phần quan trọng trong việc
Trang 38giới thiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng với bạn bè trong nước và quốc tế từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế du lịch
Gần đây Sở Du lịch và Thương mại đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Xây dựng thương hiệu “ nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh từng bước tạo dựng được hình ảnh và thương hiệu riêng, quảng bá chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường du lịch trong và ngoài nước Tuy nhiên việc cung cấp thông tin du lịch tới du khách trong cũng như ngoài nước chưa thường xuyên, liên tục Chưa tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm du lịch của thị trường các nước trong khu vực
và thế giới Đây là một hạn chế của du lịch Lâm Đồng trong thời gian qua
2.4.4 Lao động và đào tạo nguồn nhân lực du lịch
2.4.4.1 Lao động ngành du lịch
Số lượng lao động du lịch Lâm Đồng thời gian qua không ngừng tăng lên (tốc độ bình quân 5,5%/năm) Đến năm 2005 có khoảng 5.000 lao động và năm 2006 là 5.180 lao động trực tiếp do sở quản lý
Bảng 2.4.4 1A: Lao động trong ngành du lịch Lâm Đồng
Đơn vị tính: người
Trình độ được đào tạo tại chỗ và
đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn 1416 1253 1224 2077 2057
Tổng số lao động 2800 3000 3400 4500 4700
Mặc dù tăng trưởng nhanh về số lượng lao động, nhưng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch còn yếu, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp so với yêu cầu phát triển của ngành
Trang 392.4.4.2 Đào tạo nguồn nhân lực
Thời gian qua, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao và phù hợp với xu thế hội nhập, ngành du lịch Lâm Đồng đã chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành Tuy vậy trên địa bàn chưa có cơ sở đào tạo tại chỗ nên việc đào tạo nguồn nhân lực ngành còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả mang lại chưa cao Việc liên kết đào tạo còn nhiều hạn chế, đội ngũ lao động chuyên nghiệp trình độ còn ở mức thấp nhất là trình độ ngoại ngữ
Bảng 2.4.4.1B: Thực trạng phát triển lao động ngành du lịch của Lâm đồng
Nguồn: (1) Niên giám thống kê Lâm Đồng 2004
(2) Sở Thương Mại – Du Lịch Lâm Đồng
2.4.5 Đầu tư và phát triển du lịch
2.4.5.1 Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch
Giai doạn 2001-2005, ngành du lịch đã nhận 136,78 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch thuộc 12 dự án, trong đó một số dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Như vậy, để phục vụ phát triển du lịch cả Trung ương và địa phương đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch với số vốn gần 150 tỷ đồng Tuy nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, nhưng cũng góp phần đáng kể vào thành tích phát triển du lịch của tỉnh
2.4.5.2 Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
Tính từ năm 2003 đến nay Lâm Đồng đã có hơn 61 dự án phát triển khu du lịch và đã được UBND tỉnh cho chủ trương lập dự án để đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch,
Trang 40như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng… Năm 2004 có 14 nhà đầu tư được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào khu du lịch Tuyền Lâm với tổng số vốn đăng ký thực hiện 3.181 tỷ đồng và hiện nay Ban quản lý khu du lịch Tuyền Lâm đang triển khai các đề án về đầu tư hạ tầng khu du lịch, giao thông, cấp thoát nước, điện để phục vụ cho các nhà đầu tư triển khai dự án
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng (1996-2010) đã xác định 14 dự án ưu tiên đầu tư dựa trên việc khai thác các tài nguyên có giá trị và có sức hấp dẫn cao, trong đó có 7 dự án khai thác các tài nguyên tự nhiên với tổng nhu cầu vốn đầu tư cần đến 1.200 triệu USD (dự kiến – qui hoạch) Tuy nhiên, thực tế đầu tư so với dự báo cũng như nhu cầu còn thấp hơn nhiều (theo số liệu đăng ký chỉ đạt 5% nhu cầu), đầu tư còn dàn trải … Điều này ảnh hưởng rất đáng kể đến kết quả phát triển ngành du lịch Lâm Đồng thời gian qua
2.4.6 Tổ chức không gian lãnh thổ và kinh doanh du lịch
2.4.6.1 Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch
Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch Lâm Đồng được thể hiện trong quy hoạch theo hệ thống phân cụm, trung tâm, điểm du lịch đã phát huy tác dụng làm căn cứ để các địa phương trong tỉnh tiến hành lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại địa phương, quy hoạch chi tiết tại các khu du lịch làm cơ sở thực hiện quản lý đầu tư phát triển
du lịch theo quy hoạch
Hệ thống tuyến, điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch hợp lý đặc biệt là các tour du lịch chuyên đề góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của tỉnh Một số chương trình du lịch đã tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch như tour trăng mật, tour văn hoá, lễ hội …
Trên cơ sở các điểm du lịch, một số khu du lịch mới có khả năng thu hút khách du lịch lớn như khu du lịch chuyên đề quốc gia Hồ Tuyền Lâm, khu du lịch thanh niên hồ Đa Thiện, khu du lịch sinh thái Langbiang thuộc cụm du lịch thành phố Đà Lạt và phụ cận,