1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

12 10,4K 60
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 7,2 MB

Nội dung

Là một trong những công trình kiến trúc, di tích lịch sử tiêu biểu đầy tự hào thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung, Bến Nhà Rồng thật sự đã để lại những dấu ấn lịch sự

DI TÍCH LỊCH SỬ BẾN NHÀ RỒNG A.DẪN NHẬP: I.1. Lí do chọn đề tài: - Là một trong những công trình kiến trúc, di tích lịch sử tiêu biểu đầy tự hào thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung, Bến Nhà Rồng thật sự đã để lại những dấu ấn lịch sự quan trọng trong quá trình đấu tranh giữ nước và dựng nước. Trong đó, không thể không kể đến Nguyễn Ái Quốc – một trong những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam ta. I.2. Mục đích thực hiện đề tài: - Đề tài này sẽ phần nào truyền tải những thông tin chân thật và hữu ích nhất về kiến trúc, cũng như quá trình hình thành, phát triển của Bến Nhà Rồng. Ngoài ra, đề tài này còn giúp ta hiểu hơn về chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên con đường tìm đường cứu nước. Qua đó góp phần củng cố và nâng cao kiến thức lịch sử và tinh thần yêu nước của mình. I.3. Đối tượng và phạm vi đề tài: - Đối tượng của đề tài này là Bến Nhà Rồng (gồm công trình kiến trúc Nhà Rồng, Cột cờ Thủ Ngữ) và quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. - Thời gian đề cập trong đề tài là cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 cho đến nay. I.4. Phương pháp thực hiện và nguồn tư liệu: - Đề tài này được thực hiện theo phương pháp tổng hợp những nguồn tư liệu, tài liệu từ báo chí, internet và thông tin từ những thuyết minh viên làm việc trong bảo tàng. I.5. Bố cục: gồm 3 phần. Phần 1: Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Phần 2: Nguyên nhân ra đời Bến Nhà Rồng. Phần 3: Quá trình phát triển của Bến Nhà Rồng. B. NỘI DUNG: 1 “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!…”. (Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên) Bao nhiêu câu thơ, nốt nhạc cứ trỗi dậy tìm về như những con sóng xanh không bao giờ lặng. Bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên dầu không nêu rõ địa danh và thời gian khi con tàu rời bến, ngày ấy ai tiễn đưa chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành, thi sĩ cũng không hề biết, nhưng những dòng cảm xúc và tứ thơ cứ lay động trong tâm thức hàng triệu thế hệ người Việt Nam ta mỗi khi nghe được bài thơ này. Thời gian cứ thấm thoát trôi qua, thế là đã hơn 100 năm, kể từ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, bắt đầu từ chuyến hành trình định mệnh trên tàu Latouche Trevile. Và nơi in hằn những dấu chân lịch sử ấy của Người, không đâu khác, chính là tại Bến cảng Nhà Rồng, hiện nay là một trong những di tích quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, gắn liền với sự nghiệp và quá trình hoạt động Cách mạng của một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam ta. Phần 1: Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 2 Vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, đất nước đắm chìm trong đêm trường nô lệ, dân tộc Việt Nam sống trong cảnh lầm than, cơ cực. Nhiều chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng từng đã xuất dương tìm đường cứu nước, nhưng vẫn không tìm ra được một con đường nào mang lại hiệu quả đích thực cho dân tộc Việt Nam. Trước bối cảnh ấy, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (1890 – 1969), cũng đang nung nấu một ý chí quyết tâm, muốn đưa dân tộc mình thoát khỏi kiếp đói nghèo và nô lệ. Phan Bội Châu Phan Chu Trinh Nguyễn Tất Thành “Vào trạc tuổi 13 lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp tự do – bình đẳng – bác ái. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn mình Pháp. Muốn tìm xem những gì ẩn nấu đằng sau những từ ấy !”. (Trích trong câu chuyện với nhà thơ Xô Viết Ôxíp Manđenstan tại Liên Xô năm 1923, Nguyễn Ái Quốc cho biết) Thế là trong thập niên đầu của thế kỉ 20, khi mới 20 tuổi đầu, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành rời quê hương xứ Nghệ, đi lần vào trong Nam. Tháng 10 năm 1910, anh đến Phan Thiết tỉnh Bình Thuận ngày nay, chính thức trở thành thầy giáo Nguyễn Tất Thành và dạy học tại trường Dục Thanh. Tháng 3 năm 1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành quyết định rời trường Dục Thanh để vào Sài Gòn. Trường Dục Thanh – nơi Bác Hồ đã từng giảng dạy Câu chuyện về Bác Hồ ra đi từ bến cảng Nhà Rồng đã được nhiều tư liệu lịch sử ghi lại: Năm ấy chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành mới 21 tuổi. Ngày 2.6.1911 được một người quen 3 giới thiệu, Nguyễn Tất Thành đã tìm đến vị thuyền trưởng con tàu Latouche Trevile (Pháp) đang cập bến Nhà Rồng, chuyên kinh doanh buôn bán hàng hoá và chở khách của Hãng Chargeurs - còn có tên gọi Hãng Năm Sao. Cuộc hội thoại với chàng thanh niên xứ Nghệ ấy diễn ra không lâu, nhưng đã chiếm được ngay cảm tình của ông chủ tàu nước ngoài, bởi đôi mắt sáng và khuôn mặt ánh lên sự tự tin mãnh liệt. Nguyễn Tất Thành trò chuyện với chủ tàu bằng tiếng Pháp, bởi từ lúc chuẩn bị xuất dương, ngay tại Trường Quốc học Huế, Người đã có ý thức rằng: Phải chịu khó học ngoại ngữ và giỏi ngoại ngữ mới thực hiện được lý tưởng và con đường mình đi.Ngày 5.6.1911, chàng trai Việt với dáng vóc mảnh khảnh chính thức xuống tàu. Suốt hành trình lênh đênh trên biển, Nguyễn Tất Thành được chủ tàu giao nhiệm vụ làm phụ bếp và với một cái tên gọi mới Văn Ba. Anh Ba từ nhỏ đến lớn chỉ quen dùi mài kinh sử, bây giờ phải tự mình cáng đáng công việc “tay đốt lò, lau chảo, thái rau”, phải có cơm ngon, canh ngọt phục vụ cho hàng chục thuyền viên trên chuyến tàu lớn này quả là một thử thách lớn. Rồi con tàu đã cập bến đất nước Pháp, mở đầu cho cuộc hành trình tìm đường cứu nước 30 năm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc . Ngoài ra, đây cũng là nơi lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Bến Nhà Rồng cũng là nơi chứng kiến nhiều những sự kiện lịch sử như các cuộc bãi công của công nhân hãng tàu vào năm 1920, hơn 200 thủy thủ của 5 chiếc tàu Pháp đang buông neo ở cảng Sài Gòn đã bãi công đòi phụ cấp đắt đỏ; các cuộc tấn công của bộ đội Việt Nam vào vùng Khánh Hội (từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 5 năm 1968) hay như sự kiện đốt cháy tàu Alee của Pháp vừa cập bến Nhà Rồng vào đêm 15/10/1945. Phần 2: Nguyên nhân ra đời Bến Nhà Rồng. 4 Bến cảng Nhà Rồng gắn liền với lịch sử đế quốc Pháp xâm lược và khai thác Việt Nam. Pháp xâm chiếm nước ta bằng hải quân, thương thuyền của họ cũng theo chân yểm trợ và khai thác. Cuối năm 1859, Pháp bắn phá thành Gia Ðịnh (nằm ở góc sông Sài Gòn với rạch Thị Nghè, trên nền trường Ðại học Khoa học Xã hội Nhân văn ngày nay), tuy vẫn bị kháng cự từ phía Chí Hòa ép xuống, nhưng đô đốc Page đã tuyên bố mở cảng Sài Gòn cho xuất nhập buôn bán ngay từ ngày 22-2-1860. Trong 251 thương thuyền, đa số là của các nước khác, ngay cả việc bưu chính lúc đó, chính quyền thuộc địa Pháp vẫn phải nhờ tàu thư Anh. Muốn cạnh tranh với Anh mà lại trông cậy, lệ thuộc vào Anh thì không được, nên Pháp đã hết mình ủng hộ cho một hãng vận chuyển đường biển những chuyến liên lạc thường kỳ. Bến cảng Nhà Rồng ra đời từ yêu cầu đó. Cuối năm 1859, Pháp bắn phá thành Gia Ðịnh Bến Nhà Rồng có 2 điểm nổi bật nhất, đó là công trình kiến trúc Nhà Rồng và cột cờ Thủ Ngữ. Trong đó, nổi bật nhất tại bến cảng, chính là Nhà Rồng – một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Nó được khởi công xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 thì hoàn thành, do “Công ty vận tải Hoàng Đế” (thời Pháp, có tên là Messageries Maritimes) thiết kế và xây dựng, với mục đích sử dụng là nơi tổng quản lý những thuyền viên cập bến và điểm bán vé tàu. Hiện nay không còn văn kiện để biết rõ tiến trình xây dựng Nhà Rồng ra sao, nhưng báo Courrier de Saigon ngày 5-11-1865 đã tả cảnh nhộn nhịp của bến cảng với đủ mọi loại tàu bè lớn nhỏ cạnh "ngôi biệt thự huy hoàng của hãng Vận tải đế quốc" bên bờ sông Sài Gòn. Hiện nay nó đã gần 150 tuổi, ra đời trước Dinh soái phủ, Tòa án thành phố, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Nhà hát lớn, Ga xe lửa, Tòa Xã Tây . Ðấy là chưa kể tới tuổi thọ của gạch, ngói, gỗ, đã lấy từ một số di tích lịch sử quý báu của dân tộc Việt Nam mà hãng đã dùng để xây dựng tòa nhà này. 5 Bến Nhà Rồng xưa Về kiến trúc, Nhà Rồng cao ba tầng có chiều dài 35m, rộng 27m. Mỗi tầng có hành lang rộng 4m chạy bao bọc xung quanh. Tường sơn màu gạch đỏ. Cửa sổ mở ra bốn hướng đón gió và ánh sáng từ mọi phía. Bên ngoài hành lang là hàng cột hiên cao to tạo cho ngôi nhà một vẻ uy nghi. Đầu các cột hiên tầng một được nối với nhau bằng những đường cong đều đặn, uyển chuyển. Dưới chân các cột hiên tầng hai, ba gắn lan can có hoa văn trang trí nhã nhặn, đẹp mắt. Kiến trúc nhà theo kiểu Pháp, mái nhà lại theo phong cách Á Đông với các chi tiết trang trí thuần Việt, tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Nhà Rồng được xây dựng theo kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Sau khi người Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Bến Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thê hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Cho đến nay, chưa biết ai đã vẽ họa đồ kiến trúc Nhà Rồng, người nào đã có sáng kiến đặt hai con rồng tráng men xanh uốn khúc trên nóc cao. 6 Chủ công trình đầu tiên của Bến Nhà Rồng Ở giữa hai con rồng, thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình đầu ngựa và chiếc mỏ neo. Phù hiệu đầu ngựa hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty Messageries Maritimes chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe, còn mỏ neo tượng trưng cho tàu thuyền. Cho đến thế kỷ 21 này, nhiều khách quốc tế vẫn ngạc nhiên và khâm phục với kiến trúc khoa học và thẩm mỹ, về độ bền vững chất liệu công trình. Về nguồn gốc xuất hiện tên gọi Nhà Rồng, cho tới bây giờ xung quanh công trình kiến trúc ấy vẫn còn nhiều huyền thoại khá lý thú. Có người cho rằng nó được gọi là Nhà Rồng vì trên nóc nhà có gắn đuôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh. Một giả thiết khác lại đưa ra lập luận: Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long, bến Nhà Rồng được người Pháp đặt tên để tri ân mối quan hệ giữa Vua Gia Long với nước Pháp. Những người cao niên thời bấy giờ vẫn quen gọi Nhà Rồng là Sở Ông Năm vì hãng tàu biển này do quan năm (là chức vụ Đại tá hoặc Trung tá) nước Pháp đứng ra thành lập. Cột cờ Thủ Ngữ Vào tháng 10.1865, người Pháp cho dựng cột cờ Thủ ngữ. “Thủ ngữ” có nghĩa là điểm giữ cửa cảng (hoặc còn là Sở Canh tuần Tàu biển). Cột cờ dùng để treo cờ hiệu thông báo cho các thương thuyền mọi hoạt động được phép chờ đợi hay xuất phát, quản lý các dịch vụ tàu biển và xuất nhập hàng hóa đường biển. 7 Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, khu vực cột cờ Thủ Ngữ đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh vang dội của quân và dân ta. - Ngày toàn quốc chống Mỹ 19.3.1950 nhân dân phẫn nộ đã kéo lá cờ Mỹ trên cột cờ Thủ Ngữ xuống xé nát vụn trong khi thanh niên, học sinh ném củi đòn, đá cục vào lính Mỹ trên hai chiếc tàu chiến, khiến chúng phải đưa tàu ra giữa sông. - Nhiều cuộc biểu tình xảy ra tại nơi đây dưới thời Mỹ Ngụy, tiêu biểu là cuộc biểu tình ngồi của hàng ngàn sinh viên ngày 4.1.1964 đòi Mỹ cút, đòi giải tán Ngụy quyền. - Chiều ngày 25.6.1965 khách sạn nổi Mỹ Cảnh gần cột cờ Thủ Ngữ đã bị các chiến sĩ biệt động phá vỡ làm hàng trăm tên Mỹ và tay sai chết và bị thương. - Ngày 30.4.1975 lá cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay trên cột cờ Thủ Ngữ, chào mừng ngày giải phóng của thành phố sau 119 năm anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm. Phần 3: Quá trình phát triển của Bến Nhà Rồng. Năm 1893, trụ sở Công ty Nhà Rồng lúc đó đã được hiện đại hoá bằng hệ thống đèn điện chiếu sáng, nhưng công suất nhỏ nên ánh sáng nhiều lúc leo lét như đom đóm. Mãi đến cuối năm 1899, công ty này được Pháp chỉ đạo mở rộng diện tích bến bãi quy mô hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tàu cập bến. Ban đầu trong thiết kế chỉ 2 bến, nhưng sau xét nhu cầu tàu thuyền qua lại tiếp tục tăng nên xây thêm bến thứ ba, lúc này hệ thống điện cũng được chỉnh trang lại. Năm 1930, bến cảng Nhà Rồng đã làm một cuộc chỉnh trang mới, được bê-tông hóa. Cho tới hôm nay đã hơn 1 thế kỷ đi qua, kiến trúc của những ngôi nhà trên bến Nhà Rồng vẫn không bị già nua theo tuổi tác. Cho tới trước năm 1975, Nhà Rồng vẫn được sử dụng như một kiến trúc công trình phục vụ cảng đường thủy của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau khi đất nước thống nhất, để ghi nhớ sự kiện ngày 5/6/1911, Bác Hồ đã ra đi từ Bến Nhà Rồng tìm đường cứu nước, kiến trúc này được giữ lại làm di tích lịch sử, là khu lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ tháng 9/1979, nhà Rồng được dùng làm nơi trưng bày những hiện vật về đời hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tháng 10/1995, nhà lưu niệm được đổi thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. 8 Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Riêng cột cờ Thủ Ngữ thì đã được phục chế lại, làm nổi bật khu vực bến cảng và làm sống lại phần nào khung cảnh của cảng Sài Gòn ngày trước. Nhìn lại 100 năm bến cảng Nhà Rồng, nếu như Nhà Rồng xưa chỉ là nơi bán vé cho hành khách lên tàu thì thế kỷ 21 trở thành “địa chỉ đỏ” là niềm tự hào của cả TPHCM về phát triển kinh tế - văn hoá - du lịch. Tọa lạc trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành, thuộc quận 4, TP HCM với diện tích 12.000m 2 , Bến Nhà Rồng đã trở thành khu Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một chi nhánh quan trọng nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, chỉ với 3 phòng trưng bày (250m 2 ) và sau 2 lần chỉnh lý vào năm 1990, 1995 hiện bảo tàng có 9 phòng với gần 1.500m 2 diện tích trưng bày; 2 phòng kho chứa khoảng 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời. Trong 9 phòng trưng bày hiện tại, có 6 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 3 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong từng thời gian nhất định. Từ 400 tư liệu, hiện vật vào năm 1980 đến nay, bảo tàng đã lưu giữ khoảng 11.372 tư liệu, hiện vật và 3.300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 9 Những hình ảnh tư liệu trong bảo tàng Không những thế, bảo tàng còn thường xuyên tổ chức nhiều cuộc trưng bày lưu động tại các vùng sâu, vùng xa, các quận, huyện ngoại thành. Tất cả các phòng trưng bày sau những lần chỉnh lý đều được nâng lên cả về nội dung và hình thức, phối hợp nhiều yếu tố trong khâu trưng bày tạo tính hấp dẫn đối với người xem. Ngoài ra, nơi đây còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục như tổ chức các hội nghị khoa học, những cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề, giới thiệu và chiếu phim tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của Thành phố . Hình ảnh bên trong bảo tàng 10 [...]... cảm xúc trực quan gây sự hấp dẫn khách vào tham quan, định hướng phát triển và phối hợp với ngành Du lịch, tạo sự thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước C TỔNG KẾT: Thông qua những thông tin về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của bến Nhà Rồng, ta như càng hiểu rõ hơn vị trí lịch sử quan trọng của nó đối với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung Với ý nghĩa là nơi... nǎng động cho ngôi Nhà Rồng về đêm Nǎm 2001, nhân kỷ niệm 90 nǎm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 5/6/2001), UBND TP Hồ Chí Minh đã đầu tư việc xây dựng mở rộng bảo tàng; và xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành, chỉnh trang Nhà Rồng Trong đề án chương trình mục tiêu phát triển từ nay đến nǎm 2005, ngoài các hoạt động thường xuyên, đơn vị tập trung cải tạo nâng cấp mở rộng di n tích trưng bày;... …………………………………………………………………………………… trang 1 A DẪN NHẬP: …………………………………………………………………… trang 2 B NỘI DUNG: Phần 1: Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trang 4 Phần 2: Nguyên nhân ra đời Bến Nhà Rồng trang 6 Phần 3: Quá trình phát triển của Bến Nhà Rồng trang 9 C TỔNG KẾT: trang 12 MỤC LỤC: trang 13 12 ... khách tham quan và nhân dân miền Nam Với những thành tích như trên, liên tục từ nǎm 1992 đến nay, bảo tàng luôn nhận được bằng khen của Bộ Vǎn hóa Thông tin; của UBND TP Hồ Chí Minh, đặc biệt 5 nǎm liền từ 1992 - 1996, bảo tàng vinh dự được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng III; nǎm 1998 nhân dịp kỷ niệm 300 nǎm Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của Thành phố Đồng... Pháp, và trong đó, không thể không kể sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, ta như càng tự hào hơn một về một công trình xây dựng, một công trình kiến trúc sống mãi với 11 thời gian Đây sẽ luôn là một di tích quan trọng, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của cả nước Qua đó, ta sẽ càng yêu hơn quê hương, đất nước của mình, để rồi cùng xây dựng Việt Nam ta ngày càng... việc triển khai công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện nối mạng với Sở Vǎn hóa Thông tin, tiến tới nối mạng trao đổi thông tin tư liệu với Cục Bảo tồn Bảo tàng, với các Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án "Mô hình khung cảnh khu vực Cảng Sài Gòn những nǎm 1911" (ngoài trời) cùng việc phục chế chiếc tàu AMIRAL LATOUCH TREVILL . DI TÍCH LỊCH SỬ BẾN NHÀ RỒNG A.DẪN NHẬP: I.1. Lí do chọn đề tài: - Là một trong những công trình kiến trúc, di tích lịch sử tiêu biểu đầy. của Pháp vừa cập bến Nhà Rồng vào đêm 15/10/1945. Phần 2: Nguyên nhân ra đời Bến Nhà Rồng. 4 Bến cảng Nhà Rồng gắn liền với lịch sử đế quốc Pháp xâm

Ngày đăng: 09/03/2013, 02:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w