Dấu ấn văn hóa nông nghiệp thể hiện thế nào qua các tín ngưỡng dân gian ?... Giới thiệu sơ lược : Tín ngưỡng dân gian là những hình thức tôn giáo sơ khai, được hình thành từ nhận thứ
Trang 1CHƯƠNG IV
VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI
SỐNG CÁ NHÂN
I Tín ngưỡng
II Phong tục
III Lễ Tết và lễ hội
IV Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ
V Nghệ thuật thanh sắc và hình khối
Trang 2CÂU HỎI THẢO LUẬN
Liệt kê những tín ngưỡng dân gian mà bạn biết
Dấu ấn văn hóa nông nghiệp thể hiện thế nào qua các tín ngưỡng dân gian ?
Trang 3I TÍN NGƯỠNG :
1 Giới thiệu sơ lược :
Tín ngưỡng dân gian là những hình
thức tôn giáo sơ khai, được hình thành từ nhận thức thế giới còn hạn chế của người Việt cổ
Sùng bái những hiện tượng tự nhiên
liên quan đến sản xuất nông nghiệp và thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên
Trang 42 Tín ngưỡng dân gian :
2.1.Tín ngưỡng phồn thực :
Biểu trưng cho ý nghĩa truyền sinh, cầu
mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở
Là tín ngưỡng phổ biến ở các nền văn hóa
nông nghiệp
Biểu hiện : - thờ sinh thực khí nam nữ
- thờ hành vi giao phối
Trang 52.2 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên :
Là sản phẩm của môi trường sống phụ thuộc, không giải thích được tự nhiên
Đối tượng được tôn thờ :
- Các sự vật hiện tượng thuộc về tự nhiên (trời, đất, nước, sấm, sét…) và các nữ thần chiếm ưu thế ( tín ngưỡng thờ Mẫu)
- Thờ động vật (chim, rắn, cá sấu…), thực vật ( lúa, cây đa…)
Trang 62.3 Tín ngưỡng sùng bái con người :
Thờ cúng tổ tiên : là truyền thống đạo đức văn hóa của dân tộc.
Thờ thần tại gia : Thổ công, thần Tài, ông Táo…
Thờ những người có công với cộng đồng:
- Làng xã : thờ Thành Hoàng
- Quốc gia : thờ Quốc Tổ-Quốc Mẫu, thờ Tứ bất tử (Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh), những người có công đánh giặc giữ nước (Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo …)
Trang 7II.PHONG TỤC :
Phong tục : là những thói quen ăn sâu vào
đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo
Phong tục thiên về ý nghĩa và giá trị tinh
thần nên có tính bền vững và tính phổ quát
Trang 81 Phong tục hôn nhân :
1.1 Tập tục hôn nhân :
- Thời xưa có 6 lễ : Lễ nạp thái - Lễ vấn
danh -Lễ nạp cát -Lễ nạp tệ -Lễ thỉnh kỳ -
Lễ thân nghinh
- Ba lễ chính : Lễ vấn danh – Lễ hỏi – Lễ
nghinh hôn
Trang 91.2 Ý nghĩa của tập tục hôn nhân:
Đáp ứng quyền lợi của gia tộc : môn đăng
hộ đối, duy trì nòi giống
Đáp ứng quyền lợi của cộng đồng làng xã
Đáp ứng nhu cầu riêng tư : sự phù hợp của đôi trai gái, quan hệ mẹ chồng-nàng dâu
Trang 102 Phong tục tang ma :
2.1 Tập tục tang lễ :
- Nghi thức tang lễ : Lễ mộc dục - Lễ tẩm liệm - Lễ nhập quan - Lễ thành phục - Lễ khiển điện - Lễ hạ huyệt
- Sau khi an táng : Lễ mở cửa mả - Lễ thất tuần – Lễ tốt khốc – Lễ tiểu tường – Lễ đại tường
- Tục cải táng : sau khi chết 3 năm
Trang 112.2 Ý nghĩa tang lễ :
Thể hiện sự tôn quý đối với sinh mạng con người
Phản ánh đời sống tâm linh của người Việt trong mối quan hệ giữa người sống và người chết : tin vào thế giới bên kia, giữ lễ giỗ hàng năm…
Thể hiện tình cảm của cộng đồng gia tộc và xóm làng với người đã khuất
Trang 12III LỄ TẾT VÀ LỄ HỘI :
1 LỄ TẾT :
1.1 Hệ thống các ngày lễ Tết :
Tết xuân : Tết Nguyên Đán (1.1AL), Tết
Thượng Nguyên (15.1AL), Tết Hàn thực (3.3AL), Tết Thanh Minh(15.3AL)…
Tết Hạ : Tết Đoan Ngọ (5.5AL)
Tết Thu : Tết Trung Nguyên (15.7AL), Tết
Trung Thu (15.8AL)
Trang 131.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ TẾT :
Được phân bổ theo thời gian.
Thiên về vật chất
Chỉ giới hạn trong mỗi gia đình
Lễ tết duy trì tôn ti trật tự giữa các
thành viên trong gia đình
Trang 142 Lễ hội :
2.1 Các loại lễ hội :
Căn cứ vào mục đích và đối tượng thờ phụng, có thể chia làm 3 loại lễ hội lớn : lễ hội nghề nghiệp, lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngưỡng
Phần lễ : gồm các nghi lễ cúng tế và các vật thờ
Phần hội : là các trò diễn, trò chơi dân gian, các hình thức diễn xướng…
Trang 152.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ HỘI :
Được phân bố theo không gian
Thiên về tinh thần
Lễ hội có tính mở
Lễ hội là sinh họat tập thể long trọng, duy trì quan hệ dân chủ giữa các thành viên trong cộng đồng.