Lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng về quyền con người.

Một phần của tài liệu Phân tích về tư tưởng và lịch sử phát triển của quyền con người và lịch sử hình thành pháp luật quốc tế về quyền con người (Trang 25 - 29)

Quyền con người (Human rights, Droits de LHomme) là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấng tạo hóa ban cho con người như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, những quyền tối thiểu của con người mà bất kì chính phủ nào cũng phải bảo vệ. Quyền con người không những được nhìn nhận trên quan điểm các quyền tự nhiên (natural rights) mà nó còn được nhìn nhận trên quan điểm các quyền pháp lý (legal right). Ngày nay khi mà xã hội phát triển và tiến bộ vượt bậc thì quyền con người ngày càng được công nhận và bảo vệ một cách mạnh mẽ. Trước khi pháp luật về quyền con người ra đời thì giữa con người với con người luôn tồn tại một sự phân biệt đối xử. Nếu nằm trong nhóm mạnh và có quyền thì sẽ được phép coi thường và khinh rẻ sự tồn tại của nhóm yếu thế. Nhóm yếu thế sẽ luôn tồn tại với vai trò là để phục

vụ cho nhóm cầm quyền và gắn liền với hai chữ nô lệ. Không có tự do, không có sự bình đẳng và chưa bao giờ được công nhận như là một con người đúng nghĩa.

Trước khi phát triển mạnh mẽ như vậy thì ngược dòng thời gian quay trở về khi mà tư tưởng về quyền con người mới chỉ manh nha xuất hiện trong ý nghĩ của con người. Theo một số học giả, những tư tưởng về quyền con người xuất hiện từ thời tiền sử, thể hiện trong các luật lệ của chiến tranh, mà: “Luật lệ của chiến tranh thì lâu đời như bản thân chiến tranh và chiến tranh thì lâu đời như cuộc sống trên trái đất”. Tuy nhiên, ở trình độ phát triển của thời tiền sử, có lẽ con người mới chỉ có những ý niệm, chứ chưa thể có những tư tưởng ( với ý nghĩa là những quan điểm hoặc hệ thống quan điểm rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nhất định) về quyền con người. Bởi vậy, quan điểm phù hợp hơn đó là, tư tưởng quyền con người được khởi thuỷ từ khi trái đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại, mà một trong đó là nền văn minh rực rỡ ở Trung Đông (khoảng năm 3.000-1.500 trước CN). Chính trong nền văn minh Lưỡng Hà này, nhà vua Hammurabi xứ Babylon đã ban hành một đạo luật có tên là Bộ luật Hammurabi khoảng năm 1780 TCN). Theo đó, mục đích của đức vua khi thiết lập ra đạo luật này là để : “… ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu”, …làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babylon,…đem lại hạnh phúc chân chính và đặt "nền thống trị nhân từ “cho mọi thần dân trên vương quốc.1

Bên cạnh đó, tư tưởng về quyền con người còn được phản ánh trong các học thuyết, ấn phẩm tôn giáo, chính trị và pháp lý của nhân loại từ xưa đến nay. Những tài liệu được cho là cổ xưa nhất xét về tư tưởng quyền con người của nhân loại bao gồm: Văn tuyển Nho giáo (Luận ngữ), Kinh Vệ Đà của đạo Hin-đu, Kinh Phật của đạo Phật, Kinh Thánh của đạo Thiên chúa, Kinh Kô-ran của đạo Hồi... Ở mức độ và từ 1 Lịch sử phát triển tư tưởng về quyền con người. https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-

những góc độ khác nhau, các tài liệu này đã phản ánh những quan điểm có tính hệ thống của nhân loại về nhân phẩm, tự do, bình đẳng, bác ái và việc bảo vệ những giá trị đó. Bộ luật Hammurabi có thể coi là văn bản pháp luật thành văn đầu tiên của nhân loại nói đến quyền con người (mặc dù quan điểm này không phải được tất cả các học giả ủng hộ) . Ngoài Bộ luật Hammurabi, vấn đề quyền con người còn sớm được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật cổ khác của thế giới, trong đó tiêu biểu như Bộ luật của vua Cyrus Đại đế ban hành vào khoảng các năm 576 -529 TCN; Bộ luật do nhà vua Ashoka (Ashoka’s Edicts) ban hành vào khoảng các năm 272-231 ; Hiến pháp Medina (The Constitution of Medina) do nhà tiên tri

Muhammad sáng lập vào năm 622; Đại Hiến chương Magna Carta (1215) và Bộ luật về quyền (1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân(1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn độc lập (1776) và Bộ luật về các quyền (1789) của nước Mỹ.2 Và Việt Nam cũng đóng góp cho sự hình thành phát triển tư tưởng về quyền con người với bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) (1490-1497).

Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của nhân loại, các tư tưởng về quyền con người không chỉ được thể hiện trong các đạo luật, mà còn được phản ánh (một cách sâu sắc và cụ thể hơn) trong các tư tưởng, học thuyết tôn giáo, chính trị và pháp lý. Trước hết, xét về các học thuyết tôn giáo, tư tưởng về quyền con người từ lâu đã được thấm nhuần trong giáo lý của hầu hết các tôn giáo trên thế giới như: Văn tuyển Nho giáo (Luận ngữ), Kinh Vệ Đà của đạo Hin-đu, Kinh Phật của đạo Phật, Kinh Thánh của đạo Thiên chúa, Kinh Kô-ran của đạo Hồi... Ở mức độ và từ những góc độ khác nhau, các tài liệu này đã phản ánh những quan điểm có tính hệ thống của nhân loại về nhân phẩm, tự do, bình đẳng, bác ái và việc bảo vệ những giá trị đó. Khi mà xã hội ngày càng phát triển thì những lý thuyết hiện đại về quyền con 2 Lịch sử phát triển của tư tưởng về quyền con người. https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-

người dần dần xuất hiện ở Châu Âu và đạt đến độ rực rỡ trong thời kỳ Phục Hưng. Với những học giả vĩ đại như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632- 1704), Thomas Paine (1731-1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831), John Stuart Mill (1806-1873), Henry David Thoreau (1817-1862)... Tác phẩm của những nhà tư tưởng này đã xác định nhiều vấn đề lý luận cơ bản về quyền tự nhiên và quyền pháp lý của con người và đặt tiền đề quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong thời đại ngày nay. Người ta cũng chỉ ghi nhận rằng, trong thời kỳ diễn ra sự tàn bạo khủng hiếp của chế độ nô lệ ở La Mã cổ đại : “Trước Crêông, Antigone đã nói đến quyền không vâng lời và trước những nô lệ,

Spartacusse đã nói về quyền chống lại áp bức”.Cũng trong thời kỳ này, Protagoras (490-420 TCN) và các nhà triểu học thuộc trường phái nguỵ biện Sophism đã đưa ra quan niệm về sự bình đẳng và tự do giữa các cá nhân trong xã hội: “Thượng đế tạo ra mọi người đều là người tự do, không ai tự nhiên biến thành nô lệ cả “.

Có lẽ sự tự do của con người bị hạn chế một cách khắc nghiệt nhất là vào thời trung cổ ở Châu Âu khi mà vương quyền của chế độ phong kiến và thần quyền của thiên chúa giáo đày đọa con người về mặt thể xác lẫn tinh thần. Trong bối cảnh đen tối đó sự tự do, bình đẳng của con người dường như là không tồn tại. Tuy nhiên, trong bối cảnh đen tối đó vẫn xuất hiện những tư tưởng khai sáng về quyền con người mà dẫn đến việc ban hành các văn kiện pháp lý nổi tiếng nhất của nhân loại về lĩnh vực này. Điển hình trong số đó là Hiến chương magna Carta do vua John của nước Anh ban hành năm 1215. Hiến chương đã khẳng định một số quyền con người, cụ thể như: quyền sở hữu , thừa kế tài sản; quyền tự do buôn bán và không bị đánh thuế quá mức; quyền của các phụ nữ goá chồng được quyết định tái hôn hay không; quyền được xét xử đúng đắn và được bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng về quyền con người mà vẫn chỉ đang mơ hồ giữa quyền con người với quyền công dân.

Một phần của tài liệu Phân tích về tư tưởng và lịch sử phát triển của quyền con người và lịch sử hình thành pháp luật quốc tế về quyền con người (Trang 25 - 29)