Vịnh Hạ Long vịnh nước nơi rồng đáp xuống là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả
Trang 1Vịnh Hạ Long(phần I)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Vịnh Hạ Long
Di sản thế giới UNESCO
Biểu tượng của Vịnh Hạ Long - Hòn
Trống Mái
Quốc gia Việt Nam
Dạng Thiên nhiên
Tiêu chuẩn VII, VIII
Tham
Vùng† Châu Á-Thái Bình Dương Tọa độ 20°85′B 107°19′Đ /
21.417, 107.317
Lịch sử công nhận
Công nhận
1994, 2000 (Kỳ họp thứ 18, 24)
Trang 2* Dịch từ tên chính thức trên danh sách
Di sản thế giới
† Vùng được UNESCO phân loại chính
thức
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Hạ Long
Vịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc
phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái
Trang 3Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo[1] Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể[2] Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần
tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái[3]
14 loài thực vật đặc hữu[4] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[5] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh
Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy
sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[6] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm[7] Tiến trình dựng nước
và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy[7]v.v Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung[8]
Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi
đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời
cao"[9] Năm 1962 Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo
vệ[10] Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là
Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000[11] Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003[12]
Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam
Trang 4Truyền thuyết về vịnh Hạ Long
Hình ảnh vịnh Hạ Long với muôn vàn hòn đảo được ví như vô số châu ngọc đàn rồng phun ra
Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết [13] cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng
Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển, như bức tường thành vững chắc chặn bước tiến của thuyền chiến giặc Đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột đã đâm vào các đảo đá và va chạm với nhau vỡ tan tành
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15km)
Lại có truyền thuyết khác[13] nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long
Điều kiện tự nhiên và xã hội
Vị trí
Vịnh Hạ Long
IUCN Loại III (Di sản thiên nhiên)
Địa điểm: Đông Bắc Việt Nam
Trang 5Gần thành phố: thành phố Hạ Long
Tọa độ: 20°85′″B, 107°19′″Đ
Diện tích: 1.553km²
Thành lập: 1962
Khách tham quan: hơn 1.7 triệu lượt khách (vào năm 2007)
Cơ quan quản lý: UBND tỉnh Quảng Ninh
Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120km kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ Trong diện tích 1.553km² gồm vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-20°50' Bắc, vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên[1]
Môi trường và khí hậu
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 27-29 °C và mùa đông khô lạnh với nhiệt
độ 16-18 °C, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 15-25 °C Lượng mưa trên vịnh Hạ Long vào khoảng từ 2.000mm–2.200mm[1] tuy
có tài liệu chi tiết hóa lượng mưa là 1.680mm với khoảng trên 300mm vào mùa nóng nhất trong năm (từ tháng 6 đến tháng 8) và dưới 30mm vào mùa khô nhất trong năm (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau)[14] Hệ thủy triều tại vịnh Hạ Long rất đặc trưng với mức triều cường vào khoảng 3,5-4m/ngày Độ mặn trong nước biển trên vùng Vịnh dao động từ 31 đến 34.5MT vào mùa khô nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp hơn Mực nước biển trong vùng Vịnh khá cạn, có độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và các đảo đều không lưu giữ nước bề mặt[5]
Dân số
Cư dân sống trên thuyền tại Vịnh
Trang 6Trong số 1.969 đảo của Hạ Long hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là có dân sinh sống, những đảo này có qui mô từ vài chục đến hàng ngàn hecta tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam vịnh Hạ Long[7] Mấy chục năm gần đây, nhiều vạn chài sống trôi nổi trên mặt nước, bắt đầu lên một số đảo định cư biến những đảo hoang sơ trở thành trù phú như đảo Sa Tô (thành phố Hạ Long), đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân Đồn)
Dân số trên vịnh Hạ Long hiện nay khoảng 1.540 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long) Cư dân vùng Vịnh phần lớn sống trên
thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy sản, hải sản Ngày nay đời sống của cư dân Vịnh Hạ Long
đã phát triển do kinh doanh dịch vụ du lịch
Tên gọi Hạ Long qua các thời kỳ lịch sử
Đầu rồng trên thuyền du lịch tại Vịnh, mô phỏng điển tích Hạ Long (rồng đáp)
Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hoa Phong, Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải [15] của Pháp từ cuối thế kỷ 19
Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự
xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay
với nhan đề Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long, khi viên thiếu úy người
Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902)[16]
Có lẽ người Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu
Á, loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng
và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này, sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong
Trang 7thực tại, có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay[17]