Bình luận về quyền con người và pháp luật về quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Phân tích về tư tưởng và lịch sử phát triển của quyền con người và lịch sử hình thành pháp luật quốc tế về quyền con người (Trang 33 - 36)

Quyền con người là giá trị phổ quát của nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, khi nhìn nhận vấn đề quyền con người, quyền công dân cần phải có quan điểm khách quan, toàn diện gắn với thể chế chính trị, lịch sử, văn hóa truyền thống và điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các vấn đề về quyền cơ bản của con người, nhưng Việt Nam là một trong số ít quốc gia sớm tiếp cận về quyền con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hiệu Việt Nam từ khi thành lập chính quyền cách mạng đến nay cũng nhất quán một khẩu hiệu: “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”. Điều đó có nghĩa là, mục tiêu trước sau như một mà cả dân tộc Việt Nam kiên trì thực hiện là bảo đảm dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

Từ khi tuyên ngôn thế giới về nhân quyền cùng với hai công ước quốc tế ICCPR và ICESCR ra đời về cơ bản quyền con người đã được tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên vẫn có sự phân biệt đối xử giữa con người với con người đặc biệt là người da trắng với người da màu mà cho đến ngày nay sự phân biệt đối xử ấy vẫn còn diễn ra. Sự phân biệt chủng tộc chính là nỗi đau của nhân loại mà chưa thực sự có bài toán nào có thể giải được. Điều này cũng thể hiện rằng mặc dù quyền con người được công nhận, được tôn trọng nhưng đâu đó vẫn thể hiện sự bất lực của pháp luật trước con người. Không chỉ phân biệt màu da mà còn sự đối xử không công bằng giữa đàn ông với phụ nữ với tư tưởng trọng nam khinh nữ ở các nước Châu Á. Cùng với Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã được 182 quốc gia phê chuẩn mặc dù còn nhiều bảo lưu. Phụ nữ vẫn bị xâm hại, vẫn bị đối xử không công bằng và coi rẻ.

Tuy nhiên, chắc chắn các giải pháp không bao giờ giải quyết rốt ráo được vấn đề. Có thể chúng giúp giảm thiểu phần nào não trạng phân biệt đối xử, nhưng thường

thì chúng chỉ giảm thiểu ở biểu hiện bề mặt, hoặc biến thành một số hình thức nguỵ tạo tinh vi nào đó, thậm chí có thể mang tấm mặt nạ là ‘hành xử nhân văn’, nhưng bản chất không thay đổi nhiều. Lý do là vì căn bản của não trạng phân biệt chủng tộc không nằm ở cấu trúc xã hội, mà là ở thâm tâm con người. Nó là vấn đề của con người, của cái tôi. Và không chỉ dừng lại ở việc phân biệt chủng tộc mà còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại mà quyền con người bị vi phạm. Thế giới cũng như các tổ chức quốc tế hòa bình trên thế giới và chính bản thân mỗi cá nhân chúng ta cũng cần nỗ lực hơn để có thể có những giải pháp hiệu quả hơn trong việc bảo vệ và thực thi quyền con người.

KẾT LUẬN:

Quyền con người và pháp luật về quyền con người không phải là quyền của riêng bất kì cá nhân hay tổ chức nào. Quyền con người là quyền mà khi chúng ta sinh ra là con người đã có và không thể bị xâm phạm hay tước bỏ bởi bất kì một tổ chức hay cá nhân nào. Quyền con người và pháp luật về quyền con người cũng được xác định là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại Nhờ những chuẩn mực này mà nhân loại được vảo vệ và có điều kiện để phát triển đầy đủ năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là không giống nhau về màu da, ngôn ngữ và cả tôn giáo nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là chúng ta đều là con người giống nhau, đặc biệt giống như nhau và không có lí do gì để phân biệt hay kì thị bất cứ một ai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948

2. Tìm hiểu về quyền con người. https://www.etc-graz.eu/wp- content/uploads/2020/08/tim_hieu_ve_quyen_con_nguoi.pdf

3. Lịch sử hình thành tư tưởng quyền con người: https://www.chungta.com/nd/tu- lieu-tra-cuu/lich_su_phat_trien_tu_tuong_quyen_con_nguoi.html

Một phần của tài liệu Phân tích về tư tưởng và lịch sử phát triển của quyền con người và lịch sử hình thành pháp luật quốc tế về quyền con người (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w