MỤC LỤC
Các học giả Trung Quốc trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của việc du lịch đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”. Khi thực hiện du lịch ngoài việc tham quan thắng cảnh, các di tích lịch sử… nó không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa giải trí thưởng ngoạn mà bản thân nó còn mang nội dung học tập, nghiên cứu, trao đổi quan hệ hợp tác…Như vậy du lịch như một hoạt động văn hoá cao cấp, có mối quan hệ nhiều mặt với nền kinh tế, văn hoá – xã hội nhất định và nó càng phong phú hơn trong quá trình quốc tế hoá du lịch và phân công hợp tác lao động quốc tế mạnh mẽ trong giai đoạn toàn cầu hoá như hiện nay.
Sản phẩm du lịch là một khái niệm tổng thể, trong thực tế kinh doanh, một sản phẩm du lịch thường là do các doanh nghiệp và bộ phận du lịch trực thuộc một số ngành nghề độc lập với nhau cung cấp, các doanh nghiệp và bộ phận này căn cứ vào tính chất ngành nghề của mình tự tổ chức dịch vụ đã định xoay quanh thị trường mục tiêu riêng. - Sản phẩm du lịch dễ giao động: Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều yếu tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm là dễ giao động.
Theo đó, du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia, trong định hướng phát triển du lịch cần định danh tất cả các sản phẩm ấy và phân loại nó để tìm ra các giải pháp, phân công quản lý và phát triển một cách hợp lý, có hiệu quảû. Tóm lại, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được của con người, của các dân tộc trong tìm hiểu, khám phá để hưởng thụ và sáng tạo, sự đóng góp của du lịch đã trở nên thật sự rất quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế, tạo đòn bẩy cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rừ rệt như Sa Pa (Lào Cai) Hạ Long (Quảng Ninh), Cỏt Bà (Hải Phũng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Cửa Lò (Nghệ An), Bình Châu ( Xuyên Mộc- Bà Rịa Vũng Tàu), và một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long…; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, từng khu vực, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và tạo tiền đề vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền, khu vực trong nước và nước ngoài. Đẩy mạnh phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác du lịch, quy hoạch tổng thể cả nước, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới có chất lượng đồng thời tạo ra thị trường mới và đa dạng; đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá, tăng cường hợp tác quốc tế, đào tạo đội ngũ, coi trọng sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, tạo ra các tiền đề để phát huy tiềm năng du lịch của các thành phần kinh tế, hoà nhập du lịch Việt Nam vào thị trường du lịch thế giới.
Ngày nay sự hiện diện của người Pháp ở Đà Lạt không như trước năm 1954, với quá trình mở cửa, Pháp tài trợ, giúp đỡ đào tạo tiếng Pháp và các ngành khác cho hai trường Đại học Đà Lạt và Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là những tín hiệu cho thấy họ không muốn những yếu tố văn hóa Pháp mất đi ở thành phố mà họ đã khai sinh. Đó là nghề dệt vải cổ truyền của người Mạ, dệt cói của người Lạch, đan gùi của người Mạ và người Chil… Nền văn hóa dân gian với truyền thống văn hóa cồng chiêng nếu biết khai thác sẽ hấp dẫn du khách.
Nhiều sản phẩm du lịch mới được xây dựng đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc ít người với chủ đề khảo cứu đồng quê, du lịch trang trại… một số sản phẩm du lịch có giá trị độc đáo với vai trò liên vùng, liên khu vực như tuyến du lịch “Con đường xanh Tây nguyên”, Festival hoa Đà Lạt, sản phẩm du lịch cao cấp như sân golf, nghỉ mát … được nghiên cứu phát triển đã tăng sức thu hút khách du lịch, thúc đẩy sự hấp dẫn của du lịch Lâm Đồng trong khu vực và trên cả nước. Hiện nay Sở Du lịch đã sát nhập với Sở Thương mại thành Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, đây là mô hình quản lý nhà nước không mấy thuận lợi về du lịch, không tương xứng với vai trò quản lý Nhà nước đối với một ngành kinh tế mũi nhọn tại một trung tâm du lịch lớn, chính vì vậy công tác quản lý nhà nước càng nặng nề hơn đối với ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, đây là một vấn đề cần xem xét.
Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thấy du khách đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố của sản phẩm du lịch rất cao, đó là các yếu tố: danh lam thắng cảnh, khí hậu, cơ sở lưu trú, giá cả và đặc biệt là sự thân thiện của dân địa phương, thái độ phục vụ của nhân viên là rất quan trọng. Các sản phẩm đó là: loại hình du lịch tham quan, các sản phẩm đặc trưng (đặc sản) của địa phương, loại hình du lịch sinh thái, các tour du lịch, du lịch nghỉ dưỡng (điểm trung bình từ 3.35 – 3.91) Với thang đo này các nhà qui họach, các nhà quản lý cần phải mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm được đánh giá có mức độ quan trọng cao.
- Nguyên nhân khách quan: Tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XXI có những biến động phức tạp đã tác động tiêu cực đếân du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng như khủng hoảng kinh tế, tài chính trên phạm vi toàn cầu, sự kiện chính trị vùng vịnh, nạn khủng bố dịch bệnh… ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch ở các thị trường nguồn, tại nhiều địa phương trong nước liên tục xảy ra thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến mụi trường du lịch và việc tổ chức cỏc hoạt độùng kinh doanh, nhịp độ tăng trưởng, đầu tư phát triển du lịch. - Nguyên nhân chủ quan : nội dung quy hoạch chưa lường trước được một số yếu tố rủi ro ảnh hưởng bất lợi đến phát triển du lịch như thời tiết, dịch bệnh… thể hiện trong việc dự báo các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập du lịch cao so với thực tế phát triển, chưa thực sự gắn chặt với quy hoạch kinh tế – xã hội của địa phương và các quy hoạch ngành khỏc, chưa xỏc định rừ khụng gian phỏt triển cỏc loại hỡnh du lịch đặc thự như khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thỏi, hội nghị, hội thảo, chưa định rừ cỏc mụ hỡnh tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch có hiệu quả kể cả trong quá trình hội nhập khu vực, thiếu các định hướng về cơ chế chính sách để phát triển du lịch bền vững ở một trung tâm du lịch lớn … Một số định hướng về thị trường và sản phẩm, về đầu tư xúc tiền quảng bá chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng phát triển du lịch.
Để phát triển du lịch Lâm Đồng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong tỉnh và sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương cũng như các địa phương trong và ngòai nước, du lịch của tỉnh Lâm Đồng cần có mục tiêu chiến lược phát triển là: đầu tư có trọng điểm vào các tuyến điểm du lịch, đặc biệt là huy động đầu tư của nhà nước vào việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch; huy động đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước vào lĩnh vực phát triển du lịch. Ngoài các hình thức du lịch như tham quan, tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng…cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm ( thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm…) và sự kiện tháng khuyến mại giảm giá…Đối với Lâm Đồng cần phát triển thêm các loại hình dịch dịch vụ chữa bệnh ( như hệ thống bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, các thẩm mỹ viện,…)Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các khu trung tâm như thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc…, từng lãnh thổ du lịch phải có các loại hình sản phẩm mang tính đặc trưng riêng.
Giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư chú trọng phát triển các cơ sở lưu trú cho cấp phục vụ dòng khách du lịch từ sau năm 2010 với những khách sạn quốc tế, với các ưu điểm giải trí và các công trình liên hợp có chất lượng quốc tế. Kiến nghị các Bộ, Ngành ở Trung Ương lồng ghép các chương trình các dự án có liên quan phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lũch cho ủũa phửụng.
Tổng Cục du lịch sớm cấp phép việc thành lập trường đào tạo du lịch tại Lâm Đồng, để từng bước tạo nguồn nhân lực du lịch cho địa phương.