Tư tưởng của những học giả đã đưa đến những điều kiện cho sự ra đời của những đạo luật cho phép bảo vệ quyền con người bao gồm hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng được thông qua trong hai cuộc cách mạng ở Mỹ và Pháp vào những năm 1700 mà đã có ảnh hưởng rất to lớn đến quá trình pháp điển hóa các quyền con người không chỉ ở hai nước này mà còn trên toàn thế giới. Hai cuộc cách mạng này đã có những đong góp rất to lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở hai nước Mỹ và Pháp mà còn trên toàn thế giới. Trong cuộc cách mạng thứ nhất, năm 1776, mười ba thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tuyên bố độc lập với đế chế Anh thông qua một văn bản có tên là Tuyên ngôn độc lập , trong đó khẳng định rằng : “… mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sau này trong tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945 thì Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cũng đã viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776: “"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". 3để khẳng định với toàn thế giới rằng dân tộc ta, nhân dân ta là một dân tộc độc lập, nhân dân ta là nhân dân tự do. Tính mạng và quyền lợi của con người đã bị coi rẻ khi mà chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân lộng hành. Nhưng mà con người thì đâu dễ khuất phục bởi cường bạo và sự thật đã đúng như vậy khi mà các dân tộc đồng loạt đứng lên đòi lại tự do, đòi lại độc lập, đòi lại quyền cơ bản mà một con người nên có và nên được hưởng.
Trong cuộc cách mạng thứ hai, vào năm 1789, nhân dân Pháp, mà chủ yếu là thợ thuyền, trí thức và một số thị dân, đã đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, thành lập
nền cộng hòa đầu tiên, đồng thời công bố bản Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của Pháp. Điều 1 bản Tuyên ngôn này khẳng định : “ Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các quyền …”. Đặc biệt, không dừng lại ở những nguyên tắc, ý tưởng như Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền 1789 đã xác định một loạt các quyền cơ bản của con người như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, được bảo đảm an ninh và chống áp bức , quyền bình đẳgn trước pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép, quyền được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nước…, đồng thời đề cập đến những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền này . Tuy cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản nhưng điều đó cũng thể hiện khát khao đến tột cùng của con người là được tự do, được đối xử bình đẳng. Khát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người là cốt lõi của khái niệm quyền con người. Nó coi cá nhân con người là trọng tâm của sự quan tâm. Nó dựa trên một hệ thống giá trị toàn cầu phổ biến nhằm cống hiến cho sự linh thiêng của cuộc sống và tạo ra một khuôn khổ để xây dựng hệ thống quyền con người, được các quy phạm và tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ4. Trong suốt thế kỷ XX, quyền con người đã phát triển như một khuôn khổ đạo đức, chính trị, pháp lý và như một hướng dẫn nhằm phát triển một thế giới tự do khỏi sợ hãi và tự do làm điều mong muốn.
Và phải thực sự đến thể kỉ XIX thì quyền con người mới được nhắc đến như một vấn đề mang tầm quốc tế cùng với cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục tới tận cuối thế kỷ đó và phong trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao động và bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang thế giới. Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với 4 Tìm hiểu về quyền con người. https://www.etc-graz.eu/wp-
việc thành lập Hội quốc liên và Tổ chức Lao động quốc tế, quyền con người càng trở thành một vấn đề có tầm quốc tế rộng lớn. Cũng trong thời kỳnày, một loạt văn kiện khác của luật nhân đạo quốc tế đã được thuông qua trong hội nghị La Hay, tại các Hội nghị của Hội Chữ Thập đỏ quốc tế (ICRC) và Hội Quốc liên, bổ sung những bảo đảm rộng rãi hơn với các quyền con người trong hoàn cảnh chiến tranh và xung đột vũ trang. Tháng 10 năm 1917 tại nước Nga đã nổ ra cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. Cuộc cách mạng này đã mở ra một chương mới đối với quyền con người. Những tư tưởng về quyền con người đã hoàn thiện và ngày càng ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới. Con người lúc này đã ý thức được rằng mình đương nhiên có những quyền cơ bản mà một con người được hưởng, được tôn trọng, được đối xử bình đẳng mà không có bất cứ một ai hay một thế lực cầm quyền nào có thể ngang nhiên tước bỏ. Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển thì con người càng ý thức và bảo vệ những quyền lợi mà mình có.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã đưa đến sự ra đời của Liên hợp quốc để bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.Tiếp theo đó Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người ( 10/12/1948) và hai công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hoá ( năm 1966) đã chính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hoá quyền con người- nền văn hoá mới và chung của mọi dân tộc- trên trái đất. Điều 1 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) đã được Liên hiệp quốc thông qua vào năm 1948 đề cập đến các trụ cột chính của hệ thống quyền con người, ví dụ: tự do, bình đẳng và đoàn kết. Tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo cũng như tự do quan điểm và tự do biểu đạt đều được quyền con người bảo vệ. Chiến tranh thế giới thứ hai là lý do dẫn đến sự ra đời của UDHR. Cá nhân con người được coi là trọng tâm. Lời mở đầu của Tuyên ngôn đề cập tới “tự do khỏi sự
sợ hãi và tự do làm điều mong muốn”. Khái niệm về an ninh con người có cách tiếp cận vốn có tương tự.
Tương tự như vậy, quyền con người cũng bảo đảm sự bình đẳng, chẳng hạn như bảo vệ quyền bình đẳng chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử trong hưởng thụ tất cả các quyền con người, bao gồm quyền bình đẳng đầy đủ giữa nam và nữ. Sự đoàn kết thể hiện trong các quyền kinh tế và xã hội, như quyền được hưởng an ninh xã hội, được trả công, và có một mức sống đủ, quyền về sức khoẻ và tiếp cận giáo dục là một phần không thể thiếu trong khuôn khổ quyền con người. “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền. Họ cần đối xử với nhau trong tình bác ái” Điều 1 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Cũng theo như tuyên ngôn thế giới về nhân quyền thì quyền con người gồm những quyền cơ bản sau: Quyền tự do và bình đẳng, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền sống, quyền di chuyển, quyền kết hôn và tạo lập gia đình, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do thể hiện,… Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
(ICPCR) đã cụ thể hóa hơn tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966, Nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế về những quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (ICESCR) được cộng đồng quốc tế thừa nhận là Bộ luật quốc tế về quyền con người - xương sống của luật quốc tế về quyền con người. Như vậy quyền con người đã thực sự có một công cụ hữu hiệu để bảo vệ, không chỉ là trong ý nghĩ hay chỉ là những lời nói suông vô nghĩa nữa. Quyền con người đã thực sự được pháp luật quốc tế bảo vệ và được các quốc gia trên thế giới tôn trọng.
Các quyền này thuộc về 5 chủ đề chính là các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa, được ghi nhận pháp lý trong hai Công ước có quan hệ tương đương
cùng với UDHR để hình thành nên Bộ luật về quyền con người. “Tất cả các quyền con người dành cho mọi người” là khẩu hiệu của Hội nghị thế giới Vienna về quyền con người vào năm 1993. Quyền con người trao quyền cho các cá nhân cũng như các cộng đồng, nhằm tìm kiếm sự biến đổi xã hội, hướng tới việc thực hiện đầy đủ tất cả các quyền con người. Các xung đột cần phải được giải quyết trong hòa bình theo nguyên tắc pháp quyền và trong khuôn khổ quyền con người.
Cùng với Hội nghị Viên, những phát triển gần đây trên lĩnh vực quyền con người bao gồm việc thành lập các toà án hình sự quốc tế lâm thời và thường trực để xét xử các tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng và tội xâm lược và việc thành lập Hội Đồng Liên Hợp quốc về quyền con người (năm 2006, thay thế cho Uỷ ban của Liên hợp quốc về quyền con người trước đó) đã làm cho cuộc đấu tranh vì quyền con người thực sự phát triển trên phạm vi toàn cầu. Tư tưởng, lý thuyết về quyền con người cũng ngày càng được củng cố và phát triển, đi sâu làm rõ những khía cạnh thực tiễn của quyền con người, biến quyền con người trở thành một trong những khái niệm được đề cập, chấp nhận và cổ vũ một cách rộng khắp, thường xuyên và nồng nhiệt nhất trong đời sống hiện nay của nhân loại. Một thế giới tốt đẹp là một thế giới mà tất cả mọi người sống trong đó đều được đối xử bình đẳng.